Người khuyết tật ở đô thị - hòa nhập và sáng tạo | Cuộc sống thành thị | 03/12/2023

Dù là khuyết tật bẩm sinh hay do bệnh tật, tai nạn… Người khuyết tật luôn phải đối diện với rất nhiều khó khăn: trong sinh hoạt, tham gia giao thông, sự tự ti trước ánh mắt người đời và đặc biệt sự mất phương hướng trong cuộc sống… Đôi khi đó là những rào cản vô hình khiến người khuyết tật khó hòa nhập. Cuộc đời là quá trình mỗi cá nhân vươn lên để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình và ai cũng cần được giúp đỡ, đồng hành trong hành trình đó.

Người khuyết tật cần được hỗ trợ, nhưng họ không cần sự thương hại. Cuộc sống vẫn luôn tiềm ẩn những điều kỳ diệu, nhiều cá nhân Người khuyết tật đã vượt lên khó khăn với khả năng, kỹ năng đáng kinh ngạc. Họ hoàn toàn có thể làm tốt công việc mà không bị ảnh hưởng bởi phần khiếm khuyết trên thân thể.

User
Ý KIẾN

Giữa một thành phố đông đúc, dường như chúng ta kết nối nhiều hơn trong một nhịp độ hối hả mỗi ngày, thật khó để tưởng tượng rằng có những người cảm thấy lạc lõng, cô đơn - ngay giữa đám đông. Đặc biệt là giới trẻ, những người luôn được coi là thế hệ hiện đại, năng động, lớn lên cùng công nghệ và mạng xã hội, lại càng dễ rơi vào trạng thái cô đơn.

Trong cuộc sống hiện đại, việc ăn uống không chỉ để đáp ứng nhu cầu sinh tồn mà còn trở thành một phần của văn hóa, của sự phô trương và đôi khi là lãng phí. Tình trạng này không chỉ gây tổn thất về kinh tế mà còn tác động xấu đến môi trường.

Những cây cầu bắc qua sông Hồng làm tăng khả năng kết nối, giúp cho hoạt động trao đổi kinh tế, giao lưu văn hóa… ngày càng được thuận tiện. Khi cầu xây xong, kéo theo sự thay đổi về cuộc sống của những người dân sinh sống phía hai bên cầu. Quy hoạch thành phố nhìn từ những cây cầu và những tác động đến cuộc sống của người dân hai bên bờ sông.

“Sống tối giản cho đời thanh thản” là một câu châm ngôn vui của những người dân đô thị lựa chọn lối sống này. Lối sống tối giản là gì? Và lối sống tối giản liệu có thực sự phù hợp với đời sống đô thị hay chỉ là xu hướng nhất thời trong một cộng đồng cư dân?

Cuộc sống càng hiện đại thì sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái càng giảm? Và khi bị cuốn vào những guồng quay cuộc sống, thời gian dành cho con ngày càng thu hẹp. Giữa gánh nặng cuộc sống và con cái, làm sao để cân bằng.

Phố cổ Hà Nội được biết đến là di sản đô thị với 36 phố phường buôn bán sầm uất, gắn liền với các nghề truyền thống; nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa Thăng Long-Hà Nội. Trước đây, trong khu phố cổ Hà Nội thì phố “Hàng” phần lớn là các phố chuyên doanh, nơi buôn bán mặt hàng đặc trưng tên phố, những sản phẩm truyền thống.

Nhiều người trẻ luôn tỏ ra mình quá bận rộn nhưng thực tế họ lại có thể dành hàng tiếng đồng hồ để ngồi quán café, trà đá vỉa hè, chấp nhận làm những công việc giản đơn và không học thêm những kỹ năng mới, những công việc có thể kiếm thu nhập ngay lập tức và rồi quên mất những mục tiêu lâu dài…

Không chỉ để giải trí, nhịp sống đêm còn là không gian cho sự sáng tạo và nghỉ ngơi. Nhiều người chọn những quán cafe mở muộn như một nơi để thay đổi không khí, tìm kiếm sự bình yên trong sự sôi động của thành phố.

Những con ngõ nhỏ như mê cung, dân trí thấp, tệ nạn xã hội... đã từng được định danh cho Ngõ chợ Khâm Thiên và rất nhiều những con phố gắn với bến xe, bến tàu, những khu phố lộn xộn và phiền nhiễu... Điều đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người dân sống tại nơi đây khi đã phải gánh chịu khá nhiều ác cảm.

Nhịp sống hối hả cùng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng khiến việc cân bằng giữa chi phí sinh hoạt, giải trí và tiết kiệm của giới trẻ đô thị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Quản lý chi tiêu như thế nào cho hiệu quả là một kỹ năng sống.

Một trong những góc quan sát thú vị về sự phát triển của Hà Nội là ngắm nhìn đường chân trời của đô thị, ở đó ta sẽ nhìn thấy sự thay đổi không chỉ ở tầm nhìn mà còn thấy rõ những biến đổi về quy hoạch kiến trúc.

Trong cuộc sống đô thị hối hả, nhiều người mong muốn thay đổi không gian để giảm bớt căng thẳng. Xu hướng du lịch tại chỗ (staycation) ngày càng phổ biến, khi người dân khám phá lại các di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái ngay trong thành phố. Sau Covid-19 và trước những khó khăn kinh tế, những chuyến du lịch xa trở thành xa xỉ, dẫn đến việc nở rộ các dịch vụ du lịch tại chỗ, mang lại trải nghiệm mới lạ cho cư dân đô thị.

Nhà vệ sinh công cộng của Hà Nội hiện đang được vận hành như thế nào, có đáp ứng được nhu cầu của người dân khi tham gia các hoạt động ngoài trời? Người dân đô thị đang ứng xử với “văn hóa nhà vệ sinh” ra sao? Sự thiếu thốn, mất vệ sinh của những nhà vệ sinh công cộng liên quan trực tiếp đến các hoạt động du lịch và sức khỏe của người dân đô thị như thế nào?... Những vấn đề này sẽ được đưa ra trao đổi cùng các vị khách mời của chương trình.

Nghệ thuật đường phố luôn gặp phải những thách thức trong việc cân bằng giữa sáng tạo nghệ thuật và những quy chuẩn về thẩm mỹ sao cho phù hợp với không gian công cộng.

Sức ép của đời sống đô thị khiến nhiều người bị ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Đâu là nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng, những dồn nén tâm lý và các “căn bệnh đô thị” đang ngày một gia tăng và giải pháp nào để cư dân có thể “giải nén” tâm lý và có được sự bình an trong đời sống đô thị?

Mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, ra đời một khái niệm mới là "sống ảo". Thuật ngữ "sống ảo" này được sử dụng rộng rãi, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu về ý nghĩa của nó.

Hà Nội bước vào mùa những loài chim di trú tìm về và người dân đô thị có thêm sự giao tiếp với tự nhiên. Cảnh quan này đặt ra những câu hỏi về phúc lợi môi trường trong thành phố, khi mà đô thị không chỉ là nơi sinh sống của con người mà còn là không gian sinh sống của những sinh vật tự nhiên.

Món ăn đường phố là một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của Hà Nội. Ngày càng có nhiều khu phố ẩm thực được hình thành, thu hút đông đảo người dân và du khách tới thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị.

Để thay đổi vòng đời của rác, rõ ràng cần sự chung tay hành động của người dân, bắt đầu từ việc thay đổi thói quen tiêu dùng hàng ngày và phân loại rác tại nguồn.

Những đứa trẻ đô thị phát triển trí tuệ và tâm lý qua trò chơi và cách chơi. Đô thị Hà Nội không chỉ cần những sân chơi mà cần cả những sân chơi có cách vui chơi sáng tạo.

Không chỉ là một đô thị hối hả, Hà Nội còn là một thành phố sáng tạo, nơi những hoạt động văn hóa, nghệ thuật diễn ra thường xuyên ở khắp nơi, đem đến cho cuộc sống đô thị những khoảng nghỉ đầy giá trị nuôi dưỡng tinh thần.

Đô thị là nơi tập trung mật độ dân cư cao, nơi hạ tầng được xây dựng và phát triển đôi khi không kịp với tốc độ tăng dân số cơ học. Làm thế nào để tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu và những tác động ngày càng lớn, tạo ra những rủi ro cho đô thị?

Cơn lốc đô thị hóa và áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng bên cạnh đó, đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến họ gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn.

Dù ở chung cư hay nhà mặt đất, việc xây dựng mối quan hệ gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau luôn là yếu tố quan trọng để tạo ra một môi trường sống thân thiện và lành mạnh.

Trong quá trình đô thị hoá của Hà Nội, người lao động từ các tỉnh nhập cư vào Hà Nội đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đô thị. Họ làm những công việc lao động phổ thông, sử dụng nhiều sức lao động: khuân vác, dọn dẹp vệ sinh, công nhân nhà máy gia công… nhưng đôi khi những đóng góp của họ chưa được ghi nhận hay thừa nhận đầy đủ.

Người dân đô thị có những cách thức khác nhau để đưa cây xanh vào gần hơn với mình, trong khoảng không gian có hạn của thành phố. Những thách thức từ biến đổi khí hậu hay tiến trình đô thị hóa mạnh mẽ không thể ngăn con người đặt niềm tin và hi vọng vào một thành phố ngày một xanh hơn.

Khi nhắc đến đô thị hiện đại, chúng ta thường hình dung ra sự hối hả, nhịp sống tất bật. Nhưng đằng sau những tòa nhà cao tầng, sau từng con phố vẫn tồn tại những giá trị rất đẹp đó là tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái.

Những ngôi nhà mặt phố bề bộn trên tầng hai tác động đến cảnh quan đô thị. Chúng ta chăm chút cho mặt tiền tầng 1 nhưng dường như đang tùy tiện với những cải biến của không gian tầng 2 ở những ngôi nhà phố.

Có rất nhiều thứ để cảm nhận về Hà Nội từ du lịch, ẩm thực cho đến con người nhưng cảm nhận về mùi vị của Hà Nội thường đem đến những sự khác biệt. Đó là mùi của đường phố, mùi hương của cây cỏ, hoa lá, mùi của ẩm thực, mùi của rác thải, mùi của những con sông…Tất cả xen lẫn nhau, tạo nên một nét riêng biệt của Hà Nội. Mỗi một loại “mùi” đằng sau đó là những câu chuyện về không gian, cuộc sống, về môi trường mà ở đó từng nhân vật có những trải nghiệm riêng.

Ngày càng nhiều hành vi cá nhân được thể hiện công khai trong các không gian công cộng và ngược lại, không gian riêng tư lại bị can thiệp từ các yếu tố bên ngoài.

Mỗi hành động của cư dân đô thị cũng chính là một nhịp thở của “cơ thể” Hà Nội, trong khi họ dường như cũng đang vật lộn với hơi thở của chính mình. Cùng đi tìm phương án để tất cả cùng chung sống hòa thuận và khỏe mạnh và Hà Nội có thể dung hòa được giữa sự phát triển song song với gìn giữ môi trường thở trong lành.

Thị trường bất động sản tại Việt Nam đang chịu nhiều biến động, người trẻ rất khó sở hữu được nhà. Mục tiêu mua nhà của người trẻ đã có sự “dịch chuyển”, mua nhà không còn là ưu tiên hàng đầu, họ chuyển sang thuê nhà, với lối sống tối giản. Từ một phản ứng tâm lý chuyển đổi thành một lối sống.

Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều. Họ dành thời gian để theo đuổi đam mê, phát triển bản thân, tận hưởng sự tự do và không đặt nặng về vấn đề kết hôn.

Trùng tu là một trong số các giải pháp giữ gìn, bảo vệ các di tích, thế nhưng cũng có những câu chuyện buồn về trùng tu đã “biến một di tích trăm tuổi thành di tích một tuổi”.

Có thể nói những tháng cuối năm là mùa của các lễ hội đặc biệt là những lễ hội ngoại nhập như Halloween, Black Friday, Noel, Tết tây,… và nó ngày càng trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bạn bè quốc tế tới Việt Nam để tận hưởng những lễ hội truyền thống của đất nước ta. Sự giao lưu văn hoá này có thể nói hết sức đặc biệt và điều đặc biệt đó còn được thể hiện qua cách chúng ta đón nhận, tận hưởng những dịp lễ hội này.

Nhà mặt phố xưa nay vẫn được coi là tài sản đảm bảo và sinh lời mang lại “tiền dòng” cho các chủ nhà mặt phố. Từ sau đại dịch Covid 19 kèm theo suy thoái kinh tế toàn cầu, nhà mặt phố không còn là lựa chọn ưu tiên của nhiều chủ cửa hàng kinh doanh buôn bán. Sự xuất hiện các loại hình kinh doanh mới như kinh doanh online tuy gián tiếp cạnh tranh nhưng đã và đang giật đi số lượng lớn khách hàng truyền thống của nhà phố. Nhà mặt phố luôn có giá trị cao, thậm chí được xem như của để dành không bao giờ xuống giá. Trong thời buổi công nghệ và nhu cầu sống thay đổi, nhà mặt phố đang có xu hướng giảm dần giá trị.

Trong một thế giới ngày càng bị chi phối bởi công nghệ và đô thị hóa, trẻ em đang lớn lên tách rời khỏi thế giới tự nhiên. Sự mất kết nối này có những hậu quả sâu rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ. Cùng xem chúng ta có thể làm được những gì, và liệu có khả thi không khi giữa những nỗ lực phủ xanh đô thị có một hành trình hồi sinh cho những khu vườn trường sinh thái, nơi khơi dậy trí tò mò và khả năng quan sát, sáng tạo của trẻ, nơi mà thông qua hoạt động học tập và trải nghiệm thực hành, trẻ không chỉ thu nhận kiến thức, trực tiếp chăm sóc cây trồng mà còn có mối liên hệ sâu sắc với thế giới tự nhiên.

Câu chuyện về những nữ doanh nhân thủ đô với những thăng trầm trong bước đường khởi nghiệp, chia sẻ truyền cảm hứng về việc chủ động thiết kế một cuộc đời đáng sống. Cơ hội cho những phụ nữ lập nghiệp ở đô thị, trong những lĩnh vực nhiều thách thức. Những trợ giúp để phụ nữ chủ động thiết lập mục tiêu cuộc sống và lên kế hoạch thực hiện.

Đô thị luôn là nơi được mọi người tìm đến. Ở đó có nhịp sống sôi động, điều kiện giao lưu văn hóa và điều kiện học tập, tìm kiếm việc làm, cơ hội thăng tiến… tạo thành “lực hút” dòng người từ khu vực nông thôn, hội tụ về chốn phồn hoa náo nhiệt. Thế nhưng nhiều bạn trẻ lại ngược dòng lựa chọn phát triển nghề nghiệp “đánh thức” tài nguyên bản địa, kết hợp kiến thức công nghệ, phát huy nét độc đáo văn hoá địa phương, tạo nên những giá trị mới.

Sông Hồng từng đóng vai trò quan trọng trong giao thương, buôn bán đường thủy. Những làng nghề, phố thị từng được hình thành dọc bờ sông. Nhưng rồi khi những phương tiện giao thông phong phú hơn, thuận lợi hơn thì dòng sông Hồng dường như bị lãng quên. Trong nhiều năm phát triển của một đô thị hiện đại, Hà Nội vẫn đang quay lưng về phía sông Hồng. Vùng ven sông Hồng, bãi giữa sông Hồng vẫn được coi như vùng rìa, một vùng đất bị lãng quên dành cho những người tứ xứ, sống tạm. Trong chiến lược phát triển của mình, Hà Nội đã được quy hoạch trở thành thành phố hai bên bờ sông, với dòng sông Hồng là trục chính cho kinh tế, văn hóa, du lịch, sinh thái… Có những lựa chọn nào cho một thành phố bên sông?

Trong bối cảnh đô thị ngày càng đông đúc và chật chội, số lượng người dân sống trong các khu tập thể hay còn gọi là chung cư cũ được xây từ thế kỷ trước tại Hà Nội có số lượng không nhỏ. Cơi nới cải tạo, xây dựng thêm ở các khu chung cư cũ nhằm tạo ra các không gian ở mới, rộng hơn phù hợp hơn với điều kiện sống của các thành viên trong gia đình. Cơi nới không gian chung cư cũ ở giai đoạn thiếu thốn chuyển sang lấn chiếm như một thói quen ở những khu đô thị mới và không gian công cộng.

Ứng dụng công nghệ mới trong trưng bày cổ vật, thiết kế nhiều sản phẩm du lịch văn hóa mới cho khách tham quan, đẩy mạnh truyền thông số... nhiều biện pháp đang được các bảo tàng, di tích áp dụng để thu hút sự quan tâm của công chúng. Làm sao để bảo tàng, di tích có sức sống mới trong đời sống đô thị hiện đại? Làm sao để việc đi bảo tàng, thăm di tích, tìm hiểu về lịch sử của dân tộc thông qua các di sản…trở thành một thói quen văn hóa của người Hà Nội chứ không chỉ là một trào lưu là điều đáng phải suy ngẫm.

Tuổi dậy thì luôn được nhắc đến như một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển và biến đổi khá lớn về tâm sinh lý của một đứa trẻ và thường được hình dung cùng với sự “nổi loạn”, “phá vỡ ranh giới”, “vượt rào”... Khá nhiều hành vi của trẻ ở giai đoạn này trở thành nỗi đau đầu của các bậc phụ huynh.

Vỉa hè – từ một không gian phụ chuyển tiếp từ đường phố vào nhà ở, cửa hiệu, giờ đây trở thành một không gian chính, khi mà mỗi mét vuông đều được tận dụng tối đa. Một đời sống cộng sinh nơi vỉa hè, không gian đa chức năng, thậm chí là chồng lấn nhưng lại được phân định rõ ràng. Ở đó, mỗi mét vuông vỉa hè bày ra đời sống của một đô thị được soi chiếu ở nhiều góc độ: khéo xoay xở, tận dụng, tạm bợ, lấn chiếm, bừa bộn, mưu sinh…

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều bạn trẻ ngày nay đã quyết định dọn ra ở riêng thay vì sống chung cùng cha mẹ ngay cả khi còn chưa lập gia đình. Họ đang đi theo một lối sống tự do, độc lập và không phụ thuộc để tự cảm nhận sự trưởng thành của bản thân. Việc người trẻ ra ở riêng có làm phá vỡ sự gắn kết gia đình và những khó khăn nào họ sẽ phải đối mặt?

Dù là khuyết tật bẩm sinh hay do bệnh tật, tai nạn… Người khuyết tật luôn phải đối diện với rất nhiều khó khăn: trong sinh hoạt, tham gia giao thông, sự tự ti trước ánh mắt người đời và đặc biệt sự mất phương hướng trong cuộc sống… Đôi khi đó là những rào cản vô hình khiến người khuyết tật khó hòa nhập. Cuộc đời là quá trình mỗi cá nhân vươn lên để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình và ai cũng cần được giúp đỡ, đồng hành trong hành trình đó.