Người truyền lửa đam mê võ đạo | Người Hà Nội | 25/06/2023
Võ đường Thanh Phong được thành lập từ năm 1985 với tên gọi đầu tiên là Câu lạc bộ võ thuật, do võ sư Hoàng Thanh Phong sáng lập. Không chỉ truyền dạy những bài võ cổ truyền cho tuổi trẻ, mà võ sư Hoàng Thanh Phong còn giúp người cao tuổi những động tác mang lại sức khỏe deo dai.
Từ khóa:
Ý KIẾN
Nghệ nhân truyền thần là những người có tài năng đặc biệt trong việc khắc họa chân dung, lưu giữ những hình ảnh sống động của con người và tâm hồn qua từng nét vẽ bằng muội than, cũng chính là đang bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.
Nép mình bên dòng sông Nhuệ hiền hòa, làng rèn Đa Sỹ là một trong những làng nghề lâu đời nổi tiếng tại đồng bằng Bắc Bộ. Ngày này qua ngày khác, dù mưa hay nắng, lửa lò rèn Đa Sỹ vẫn âm ỉ cháy...
Giáo sư Phạm Huy Dũng là con út của cụ Phạm Chân Hưng, nhà tư sản được giao giữ chức chủ tịch Tuần lễ vàng. Không chỉ sinh ra, lớn lên trong môi trường gia đình có nhiều trí thức nổi tiếng có nhiều đóng góp cho tổ quốc, giáo sư Phạm Huy Dũng là người rất am hiểu về lịch sử Hà Nội, tham gia nhiều hoạt động xã hội mang lại lợi ích cho Thủ Đô.
Chiều dài của thời gian đã tôn cao bề dày văn hiến của mảnh đất lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Và trong thời đại Hồ Chí Minh, những giá trị truyền thống văn hiến đó càng có điều kiện phát huy và tỏa sáng, tạo nên bản lĩnh văn hóa, khí phách anh hùng và xung lực phát triển mạnh mẽ cho Thủ đô và cả nước trong kỷ nguyên mới.
Nằm ở hai bên bờ con sông đào Bắc Hưng Hải, phía bên kia là Bát Tràng, phía bên này là Kim Lan. Nếu như ai cũng biết Bát Tràng là địa điểm du lịch làng nghề gốm nổi tiếng của Thủ đô, thì lại ít du khách phương xa biết Kim Lan cũng là một làng gốm lâu đời của Hà Nội.
Những năm gần đây, thú chơi xe đạp cổ đang trở lại Hà Nội. Không ồn ào như những nhóm chơi xe phân khối lớn, xe địa hình..., thú chơi xe đạp cổ như một dòng chảy ngầm nhẹ nhàng, tĩnh lặng.
Cuốn sổ viết vội, những bức thư tay của một thời binh lửa, bức ảnh lưu niệm của những con người thuộc về lịch sử... Đằng sau những hiện vật quý giá ấy là câu chuyện của những người sưu tầm và kết nối quá khứ cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Người Hà Nội xưa vốn nổi tiếng với những thú chơi cầu kỳ và tao nhã như thú vui sưu tầm và chơi xe cub, hay thú chơi mô hình quân sự... Những thú chơi ấy sau này vẫn được những thế hệ người Hà Nội tiếp nối và phát triển, phù hợp gu thẩm mỹ của thời cuộc.
Hợp xướng đa dạng là dự án âm nhạc cộng đồng đầu tiên của Việt Nam quy tụ các thành viên đến từ mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính hay nhóm cộng đồng trong xã hội, những người có chung tình yêu với âm nhạc.
Trong nhịp sống yên bình của làng cổ Đường Lâm, có một người con của Sơn Tây - nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát luôn đau đáu với việc bảo tồn và gìn giữ những di sản văn hóa quý báu của quê hương. Anh đã dành gần như cả thời gian, tâm huyết, sức lực của mình để vẽ lên giấc mơ đẹp đẽ cho ngôi làng cổ.
Niềm đam mê với các ý tưởng sáng tạo là nguồn cảm hứng để chị Minh Phương cho ra đời các sản phẩm túi xách độc đáo, thân thiện với môi trường, tôn vinh nghề thủ công của Hà Nội mang thương hiệu riêng của mình.
Trong sự trưởng thành của ngành xiếc suốt 40 năm qua không thể không nhắc đến những đóng góp lớn của NSND Tống Toàn Thắng - "ông vua" xiếc Việt đã đưa nghệ thuật xiếc Việt Nam lên một tầm cao mới.
Như mọi người mẹ Việt Nam, bằng phẩm chất cao quý thầm lặng, bằng sự hy sinh tận hiến, mẹ Nguyễn Kim Mai đã biến nỗi đau thành hành động, dành cả cuộc đời mình cho Đảng, cho những hoạt động góp phần xây dựng quê hương.
Thăng Long - Hà Nội đã hơn 1000 năm tuổi. Quan năm tháng, những tập tục văn hóa, sinh hoạt của người dân đã thay đổi nhiều, nhưng những chiếc cổng làng vẫn được người dân gìn giữ và xem như báu vật của làng mình.
Khi những vạt nắng chói gắt của mùa hè đổ xuống, độ trung tuần tháng 6, là lúc sen Hà Nội rộ hương.
Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói bình dị và thanh lịch như cốt cách người Hà Nội .
Không may mắn khi mắc bệnh bại liệt từ nhỏ, anh Lê Việt Cường vẫn quyết tâm đi học và tốt nghiệp trường Cao đẳng Bách khoa. Trải qua nhiều công việc, thấu hiểu sự khó khăn của những người cùng hoàn cảnh, anh luôn nung nấu ý định phải làm gì đó để sẻ chia với họ. Từ đó, anh Cường đã quyết tâm thành lập HTX “Vụn Art” - nơi người khuyết tật có thể tạo ra những bức tranh ghép từ vải vụn bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình.
Vào mỗi độ tháng 6 hằng năm, sen Tây Hồ lại bước vào mùa đẹp nhất. Sen Tây Hồ không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp thanh tao, hương thơm ngát đặc trưng mà bởi loại sen này là nguyên liệu chính làm nên trà sen Tây Hồ trứ danh.
Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.
Với niềm đam mê được truyền từ những thế hệ trước trong gia đình, nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian giới thiệu, truyền bá văn hóa trà Việt đến với nhiều người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm là làng nghề truyền thống vốn đã nức tiếng gần xa với nghề làm vàng quỳ có lịch sử trên 400 năm. Tiếng dập quỳ vẫn ngày ngày vang lên như một bản nhạc đặc trưng của mảnh đất này.
Hát chèo ở Đại Thành cùng với hát dô Liệp Tuyết, múa rối Sài Sơn, hát tuồng Dương Cốc là bốn loại hình nghệ thuật đặc sắc, vang danh vùng Phủ Quốc xưa, nơi là huyện Quốc Oai ngày nay. Với người dân ở Đại Thành, hát chèo đã đi vào đời sống, vào “miếng ăn giấc ngủ”, cũng là nơi mà truyền thống và hiện đại cùng hòa quyện, bén rễ sâu vào đời sống người dân.
Tăng Mỹ Linh, cô gái trẻ người Hà Nội với niềm đam mê nghệ thuật thủ công đính kết đã sở hữu cho mình các cửa hàng cùng lượng khách đông đảo, trong khi vẫn còn là sinh viên đại học.
Tác phẩm múa ngợi ca vẻ đẹp của người thợ làng nghề quay tơ, dệt lụa Vạn Phúc thông qua ngôn ngữ múa dân gian đương đại vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã xuất sắc dành Huy chương Vàng tại Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009 bởi NSND – biên đạo múa Ngọc Bích.
Kể từ khi mang tên Hà Nội, Thăng Long với dáng vẻ của một kinh đô truyền thống đã âm thầm thay đổi, và ngần ấy thời gian Hà Nội trở thành một thành phố đang phát triển hiện đại như ngày nay. Hà Nội bây giờ, nơi mà những lớp trầm tích của thời gian cùng hiện diện trong một thành phố: kiến trúc ở nơi Kẻ Chợ, kiến trúc đô thị kiểu Âu tây, tập thể thời bao cấp hòa quyện với những ngôi nhà đương đại.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, nhân dân cả nước đã lập bàn thờ Bác ở khắp nơi, từ trong ngôi nhà mình, trong đình, đền, chùa, thậm chí ở những quốc gia Người đã bôn ba và đặt chân tới trên đường đi tìm đường cứu nước.
Hát trống quân là sinh hoạt văn hóa dân gian, bằng hình thức hát giao duyên của người Việt ở vùng đồng bằng và trung du. Điệu hát đặc sắc này hiện vẫn đang được nhân dân xã Khánh Hà huyện Thường Tín gìn giữ, phát triển từ vài trăm năm nay.
Cùng với các nhà thơ như Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Chính Hữu…, Quang Dũng là nhà thơ đã trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm kinh điển của ông tiêu biểu cho nền thơ ca cách mạng. Không chỉ mang nét hào hùng, chí khí quật cường của những người lính ra trận, thơ Quang Dũng còn mang vẻ đẹp ngôn ngữ, lãng mạn của những chàng trai Hà Nội. Chính vì thế, thơ của ông đã được rất nhiều nghệ sỹ thể hiện trong các sự kiện, các cuộc biểu diễn trên toàn quốc. Nghệ sỹ Ngọc Thọ là một trong những nghệ sỹ ngâm thơ nổi tiếng người Hà Nội, có cảm xúc đặc biệt với thơ ca của Quang Dũng.
Từ thế kỉ 11-12, cờ tướng đã được chơi phổ biến ở Kinh đô Thăng Long. Và cho đến tận bây giờ, khi cuộc sống đã văn minh hơn thì cái thú chơi vừa có tiếng đỉnh cao trí tuệ lại vừa dân dã ấy vẫn là liều thuốc tinh thần vô giá với người Hà Nội thông qua những câu chuyện đầy thú vị.
Đa Sỹ là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Ở đó, bàn tay tài hoa của những người thợ vẫn bền bỉ ngày đêm giữ lửa cho lò rèn. Nhưng những thay đổi của đời sống, khoa học kỹ thuật đã tác động đến làng.
Từng là một trong bốn làng nghề tinh hoa bậc nhất của kinh thành Thăng Long - Hà Nội, làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã đã tồn tại hơn 400 năm. Tuy nhiên giờ đây ngôi làng đang đứng trước nguy cơ thất truyền vì người dân không còn mấy người theo nghề nữa. Trong số ít ỏi những người con của làng vẫn luôn đau đáu làm thế nào để gìn giữ nghề của cha ông, có một người nghệ nhân đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng hàng ngày vẫn luôn miệt mài với tâm huyết phát triển nghề truyền thống trong cuộc sống hiện đại.
Làng Trạch Xá (Hoà Lâm - Ứng Hoà - Hà Nội) từ lâu được biết đến với nghề may áo dài thủ công truyền thống đã có lịch sử hơn 1000 năm, nổi tiếng với kỹ thuật khâu kim dọc. Qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, chiếc áo dài Trạch Xá với đường kim mũi chỉ thẳng tắp đã giúp những tà áo trở nên mềm mại, thướt tha làm tôn lên vóc dáng của người mặc.
Một ngôi làng cổ kính yên bình nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, được coi là cái nôi của nghệ thuật thêu tay truyền thống Việt Nam. Ở đây, những người nghệ nhân tài ba vẫn luôn cần mẫn vẽ tranh bằng chỉ suốt hàng trăm năm qua.
Sống và làm việc nhiều năm trong môi trường với máy móc kỹ thuật hiện đại, nhiều số liệu, lập trình…vv, những tưởng công việc của tiến sỹ Đặng Minh Tuấn (cha đẻ của phần mềm Vietkey) chỉ liên quan đến các thuật toán, đến mã nguồn, hệ thống, nhưng thực chất, ông lại có một tâm hồn nghệ sỹ, biết yêu và thưởng thức cái đẹp trong thơ ca, trong âm nhạc. Để từ đó, ông đã cho ra đời ca khúc “Về đi anh”.
Cách đây một vài năm, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng tại Thung Cấm chỉ là một vùng hồ rộng mênh mông, bát ngát nhưng khá hoang vắng. Nhận thấy địa điểm này vừa có nguồn nước trong xanh, tươi mát, vừa có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi cá sạch, ông Nguyễn Tuấn Anh đã lên ý tưởng, biến vùng hồ hoang sơ, nằm trong lòng các dãy núi này, trở thành một khu trang trại nuôi thủy sản có quy mô phát triển nhất vùng Mỹ Đức.
Trong cuộc đời làm nghề của mình, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng không chỉ thành công trong việc đối phó với những dịch bệnh lớn, mà ông còn là vị cứu tinh cho rất nhiều trẻ sinh non. Đó dường như là định mệnh buộc ông phải gắn kết cuộc đời mình với những đứa trẻ trong bệnh viện. Với những kiến thức y khoa và tinh thần nhân văn, ông đã tạo ra những khoảnh khắc kỳ diệu, gieo mầm hy vọng và khơi dậy ý chí chiến đấu trong từng hơi thở của các em nhỏ.
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhà giáo Minh Nguyệt đã có hơn 32 năm gắn bó với ngành giáo dục. Cô luôn tâm niệm, giáo dục có tính chất quyết định hình thành giá trị con người. Để đào tạo những chủ nhân tương lai có đủ phẩm chất, trí tuệ, tài năng, kiến thức để xây dựng Thủ đô và quê hương đất nước, nhà giáo Minh Nguyệt đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch của người Hà Nội và giáo dục truyền thống cho học sinh.
Thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nổi tiếng với việc sản xuất gốm sứ chất lượng cao từ thế kỷ XV. Đây không chỉ là nơi sản xuất gốm sứ mà còn là nơi nuôi dưỡng và phát triển những tài năng nghệ thuật trong lĩnh vực này như nghệ nhân Nguyễn Quý Sơn. Tính đến thời điểm hiện tại, công trình và sản phẩm của nghệ nhân Sơn đã góp phần làm nên danh tiếng của làng nghề Bát Tràng, đồng thời cũng giữ vững và phát triển nghề gốm sứ truyền thống của Việt Nam.
Sự cũ kỹ của những ngôi nhà, vết thâm trầm ghi dấu màu thời gian của những căn biệt thự được xây dựng hàng trăm năm là một trong những đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội. Sự thay đổi của thời gian và những biến cố, những ngôi nhà kia là nơi tập trung sinh sống của nhiều con người Hà Nội, trong những diện tích lớn nhỏ khác nhau. Không gian sống, truyền thống gia đình, thói quen sinh hoạt,… đã tạo nên những tính cách riêng biệt. Trong đó, đàn ông phố cổ là một nhóm đặc thù.
Hương ước, lệ làng - một trong những di sản văn hóa truyền thống, đậm bản sắc dân tộc. Ở góc độ nào đó, hương ước, lệ làng giúp con người Việt Nam vượt qua nhiều thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, của đấu tranh xã hội. Phát huy giá trị của hương ước từ quá khứ đến hiện tại cũng là một cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kỳ mới.
Tết đã len lỏi vào từng con phố, mỗi ngôi nhà và cả trong lòng người dân Thủ đô. Mùa Xuân đã nhuộm Hà Nội bởi gam màu Tết riêng có. Để rồi nhiều người tự hỏi rằng: “Tết có màu gì mà luôn mang đến cho người ta cảm giác lâng lâng, bồi hồi, và nhớ thương đến vậy?
Những lứa cá hàng ngày được đánh bắt tại Thung Cấm, ngoài việc được vận chuyển đến hệ thống nhà hàng Chả cá Thung Cấm, còn được chế biến thành món cá kho truyền thống, mang hương vị đặc trưng. Đây cũng là một trong những món ăn không thể thiếu trong các bữa cỗ Tết của người Hà Nội xưa.
Tốt nghiệp Học viện Quân y, Đại tá – Bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Duy Trung về công tác và gắn bó với Bệnh viện Quân y 105 vừa tròn 20 năm. Là một người lính, một bác sĩ mặc áo trắng, bác sĩ Đỗ Duy Trung luôn mong muốn điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, biến đó thành động lực để không ngừng mày mò nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị.
Sơn mài là một nghệ thuật truyền thống độc đáo của hội họa Việt Nam khi xuất hiện không chỉ ở tranh mà còn trong nhiều tác phẩm nghệ thuật khác như hoành phi, câu đối, đồ gia dụng và tượng Phật. Để làm được một sản phẩm sơn mài phải trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có những yêu cầu riêng nhưng đều đòi hỏi sự khéo tay, kiên trì, tâm huyết của người làm nghề. Ngày nay Việt Nam chỉ còn tồn tại số ít làng nghề làm sơn mài. Một trong số đó là làng nghề sơn mài Hạ Thái.
Trong giới chơi cây quất cảnh nghệ thuật Hà Nội, nghệ nhân Trương Ngọc Xuân là một người được đánh giá cao bởi sự sáng tạo và thăng hoa với nghề làm quất cảnh. Mấy chục năm trong nghề, ông có đủ thời gian để học hỏi và tự tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu để mang đến cho người sành chơi quất những tác phẩm ấn tượng giàu ý nghĩa nhất.
Đứng giữa dòng chảy hối hả của thế giới hiện đại với vô số luồng văn hóa ngoại lai, vẫn có bộ phận giới trẻ ngày nay yêu thích những nét đẹp văn hóa nghệ thuật truyền thống. Sự yêu thích , niềm đam mê ấy không những đã giúp cho nhiều người trẻ định hướng được con đường nghệ thuật của bản thân mà còn góp phần lan tỏa những môn nghệ thuật có giá trị ngàn đời đó tới cộng đồng ở một góc nhìn mới.
0