Người lưu truyền làn điệu chèo Xa Mạc
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Xa Mạc (xã Liên Mạc, huyên Mê Linh) đứng trước nguy cơ biến mất. Trong bối cảnh đó, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã dành rất nhiều công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông được người dân nơi đây yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.
Làn điệu chèo Xa Mạc ra đời trong quá trình lao động sản xuất của người dân thuần nông, được các nam thanh, nữ tú hát vọng từ thửa ruộng này sang thửa ruộng kia, đối đáp để quên đi sự mệt mỏi trong sản xuất.
Chạy xe theo con đường bê tông tả ngạn sông Hồng về phía Bắc là sẽ các bạn sẽ tìm thấy ngôi nhà của ông Nguyễn Ngọc Lược, người mà hơn 40 năm qua luôn được người dân Xa Mạc (xã Liên Mạc, Mê Linh, Hà Nội) tự tin giới thiệu và gọi với cái tên trìu mến: "Người thắp lửa chèo quê tôi".
Đã ngoài 70 tuổi nhưng tiếng hát của nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược vẫn chắc nhịp và bay bổng. Mỗi tối cuối tuần, ông dành thời gian ba tiếng đồng hồ để livestream hát chèo trên Facebook cá nhân. Dù đã cao tuổi nhưng ông rất rành công nghệ. Ông là admin của fanpage Câu lạc bộ giao lưu văn nghệ Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn, Hà Nội với 3.000 thành viên. Trong căn phòng khách, bàn pha âm với dàn mix, hai chiếc điện thoại, một để livestream, một dùng phát nhạc là công cụ giúp ông Lược lan tỏa làn điệu dân ca trong thời đại công nghệ số.
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Lược sinh năm 1951 trong một gia đình có bố và ông nội đều là thầy dạy bát âm, từ nhỏ ông đã được nghe những làn điệu chèo cổ. Tình yêu nghệ thuật cứ thế lớn dần theo năm tháng với chàng thanh niên có giọng hát thiên bẩm.
Năm 1971, ông Lược lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc. Hành trang theo ông vào chiến trường không chỉ là chiếc ba lô trên vai, cây súng trên tay mà ông còn mang theo những điệu chèo quê hương. Sau những buổi hành quân, chiến đấu, ông lại hát cho đồng đội nghe. Những làn điệu chèo Xa Mạc trở thành niềm động viên tinh thần với ông và đồng đội trong Trung đoàn 205, Bộ Tư lệnh thông tin sau những ngày chiến trận căng thẳng ngày ấy.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, ông Lược rời quân ngũ về làng. Tưởng chừng chẳng gì có thể khiến những người dân ở vùng đất có truyền thống văn nghệ lãng quên điệu chèo cổ, thế nhưng, khi ông Lược hỏi về chèo Xa Mạc, điều ông nhận lại là những cái lắc đầu.
"Đầu tiên thì họ bảo là chèo Xa Mạc thì làm sao bằng bolero, nhạc trẻ. Thế nhưng tôi vẫn quyết tâm một lòng để gìn giữ, truyền bá và đi vận động, mời các thế hệ trước về để giữ lại làn điệu dân ca chèo Xa Mạc này được tồn tại cho đến mãi về sau", ông Lược chia sẻ.
Chèo Xa Mạc không biết có từ bao giờ. Các tài liệu cổ ghi chép cũng gần như không có. Người dân chỉ biết rằng, làn điệu chèo được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Theo ký ức của người cao niên trong làng, khi sinh ra, họ đã thấy các cụ hát trong những dịp hội làng, sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt thường ngày và họ cứ thế tiếp nối. Hát Xa Mạc được vận dụng để hát đối đáp, hát giao duyên, hát trên thuyền, hát lúc cày cấy, hát lúc quay tơ dệt lụa, hát ở sân đình, cửa đình….
Quyết tâm vực dậy làn điệu dân ca truyền thống của quê hương có nguy cơ rơi vào quên lãng, ông Lược tìm đến tận nhà các nghệ nhân cao tuổi để sưu tầm, chép lại những lời ca cổ. Một trong những cuốn sổ tay đã phủ đầy dấu vết của thời gian, bắt đầu với dòng chữ "Tuyển tập số một suốt đời để nhớ".
Lập nghiệp tại quê nhà, ông Nguyễn Ngọc Lược mở một cửa hàng sửa xe đạp nho nhỏ, làm được bao nhiêu của cải ông tích cóp bấy nhiêu, mua trang phục, đạo cụ, thiết bị, âm thanh phục vụ niềm đam mê ca hát. Đến một ngày, ông giật mình nhận ra nếu những bài Xa Mạc cổ chỉ là những con chữ chết trên trang sổ ghi chép và chỉ mình ông yêu điệu hát này thì việc làm bấy lâu nay sẽ trở nên vô nghĩa. Nghĩ vậy, ông đến từng nhà, thuyết phục những người có chung niềm đam mê văn nghệ cùng ông học hát chèo cổ.
Bằng sự kiên trì, nhẫn nại, ông Lược đã thuyết phục được nhiều người chung sức gây dựng câu lạc bộ hát dân ca Xa Mạc. Để rồi mỗi tối người ta lại thấy khoảng sân nhà ông sáng trưng đèn điện, tiếng hát, tiếng nhạc ngân xa, vang vọng khắp xóm làng.
Bà Lê Thị Biện, vợ của ông Lược, từ một người không biết hát chèo trước đó, nay cũng đã trở thành một hạt nhân tích cực của câu lạc bộ. Bà Biện nhớ lại những năm bao cấp khó khăn, nhà đông con nên gia đình vất vả, bà nhiều lần giận chồng vì ông đi dạy chèo cho bà con nhân dân suốt ngày đêm. Thế nhưng thấy được tâm huyết của ông, bà cũng quyết tâm đồng hành để phục hồi lại chèo Xa Mạc.
Để tạo động lực duy trì hoạt động hát dân ca trong thôn xóm, năm 1998, ông đã dành toàn bộ số tiền tiết kiệm hơn 20 triệu của gia đình để mua sắm đạo cụ, phương tiện. Ngày đầu khó khăn, những chi phí đi lại biểu diễn đều do tay ông cùng những thành viên trong câu lạc bộ đóng góp. Câu lạc bộ tự tay viết hàng trăm bài hát chèo, hàng chục trường đoạn, ca cảnh tạo nên vở diễn. Càng diễn càng hay, "đoàn chèo" Xa Mạc do ông đứng đầu liên tục được mời đi diễn tại các hội nghị từ huyện, xã đến các ngày lễ Tết, cứ đâu mời là đi, chỉ mong mọi người biết và yêu chèo Xa Mạc.
Không phụ công của ông, ngày càng có nhiều người đăng ký tham gia câu lạc bộ. Ông Lược vừa sáng tác lời, vừa dạy hát kiêm luôn cả dàn dựng, biên tập. Ông cũng mở 25 khóa dạy hát miễn phí cho người yêu chèo. Bằng tình yêu với nghệ thuật chèo chưa bao giờ tắt, ông Nguyễn Ngọc Lược đã truyền ngọn lửa đam mê ấy đến nhiều người.
Thoát khỏi nguy cơ biến mất trong đời sống văn hóa của người dân, làn điệu chèo Xa Mạc ngày càng có một sức sống mãnh liệt. Hiện cả bốn xóm trong thôn Xa Mạc, xã Liên Mạc đều có câu lạc bộ hát chèo. Từ ngày thành lập, các thành viên của câu lạc bộ đã tham gia hàng trăm buổi biểu diễn, giao lưu trên toàn quốc.
Đã ở tuổi ngoài thất thập, điều ông Nguyễn Ngọc Lược mong nhất lúc này là mang chèo đến với trường học. Ông muốn dành tất cả tâm huyết của mình để giúp các bạn trẻ hiểu và yêu chèo hơn. Giống như tình yêu ông dành cho chèo từ khi còn nhỏ.
Từ một người đam mê và tự học, hát chèo bằng những đóng góp của mình, năm 2019, ông Nguyễn Ngọc Lược được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú. Ông còn sáng tác lời mới cho hàng trăm bài ngâm Xa Mạc, trong đó "Ca cảnh làng văn hóa" đạt giải A tại Liên hoan sân khấu truyền thống không chuyên Hà Nội năm 2016. Giờ đây gương mặt đã nhiều nếp nhăn nhưng giọng hát của ông Lược vẫn mượt mà, bay bổng.
Để làn điệu chèo quê hương phát triển bài bản, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã cộng tác với nhà báo, soạn giả chèo nổi tiếng Mai Văn Lạng. Việc hợp tác giữa hai con người yêu, đam mê chèo tạo thêm niềm tin về sự phát triển bền vững của làn điệu chèo Xa Mạc.
Người nghệ nhân cả cuộc đời đam mê với chèo đang dành trọn từng ngày để bảo tồn nghệ thuật truyền thống, cũng là góp sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Văn hóa Hàn Quốc, từ ẩm thực đến các lễ hội, đang dần hòa nhập và tạo nên dấu ấn riêng tại Hà Nội. Có hẳn một khu phố được gọi là Korean Town của người Hàn ở Mỹ Đình.
Mùa đông năm nay không rõ rệt. Nó đến muộn, không lạnh sâu, thoắt hanh rồi thoắt ẩm, thoắt sương rồi thoắt nắng, bao trọn vẻ đẹp cả bốn mùa. Như thể mùa đông chỉ vội vàng ghé qua...
Phở, từ khi được bán tại những gánh hàng rong giản dị đã trở thành một phần văn hóa Việt. Câu chuyện về phở đã được làm sống động bởi những nghệ nhân phở gia truyền, những người gìn giữ và phát huy giá trị ẩm thực độc đáo của phở qua nhiều thế hệ.
Những phong bao lì xì - biểu tượng của sự may mắn ngày đầu năm giờ đây đã có diện mạo bắt mắt, nhưng vẫn lưu giữ được ý nghĩa đặc biệt của dịp Tết cổ truyền.
Những ngày cuối năm, phố Hàng Quạt khoác lên mình một diện mạo sống động hơn. Âm thanh của cuộc sống hòa với những điều xưa cũ trên con phố, tạo nên một không gian đầy hoài niệm, một nét đẹp văn hóa truyền thống ko dễ bị phai mờ giữa cuộc sống hiện đại.
Nhiều con phố, các điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội đã được trang hoàng lộng lẫy, tạo nên một không gian vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, ngập tràn không khí mùa Noel.
Khi cái lạnh se sắt len lỏi vào từng góc phố thủ đô, những hàng chè nóng đã trở thành một lựa chọn đầy thú vị, một món quà ăn không thể thiếu trong nhịp sống của người dân.
Giáng sinh đang rất gần. Phố Hàng Mã, Nhà thờ Lớn hay những khu vực trung tâm đều trở thành những điểm được du khách đổ về tham quan, chụp ảnh và tận hưởng bầu không khí vui tươi, ấm áp của dịp lễ hội cuối năm.
Những bề bộn của cuộc sống có thể làm cái 'chất' Hà Nội bị pha loãng hơn. Tuy nhiên, trong sự thay đổi ấy, vẫn có những giá trị cốt lõi được giữ gìn và tiếp nối qua các thế hệ. 'Chất' người Hà Nội, dù có biến chuyển, vẫn là thứ không thể mất đi, chỉ cần thời gian và sự bồi đắp đúng cách để trở lại mạnh mẽ hơn trong một Hà Nội hiện đại và năng động.
Càng tới gần ngày Giáng sinh, phố phường của quận trung tâm Hoàn Kiếm được trang trí nhiều sắc màu lung linh, ngập tràn không khí lễ hội vui tươi.
Hà Nội trở lạnh trong những ngày cuối năm cũng là lúc người dân chuẩn bị cho lễ Giáng sinh và thời khắc chuyển giao giữa năm cũ - năm mới. Khắp đường phố, không khí Giáng sinh ngập tràn, đặc biệt là con phố Hàng Mã, nơi được mệnh danh là "thủ phủ" của đồ trang trí, đồ chơi lễ hội.
Bước ra từ cuộc chiến khốc liệt, hơn ai hết, những cựu chiến binh hiểu rõ giá trị của hòa bình cho Tổ quốc và giá trị của yên bình với mỗi người. Bình yên của người cựu chiến binh, chẳng cần to tát hay xa vời, chỉ là những buổi chiều đi bộ trên phố phường tấp nập, nhìn nắng nhạt xuyên qua những tán cây.
Nói đến nhiếp ảnh về Hà Nội thì không thể không nói tới nhà nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo. Ông đã tạo dựng được tên tuổi bằng một phong cách chụp riêng về Hà Nội mà thời gian càng trôi qua, người xem càng thấy giá trị của từng khung hình.
Giáng Sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, nơi đây đã được trang hoàng lộng lẫy, thu hút du người dân và du khách đến tham quan, thưởng thức không khí đặc biệt mùa lễ hội.
Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…
Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.
Nếu như trước đây, muốn được chiêm ngưỡng và chụp bức hình với cánh đồng hoa tam giác mạch, mọi người phải đi đến miền cao nguyên đá Hà Giang xa xôi. Thì nay, ngay giữa lòng Thủ đô, ai cũng có thể ngắm nhìn loài hoa hoang dã, độc đáo này.
Ẩm thực Hà Nội từ lâu đã làm say lòng nhiều thực khách không chỉ bởi sự đa dạng trong món ăn mà còn bởi sự tinh tế trong cách thưởng thức. Có những món ăn ở Hà Nội chỉ ngon khi ta thưởng thức vào mùa đông và một trong số đó là món bánh đúc nóng - thức quà thơm ngon, ấm lòng, đơn giản mà khó quên.
Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
Thoát khỏi sự xô bồ, náo nhiệt của ban ngày, Hà Nội buổi tối đẹp theo cách rất riêng. Dưới ánh đèn đêm lung linh, huyền ảo, vẻ đẹp thuần khiết của Hà Nội càng khiến những ai đã gắn bó với thành phố này mãi chẳng thể nào quên. Hồ Gươm được ví như trái tim của Thủ đô Hà Nội, nếu ban ngày là một không gian xanh mướt thì khi màn đêm buông xuống, nơi đây lại trở nên lung linh, huyền ảo.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Suối Yến trong những ngày đầu đông đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người dân và du khách. Hoa súng nở rộ trong khung cảnh thơ mộng khiến nơi đây như một bức tranh sống động.
Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
Một chiếc bánh mì truyền thống từ khi nào đã trở thành bữa sáng của nhiều người Hà Nội, đó không chỉ là món ăn tiện lợi với đầy đủ dinh dưỡng mà đôi khi còn là hương vị bình dị của tuổi thơ.
Khi Hà Nội vào mùa hoa cúc, các vườn hoa, ngõ phố, con đường trở nên rộn ràng, tấp nập khi du khách tìm đến để chụp hình check in cùng cúc họa mi.
Giữa Thủ đô nhộn nhịp, có một nhịp sống yên bình, nhịp sống với những thanh âm bình dị trên con phố Hàng Khoai ở Hà Nội.
Ngày 10/10/1954, Ủy ban Kháng chiến và đoàn quân từ chiến khu tiến về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trong niềm hân hoan tột cùng của hơn 40 vạn người dân, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, hồ Gươm lung linh ánh sáng tự do sau những năm dài bị thực dân Pháp chiếm đóng.
Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò.
Nếu bạn đã thấy hơi lạnh tràn về trên phố mỗi sớm mai, đã thấy cuốn lịch trên tường mỏng dần đi theo ngày tháng... thì cho dù có bận rộn để hoàn thành kế hoạch của năm, cho dù có đang mải miết chinh chiến vì áo vì cơm, cũng có đôi lần lòng chùng xuống. Vì ngoài kia, tháng 12 đã về, đã lấp ló đâu đó, trên vệt nắng vàng nhạt đầu ngày, trong cơn gió se se mỗi sáng, trong những đêm lành lạnh một mình.
Hà Nội về đêm có hai thứ ánh sáng rực rỡ nhất, một là ánh đèn, hai là ánh sáng tỏa ra từ sự nỗ lực của rất nhiều người trẻ.
Ngày xưa, khi cuộc sống còn khó khăn và thiếu thốn, có những món ăn giản dị nhưng lại chứa đựng bao nhiêu tình cảm và kỷ niệm. Một trong những món ăn đặc trưng của làng quê thời ấy chính là châu chấu rang. Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận món ăn này ngay từ lần đầu, nhưng nếu đã một lần thử thì hương vị thơm lừng đậm đà từ châu chấu rang sẽ khiến lòng người khó quên.
Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Thưởng thức từng hạt xôi dẻo, từng viên kem ngọt thơm trên những con phố của Hà Nội, dù là mùa đông hay hè cũng đều đem lại cảm giác thật khó quên.
Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.
Tiết chào cờ đầu tuần của buổi sáng thứ hai luôn được các nhà trường duy trì với nhiều hoạt động sôi nổi để khởi động một tuần học tập đầy hứng khởi.
Có bao giờ khi bước đi trên phố và ngắm nhìn những khung cửa sổ của những ngôi nhà bên đường bạn chợt nhận ra đó chính là nơi những công dân đô thị 'kết nối' với bầu trời. Nhưng tiếc thay, những ô cửa sổ ấy, đôi khi, lại chẳng thể mở ra khoảng trời đủ rộng thỏa mãn khát khao 'bay cao' của những con người sống trong những ngôi nhà có những ô cửa sổ ấy.
Với gần 130 gian hàng ẩm thực của Việt Nam và 40 quốc gia, Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 không chỉ là nơi người dân Hà Nội và bạn bè quốc tế được trải nghiệm những hương vị độc đáo làm nên nền ẩm thực nổi tiếng của nhiều quốc gia mà còn mở ra cơ hội giao lưu văn hóa, thúc đẩy quan hệ giữa các nước thông qua ngôn ngữ chung là ẩm thực.
Chỉ cần đơn giản là được ngồi sát bên nhau, hít hà hơi ấm của than hồng và hương thơm của những món nướng đặc trưng trong tiết trời se lạnh, ai ai cũng đều có thể cảm nhận được hương vị rất riêng của mùa đông Hà Nội.
Từ trung tâm thành phố đi qua cầu Chương Dương, nhiều người rất bất ngờ trước những vườn hoa đẹp. Nơi đây đang trở thành điểm đến yêu thích của người dân và du khách, nhất là vào dịp cuối tuần.
Như một lời ước hẹn, cứ vào độ chớm Đông, sắc trắng tinh khôi của cúc họa mi lại ẩn hiện trên phố như những vầng mây dịu dàng, thanh thoát, làm Hà Nội lưu dấu trong tim nhiều người bởi mười hai mùa hoa trải dài qua tháng năm thương nhớ.
0