Nhà báo Trần Mai Hạnh - những ký ức còn mãi

Nhà văn - nhà báo Trần Mai Hạnh vừa ra đi vào một buổi chiều đầu tháng tư khi vừa đặt chân đến Sài Gòn, trong chuyến trở về chiến trường xưa.

Trong mắt những đồng nghiệp nhiều thế hệ, nhà báo Trần Mai Hạnh là nhà báo xuất sắc, nhà quản lý báo chí có tầm và có tâm. Ông là “người đi qua số phận”, chứng nhân được lựa chọn trong mỗi khoảnh khắc của lịch sử; vinh quang tột đỉnh cay đắng tột cùng. Ông thật sự là nhà báo sống chết với nghề, sống chết vì nghề…

Là một nhà báo trẻ, tôi chưa từng một lần có may mắn gặp mặt ông - nhà văn, nhà báo lão thành Trần Mai Hạnh. Một lần tình cờ, tôi biết tới cuốn sách “Lời tựa một tình yêu” – một Bản tình ca Cách mạng chân thật mà hào hùng của tác giả Trần Mai Hạnh. Trong cuốn sách đó, tôi bắt gặp tình yêu của hai người chiến sĩ cách mạng kiên trung Lê Hồng Tư và Nguyễn Thị Châu. Họ đã vượt qua những tháng năm tù đầy đòn roi tra tấn của kẻ thù, vượt qua hiểm nguy và cả cái chết để đến với nhau. Mối tình của họ thủy chung, trong sáng, đẹp như một huyền thoại. Tôi biết đến ông từ đó.

Trong suốt 20 năm làm báo của mình, chưa gặp ông dù chỉ một lần nhưng tôi lại biết về ông qua rất nhiều câu chuyện của bạn bè, đồng nghiệp. Trong ký ức của họ, nhà báo Trần Mai Hạnh là một nhà báo xuất sắc, có mặt ở những giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước; một nhà lãnh đạo báo chí có tầm và có tâm.

Nhà báo Phạm Mạnh Hùng, hiện là Phó TGĐ Đài Tiếng nói Việt Nam kể, anh vẫn còn nhớ lần đầu tiên nhìn thấy nhà báo Trần Mai Hạnh ở Đài Tiếng nói Việt Nam là cuối năm 1996, khi anh được dự một lớp học tiền công vụ. Với anh đó là lớp nhập môn nghề báo, cũng là vào nghiệp phát thanh. Nhà báo Trần Mai Hạnh được nhà báo Phan Quang đưa đi tham quan cơ ngơi của VOV trước khi chính thức tiếp quản chức vụ Tổng giám đốc. Qua lớp học, nhà báo Phan Quang giới thiệu đây là lớp phóng viên trẻ Đài mới tuyển rất bài bản, cũng là lần đầu sau nhiều năm Đài tuyển nhiều phóng viên mới.  Sau đó, nhà báo Phan Quang hỏi nhà báo Trần Mai Hạnh: "Anh thấy các bạn phóng viên mới thế nào?". Ông Hạnh nói một câu: "Giỏi giang hay không còn phải chờ thời gian trả lời, nhưng rõ ràng là tất cả đều rất trẻ!".

Nhà báo Trần Mai Hạnh và nhà báo Trần Mai Hưởng thăm lại chiến trường xưa. Ảnh: vietnamplus

Nhà báo Trần Mai Hạnh về làm Tổng giám đốc Đài TNVN giữa lúc chuyển giao thế hệ bắt đầu diễn ra mạnh mẽ nhất. Một lứa phóng viên biên tập, kỹ thuật viên vàng son của thời kỳ chống Mỹ bắt đầu đứng bóng, nối tiếp nhau nghỉ hưu. Sức đổi mới, cập nhật có phần chậm hơn tốc độ vũ bão của xã hội, đặc biệt là  kỹ thuật- công nghệ. Anh Phạm Mạnh Hùng vẫn còn nhớ như in cảm giác hẫng hụt, thất vọng khi lên cơ quan nhận việc được giao một cái bàn gỗ cũ kỹ, một cái máy đánh chữ cổ lỗ sĩ. Trong khi ở trường đại học, ở văn phòng trước khi anh vào Đài đã trang bị máy tính hiện đại kết nối internet. Việc đầu tiên của nghề báo là học đánh máy chữ theo kiểu mổ cò, đánh sai thì lại dùng bút xoá xoá đi, đợi khô để đánh lại đè lên. Sau một ngày làm việc, mấy đầu ngón tay tê cứng, nhem nhuốc, nhoè nhoẹt mực bút xoá.

Ngay những ngày đầu nhậm chức, nhà báo Trần Mai Hạnh làm việc với các Ban biên tập. Anh Phạm Mạnh Hùng kể, anh vẫn nhớ như in không khí cuộc gặp ở Ban Kinh tế, Khoa học và Công nghệ tại 37 Bà Triệu. Phòng làm việc của Trưởng ban Hoàng Hàm không đủ rộng, mọi người phải kê ghế ra ngoài hành lang ngồi hóng vào. Ai đứng lên phát biểu cũng hăng hái, bức xúc về lối làm phát thanh xơ cứng đơn điệu, thiếu hơi thở cuộc sống, cách thức tổ chức chương trình bất cập, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, lương bổng hạn chế…

Khi mọi người nói hết, ông Hạnh đứng lên tiếp thu đầy đủ, kiến giải hợp lý, đến phần chuyên môn báo chí thì ông càng nói càng hăng. Ông bảo: “Từ nãy đến giờ các anh chị phê phán, công kích rất nhiều. Tôi thấy đều đúng cả, nhưng xin lỗi tất cả các anh các chị ngồi đây, đó chính là sản phẩm của chính các anh các chị để lại. Tôi mới về Đài một tháng chưa kịp đụng chạm gì.”

Một việc mà ông Hạnh làm gây sốc lúc đó giờ thì là chuyện rất bình thường, là quyết định để khoảng 20 cán bộ đã quá tuổi nghỉ hưu vài năm nhưng vẫn làm việc và hưởng lương bình thường về nghỉ hưu thật, trong số đó có cả người quen của ông.

Hai tháng sau, tại Hội nghị  tổng kết công tác năm 1996, ông Trần Mai Hạnh đã có bài phát biểu chỉ rõ những thách thức lớn mà Đài TNVN phải đối diện. Đặc biệt ông đã chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập về nội dung cần phải khắc phục. Đó là tin ít, chậm, thiếu  tin hay tin độc; thiếu quan điểm, chính kiến của Đài trước những vấn đề, vụ việc nóng bỏng của đời sống xã hội; bỏ trống, né tránh nhiều mảng đề tài gai góc; chưa tạo ra sự hấp dẫn và nuôi dưỡng sự hấp dẫn qua các sự kiện quan trọng, các vụ việc lớn để thu hút thính giả; thông tin thiếu tính tổ chức và chủ động. Đặc biệt là tình trạng cát cứ, độc quyền làn sóng diễn ra ở từng chương trình, từng Ban biên tập. Dẫn ví dụ về sự sụp đổ của hãng thông tấn UPI (Mỹ), ông nhấn mạnh, một cơ quan báo chí mà thiếu chính kiến thì dù có nhiều tiền và kỹ thuật tân tiến đến mấy cũng không cứu được.

Trần Mai Hạnh xác định Đài TNVN phải đổi mới cả hai khâu có quan hệ mật thiết, cốt tử với nhau đó là nội dung và công nghệ - kỹ thuật. Riêng ở khâu nội dung cần phải chọn điểm đột phá là các chương trình thời sự, tập trung xây dựng chương trình thời sự trực tiếp thật mạnh, thật hay để người ta không thể không nghe Đài TNVN.

Ngoài việc trực tiếp tham gia chỉ đạo nhiều chiến dịch thông tin trên sóng phát thanh, mở ra nhiều chương trình phát thanh trực tiếp, nhà báo Trần Mai Hạnh đã để lại nhiều dấu ấn ở VOV. Không chỉ qua việc mở ra thêm các loại hình báo chí, các cơ quan thường trú trong và ngoài nước mà còn xúc tiến cải thiện cơ bản chế độ định mức, thù lao cho các khu vực. Nhờ đó, mức thu nhập của nhân viên nhà Đài đã tăng 2-3 lần.

Nhà báo Trần Mai Hạnh luôn nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo. Sản phẩm của lãnh đạo là quyết định. Không ra nổi quyết định thì không thể làm lãnh đạo được và cũng không nên làm lãnh đạo nữa. Không quyết định cũng chết và quyết định sai thì càng chết và chết sớm. Sau này, anh em nhà Đài vẫn nhắc lại câu cửa miệng đã thành thương hiệu của Trần Mai Hạnh: "Không khéo thì chết cả nút”.

Từ công việc làm báo, trải qua bao chức vụ quan trọng, có cả vinh quang và cay đắng, nhà báo Trần Mai Hạnh lại trở về với nghề báo theo đúng nghĩa của nó. Bạn bè đồng nghiệp nói về ông có thể có những cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau, nhưng tư chất của một nhà báo lão luyện, một nhà quản lý báo chí bản lĩnh, có tầm chiến lược thì không ai có thể phủ nhận.

Không chỉ vậy, những bạn đồng nghiệp trẻ cùng lứa với tôi, trong những câu chuyện không đầu không cuối mỗi lần gặp nhau, khi có một điều gì nhắc nhớ về nhà báo Trần Mai Hạnh, họ đều dành cho ông rất nhiều tình cảm yêu quý, trân trọng.

Nhà báo, Nhà văn Trần Mai Hạnh. Ảnh: Baotintuc

Tôi có một cô bạn đồng nghiệp năng động, cá tính, có may mắn được làm việc cùng ông tại báo điện tử Tổ Quốc, nơi ông làm cố vấn. Cô bạn tôi chia sẻ lớp trẻ học được biết bao điều từ chú qua những lần lên ý tưởng, biên tập bài vở, thông tin những vụ việc nhạy cảm... Căn phòng cố vấn của chú luôn sáng đèn dù khi ấy chú đã chạm tuổi 80. Hầu như ngày nào tới cơ quan làm việc, cô ấy đều thấy căn phòng của ông đã sáng đèn và thoang thoảng mùi hương cà phê buổi sớm. Chú không một chút nào làm phiền và can thiệp vào công việc của các phóng viên. Chỉ có các phóng viên trẻ suốt ngày đêm làm khổ chú.

Cô bạn tôi kể, có hôm cơ quan có công việc quan trọng đột xuất, 1-2 giờ đêm chú vẫn nghe máy giúp cô và đồng nghiệp chỉnh sửa những bản thảo quan trọng, cùng những lời khuyên hữu ích cho bài ngày mai nên đăng hay không. Cô hay mắc những lỗi trời ơi, mỗi lần như vậy chú đều nhắc nhở và bảo, một chi tiết nhỏ cũng có thể khiến một tờ báo đóng cửa.

Trong trí nhớ của cô bạn, nhà báo Trần Mai Hạnh dù tuổi đã cao nhưng lại cực kỳ am tường công nghệ. Chú làm việc trên những chiếc máy tính với các lệnh có đôi khi cô còn không biết, các phần mềm, các loại điện thoại chú sử dụng vô cùng linh hoạt, cẩn trọng.

Những chuyện về ông từ nhiều thế hệ đồng nghiệp khiến tôi thêm yêu mến và kính trọng ông- một nhà báo lão thành có nghiệp vụ xuất sắc và một trái tim ấm áp…

Đến sáng nay, tôi vô cùng bất ngờ khi đọc được dòng cảm xúc của rất nhiều đồng nghiệp hay tin nhà báo Trần Mai Hạnh đã rời cõi tạm.

Nhà báo Trần Mai Hạnh ra đi, để lại một khoảng trống lớn đối với đội ngũ những người làm báo, chắc không chỉ riêng báo điện tử Tổ Quốc.

Riêng tôi, một nhà báo trẻ của Đài Thủ đô, người chưa một lần được gặp ông, xin được đưa tiễn ông một chặng đường cuối, bằng ca khúc “Hát cho một người nằm xuống”, một sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Xin bái biệt ông - Nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh!

User
Ý KIẾN

Có một ngày, ta trở về thăm chốn cũ, lặng yên bên thềm giếng xưa, chiếc giếng khơi vẫn một mình đứng đó, cất giữ giùm ta bao kỷ niệm, bao ký ức thân thương, đợi ta trở về.

Đôi ta là nghĩa tào khang/ Xuống khe bắt ốc lên rừng hái rau. Có một người con luôn nhớ mẹ hay nói câu đó trước khi bắt đầu kể chuyện của bố và mẹ. Không hiểu sao mỗi lần mẹ kể là mỗi lần mưa dầm, cũng có thể mẹ chọn ngày mưa dầm để kể, cho nó hợp với câu chuyện, kiểu vậy.

Khi mọi loài hoa khác đã héo tàn hoặc thu mình cho qua mùa giá rét thì hoa dã quỳ lại bừng nở vàng tươi giữa cao nguyên mang đến cảm giác quyến rũ đến lạ thường.

Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.

Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....

Có những ánh mắt ta chẳng thể nào quên, không cần lời nói nhưng lại lưu giữ một điều gì đó sâu thẳm trong tim, tựa như một lời yêu chưa kịp nói. Cuộc đời là những chuyến đi dài, và trong những ngày cũ kỹ, có ai đó đã từng bước qua đời ta, để lại một dấu lặng mang tên ký ức.

Với những người thuộc thế hệ 7X, 8X trở về trước, hình ảnh chiếc xe đạp dường như đều gắn liền với ký ức của mỗi người. Dù thời gian trôi qua nhanh như nước chảy qua cầu, nhưng những điều thân thương nhất gắn liền với chiếc xe đạp, với tuổi trẻ và tình yêu của một thời đã qua vẫn còn mãi trong ta…

Hôm nay, Hà Nội mưa rơi. Có lẽ do ảnh hưởng của không khí lạnh nên nhiệt độ ở Thủ đô giảm sâu. Đi trên những cung đường của Hà Nội, tôi cảm nhận rõ rệt từng cơn gió lạnh ùa về. Nó khiến cho lòng người có cảm giác nao nao, nhớ về một vòng tay ấm... Vậy là, đông đã về với Hà Nội thật rồi.

Có một người theo gia đình về sống ở Hà Nội khi vừa bước vào quảng đời niên thiếu nhiều mộng mơ. Chắc cũng vì đang ở độ tuổi ngây thơ, luôn nhìn mọi thứ bằng đôi mắt sáng trong nên cảm nhận về Hà Nội thân thương trong cô đẹp và dịu dàng vô cùng. Nhiều năm xa Thủ đô, chuyển vào miền Nam sinh sống, nhưng lòng cô vẫn không thôi hoài mong nhớ về...

Cơn gió bấc đầu mùa thổi về khiến cho đêm như sâu thêm, dài thêm. Sáng ra, có người cứ trở mình qua lại, cuộn trong chăn ấm như con tằm nằm trong bọc kén chẳng muốn chui ra ngoài. Chợt nhận ra trời đang chuyển mùa, và rồi lòng lại miên man với những vẻ đẹp ngày đông!

Mỗi người chúng ta, ai cũng có ước mơ và khát vọng của riêng mình. Và ai cũng có quyền lựa chọn cho mình một con đường riêng để thực hiện những ước mơ, những khát vọng, những mong muốn ấy, dẫu điều chúng ta làm có thể là viển vông trong mắt người khác. Bởi, trong cuộc sống này, chỉ có chính chúng ta mới biết điều gì phù hợp với mình, điều gì mới thực sự mang lại cho mình sự tự do và hạnh phúc...

Có khi nào bạn tự hỏi: Có phải thực sự hạnh phúc chỉ đến khi chúng ta rảnh rỗi và có nhiều thời gian cho bản thân? Hay là bận rộn cũng mang lại niềm vui và ý nghĩa riêng, một loại hạnh phúc mang tên bận rộn?

Vậy là mùa thu đã đi qua, mùa đông đã về. Cuối năm, mỗi người chúng ta vẫn còn mải tất bật ngược xuôi trên những ngả đường mưu sinh vất vả, không dễ để có được một chút thảnh thơi, cảm nhận từng khoảnh khắc chuyển mùa. Có lẽ những cơn gió se lạnh của những ngày đầu đông ùa về là để nhắc nhở mỗi người hãy chậm lại phút giây, để không quên chăm sóc bản thân, không quên dành cho nhau một vòng tay ấm, một chốn nương náu cho tâm hồn.

Có những chiều lặng thinh, có người ngồi một mình bên ô cửa, lắng nghe nhịp thời gian chậm rãi trôi qua từng khoảnh khắc. Thời gian đi qua từng ngõ ngách của cuộc đời, vô tình và vội vã như dòng nước chảy chỉ xuôi mà không bao giờ quay lại. Có lẽ, thời gian là con đường một chiều vô tận mà ai rồi cũng phải bước qua, để rồi một ngày nhìn lại, lòng ta chất chứa biết bao xúc cảm chênh vênh, tiếc nuối.

Xin chào người bạn đồng hành thân thiết của tôi. Mỗi khi tan làm, tôi lại háo hức chờ đợi khoảnh khắc được gặp bạn lúc 18h15.

Cuộc đời là một chuỗi dài những sự kiện đan xen giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa tiếng cười và giọt nước mắt. Có đôi khi, niềm vui đến bất ngờ, còn nỗi buồn lại len lỏi trong từng khoảnh khắc không mong đợi. Nhưng dường như, sau mỗi giọt nước mắt là một bài học, sau mỗi lần vấp ngã là một bước chân mạnh mẽ hơn. Vậy thì, vui buồn, cứ thế mà đi nhé.

Có một người vốn thích hơi thở sáng sớm của một thành phố. Chắc cũng vì lý do đó, dù sống tại bất kỳ đâu, người đó vẫn yêu thích cảm giác được thức dậy sớm, hít căng lồng ngực không khí trong lành của mỗi buổi sớm ban mai. Những chuyến công tác, có dịp tình cờ đến Hà Nội, cô không khỏi ngơ ngẩn vì cảm giác tĩnh lặng đến bình yên.

Đầu đông, những cây phượng bắt đầu trút lá. Trên vòm cây lá vẫn xanh đó mà dưới gốc cây xác lá đã trải vàng một đoạn đường. Một cơn gió nhẹ lay. Lòng người cũng say say với những chiếc lá phượng bay bay trong gió, vương vào mái tóc, vương trên vai áo. Vậy là cũng sắp hết một năm!

Chớm đông, ấy là khi những ngày cuối cùng của tháng 10 dần đi qua và tháng 11 bắt đầu kéo về. Ta chẳng còn mấy khi có dịp được ngắm bầu trời trong vắt với ánh nắng vàng ruộm trải dài mênh mang mỗi buổi chiều tà mà thay vào đó là một màu trời xám xịt với những cơn mưa phùn lê thê ướt rượt. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian. Ra đường đã thấy nhiều người khoác lên mình chiếc áo gió mỏng nhẹ hay tấm khăn voan choàng trễ nại hững hờ che chắn gió. Gió lạnh đầu mùa vô thức dễ khiến ta thấy lòng mình cô đơn, trống trải, càng khao khát một bờ vai, một mái ấm đủ đầy để tìm về nương náu, chở che.

Một đôi vợ chồng nhà nọ có một đứa con gái. Họ có cách giáo dục con cái làm không ít người hết hồn khi thả rông con. Nhiều người cho rằng cách giáo dục con của vợ chồng họ là phản tác dụng…

Trong xã hội hiện đại ngày nay, mỗi người chúng ta đều bị cuốn vào một guồng quay đến chóng mặt. Rời cơ quan về nhà, sự bận rộn vẫn chưa dừng lại, với vô vàn những việc không tên đến có tên, tiếp tục đau đầu với những mục tiêu và kỳ vọng đã đặt ra từ lâu mà chưa đạt được. Để có được một giây phút bình yên, một hạnh phúc giản đơn, thực sự khó khăn vô vàn…

Mới hôm nào Hà Nội đón thu, hồi hộp đón mùa cốm mới thơm mùi sữa lúa, hương sen thoang thoảng sót lại phía Tây Hồ. Trên đường phố thỉnh thoảng bắt gặp những quả hồng đỏ mọng như mời gọi, những quả thị trong đôi quang gánh chung chiêng, những quả ổi chín hồng tỏa mùi thơm dân dã, bình dị, xưa xưa cổ tích... Mà nay, những đợt gió lạnh đang tràn về Hà Nội, vậy là mùa đông đã gõ cửa. Mùa thu đi rồi sao…

Bao nhiêu năm xa Hà Nội là chừng ấy năm khắc khoải biết bao nỗi nhớ niềm thương. Mỗi người Hà Nội dẫu đi xa nhưng vẫn lưu giữ cho riêng mình nhiều hoài niệm quý giá cùng những cách nhớ khác nhau về thành phố này. Với một người, nỗi nhớ âm thầm trong tim luôn thoang thoảng hương vị của những bát cháo sườn vỉa hè.

Có một người tạo thói quen đạp xe vào buổi tối, lặng lẽ guồng quay trên từng con phố nhỏ, để lắng đọng và cảm nhận cuộc sống chậm rãi ở Thủ đô khi Hà Nội đã lên đèn.

Có người từng nghĩ rằng tìm kiếm bản thân là một hành trình đầy hào hứng, như những chuyến phiêu lưu đến miền đất mới, nơi sẽ có câu trả lời chờ sẵn cho mọi thắc mắc về ý nghĩa cuộc sống. Thế nhưng, khi từng ngày đi qua, khi đôi chân lặng lẽ đi qua bao nhiêu con đường, nỗi khắc khoải trong lòng lại càng rõ hơn, từng khoảnh khắc chông chênh trên hành trình ấy như một phần không thể thiếu trong việc xây dựng bản ngã của mình.

Trời xanh biêng biếc nơi Thủ đô, cái xanh như tự ngàn năm còn đó. Để rồi một ngày nắng ấy long lanh, để một tôi nhỏ bé nhớ, một Hà Nội nồng nàn gợi mở, Hà Nội sâu thẳm và bao dung.

Có một con đường dài, uốn lượn men theo lũy tre làng, từng lớp đất như hoà quyện với nhịp sống thanh bình, lặng lẽ. Con đường ấy không đòi hỏi sự chú ý, cũng chẳng bao giờ đòi hỏi những lời ca ngợi. Nó chỉ ở đó, im lặng và khiêm nhường, đón nhận từng bước chân qua lại suốt bao mùa gió bão, nắng mưa. Thời gian trôi qua, bụi đường phơi mình dưới ánh nắng gay gắt, lặng lẽ khi đêm về, vương vấn hương lúa nồng đượm của ruộng đồng.

Bác bảo vệ trường xưa nay đã về miền mây trắng. Mỗi lần nghĩ về bác, trong lòng một người dấy lên niềm thương yêu và kính trọng như một người cha, như một người thầy. Trong xôn xao niềm vui của Ngày Nhà giáo Việt Nam, cô nghĩ rằng, bác chính là một dấu lặng, hay một nốt trầm rất đẹp trong bản hòa ca về nghề dạy học.

Gần 30 tuổi, cô – một giáo viên dạy Ngữ văn, trong những câu chuyện đùa vui với đồng nghiệp và bạn bè, luôn tự nhận mình già trước tuổi. Cô chỉ ưa những điều tối giản, cả trong cách ăn mặc và lối sống. Chỉ như vậy, cô mới cảm thấy lòng mình bình yên, dễ chịu. Cô biết, chỉ có một người hiểu vì sao tính cách của cô lại già dặn sớm như thế. Người phụ nữ ấy không phải mẹ cô mà là cô Nguyễn Thị Hoa, cô giáo dạy Ngữ văn của cô suốt 4 năm cấp 2. Cô không gọi cô Hoa là cô giáo cũ, bởi cô Hoa luôn là người dạy dỗ cô suốt đời.

Nghề giáo vẫn được gọi là nghề cao quý. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Và nghề giáo cũng có những câu chuyện cuộc sống đằng sau ánh hào quang cao quý.

Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.

Cô bạn thuở hoa niên vừa gửi qua Zalo khoe rổ hoa dầu sớm nay mới nhặt trên đường tập thể dục về. Ôi những cánh hoa vươn dài, vừa mỏng manh vừa cứng cỏi. Một cái gì đó như bung vỡ. Một cảm giác thật khó định hình. Bồi hồi. Thảng thốt. Trái tim ai đó bỗng lỗi mấy nhịp. Điều gì vừa gần gụi vừa xa xăm. Sài Gòn và anh!

Cuối năm thiệp mời cưới bay tá lả, đó là lúc chị em cố gắng giảm cân để mặc đồ cho đẹp. Hôm nào cũng hỏi thăm nhau giảm được bao kg rồi, để còn tụ tập đi ăn cưới.

Sau những chuyến muộn phiền, có người lại về ngồi với khu vườn, lặng yên nghe tiếng chim hót. Đôi khi ngửa mặt lên trời nhìn mây trôi về muôn nẻo. Mây trôi nhẹ tênh, trong thoáng chốc cô ước gì hồn mình cũng nhẹ như mây. Để tự do bay bổng, để đi về hướng nào mình muốn và để tan ra hay làm mưa xuống. Không như mình vẫn ngồi đây để tự hỏi, rồi cuộc đời mình sẽ đi về đâu?

Trong ký ức của một người con, có một căn nhà xưa sơ sài tới mức không có cổng, nhưng trong căn nhà nhỏ ấy, lại đầy ắp tình yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau…

Dạo gần đây mạng xã hội nổi rần rần về chữa lành. Chỉ cần mở YouTube, 10 podcast thì 9 cái nói về việc chữa lành. Có người nói với tôi, muốn hạnh phúc phải yêu chính mình trước đã, phải chiều chuộng bản thân, làm gì mình thích để chữa lành. Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, nghĩ đến bản thân nhiều hơn, đặt gánh nặng trách nhiệm trên vai xuống để đi chữa lành cho đầu óc thanh thản, nhẹ nhàng hơn...

Đêm ở biển, thanh âm của biển, vị của biển, giữa một màu đen bát ngát bao la. Lòng bình yên lắng dịu. Biển vắng giữa đêm mùa thu thật lạ mà thật quen. Ngỡ như ta đã gặp đâu đó một thời xa lắm. Nhớ về một đêm biển vắng năm nào, ngồi ở một căn chòi nhỏ, lặng nghe tiếng mưa rơi... Biển vẫn vậy, dịu dàng quá đỗi. Ta khác rồi, liệu đã thâm trầm như biển ngày xưa?

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng từng một lần theo đuổi điều gì đó tưởng chừng vĩ đại, tưởng chừng hoàn hảo. Đó có thể là những giấc mơ lớn lao hay chỉ là những điều giản dị, bé nhỏ mà tâm hồn chúng ta đã khắc khoải tìm kiếm. Với tôi, hành trình ấy bắt đầu từ những buổi chiều thơ bé, nơi tôi đắm mình giữa đồng cỏ xanh rì, tìm kiếm chiếc lá cỏ hoàn hảo - một thứ biểu tượng đẹp đẽ mà tôi tin rằng khi tìm thấy, cuộc đời tôi sẽ trọn vẹn theo cách kỳ diệu nhất. Có một người cũng giống như tôi.

Có một người không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng quãng thời gian mà người ta vẫn ưu ái gọi tên "đẹp nhất của đời người" - thời trung học của cô đã gắn với mảnh đất cổ kính, nên thơ này. Từ lâu, Hà Nội đối với cô đã vượt lên cả một miền ký ức, trở thành một phần hiện hữu trong cuộc đời.

Cuộc sống vội vã trôi, cuốn mỗi người chúng ta vào guồng quay không ngừng nghỉ. Để tới một lúc nào đó, ta bỗng phát hiện ra dường như mình đã quên mất những điều bình dị, ấm áp xung quanh, quên mất rằng ta và người ấy vẫn cần lắm những nồng ấm, yêu thương…

Hà Nội - một cái tên vừa nghe đã thấy nôn nao trong lòng, một miền ký ức không chỉ của riêng tôi mà còn của biết bao người đã từng đi qua nơi này, dù chỉ một lần.

Ước mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại Sài Gòn sắp trở thành hiện thực khi Nhà nước quyết định đầu tư đường sắt cao tốc Bắc Nam. Ký ức một thời về những chuyến tàu xưa cũ sẽ dần chìm vào quên lãng...

Có người từng nói với tôi Hà Nội đâu có gì để si mê đến thế! Cũng có người kể rằng sống ở Hà Nội bao năm nhưng họ chẳng vấn vương gì thành phố tắc đường và khói bụi này. Không phải ai cũng đồng điệu trước những điều làm tôi quyến luyến với Thủ đô.

Những ngày thu dịu mát ở Sài Gòn, một người bước vào văn phòng, bất ngờ nhận một bó cúc họa mi được người bạn cất công mang từ Hà Nội vào gửi tặng. Nhìn sắc trắng giản dị của bó hoa, lòng ai đó không khỏi bồi hồi nhớ về khoảng đời niên thiếu nhiều mộng mơ ở Thủ đô.

Có người kể với tôi, cô ấy ra trường năm 2015 và bắt đầu cuộc sống của người trưởng thành với một công việc trái ngành không thể bình thường hơn. Cùng thời điểm ấy, bạn bè cô có người hăm hở học lên cao, có người vào làm tập đoàn lớn, có người thì đã bắt đầu khởi nghiệp.

Trong khuôn viên của một ngôi trường cấp ba, nơi một cô giáo làm việc mỗi ngày, có trồng rất nhiều cây. Mỗi loài cây đều có sức hút riêng với những đặc tính khác nhau. Những gốc sala cuối góc sân trường luôn làm cô chú ý bởi vẻ đẹp thuần khiết nhưng mạnh mẽ; như bao thế hệ học trò vừa hồn nhiên trong trẻo, vừa tự tin. Mỗi khi trong lòng có những chênh vênh bất ổn, cô thường thả hồn mình trôi vào khoảng xanh mênh mông này để tìm lại bình yên.