Nguồn gốc biệt thự cổ Trương Mỹ Lan xin không kê biên
Tuần qua, trong phiên toà xét xử đại án Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan đã nhắc đến và khẩn thiết xin không kê biên một biệt thự cổ nằm ở quận 3 có giá khoảng 35 triệu USD vì để bảo tồn di tích cho Việt Nam.
Căn biệt biệt thự mà bị cáo Trương Mỹ Lan nhắc đến tại phiên toà chính là căn biệt thự cổ số 110 - 112 nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM đã có tuổi đời hơn một thế kỷ.
Căn biệt thự này có diện tích hơn 2.800 m2 với ba mặt tiền quay ra ba tuyến đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thị Diệu. Đây là một trong những căn biệt thự cổ có kiến trúc đẹp hiếm hoi còn tồn tại đến bây giờ và nằm lọt thỏm giữa các tòa nhà cao tầng mọc lên xung quanh ở TP.HCM.
Chủ nhân thật sự của căn biệt thự đẹp nhất nhì đất Sài Gòn xưa
Căn biệt thự cổ trước khi về tay gia đình bị cáo Trương Mỹ Lan, vốn do hai cụ Đặng Kim Chi (sinh năm 1938) và Nguyễn Kim Sa Dang (sinh năm 1934) là chủ sở hữu gần nhất.
Căn nhà này được xây dựng theo kiến trúc Pháp cổ, là nhà cấp 2, 3 gồm hai tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng là hơn 2.000m2.

Những người dân sinh sống lâu đời ở đất Sài Gòn xưa, đã không còn lạ lẫm gì với ngôi biệt thự này. Theo những bô lão cho biết, thì trước đây, ngôi biệt thự này được coi như là một trong những ngôi nhà đẹp nhất thành phố và được sở hữu bởi một đại địa chủ. Kiến trúc của nó được đánh giá là không thua kém gì so với Dinh Thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng thành phố) hay trụ sở UBND TP.HCM.
Theo tài liệu còn lưu lại, ngôi biệt thự này được xây từ thời Pháp thuộc bởi một người vô cùng giàu có ở Sài Gòn. Tuy nhiên, sau khi xây dựng không lâu, ngôi biệt thự này được bán lại cho một đại phú hộ khác, một người rất có vị thế ở Sài Gòn xưa và được đặt tên là biệt thự Phương Nam rồi tặng cho người con gái của mình.
Sau khi nữ tiểu thư kia lấy chồng rồi sinh hạ được 7 người con thì tất cả đều cùng sinh sống tại căn biệt thự. Tuy nhiên, qua năm tháng cũng như sự thay đổi của thời cuộc mà những người con của vị nữ tiểu thư sau khi trưởng thành đều định cư ở nước ngoài.
Trước đây, để tu dưỡng biệt thự Phương Nam, cứ khoảng vài năm gia chủ lại bỏ ra khoảng hai tỷ đồng để sơn sửa. Vì vậy, dẫu đã hơn một thế kỷ trôi qua, nhưng biệt thự Phương Nam vẫn còn khá mới.
Bỏ ra hàng chục triệu USD để mua biệt thự cổ
Vào khoảng tháng 10/2015, bất ngờ rộ thông tin biệt thự Phương Nam đã được bán lại cho nước ngoài. Tuy nhiên, sau đó thông tin đã được làm rõ, khi bị cáo Trương Mỹ Lan vào thời điểm đó đã thông qua Công ty Cổ phần MINERVA (chỉ mới được thành lập không lâu) với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, đã mua lại căn biệt thự cổ này với giá 35 triệu USD, tương đương khoảng 700 tỷ đồng.
Do công trình nằm trong danh sách được bảo tồn nên chủ sở hữu chỉ được trùng tu, sửa chữa nguyên trạng mà không được xây dựng mới.

Giai đoạn này, Sở Xây dựng TP.HCM đã cấp phép xây dựng cho Công ty Stonewest Limited của Singapore là nhà thầu mà Trương Mỹ Lan đã thuê để thực hiện công hiện trùng tu lại theo nguyên bản vào năm 2019.
Để trùng tu căn biệt thự Phương Nam, nhiều chuyên gia đã cùng nhau nghiên cứu, khảo sát trong khoảng thời gian gần 3 năm và dự kiến công tác trùng tu toà nhà sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022.
Tuy nhiên, ngay sau khi Trương Mỹ Lan bị bắt, nhà thầu thi công xây dựng tại đây đã rút đi, công trình ngưng thi công từ đó đến nay.
Giai đoạn căn biệt thự thuộc sở hữu của gia đình bị cáo Trương Mỹ Lan, ở thời điểm thị trường bất động sản sôi động, căn biệt thự cổ này đã từng có lúc được rao bán với giá lên đến 47 triệu USD.
Tại phiên toà xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát, khi nhắc đến căn biệt thự này, bị cáo Trương Mỹ Lan đã trình bày, xin không kê biên tài sản này mà trả lại cho con gái của bị cáo để tiếp tục sửa chữa, bảo tồn di tích cho Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Sở Tài chính TP.HCM đã đề xuất hai phương án cho việc xây dựng trung tâm tài chính sau khi khảo sát và tham khảo ý kiến.
Địa phương có vai trò quan trọng trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất - theo quy định tại Điều 123 Luật Đất đai 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoàn thành thủ tục để giải quyết dứt điểm 1.533 dự án đã được báo cáo đang gặp khó khăn, vướng mắc trước ngày 30/5.
Thông tư 61/2024 do Ngân hàng Nhà nước ban hành có hiệu lực từ 1/4/2025 sẽ thay thế Thông tư 11/2022 hiện hành.
Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh cho rằng cần phải bổ sung chính sách đặc thù phát triển nhà ở cho công chức, viên chức.
Việc người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam trở nên dễ dàng hơn, kéo theo xu hướng gia tăng từ khi Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực vào ngày 1/8/2024.
Quy định về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà trọ, phòng cho thuê là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là sau những vụ hỏa hoạn gây hậu quả nghiêm trọng.
Những nhà trọ không đảm bảo thực hiện các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy sẽ phải đóng cửa, theo quy định tại Chỉ thị 19/2024 của Chính phủ.
Một số ngân hàng đã điều chỉnh chính sách cho vay mua nhà, nhằm tăng tính thực tế và sát với nhu cầu của người dân.
Việc nhiều khu đất thuộc dự án treo ở quận Cầu Giấy bị sử dụng sai mục đích như xây sân pickleball, sân tennis...gây bức xúc trong dư luận mà vẫn chưa được xử lý.
Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã đấu giá quyền sử dụng 23 lô đất với giá khởi điểm từ 20 - 82,5 triệu đồng/m² tại thị trấn Tiền Hải.
Phân khu đô thị phía Tây Vành đai 4 - phân đoạn 3 đang được lấy ý kiến với quy mô diện tích khoảng 5.272,48 ha và quy mô dân số đến năm 2045 dự kiến khoảng 330.000 người.
Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 Quốc gia vừa tổ chức đấu giá 26 thửa đất ở, tại dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất (xã Tân Phú, nay là xã Hưng Đạo).
Nhiều biện pháp đã được tăng cường trong công tác quản lý thị trường bất động sản, qua đó công khai thông tin minh bạch, ngăn chặn tình trạng "sốt ảo" hay thổi giá đất nền.
Bộ Xây dựng đề nghị Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam phối hợp nghiên cứu, đề xuất Đề án thí điểm Trung tâm giao dịch BĐS theo hình thức điện tử, nhằm hiện đại hóa hoạt động giao dịch và nâng cao hiệu quả quản lý.
Chủ đầu tư dự án đô thị Thanh Hà cho rằng việc xây dựng công trình phục vụ thi công là đúng quy định của pháp luật, sau khi UBND xã Cự Khê huyện Thanh Oai đã ban hành văn bản yêu cầu tạm dừng thi công. Vậy, việc thi công có bị tạm dừng?
Chung cư cũ 51 Huỳnh Thúc Kháng xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm ở cấp độ D sẽ được khởi công xây dựng lại vào tháng 6/2025.
Thành phố Hà Nội sẽ khởi công ba dự án cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất trong năm 2025.
Ban Thường vụ Đảng ủy UBND TP. Hà Nội yêu cầu không để tình trạng lợi dụng sắp xếp bộ máy để thực hiện hành vi vi phạm quản lý đất đai, đầu tư công, quản lý đô thị.
Nhiều người tò mò về mặt bằng doanh đắc địa tại quận Hoàn Kiếm sau khi cải tạo, chỉnh trang một số khu vực quảng trường, không gian công cộng.
Việt Nam là điểm đến đầu tư bất động sản hấp dẫn về đất đai và phát triển, khẳng định sức hút mạnh mẽ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC).
Kiểm toán Nhà nước khu vực I lựa chọn kiểm toán 12 dự án bất động sản trên địa bàn 5 quận, huyện Hà Nội trong năm 2025, gồm: Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành Nghị định quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024, bảo đảm kịp thời để phục hồi thị trường bất động sản.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính là giải pháp căn cơ giúp tháo gỡ "điểm nghẽn" mà các doanh nghiệp đang vướng mắc.
Sở Xây dựng TP.HCM vừa đề xuất giải thể Ban Chỉ đạo Chính sách nhà ở và Thị trường bất động sản TP.HCM do ban này không họp định kỳ, cũng không sơ kết và tổng kết.
Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia nhằm tạo lập quỹ nhà ở xã hội, quản lý quỹ nhà ở xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng và hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội theo điều kiện quy định.
Nghị định hướng dẫn Nghị quyết 171 về nhà ở cần sớm được thực hiện ngay khi ban hành, tránh tình trạng chờ đợi hướng dẫn từ trung ương, theo yêu cầu từ Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Đài Hà Nội sẽ tổ chức Diễn đàn “Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản” vào 8h00 sáng ngày 9/4, tại Khách sạn Sofitel SaiGonPlaza, 17 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
TP. Đà Nẵng thông báo xác định lại giá đất đối với 15 dự án để truy thu nghĩa vụ tài chính, nhằm thu hồi các khoản thất thu từ việc miễn giảm không đúng quy định.
Để tháo gỡ các dự án chậm tiến độ, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Nghị quyết 171 về thí điểm thực hiện nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Ngành du lịch đang có sức phục hồi mạnh mẽ nhưng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ảm đạm, nguồn cung và sức hấp thụ với phân khúc này rất thấp.
Đánh thuế bất động sản thứ hai có thể khiến nhiều nhà đầu tư thực sự rút khỏi thị trường, thanh khoản yếu và thị trường bất động sản trở nên trầm lắng.
Thông tin Hà Nội sắp khởi công tuyến đường sắt đô thị số 5 Văn Cao - Hòa Lạc đang bị đầu cơ, môi giới lợi dụng để thổi giá đất lên rất cao.
Sổ đỏ đã cấp trước thời điểm thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính vẫn có giá trị sử dụng, người dân không cần thực hiện đổi.
Huyện Mê Linh (Hà Nội) đã thu về hơn 250 tỷ đồng từ việc đấu giá 33 thửa đất trong hai phiên đấu giá gần đây.
Để chấn chỉnh tình trạng giá nhà đất tại thành phố Hoa Lư tăng bất thường, tỉnh Ninh Bình đã có văn bản giao Sở Xây dựng phối hợp với Công an tỉnh vào cuộc.
Giá đất nền ở các huyện vùng ven Hà Nội thời gian qua đang được đẩy lên cao, nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng trước cơn sốt ảo này.
Xu hướng dịch chuyển nơi ở sang các vùng ven đô thị ngày càng phổ biến và được nhiều người dân lựa chọn bởi lợi thế về quỹ đất rộng, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện và các tiện ích được đầu tư đồng bộ.
Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản gửi UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện về việc rà soát năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia tư vấn thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ.
178 suất đất tại huyện Yên Mỹ và Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên sẽ được đấu giá quyền sử dụng trong tháng 4 tới với giá khởi điểm cao nhất 30 triệu đồng/2 và thấp nhất 10 triệu đồng/m2.
Sau hai phiên đấu giá đất gần đây, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã thu về tổng cộng hơn 250 tỉ đồng từ việc đấu giá 33 thửa đất.
Bộ Xây dựng đang đề xuất thí điểm để UBND cấp tỉnh giao chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không qua đấu thầu, tức chỉ định thầu.
Sau khi có thông tin TP. Hà Nội chuẩn bị xây dựng tuyến metro số 5, nhiều khu vực ở huyện Đan Phương đã hình thành những “chợ đất” nhưng đa số là các môi giới, người mua gần như không có.
Quận Đống Đa phải trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu chung cư cũ Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam trong tháng 5 tới.
Bộ Xây dựng đề xuất cho phép UBND cấp tỉnh được chỉ định thầu, thay vì tổ chức đấu thầu khi lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội (NƠXH).
Hành vi cố tình mua bán đất không có sổ đỏ là vi phạm pháp luật, sẽ phải chịu các chế tài xử phạt theo quy định pháp luật.
0