Người 'sửa ký ức' giữa lòng Thủ đô

Khi mà ai bây giờ cũng thành nhiếp ảnh gia với chiếc điện thoại, giữa lòng Thủ đô Hà Nội còn đó một gia đình bốn đời làm nghề sửa máy ảnh cũ. Người ta gọi đó là một nghề cổ.

Cùng với trào lưu chơi ảnh số và sự trở lại của máy ảnh phim trong thời gian gần đây, các cửa hàng sửa chữa máy ảnh mọc lên khá nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể bắt bệnh và sửa chữa được những chiếc máy ảnh chụp phim xưa cũ có tuổi đời đến vài chục năm.

Thế mà giữa lòng Thủ đô Hà Nội ồn ào, náo nhiệt, anh Nguyễn Ngọc Long, thế hệ thứ tư của gia đình vẫn theo nghề sửa máy ảnh cổ, mà giới nhiếp ảnh gọi là nghề "sửa ký ức".

Người thợ "sửa ký ức" Nguyễn Ngọc Long. (Ảnh: Dân trí)

Máy ảnh phim ra đời từ rất lâu về trước, hoạt động nhờ vào những cuộn phim được gắn trong máy. Từng công đoạn, từ chọn phim và ISO, lắp phim, chỉnh thông số đến chụp, tráng phim  mang lại cho những người yêu nhiếp ảnh nhiều cung bậc cảm xúc như phấn khích, hồi hộp, mong chờ. Mỗi loại phim sẽ cho ra một màu ảnh riêng. Chất màu máy ảnh phim thường khá trầm và thiên về hướng sắc xanh hoặc đỏ. Nét hoài cổ và giàu cảm xúc trong mỗi bức ảnh phim đều là những điều mà máy ảnh kỹ thuật số khó lòng mang lại được.

Thời đại 4.0, thời đại của những chiếc điện thoại thông minh và máy ảnh kỹ thuật số. Vì thế, tưởng chừng máy ảnh phim đã bị lãng quên và mất đi sức hút, thế nhưng thời gian gần đây, thú chơi máy ảnh phim bất ngờ trở lại một cách mạnh mẽ. Đây là một thú chơi nhuốm màu thời gian và mang theo màu sắc hoài cổ.

Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nghề sửa chữa máy ảnh, anh Nguyễn Văn Long ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với từng chi tiết, từng con vít, niềm đam mê sửa chữa máy ảnh trong anh cũng bắt đầu từ đó.

Trong giới những người yêu nhiếp ảnh trên đất Hà Thành, cái tên Long "Tân Binh" đã không còn quá xa lạ. Anh Long cho hay, gia đình không qua trường lớp dạy sửa chữa máy ảnh: "Gia đình mình tất cả đều không qua một trường lớp dạy về máy ảnh nào cả mà đều là tự đúc kết kinh nghiệm từ nhiều năm để trở thành nghề gia truyền. Từ đời ông mình đến bố của mình thì mọi người biết đến là gia đình sửa chữa máy ảnh có tiếng ở Hà Nội chứ còn không có tên. Sau những năm 2000 trở lại thì tên Long Tân Binh mới trở cái tên thương hiệu của mình".

Cửa hàng của anh Long với rất nhiều loại máy ảnh. (Ảnh: Dân trí)

Cửa hàng có đủ các loại máy ảnh từ kỹ thuật số đến máy ảnh phim cổ điển, đều được anh Long xem xét sửa chữa một cách tỉ mỉ. Sửa chữa máy ảnh phim không giống máy ảnh số bởi chúng chạy bằng cơ và bánh răng. Phần len phim hoạt động bằng tay nên đòi hỏi người sửa máy phải hiểu rất rõ từng chi tiết máy và đặc biệt phải có những hiểu biết về cơ khí thì mới có thể sửa chữa được.

Cũng giống như một số nghề sửa chữa, việc làm cho một số bộ phận có thể hoạt động trở lại khi bị hỏng hóc là điều tiên quyết. Nhưng với máy ảnh phim là một câu chuyện hoàn toàn khác, một phần vì các chi tiết làm nên một chiếc máy ảnh rất nhỏ, tinh xảo và có độ chính xác cao, phần khác là các đồ đạc hiện không còn sản xuất nên việc thay mới là bất khả thi đối với những người làm nghề như anh Long. Để sửa được một chi tiết máy ảnh đôi khi phải kiêm cả nhà sáng chế.

Máy ảnh, ngoài hệ thống cơ học, máy móc của thân máy, một chi tiết rất quan trọng làm nên chiếc máy ảnh chính là ống kính. Ống kính máy ảnh được ví như đôi mắt của con người, chính vì thế nó vô cùng quan trọng. Chỉ một hạt bụi nhỏ cũng có thể làm cho chất lượng ảnh không như mong muốn. Để sửa chữa một chiếc ống kính bị lỗi là cả một quá trình tìm tòi của người làm nghề.

Những chiếc máy ảnh có tuổi đời lâu năm nên không tránh khỏi chuyện hỏng hóc. Để tháo lắp, sửa chữa máy ảnh cũ, không phải người thợ nào cũng có thể làm được. Những thợ sửa chữa có tay nghề dường như đã không còn. Nhưng tiếp nối truyền thống gia đình, anh Long đã mày mò nghiên cứu về máy ảnh phim từ nhiều năm nay và theo đuổi đam mê chụp ảnh.

Đây không chỉ là một nghề khó mà đòi hỏi sự đam mê thực sự. Từng chiếc máy ảnh với những chi tiết rất nhỏ được mở ra và tìm lỗi. Mỗi một máy lại có những lỗi khác nhau. Đây cũng là thử thách cho người làm nghề, không phải việc tìm ra nguyên lý hoạt động, chỉ ra lỗi mà có thể sửa được ngay, bởi một số linh kiện rất khó tìm. Với những trường hợp như vậy, người thợ phải chế tạo, sửa chữa những chi tiết hỏng hóc trở về nguyên trạng thì máy mới có thể sử dụng.

Trong căn phòng nhỏ, ánh đèn vàng nhạt chiếu rọi xuống bàn làm việc của anh Long. Bàn tay anh khéo léo xoay từng chiếc ốc vít, nhẹ nhàng tháo rời chiếc máy ảnh phim. Chiếc máy này đã đi qua bao nhiêu năm tháng, ghi lại biết bao khoảnh khắc đáng nhớ. Và giờ đây, dưới bàn tay tài hoa này, nó sẽ được hồi sinh.

Căn phòng nhỏ, nơi anh Long làm việc. (Ảnh: Lao động)

Anh Long quan niệm. công việc của người thợ sửa máy ảnh không chỉ đơn thuần là sửa chữa máy ảnh, đó còn là cách làm sống lại những ký ức đẹp đẽ mà những chiếc máy ảnh đã lưu giữ cùng chủ nhân của mình. Và đó cũng chính là động lực để anh yêu nghề và giữ nghề.

Mỗi bức ảnh chụp bằng máy ảnh đều là một dấu ấn của một thời điểm cụ thể trong quá khứ. Khi nhìn lại những bức ảnh cũ, chúng ta như được quay trở về quá khứ, sống lại những cảm xúc, những kỷ niệm đã qua. Trong một thế giới tràn ngập những hình ảnh số, nơi ký ức được lưu giữ trong những chiếc điện thoại thông minh, thì nghề sửa máy ảnh cổ lại như một làn gió mát lành đưa ta trở về quá khứ.

Những người thợ sửa máy ảnh, họ không chỉ đơn thuần là những người thợ lành nghề mà còn là những người giữ gìn ký ức, những người khâu vá thời gian. Người thợ sửa máy ảnh không chỉ cần đôi bàn tay khéo léo mà còn cần có một trái tim nhạy cảm. Họ phải biết lắng nghe những câu chuyện mà chiếc máy ảnh muốn kể, phải cảm nhận được những cảm xúc mà nó mang theo. Với từng động tác tỉ mỉ, họ như đang khôi phục lại một phần ký ức của người khác.

"Giờ thì mình cũng lớn tuổi, có thể là mình sẽ sửa đến khi nào mình không làm được nữa thì thôi", anh Long chia sẻ.

Máy ảnh phim như thứ đồ cổ xưa dành cho những người ưa sống chậm, thích tận hưởng dư âm của thời gian, lưu giữ từng lát cắt trong cuộc sống. Vì một thước phim chụp ra không thể xóa được và cũng không thể nhìn được qua màn hình hiển thị. Thay vào đó, nó chỉ có thể cảm nhận bằng mắt, bằng trái tim hay những dòng cảm xúc.

Vì thế, những người thợ sửa máy ảnh còn lại cho đến nay như anh Long không chỉ giữ lại một nghề khá đặc biệt mà họ đang giữ lại một thú chơi làm nên nghệ thuật của cuộc sống.

User
Ý KIẾN

Không biết tự bao giờ, khi nhắc tới mùa thu Hà Nội người ta nghĩ ngay tới một loài hoa với một mùi hương thật nồng nàn và rất đặc trưng - hoa sữa. Hoa sữa dường như đã trở thành một nét đẹp rất riêng của Hà Nội mà hiếm nơi nào có được.

Phố Hàng Đào ngày nay đã có nhiều thay đổi, nhưng những người dân ở con phố ấy mỗi ngày đều cùng nhau nối tiếp các câu chuyện của thời quá khứ hào hùng và tươi đẹp.

Tháng 10 về rồi, hoa sữa đã thức dậy sau một năm dài chờ đợi, thu Hà Nội thực sự là đây. Những con phố đêm về lắng đọng trong sương và mùi thơm đã mãi là một phần của thành phố cổ kính.

Vào mùa thu, những cửa hàng chuyên sắp đồ lễ ăn hỏi và dạm ngõ ở Hà Nội luôn có khách ra vào, bởi đây là thời điểm đẹp nhất trong năm để các cặp đôi làm lễ cưới.

Những ngày này tiết trời Thủ đô đã dần se lạnh báo hiệu mùa của nhiều món quà đặc trưng của Hà Nội đã bắt đầu. Trong số rất nhiều món ăn ngon, dân dã, nổi tiếng của mùa thu Hà Nội, không thể không kể đến cốm - món quà quê kết tinh từ những bàn tay tảo tần và tài hoa của những người nông dân Hà Nội.

Khi nhắc đến đô thị hiện đại, chúng ta thường hình dung ra sự hối hả, nhịp sống tất bật. Nhưng đằng sau những tòa nhà cao tầng, sau từng con phố vẫn tồn tại những giá trị rất đẹp đó là tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Không chỉ là sự sẻ chia về vật chất, mà đó còn là sự đồng lòng trong từng hành động, từng cử chỉ giúp đỡ lẫn nhau chung tay vượt qua thử thách.

Một buổi sớm mùa thu ở Hồ Tây, khi ánh bình minh chưa kịp đánh thức cả thành phố, những làn sương mờ vẫn nhẹ nhàng phủ lên mặt hồ tĩnh lặng. Hồ Tây mênh mang như một tấm gương lớn, phản chiếu bầu trời đang chuyển mình giữa đêm và người dân Hà Nội đã bắt đầu một ngày mới.

Từ lâu nay, con phố Mai Dịch đã là nơi thường xuyên lui tới của những người cần thuê trang phục biểu diễn. Ở đây, bất kỳ loại trang phục nào cũng có, đa dạng màu sắc, mẫu mã, lứa tuổi, giới tính cũng như kích cỡ cho mọi người.

Hàng Đường, con phố gợi lên vị ngọt ngay từ cái tên là nơi ta có thể tìm thấy một thức quà ngọt ngào, đặc trưng của người Hà Nội.

Nếu Hà Nội của ban ngày là một thành phố năng động với sự hối hả, vội vã và xô bồ thì khi màn đêm buông xuống, các con phố lại gần như được trở về với những gì vốn có, tĩnh lặng, trầm mặc và cổ kính.

Việc tạo tác cho những chiếc đồng hồ tinh xảo không chỉ là công việc, mà còn là sự kết hợp giữa nghệ thuật và sự đam mê và mỗi chiếc đồng hồ đều mang theo dấu ấn cá nhân và tâm huyết của người thợ chạm khắc.

Thời đại kinh tế phát triển, máy móc đã thay thế phần lớn sức người, nhưng vẫn có những gánh hàng rong kẽo kẹt giữa phố xá hiện đại. Có người nói vui rằng chừng nào Hà Nội còn "ngõ nhỏ, phố nhỏ" thì gánh hàng rong vẫn còn.

Trong cái nắng chiều thu, Hồ Gươm khoác lên mình lớp áo lấp lánh và diệu kì.

'Hà Nội có lẽ đẹp nhất về đêm', đây không chỉ là cảm xúc của riêng của chàng thanh niên trong ca khúc "Thu cuối", mà còn là cảm nhận của những người yêu thành phố này.

Nghệ nhân Lê Bá Chung (Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những người vực dậy làng nghề quỳ vàng duy nhất của cả nước, khôi phục nghề sơn son dát vàng sau hơn 50 năm bị mai một.

Bộ đôi tác phẩm “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, được phát hành ngày 26/9 trên nền tảng số của các kênh âm nhạc, là món quà âm nhạc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung.

Ngày nay, dù người đọc đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách đọc báo, dù số lượng báo in hàng ngày giảm đi so với trước đây thì một bộ phận người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo giấy hàng ngày.

Đưa đón con hàng ngày trong bối cảnh lệch giờ làm, tắc đường,... luôn là nỗi trăn trở lớn của nhiều ông bố, bà mẹ. Chính vì vậy, việc thuê xe ôm đưa trẻ đến trường đang là giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn và tin tưởng.

Trên đường Trịnh Văn Bô, dải phân cách đang trở thành điểm nhấn cảnh quan độc đáo. Những cây hoa giấy đã biến những hạng mục vốn khô cứng thành một không gian xanh tươi và đầy sức sống.

Làng bánh dày Quán Gánh, thuộc thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, có khoảng 50 hộ theo nghề làm bánh dày truyền thống.

Hà Nội đang vào thu, tiết trời đẹp nhất năm. Tại các tuyến phố Phan Đình Phùng, Thụy Khuê, Yên Phụ xuất hiện nhiều xe chở hoa xếp hàng dài bên lề đường, thu hút sự chú ý của giới trẻ.

Dù các cơ sở sản xuất, các xưởng làm nghề truyền thống đã dần chuyển ra khỏi nội đô, nhưng trong những con phố cổ ở Hà Nội vẫn có nhiều nhà giữ lại nghề truyền thống, trong đó có nghề làm hương.

Đường Thanh Niên luôn là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách mỗi khi đến thăm Hà Nội. Khi chiều tà, con đường thơ mộng đến khó tả.

Phở là món ăn đặc trưng nổi tiếng trong ẩm thực của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Những năm qua ở Hà Nội xuất hiện một biến tấu của phở, đó là phở cuốn. Món ăn này hấp dẫn thực khách bởi mang hương vị vừa lạ, vừa quen.

Đầu tháng 9, Hà Nội chịu sự tàn phá nặng nề của bão số 3 khiến nhiều khu vực bị ngập nặng, hàng vạn cây xanh bị bung rễ, bật gốc, gãy cành. Thế nhưng giờ đây, hệ thống cây xanh của thành phố đang dần được hồi sinh, những chồi non bắt đầu vươn lên giữa nắng vàng.

Thu đến là khi các góc phố cổ khoác lên mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, lãng mạn, cây cối dần chuyển sang sắc vàng dịu mắt. Những con phố cổ trầm mặc trong nắng thu hòa cùng cái se lạnh của gió đầu mùa. Tất cả đều khiến lòng người trở nên yên bình và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đó chính là lý do khiến mùa thu Hà Nội luôn chạm đến trái tim của bất cứ ai. Một mùa thu đầy sắc màu, hương vị và cảm xúc khiến ai cũng muốn quay về.

Dù công việc ở cơ quan khá bận rộn, nhưng những người phụ nữ làm công sở vẫn luôn cố gắng sắp xếp công việc và giờ giấc khoa học để vừa có thể đảm bảo cho bữa cơm tối được đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng, vừa tạo cảm giác thoải mái và ấm cũng bên những người thân yêu của mình sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.

Nếu đã sống đủ lâu và đủ gắn bó với Thủ đô chúng ta có thể nhận ra những mùi hương đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Hãy để khứu giác và trí tưởng tượng của bạn bay bổng cùng những mùi hương riêng có đó để cùng cảm nhận sự thú vị tuyệt vời của mùa thu Hà Nội.

Khác với thời ông bà, cha mẹ mình, ngày nay, người trẻ có nhiều sự lựa chọn và cơ hội để trải nghiệm nhiều thức trà đa dạng của Việt Nam.

Cơn bão số 3 đã làm hư hại nhiều cây xanh và công trình chiếu sáng. Sau hai tuần tập trung khắc phục, vườn hoa Bác Cổ đã được thu dọn, chỉnh trang sạch đẹp.

Cốm xanh là tặng vật của đất trời, là đặc sản của 36 phố phường Hà Nội. Với những ai có tình yêu đặc biệt với mùa thu Hà Nội chắc chắn không thể bỏ qua món ăn nức tiếng này.

Sau những ngày mưa lũ, nhiều xưởng sửa chữa ô tô ở Hà Nội bận rộn hơn do lượng phương tiện bị ngập nước hỏng hóc khá nhiều.

Từ những mảnh vải vụn được sưu tầm về, cùng với sự sáng tạo, bàn tay khéo léo của nữ họa sĩ Thanh Thục, những tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống đã ra đời.

Nhắc đến những con phố ẩm thực ở Thủ đô, chắc chắn phải kể tới phố Tống Duy Tân, một trong số những tuyến phố ẩm thực đầu tiên tại Hà Nội, nơi quy tụ những món ẩm thực đường phố lâu đời ở Thủ đô như bánh cuốn, gà tần, xôi, cháo, phở, ốc luộc, bún đậu...

Cốm xanh, thức quà đậm hương Hà Nội giờ đây đã được biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn, hợp gu cả người trẻ lẫn người già.

Mùa thu đang đến cũng là lúc những trái hồng được bày bán khắp các khu chợ ở Hà Nội.

Ngày nay, khi mà chiếc áo, chiếc quần có khi chỉ mặc qua một lần chụp ảnh đã thành cũ, thì chuyện vá lại những vết rách trên quần áo là điều hiếm thấy. Thế mà giữa Hà Nội vẫn có một người phụ nữ hàng ngày tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ vá lại những chiếc áo, quần rách.

Lang thang phố bây giờ khó thư thả lắm. Đường mở ra, nhưng người đông, xe nhiều quá. Thèm được thấy học trò các lứa tuổi cắp sách đi bộ trên hè tới trường, đi bộ giẫm lên những hạt cây cơm nguội lách tách...

Các em nhỏ Trường Tiểu học Trung Yên (Hà Nội) trao gửi tình cảm yêu thương chân thành của mình đến những người bạn vùng bão lũ đang phải gồng mình lấy lại cuộc sống bình yên.

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám Âm lịch, ngày Tết Trung thu.Tết Trung thu ở Hà Nội luôn có màu sắc rất riêng rộn rã, tưng bừng: có cỗ, có đèn, trống, bánh Trung thu cùng những màn múa lân, sư tử... Những bức ảnh về Trung thu ở Hà Nội khoảng 100 năm trước sẽ cho ta thấy những khoảnh khắc đón Trung thu nơi phố cổ cách đây hơn một thế kỷ, những góc nhìn chân thực về một Hà Nội cổ kính, xa xưa.

Điều khiến cho mùa thu Hà Nội trở nên đặc biệt, chính là vì cái không khí dần trở nên mát mẻ sau một mùa hè oi ả là nét lãng mạn cũng tự dưng dâng lên nhiều hơn trong từng ngõ ngách... Chính những điều ấy mới làm cho Hà Nội vô cùng đặc biệt vào những lúc tháng 9 như thế này.

Cơn bão Yagi đã làm ngập úng hàng ngàn cây đào, biểu tượng của mùa xuân Hà Nội, ở làng đào Nhật Tân.

Mâm cỗ Trung thu chẳng khi nào thiếu được bánh nướng, bánh dẻo. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau vẻ đẹp tròn đầy của chiếc bánh là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo của những nghệ nhân làm khuôn bánh.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Tết Trung Thu không chỉ là dịp để trẻ nhỏ thỏa thích tận hưởng những món ăn và đồ chơi truyền thống mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình xum họp, bày tỏ tình cảm ấm áp, thân thương dành cho nhau. Sự gắn kết tình thân quý giá ấy đã tô đậm thêm nét đẹp văn hoá cổ truyền đậm đà bản sắc của dân tộc, tạo nên một không khí Tết Trung thu - Tết đoàn viên rộn ràng, đầy hào hứng. Những ngày sát tết Trung thu, các cửa hàng bán bánh nướng bánh dẻo luôn tất bật. Người mua bánh thắp hương, người mua bánh làm quà, người lại mua để thưởng thức.

Mỗi độ thu về, những gánh cốm rong lại có mặt khắp phố phường Hà Nội. Món quà dân dã thanh tao này khiến bất kỳ ai thưởng thức qua cũng nhớ mãi.