Người lưu giữ hương vị xôi Hà Thành | Nghệ nhân Hà Nội | 25/05/2024

Làng Phú Thượng (Tây Hồ - Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề nấu xôi truyền thống. Hiện nay, làng nghề có 3 người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân, trong đó có bà Nguyễn Thị Tuyến vinh dự là nghệ nhân đầu tiên của làng. Qua đôi bàn tay khéo léo cùng sự tận tâm, bà Tuyến đã tạo ra rất nhiều loại xôi mang hương vị đặc biệt nhờ bí quyết riêng của mình mà chỉ người làng Phú Thượng biết.

User
Ý KIẾN

Là một người con của “làng tò he” Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội), nghệ nhân ưu tú Đặng Văn Khang đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc - những tri thức dân gian nằm trọn vẹn trong hình hài những con giống bột.

Làng Phú Thượng (Tây Hồ - Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề nấu xôi truyền thống. Hiện nay, làng nghề có 3 người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân, trong đó có bà Nguyễn Thị Tuyến vinh dự là nghệ nhân đầu tiên của làng. Qua đôi bàn tay khéo léo cùng sự tận tâm, bà Tuyến đã tạo ra rất nhiều loại xôi mang hương vị đặc biệt nhờ bí quyết riêng của mình mà chỉ người làng Phú Thượng biết.

Sinh ra và lớn lên ở làng múa rối nước Đào Thục thuộc xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đã sớm có duyên với những con rối. Hơn 10 năm qua, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đã âm thầm gìn giữ kỹ thuật tạo hình rối nước của “Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước Đào Thục” - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận năm 2023.

Làng Vạn Phúc là một trong những nơi sản xuất lụa đẹp và lâu đời nhất Việt Nam, với bề dày lịch sử hơn 1.000 năm. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng được làm từ sợi tơ tằm tự nhiên, kỹ thuật dệt thủ công, được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm là một trong những người gìn giữ và phát triển nghề dệt lụa truyền thống nơi đây.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình. Đau đáu với kỹ thuật tạc tượng của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi đã đi khắp xứ Đoài, nơi có những bức tượng thờ của làng Sơn Đồng đã vài trăm năm tuổi. Anh đã “chạm” được vào những bí quyết, kỹ thuật tưởng như đã mai một.

Đa Sỹ là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Ở đó, bàn tay tài hoa của những người thợ vẫn bền bỉ ngày đêm giữ lửa cho lò rèn. Nhưng những thay đổi của đời sống, khoa học kỹ thuật đã tác động đến làng.

Câu chuyện chân dung kể về ông Nghiêm Xuân Đạt với nghề thêu áo dài thủ công tại làng nghề Trạch Xá, nơi nổi tiếng với việc ‘’Đàn ông may vá, đàn bà cáy cày’’ cùng kỹ thuật khâu kim dọc . Làng nghề chỉ truyền cho con trai, đã từng đứng trước nguy cơ khủng hoảng theo thời gian đã thay đổi và vực dậy như thế nào? Liệu những chiếc áo dài thêu tay còn có giá trị trong đời sống văn hoá Người Việt? Trước những thách thức này, lối đi nào được người nghệ nhân lựa chọn để tiếp tục gìn giữ nghề và truyền lại cho thế hệ sau.

Thương hiệu gốm Bát Tràng đã nổi tiếng xưa nay nhưng thực trạng hiện nay là hầu hết các hộ gia đình đều chọn sản xuất công nghiệp thay vì làm theo lối thủ công truyền thống (vuốt-nặn-vẽ bằng tay). Có 1 số ít nghệ nhân vẫn theo đuổi cách làm gốm thủ công này, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Tuấn Minh – 1 trong những người trẻ nhất ở Bát Tràng vinh dự nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội. Bên cạnh chân dung người nghệ nhân trẻ này, cùng tìm hiểu những nét đặc sắc của sản phẩm gốm thủ công, và đằng sau đó là những khó khăn, thách thức gì trên con đường bám trụ với nghề, và nhìn về tương lai của gốm thủ công.