Nhà có khách: Hết hồn vì tiếng ồn
Ý KIẾN
Không gì hạnh phúc hơn khi được hát ru con ngủ. Những câu “ầu ơ”; “à í à ời”; “à í à ơi”… mộc mạc, giản dị nhưng ấm áp, là sợi dây gắn kết tình thân, kết nối gia đình, cha mẹ với con cái. Dù cuộc sống có gấp gáp đến đâu, dù xã hội có hiện đại thế nào, thì các bậc cha mẹ cũng đừng bỏ qua điều tuyệt vời đó. Đừng lấy đi thế giới lời ru thiêng liêng của con trẻ.
"Mỗi trang sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên đó ta tách dần khỏi con thú và tiến gần hơn đến con người”. Câu nói nổi tiếng này đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc đọc sách. Thực tế, khi đọc được một cuốn sách nào đó giống như mình được trò chuyện với một người bạn. Và một cuốn sách hay đem đến cho ta sự lạc quan và những suy nghĩ tích cực. Nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang sách, thì bạn không thể nào biết được những điều hấp dẫn, thú vị, mới mẻ mà cuốn sách mang đến.
Mấy năm trước các bạn trẻ có câu “Thanh xuân như một tách trà/Ai mà không uống, hết bà thanh xuân”! Nhưng thanh xuân ai mà không uống dù cách này hay cách khác. Thời thanh xuân, thời sinh viên luôn là quãng đời tươi đẹp trong ký ức của mỗi người.
Thích những thứ của ngoại không xấu, nó chỉ xấu khi mà chúng ta không biết điểm dừng và sính ngoại một cách quá mức, quá lố… Bên cạnh đó, từng bước thay đổi tâm lý sính ngoại, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, bằng chính lòng tự tôn, tự hào dân tộc.
Nhiều khi người lớn lầm tưởng rằng cho các con đi học thêm nhiều, tham gia thật nhiều lớp, khóa học mới là cách để các con thành công và phát triển toàn diện. Nhưng thật ra, chơi cũng chính là một phần của sự học ở trẻ. Chúng ta phải thay đổi thái độ và hành vi, tạo cơ hội để trẻ được chơi, được trải nghiệm nhiều hơn. Như thế, trẻ mới có thể thoải mái tiếp thu kiến thức, chủ động học thêm những kỹ năng mới trong cuộc sống.
Các “thói hư tật xấu” hay chuyện “xấu chơi” là một loại “đặc sản” không thể thiếu nơi công sở. Nhưng hãy giữ điều đó ở mức cạnh tranh công bằng, sòng phẳng để làm việc hiệu quả hơn. Hãy tự mình kiểm soát, cũng đừng nên quá tin tưởng vào đồng nghiệp mà bị “đâm lén” lúc nào không hay. Thượng sách cho tình huống này là “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”. Chỉ cần bạn luôn giữ một thái độ sống đúng mực, chân thật với tất cả mọi người thì dù có chuyện thị phi gì đi chăng nữa cũng sẽ không ảnh hưởng đến bạn.
Nghệ sĩ Trung Hiếu trở thành nhà tư vấn chọn địa điểm cho bà hàng xóm mà tìm mãi không ra địa điểm nào khi nhìn đâu cũng bị vướng xe máy... Thế nhưng nếu xe máy bị cấm, mọi hoạt động khác sẽ diễn ra thế nào? Các tình huống dở khóc dở cười trong Nhà có khách hôm nay sẽ là những góc nhìn hài hước nếu như việc cấm xe máy vào nội đô được triển khai.
Phản biện, tranh luận là cần thiết, nhưng phản biện phải có văn hóa, phải dựa trên lý lẽ thuyết phục. Thái độ phản biện thể hiện bản chất con người bạn, do vậy hãy phản biện bằng lý trí, đừng a dua theo đám đông, “tát nước theo mưa”, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm người khác... Và hãy nhớ, phía sau mỗi lời phản biện tưởng như vu vơ, vô hại, lại là cả cuộc sống và sinh mệnh - không chỉ của một người…
Thủ đô nghìn năm văn hiến là đất hội tụ tinh hoa, dung nạp và tôn vinh văn hóa nhiều vùng miền. Sở dĩ Hà Nội văn hiến cũng nhờ vào sự đóng góp của những người con ưu tú của nhiều vùng đất khác chứ không chỉ có người Hà Nội. Nhưng Hà Nội vẫn luôn có một bản sắc riêng của đất kinh kỳ, những người đến Hà Nội dần cũng có những “chất” Hà Nội, chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người tràng an. Cái riêng hòa lẫn trong cái chung để tạo nên một tổng thể chung đa dạng và hài hòa.
Không chỉ là kiêng kỵ trong những ngày Rằm, mùng 1, các bợm nhậu kiêng ăn thịt chó, ăn mực vào đầu tháng vì sợ xúi quẩy. Vợ chồng kiêng gần gũi nhau vào những ngày Tết. Những con số không đẹp thường bị tránh như tránh tà, thậm chí đi chơi cũng phải chọn ngày đẹp. Thực tế chuyện kiêng của các cụ ta ngày xưa là có, có những chuyện kiêng kỵ văn hóa, cũng có những kiểu kiêng kỵ mang tính khoa học, thế nhưng ngày nay, hình như chuyện kiêng xuất hiện ngày càng nhiều và rất nhiều trong số đó lại thường mang màu sắc mê tín.
Nghề giáo - Nghề mang lại hạnh phúc và tương lai tốt đẹp cho các em học sinh. Và ngược lại, hạnh phúc của người thầy không phải là những gì lớn lao mà từ chính từ những điều giản đơn trong cuộc sống với học trò, là sự trưởng thành của các em học sinh. Những “món quà vô giá” đó thực sự là nguồn động lực lớn lao cho mỗi thầy giáo, cô giáo trên hành trình chở những chuyến đò qua sông!
Khi một sự việc không mong đợi xảy đến, bạn có bao giờ tìm một lý do không thuộc về mình? Liệu bạn có chủ động nhận đó là do tôi bất cẩn, do tôi thiếu trách nhiệm? Nhận trách nhiệm không dễ chút nào phải không các bạn? Thói quen đổ lỗi, một thói quen không hiếm gặp ở chúng ta. Có mặt tại nhà của Trung Hiếu để trò chuyện về chủ đề “Không phải lỗi tại tôi”.
Thời gian gần đây, khi lướt các trang mạng xã hội, không khó để bắt gặp từ khóa “flex” đang được sử dụng rầm rộ và trở thành trào lưu thu hút sự quan tâm đông đảo của người dùng mạng, đặc biệt là giới trẻ… Nguyên gốc từ flex chỉ sự khoe khoang quá đà, gây khó chịu… Nhưng qua quan sát trào lưu này trên mạng xã hội thời gian qua thì tôi lại thấy có vẻ như trào lưu flex xuất hiện tại Việt Nam với ý nghĩa hài hước, vui vẻ, tích cực và truyền động lực nhiều hơn.
Ngày xưa có rất nhiều cuộc hôn nhân bằng mặt mà không bằng lòng, có thể là ly thân nhưng vẫn chung một mái nhà (có thể vì con, vì danh tiếng bản thân…) Nhưng thời nay ta thấy trong khi giới trẻ không ưng là chia tay. Tuy nhiên ta phải thừa nhận thực tế là những cuộc ly hôn vẫn diễn ra và trong xã hội hiện đại tỉ lệ ly hôn nhiều hơn trước. Vậy ứng xử sau hôn nhân thế nào để không tổn hại đến con trẻ cũng như không làm cho bản thân tổn thương thêm là điều cần lưu tâm.
Tất cả chúng ta đều biết, 36 phố phường Hà Nội đều gắn với những nghề xưa cũ của Hà Nội, của đất Thăng Long. Phố Hàng Bạc làm nghề bạc, phố Hàng Bông vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm hay phố Hàng Thiếc vốn là phố của thợ thủ công chuyên nghề đúc thiếc… Có lẽ đây chính là điều là nên vẻ đẹp, nét đặc trưng của phố cổ Hà Nội.
Nghệ sĩ Trung Hiếu lo lắng khi nhận tới tấp 4-5 thiệp mời trong tuần. Vẫn biết tốn kém là thế nhưng vì tình nghĩa, vì quan hệ, nam nghệ sĩ vẫn phải đi và chỉ kịp than: Cả tháng treo niêu. Mùa cưới chính là “mùa lo”, không chỉ của nam nghệ sĩ mà còn của người mời.
NSND Trung Hiếu bất ngờ khi có rất nhiều cuộc thi về hoa hậu được tổ chức hiện nay, khiến bản thân nghệ sĩ và nhiều khán giả cũng không thể nhớ rõ tên các cuộc thi. Nam nghệ sĩ đã đem câu hỏi vì sao tổ chức nhiều cuộc thi sắc đẹp để làm gì? để bàn luận cùng nhà báo Ngô Bá Lục.
Mới sáng ra, NSND Trung Hiếu đã thấy hàng xóm xách túi rác than phiền vì tối qua đã có ai đó vứt trộm trước cửa nhà. Cũng bực mình vì cách ứng xử thiếu văn hóa, NSND Trung Hiếu đồng tình với hàng xóm ghi hình lại bằng camera rồi phát lên loa của Tổ dân phố và có hình thức xử phạt nặng về hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Chứng kiến câu chuyện của gia đình hàng xóm, con đua đòi với đám bạn nhưng bà mẹ vẫn một mực "Cháu nó ở nhà ngoan lắm", NSND Trung Hiếu cho rằng đây là kiểu bênh con mù quáng. Câu chuyện trên được chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà lý giải đó là một hình thức bao biện của bà mẹ.
Nghệ sĩ nhân dân Trung Hiếu cằn nhằn, bực tức khi nhìn thấy vợ say xỉn sau khi đi họp lớp về. Chỉ vì bạn bè lâu ngày gặp nhau ép uống nên vợ nam nghệ sĩ say đến nỗi không nhận ra chồng.
Nghệ sĩ Trung Hiếu lo lắng khi nhận tới tấp 4-5 thiệp mời trong tuần. Vẫn biết tốn kém là thế nhưng vì tình nghĩa, vì quan hệ, nam nghệ sĩ vẫn phải đi và chỉ kịp than: Cả tháng treo niêu. Mùa cưới chính là “mùa lo”, không chỉ của nam nghệ sĩ mà còn của người mời.
0