Nguy cơ khan hiếm nước ngọt trên toàn cầu
Các dòng sông được coi là "mạch sống" của Trái Đất, là nguồn cung cấp nước ngọt, thức ăn, phù sa, năng lượng ... cho con người. Ước tính khoảng 1/3 sản lượng lương thực và 40% lượng cá tiêu thụ trên toàn cầu phụ thuộc vào sông ngòi. Một báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) - cơ quan khí tượng của Liên hợp quốc mới đây cho biết năm 2023 là năm khô hạn kỷ lục của các con sông trên thế giới trong hơn 3 thập kỷ qua.
Nguyên nhân là do nắng nóng gay gắt kéo dài làm giảm lưu lượng dòng chảy của các con sông, đặc biệt ở khu vực Châu Mỹ. Tình trạng này kéo dài gây nguy hiểm cho nguồn cung nước sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp và công nghiệp khi nhu cầu về nước ngày càng gia tăng trên thế giới.
Các dòng sông trên thế giới khô hạn kỷ lục
Báo cáo Tình trạng Tài nguyên Nước Toàn cầu của tổ chức khí tượng thế giới WMO dựa trên dữ liệu nghiên cứu trong 33 năm qua. Theo báo cáo này, trong vòng 5 năm qua, mực nước sông trên toàn cầu đã thấp hơn mức trung bình và các hồ chứa cũng ở mức thấp.
Năm 2023, hơn 50% diện tích lưu vực sông trên toàn cầu có tình trạng bất thường, trong đó hầu hết đều bị thiếu hụt nước. Điều này tương tự vào năm 2022 và 2021. Các khu vực phải đối mặt với tình trạng hạn hán nghiêm trọng và lưu lượng sông thấp bao gồm các vùng lãnh thổ rộng lớn ở Bắc, Trung và Nam Mỹ.
Ở phía bên kia địa cầu, tại châu Á và châu Đại Dương, các lưu vực sông Hằng, sông Brahmaputra và sông Mê Kông trải qua điều kiện mực nước thấp hơn bình thường trên hầu hết toàn bộ lưu vực.
Báo cáo của WMO cho thấy mức nhiệt kỷ lục năm ngoái cũng gây ra tổn thất lớn nhất cho các sông băng trên thế giới trong vòng 50 năm qua. Nhìn chung, các sông băng đã mất 600 tỷ tấn nước trong một năm băng tan cực độ.
Bà Celeste Saulo, Tổng Thư ký WMO cảnh báo rằng chu trình nước đang trở nên thất thường hơn do biến đổi khí hậu và kêu gọi tăng cường giám sát thủy văn để theo dõi và ứng phó với những thay đổi về nguồn nước.
WMO dự đoán trong năm nay sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm nước hơn ở nhiều nơi trên thế giới, nơi các kỷ lục mới về nhiệt độ đã được báo cáo. Thống kê của Liên hợp quốc cho thấy khoảng 3,6 tỷ người hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ít nhất 1tháng/ năm và con số này dự kiến sẽ tăng lên 5 tỷ người vào năm 2050.
Sự biến đổi khí hậu dường như đang thay đổi dòng nước, góp phần gây ra lũ lụt tàn khốc ở một số nơi và hạn hán nghiêm trọng ở những nơi khác. Nhiều khu vực trên thế giới đang phải đối mặt với Bão lũ như một số quốc gia châu Âu và Châu Mỹ.
Sông Amazon ở Nam Mỹ là một trong những con con sông dài nhất và có lưu lượng nước nhiều nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương. Nhưng những năm gần đây dòng sông trong rừng nhiệt đới Amazon đã bị ảnh hưởng nặng nề do đợt hạn hán tồi tệ nhất kể từ những năm 1950.
Theo Cơ quan Giám sát Thảm họa Quốc gia Cemaden, Brazil, sông Negro - một trong những nhánh chính của sông Amazon đã đạt mực nước thấp nhất từng được ghi nhận trong vòng 122 năm qua.
Hạn hán nghiêm trọng đã làm cạn kiệt nước trên các tuyến đường thủy vốn là huyết mạch lưu thông trong khu vực, cản trở việc vận chuyển ngũ cốc xuất khẩu cũng như gián đoạn nguồn cung các loại hàng hóa và vật tư thiết yếu.
Sông Amazon khô hạn kỷ lục
Sông Negro là một nhánh chính của sông Amazon, chiếm khoảng 10% lưu lượng nước của sông mẹ. Mực nước của sông Negro tại cảng Manaus là 12,66 mét vào hôm 4 tháng 10 vừa qua, thấp hơn cả mức thấp kỷ lục được ghi nhận vào cuối tháng 10 năm ngoái. Trong khi đó mức nước bình thường của dòng sông này là khoảng 21 mét. Tình trạng khô hạn ảnh hưởng nghiêm trọng tới Manaus, thủ phủ của bang Amazonas lớn nhất ở Brazil. Thành phố này nằm ở vị trí nơi sông Rio Negro hòa vào sông Amazon.
Mực nước sông Negro, con đường chính dẫn vào thành phố Manaus thấp kỷ lục đã ảnh hưởng đến hoạt động của cảng sông.
Ông Valmir Mendonca, người đứng đầu hoạt động của cảng Manaus, tuyến vận tải huyết mạch của khu vực cho biết hoạt động của cảng biển dự kiến bị đình trệ kéo dài gây cản trở cho việc vận chuyển xuất khẩu ngũ cốc và nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân trong khu vực.
Hạn hán khắc nghiệt cũng đã gây thiệt hại cho nhiều tuyến đường thủy khác như Tefe, Coari, Manacapuru và Madeira
Vào tháng trước, hiệp hội cảng sông đã thông báo các chuyến tàu chở hàng ngũ cốc đã bị tạm dừng trên sông Madeira, một nhánh khác của Amazon, do mực nước quá thấp.
Hạn hán cũng làm ảnh hưởng đến các nhà máy thủy điện, nguồn cung cấp điện chính của Brazil. Các cơ quan năng lượng đã buộc phải đề xuất việc áp dụng trở lại quy định giảm thời gian chiếu sáng vào ban ngày để tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ. Tuy nhiên biện pháp này vẫn cần có sự chấp thuận của Tổng thống.
Theo dự báo của Cơ quan Cơ quan Giám sát Thảm họa Quốc gia Cemaden của Brazil, mực nước sông Negro có thể giảm hơn nữa trong những tuần tới do lượng mưa dự kiến sẽ thấp ở khu vực thượng nguồn. Ông Andre Martinelli, người đứng đầu cơ quan thủy văn Manaus ước tính tình trạng suy thoái của dòng sông sẽ tiếp tục cho đến cuối tháng 10.
Năm ngoái, hạn hán đã trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo đối với những người dân sống hoàn toàn dựa vào tuyến đường thủy trên sông. Họ bị mắc kẹt mà không có thức ăn, nước uống hoặc thuốc men. Năm nay tình trạng này lặp lại lần nữa và còn nghiêm trọng hơn. Mực nước con sông này tiếp tục suy giảm khiến ông Francisco Mateus da Silva, 67 tuổi và những người sống ở Sao Francisco Do Maina, thuộc Manaus không còn sự lựa chọn nào ngoài việc đi bộ hàng giờ qua các bãi cát và lòng sông khô cạn để lấy thức ăn và nước uống.
Nhiều ngôi làng đã bị cô lập, không có phương tiện tàu thuyền nào có thể thể đi lại vì nước quá nông. Người dân đang mong mỏi sớm được cung cấp thực phẩm và quan trọng hơn là nước uống. Đợt hạn hán tồi tệ nhất trên sông Amazon khiến các ngư dân như anh Jonas Lima Oliveira vô cùng lo lắng cho tương lai vì họ đang mất dần kế sinh nhai.
Bang Amazonas của Brazil có 62 đô thị bị tổn thất nặng nề vì hạn hán khiến nửa triệu người dân bị ảnh hưởng. Bang Acre lân cận nhỏ hơn với 21 khu đô thị trong tình trạng tương tự. Gần 300 thành phố tại Nam Mỹ ở mức nghiêm trọng hoặc cực đoan.
Cơ quan giám sát thảm họa quốc gia Camaden đã gọi đợt hạn hán này là sự kiện tồi tệ nhất ở Brazil kể từ những năm 1950.
Trong khi đó mực nước sông Paraguay cũng ở mức thấp nhất mọi thời đại. Con sông này khởi nguồn từ Brazil và chảy qua Paraguay và Argentina đến Đại Tây Dương.
Hạn hán cũng đã làm giảm tới 90% mực nước sông Amazon ở Colombia trong hơn 3 tháng qua.
Lượng mưa dưới mức trung bình ngay cả trong mùa mưa đã tàn phá Amazon và phần lớn Nam Mỹ kể từ năm ngoái, đồng thời gây ra những vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ ở Brazil và Bolivia.
Tình trạng này có vẻ sẽ lặp lại hoặc đạt đến những mức độ cực đoan mới trong những năm tiếp theo. Các nhà nghiên cứu cho biết biến đổi khí hậu là thủ phạm chính, đồng thời dự đoán khu vực Amazon khó có thể hồi hoàn toàn nguồn nước cho đến năm 2026.
700 triệu người - tương đương 9% dân số thế giới - không được tiếp cận với nước uống. Tỷ lệ này lớn gấp đôi so với 20 năm trước. Những con số này cho thấy nguy cơ thiếu nước ngọt đang không ngừng gia tăng.
Nguồn nước cạn kiệt không chỉ do biến đổi khí hậu mà một phần nguyên nhân là do tác động của con người. Những nguồn nước ngọt trên hành tinh bị đe dọa bởi chất thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt của con người. Nhiều chính phủ, tổ chức bảo vệ môi trường đã phát động các chiến dịch làm sạch nguồn nước nhằm cải thiện tình hình.
Các tình nguyện viên và các quanh chức thành phố Oruro của Bolavia đã tham gia chiến dịch làm sạch bờ hồ Uru Uru, nơi sinh sống của loài hồng hạc và là điểm dừng chân quan trọng của các loài chim di cư.
Vào năm 2021, một phần lớn diện tích hồ bị rác thải bao phủ. Phần lớn là rác nhựa từ thành phố Oruro. Ngoài ra còn có ô nhiễm từ nước chảy ra từ các mỏ khai thác quặng gần đó vì thị trấn Oruro là một trung tâm khai thác công nghiệp. Hồ bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng như cadmium, kẽm và asen.
Theo các quan chức thành phố, hồ bị ô nhiễm trầm tích khoáng sản và rác thải, và kể từ năm 2021, hoạt động dọn dẹp hàng năm đã giúp cải tạo khoảng 19 ha từng bị rác bao phủ.
Trong khi đó tại Chile, chất thải hữu cơ đang trở thành cứu cánh cho người chăn nuôi trong bối cảnh đất nước này đối mặt với khủng hoảng thiếu nước. Nguồn nước khan hiếm, các bãi chăn thả bị thu hẹp, cắt đứt nguồn thức ăn của gia súc.
Tổ chức phi lợi nhuận Foundation Realim đã tiến hành thu gom rác thải thực phẩm từ các khu chợ ở thủ đô Santiago và tái sử dụng chúng thành thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ các gia đình có sinh kế phụ thuộc vào nghề nuôi gia súc.
Chủ tịch quỹ, Cristobal Merino, cho biết họ đã chuyển đổi thành công hơn 800 tấn chất thải hữu cơ thành thức ăn chăn nuôi. Được hỗ trợ bởi mạng lưới 600 tình nguyện viên, tổ chức này thu thập khoảng 10 tấn rác thải từ chợ thực phẩm hàng tuần.
Sáng kiến này là một phần trong nỗ lực kích thích nền kinh tế tuần hoàn, giúp giảm lượng rác thải ra môi trường và các nguồn nước, cải thiện điều kiện kinh tế của các gia đình bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Chile hiện đang phải hứng chịu một đợt hạn hán nghiêm trọng làm cạn kiệt nguồn cung cấp nước trong nhiều năm và làm gián đoạn các ngành công nghiệp địa phương, bao gồm khai thác mỏ, nông nghiệp và nuôi ong.
Hành tinh của chúng ta có tổng cộng gần 12.600 lưu vực sông và khoảng 1/3 trong tổng số lưu vực này đang trong tình trạng suy giảm dòng chảy cao gấp 5 lần so với con số thống kê cách đây 15 năm.
Xây dựng đập, ô nhiễm, biến đổi khí hậu và khai thác đất quá mức là thủ phạm chính gây suy thoái nguồn nước ngọt trên quy mô toàn cầu. Gần đây các quốc gia Thành viên Liên Hợp Quốc đã cam kết quản lý nguồn nước bền vững để đảm bảo tất cả mọi người được tiếp cận với nước và vệ sinh vào năm 2030. Tuy nhiên nếu không có những hành động nhằm hạn chế biến đổi khí hậu thì mục tiêu này dường như rất khó đạt được.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Ủy ban Bầu cử Sri Lanka đã công bố kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ở nước này, trong đó đảng liên minh Quyền lực Nhân dân quốc gia (NPP) của tân Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake đã giành chiến thắng vang dội, giành quyền lực để thúc đẩy các kế hoạch chống đói nghèo, trong bối cảnh quốc gia này vẫn đang phải nỗ lực phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế.
Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Lima, Peru, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru, thảo luận về các thách thức an ninh khu vực và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong bối cảnh địa chính trị có nhiều biến động.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Iran, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã gặp các quan chức cấp cao Iran và thăm 2 địa điểm hạt nhân quan trọng của nước này, trong đó Iran đưa ra tín hiệu sẵn sàng khởi động lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 15/11 đã lên tiếng phản đối việc các nhà lãnh đạo phương Tây nói chuyện với Moscow về đàm phán chấm dứt xung đột.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn trợ lý lâu năm Karoline Leavitt làm thư ký báo chí Nhà Trắng.
Kiev phản đối việc các nhà lãnh đạo phương Tây nói chuyện với Moscow về việc đàm phán chấm dứt xung đột.
Tổng công ty Đường sắt đô thị Delhi cho biết sẽ đưa thêm 20 chuyến tàu vào chạy bổ sung với kỳ vọng giúp làm giảm mật độ xe ô tô cá nhân lưu thông trên đường. Chính quyền hạn chế hoạt động của các loại phương tiện giao thông gây ô nhiễm.
Một nguồn tin của chính phủ Đức cho biết, vào chiều ngày 15/11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm trong một tiếng.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore đã chỉ trích ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch trong bài phát biểu đầy nhiệt huyết tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) diễn ra tại Baku, Azerbaijan.
AFP đưa tin Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã hứa hẹn xây dựng quân đội hùng mạnh, đồng thời nhắc lại cam kết chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng Ukraine đã chịu tổn thất nặng nề tại khu vực Kursk trong ngày 15/11. Còn ở khu vực Donetsk, Ukraine mất nguồn tiếp tế thường xuyên tại Kurakhovo.
Ngày 15/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã gặp Tổng thống Argentina Javier Milei tại câu lạc bộ Mar-a-Lago của mình. Đây là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp ông Trump kể từ sau cuộc bầu cử Mỹ vừa qua.
Iran sẽ ủng hộ bất kỳ quyết định nào của Chính phủ Liban trong các cuộc đàm phán nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn với Israel. Tuyên bố trên được ông Ali Larijani - cố vấn của lãnh tụ tối cao Iran đưa ra ngày 15/11, trong chuyến thăm Thủ đô Beirut của Liban.
Một vụ hỏa hoạn xảy ra vào rạng sáng ngày 15/11 tại một viện dưỡng lão ở Đông Bắc Tây Ban Nha đã khiến ít nhất 10 người tử vong, một người trong tình trạng nguy kịch, nhiều người đang được chăm sóc y tế, chủ yếu vì ngạt khói.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Gennady Gatilov tuyên bố, Nga sẵn sàng đối thoại để chấm dứt xung đột Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng các cuộc đàm phán này.
Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ được dư luận quốc tế nhìn nhận như một thách thức mới cho quan hệ Mỹ - Trung, vốn đã trải qua nhiều sóng gió trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.
Ngày 15/11, tại phiên họp thứ 122 của Hội đồng điều hành Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UN Tourism), diễn ra tại Cartagena, Colombia, thêm bảy ngôi làng Trung Quốc được công nhận là một trong những làng du lịch tốt nhất năm 2024.
Ngày 15/11, chính quyền địa phương Tây Ban Nha cho biết ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi một vụ hỏa hoạn bùng phát tại một viện dưỡng lão ở Zaragoza, miền bắc nước này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa bắt đầu chuyến công du tới Mỹ Latinh. Một trong những sự kiện quan trọng trong chuyến đi này là lễ khánh thành Cảng Chancay mới tại Peru.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh sản xuất hàng loạt máy bay không người lái (drone) tự sát, sau khi ông giám sát một cuộc thử nghiệm loại vũ khí này hôm 14/11, KCNA đưa tin.
Hôm nay, 15/11, bão Usagi đã suy yếu sau khi đổ bộ vào các thị trấn phía Bắc Philippines và mang theo gió mạnh, trong khi các nhà chức trách chuẩn bị cho một cơn bão khác có thể tấn công thủ đô Manila vào cuối tuần này.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thông báo dự định chọn Thống đốc bang Bắc Dakota, ông Doug Burgum, làm ứng viên cho chức vụ Bộ trưởng Nội vụ.
Một công dân Hàn Quốc đã bị bắt giữ tại sân bay Lima của Peru khi mang theo một số lượng lớn côn trùng độc trên người như nhện, rết, kiến đạn.
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá thiệt hại vật chất và tổn thất kinh tế do cuộc xung đột gây ra cho Liban ước vào khoảng 8,5 tỷ USD, với một loạt lĩnh vực quan trọng bị ảnh hưởng nặng nề và gần 100.000 ngôi nhà bị phá hủy ở quốc gia Trung Đông này.
Ngày 14/11, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết, ông sẽ đề cử ông Doug Collins, cựu thành viên Hạ viện đến từ bang Georgia, làm người lãnh đạo Bộ Cựu chiến binh trong chính quyền của ông.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa bắt đầu cuộc tập trận chung Freedom Edge lần thứ hai tại vùng biển Hoa Đông, kéo dài ba ngày, nhằm tăng cường khả năng phối hợp và ứng phó với các tình huống phòng không, phòng thủ tên lửa, tác chiến mạng và chống tàu ngầm.
Bên lề cuộc gặp cấp cao của các nước thành viên APEC tại Lima (Peru), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau. Đây là gặp lần thứ ba và sẽ là lần cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ sắp kết thúc của ông Biden.
Quân đội Israel hôm 14/11 thông báo đã tấn công hơn 300 mục tiêu của Phong trào Hezbollah ở Liban trong tuần qua, phá hủy nhiều kho vũ khí và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 tay súng đối địch.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn luật sư Todd Blanche, thành viên trong nhóm bào chữa hình sự của mình, làm thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Đại sứ Nga tại văn phòng Liên hợp quốc ở Geneva, ông Gennady Gatilov nói rằng, Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình về việc chấm dứt xung đột ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào cũng cần phải dựa trên tình hình thực địa.
Trong bối cảnh các thảm họa thiên nhiên gia tăng nhanh chóng và lượng khí nhà kính đang ở mức cao nhất mọi thời đại, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu lần thứ 29 của Liên hợp quốc (COP29) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các hành động bảo vệ môi trường mạnh mẽ hơn trên toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều nhà lãnh đạo đã có mặt tại thủ đô Lima của Peru tham dự Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 31. Dự kiến, lãnh đạo hai nước Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau bên lề hội nghị APEC lần này.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố đã chọn ông Kennedy Jr, nhà hoạt động từng phản đối mạnh mẽ vắc xin, làm người đứng đầu Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Ngày 14/11, Hãng thông tấn quốc gia Liban đưa tin 11 người đã thiệt mạng và 9 người khác bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào miền Nam và miền Đông Liban cùng ngày.
Argentina đang đối mặt với tình trạng lạm phát trầm trọng, khi đồng peso liên tục mất giá và giá cả trong nước tăng cao. Điều này đã tạo ra một xu hướng bất ngờ, đó là người dân đổ xô sang Chile mua sắm để tiết kiệm chi phí.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố chọn ông Robert F. Kennedy Jr., một nhà hoạt động vì môi trường làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, cơ quan y tế hàng đầu của Mỹ.
Tòa án thương mại Paris đã yêu cầu Google tại Mỹ, Ireland và Pháp dừng dự án chặn một số bài viết trên các phương tiện truyền thông khỏi kết quả tìm kiếm. Mức phạt nếu không tuân thủ phán quyết này lên tới 300.000 euro cho mỗi bên.
Iran cảnh báo sẽ lập tức có biện pháp đáp trả nếu Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) can thiệp vào chương trình hạt nhân của nước này.
Một chiếc vòng cổ đính kim cương, được cho là có thể liên quan cố Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette, vừa được bán với giá 4,2 triệu francs, tương đương hơn 122 tỷ đồng trong phiên đấu giá tại Geneva, Thụy Sĩ.
Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) đã lên án việc Israel chặn đoàn xe sơ tán y tế cho 8 trẻ em và người chăm sóc từ dải Gaza đến Jordan hôm 10/11 vừa qua, đồng thời kêu gọi Israel đảm bảo an toàn cho hoạt động sơ tán bệnh nhân khỏi Gaza.
Theo một báo cáo do Hội đồng chuyên gia độc lập tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc công bố, các quốc gia cần đầu tư hơn 6 nghìn tỷ USD mỗi năm để chống lại tác động của biến đổi khí hậu vào năm 2030, hoặc có nguy cơ phải trả nhiều tiền hơn trong tương lai.
Ngày 14/11, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghzi đã gặp Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tại Tehran để thảo luận chi tiết về chương trình hạt nhân của Iran trong bối cảnh diễn biến quốc tế bị chi phối bởi việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng.
Quân đội Nga đã áp sát một tuyến đường sắt gần thành phố Kupyansk ở Khu vực Kharkov và tràn vào vùng ngoại ô của thành phố, chuyên gia quân sự Andrey Marochko ngày 14/11 nói với TASS.
Chính quyền tại Philippines ngày 14/11 đã ra lệnh sơ tán tại các thành phố Đông Bắc trước khi siêu bão Usagi đổ bộ. Đây là cơn bão thứ 5 quét qua Philippines trong 1 tháng trở lại đây, trong khi một cơn bão nữa được dự báo sẽ đổ bộ ngay sau đó.
Việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống được dự đoán sẽ tác động đến chính trị toàn cầu, đặc biệt là đối với Trung Đông. Câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền sắp tới của ông Donald Trump có thể tháo ngòi nổ Trung Đông và lập lại hòa bình trong khu vực?
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố cắt đứt quan hệ với với Israel, đồng thời bày tỏ ủng hộ Palestine.
0