Nhà cổ Mã Mây, nơi lưu giữ nét đẹp Hà Nội xưa

Trải qua những năm tháng lịch sử, Hà Nội ngày nay đang trở thành một thành phố hiện đại đầy năng động. Tuy nhiên, có những dấu ấn của Hà Nội xưa vẫn còn được lưu giữ cho tới nay trong ngôi nhà cổ số 87 Mã Mây.

Ngôi nhà được xây dựng vào đầu thế kỉ 19, đây là một trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội còn giữ được cấu trúc gần như nguyên vẹn của nhà cổ Hà Nội. Ngôi nhà đã được đưa vào diện bảo tồn để lưu giữ lại dấu ấn của một Hà Nội xưa.

Mã Mây, khu phố hiếm hoi còn giữ được một vài căn nhà cổ, nhưng đã làm nên đặc trưng của đất Hà Thành. Phố ngày càng đông, nét truyền thống đôi khi khuất lấp giữa đời sống hiện đại. Nhưng lắng lại một chút, có thể nhận ra những nét xưa khó lẫn.

Ngôi nhà số 87 phố Mã Mây mang vẻ đẹp cũ kĩ, giản dị tựa như những nét vẽ hay gặp trong tranh "phố Phái". Đây là một trong số rất ít những nhà cổ còn sót lại ở Hà Nội. Một căn nhà nhỏ bằng gỗ nâu với nước sơn màu vàng bỗng lọt thỏm ẩn hiện dưới tán cây đang độ thay lá giữa những hiện đại của đô thị với vô số tòa nhà cao tầng.

Hà Nội cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trở thành một trung tâm đô thị nhộn nhịp. Con phố Mã Mây trước kia nằm dọc theo bờ sông Hồng, là nơi trên bến dưới thuyền sầm uất. Theo một số tài liệu xưa, cái tên Mã Mây được ghép từ hai tên phố là Hàng Mã đoạn ở phía Nam và Hàng Mây đoạn ở phía Bắc.

Ngôi nhà số 87 Mã Mây mang nét đặc trưng của nhà cổ xưa ở Hà Nội. Nhà được xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ thứ 19 bởi một gia đình tiểu thương bán gạo người Việt. Ngôi nhà theo hình ống với tổng diện tích gần 160m², được xây dựng vuông góc với đường phố. Chiều dài đất là 28m, chiều rộng mặt tiền là 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m.

Đây là kiểu kiến trúc truyền thống Việt Nam, tuân theo cách suy nghĩ của người dân ngày xưa là miếng đất làm nhà nên nở hậu. Ý nghĩa sẽ mang đến phúc lộc cho gia chủ. Ngôi nhà được xây với mục đích sử dụng là để ở và bán hàng. Ngôi nhà đã thay đổi chủ nhiều lần. Năm 1945, một thương gia bán thuốc Bắc mua lại ngôi nhà, từ năm 1954 đến năm 1999, có năm gia đình đã sinh sống ở đây.

Trái ngược hoàn toàn với vẻ ngoài nhỏ bé, đơn sơ, bên trong ngôi nhà là một không gian rộng rãi, thoáng đãng, tái hiện một không gian sinh hoạt và kiến trúc tiêu biểu của người Hà Nội xưa. Giới thiệu về các gian nhà của tầng một, bà Trần Thị Thuý Lan, Phó Trưởng ban Ban quản lý hồ Hoàn kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết, ngôi nhà mang nét kiến trúc truyền thống hình ống với nhiều lớp nhà.

Bà Lan chia sẻ: "Trước năm 1945 thì đây là một ngôi nhà của người Việt và sau năm 1945 trở đi thì là người Hoa. Trước người Việt bán hàng tại không gian ở phía ngoài của ngôi nhà, chủ yếu là bán hàng gạo và sau khi chuyển giao bán lại cho người Hoa thì người Hoa kiều đã làm không gian cửa hàng thành nơi bán thuốc. Đây là một cái ngôi nhà truyền thống điển hình ở trong khu phố cổ Hà Nội".

Gian nhà hậu nhìn ra gian chính qua khoảng sân. (Ảnh: Internet)

Không gian của ngôi nhà được chia thành ba lớp ngăn cách bởi hai sân nhỏ, vừa cung cấp ánh sáng cho căn nhà, vừa đặt những chậu cây để thêm gần gũi với thiên nhiên.

Việc mở cửa để bán hàng ở những ngôi nhà mặt phố là một vấn đề quan trọng và tất yếu. Vì vậy, ngôi nhà hẹp bề ngang nhưng lại được phát triển mạnh theo chiều sâu mà vẫn dùng kết cấu mái cũ của nhà dân gian nên không gian mái lớn và để tận dụng người ta làm thêm những gác lửng kết nối bằng một cầu thang gỗ. Các phòng đều thông nhau, tận dụng khoảng không gian để kê đồ sát với mặt tường dọc làm lối đi.

Nhu cầu của người dân lúc đó cũng đơn giản. Họ chưa cần những không gian riêng tư như ngày nay. Vì vậy, việc xuyên suốt từ không gian phòng này sang phòng khác là đặc trưng nổi bật trong những ngôi nhà ở khu vực 36 phố, phường. Ngôi nhà với nội thất không quá cầu kỳ nhưng cũng đủ để thể hiện gia chủ là người có gu thẩm mỹ so với thời bấy giờ.

Thêm vào đó là cách sắp xếp của các lớp nhà theo từng chức năng, mục đích sử dụng cho thấy tư duy khoa học của chủ nhà. Phía bên trong của tầng một là phòng ngủ với những vật dụng đơn giản như giường, bàn, giấy, tủ quần áo, tủ trưng bày đồ cổ bằng gốm, chậu rửa mặt, quạt điện. Từ ngày xưa, không gian thờ được gia chủ bố trí ở trên tầng hai.

Ở góc bếp nhỏ, phía sau phòng ngủ ở tầng một là cả một không gian đầy hoài niệm với những khối đá, mâm đồng, chạn bát, những chiếc rổ, chiếc rá bằng tre, bằng nứa. Tất cả tái hiện một không gian bếp vô cùng đặc trưng của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà, đồng thời khiến du khách như được quay lại quá khứ xa xưa.

Ngôi nhà 87 Mã Mây được trùng tu từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999 trong khuôn khổ hợp tác của thành phố Hà Nội với thành phố Toulouse của Pháp. Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng bằng gỗ cho đến những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng.

Nội thất bên trong ngôi nhà hấy hết đều bằng gỗ. (Ảnh: Internet)

Ngày 16/2/2004, Bộ Văn hóa Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kí quyết định công nhận nhà 87 Mã Mây là di sản cấp quốc gia. Điều thu hút du khách đến tham quan phố cổ Hà Nội đó là ngoài việc được tìm hiểu không gian sinh hoạt và kiến trúc đặc trưng của một ngôi nhà phố của Hà Nội xưa, ngôi nhà 87 Mã Mây cũng là một trong những địa chỉ thường xuyên tổ chức các sự kiện.

Hơn 100 năm tồn tại trên mảnh đất Hà Nội, ngôi nhà 87 Mã Mây đã chứng kiến biết bao chuyện vui buồn nơi đây. Từ những giờ phút chiến tranh gian nguy đến sự phát triển của thành phố. Không chỉ vậy, ngôi nhà ấy còn là dấu mốc vững vàng cho sự hình thành lịch sử kiến trúc khu phố cổ Hà Nội. Ngôi nhà cổ hiện nay đã trở thành một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới Hà Nội. Đồng thời cũng là nơi kết hợp trưng bày các sản phẩm thủ công của các làng nghề như trà, dệt lụa hay gốm sứ…

Đến với nhà cổ vào mùa đông, nơi đây còn được trang trí bởi những loài hoa đặc trưng của Hà Nội như cúc hoạ mi hay hoa đào khoe sắc. Nhà cổ 87 Mã Mây thực sự là một nơi lưu giữ dấu mốc vững vàng cho lịch sử phát triển kiến trúc của phố cổ Hà Nội. Những đồ vật xưa cũ vẫn được gìn giữ nguyên vẹn như nhắc nhở về những kỷ niệm đẹp, những dấu ấn khó phai mờ dù người xưa đã không còn.

Mỗi lần tham quan ngôi nhà ấy là mỗi lần niềm xúc động lại dâng lên trong lòng nhiều du khách. Không chỉ là sự thích thú mà còn là những suy tư, những trải nghiệm: "Ồ, hóa ra ngày xưa người Hà Nội sống như thế. Ồ, hóa ra các cụ có những cái thú rất thanh tao. Ồ, hóa ra cái nếp ăn nếp ở xưa được người ta coi trọng như thế, tỉ mỉ như thế."

Nhà văn Tô Hoài đã từng nói: "Hà Nội không còn khu phố cổ nhưng có nhà cổ". Những ngôi nhà cổ mang nét văn hóa rất đặc trưng và quý giá, ẩn chứa các giá trị cuộc sống và con người nơi đây trong một giai đoạn lịch sử quan trọng, thể hiện sự giao thoa và tiếp biến văn hóa Ðông - Tây. Qua đó, giúp du khách và các thế hệ hôm nay có thể hình dung về cuộc sống, nếp sinh hoạt xưa của cư dân nơi phố cổ Hà Nội.

Người Hà Nội với những thú chơi thanh tao, nếp ăn, nếp ở rất đặc trưng, thể hiện nét văn hóa rất riêng của đất Hà Thành. Căn nhà cổ 87 Mã Mây, nơi lưu giữ kỉ vật và không gian sống một thời của người Hà Thành xưa là một phần ký ức không thể nào quên về Hà Nội.

User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức triển lãm tư liệu "Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh".

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức khai mạc triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác về sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch.

Di chỉ Vườn Chuối là di chỉ khảo cổ được phát hiện vào năm 1969, trải rộng trên diện tích khoảng 1,2ha thuộc địa bàn thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Mới đây, khi Viện Khảo cổ học công bố kết quả cuộc khai quật mới nhất, hàng loạt những phát hiện khảo cổ mới về thời kỳ tiền sử của dân tộc ta cách đây 3.500-4.000 năm đã một lần nữa khẳng định giá trị đặc biệt quý hiếm của di chỉ này.

Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội vừa tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật giới thiệu tác phẩm đoạt giải.

Ký ức về thời chiến tranh luôn in sâu trong tâm trí của những người lính. Đó là những kỷ niệm khó phai mờ, vừa đau thương lại vừa đẹp đẽ. Cuốn sách mới nhất của tác giả Phạm Việt Tiến ra mắt bạn đọc trong quý III năm 2024, tiểu thuyết “Mưa ở lưng chừng đồi” là những trang văn lãng mạn về một thời chưa xa, đau thương mất mát nhưng không hề bi luỵ.

Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn, là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình có tên chính thức là Nhà thờ Chính toà Thánh Giuse.

Với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”, Festival Hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024 sẽ được tổ chức trong bốn ngày, từ ngày 26/12 đến hết ngày 29/12/2024 tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội.

Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp cùng huyện Ứng Hòa liên kết sản phẩm, dịch vụ theo vùng, theo tuyến chính; quy hoạch và nâng cấp hạ tầng, cảnh quan ở làng nghề hương và làng nghề áo dài; khai thác tốt du lịch tâm linh.

Báo Quân đội nhân dân vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ” cho 31 tác phẩm ảnh và bộ ảnh của các tác giả xuất sắc.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt cuốn sách "Di Cảo" và trưng bày một số trang thủ bút của ông tại Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Đại sứ quán Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Cộng hòa Séc và Hội cựu sinh viên châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội chợ Giáng sinh EU 2024 tại Hà Nội.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII vào tối 15/12.

Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng vừa phối hợp cùng UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, tối qua, tại Hà Nội, Đại sứ quán Hàn Quốc, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Nhà hát Kịch Việt Nam phối hợp tổ chức biểu diễn vở nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong số hơn 2.900 sản phẩm OCOP - Chương trình mỗi xã một sản phẩm, được Hà Nội chứng nhận, có tới hơn 770 sản phẩm đến từ các làng nghề.

Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.

Sự tươi mới và trong trẻo của tranh màu nước đã cuốn hút được người yêu nghệ thuật. Hiện nay, ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều câu lạc bộ tranh màu nước ở các tỉnh, thành mới được thành lập, tạo sân chơi cho các hoạ sĩ yêu tranh màu nước.

Ngày 17/12/2024 đánh dấu mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh, vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Không gian "Đêm Trúc Bạch" tại đảo Ngọc, quận Ba Đình, Hà Nội, đã mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách tham quan. Dù là người Việt Nam hay khách du lịch nước ngoài, bức tranh êm ả về một thời bao cấp khó khăn đã chạm đến cảm xúc của từng tâm hồn.

Vừa qua, những tác phẩm đa phương tiện từ cuộc thi "Happy Việt Nam - Việt Nam hạnh phúc" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, đã cho thấy hiệu quả tích cực trong hành trình đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò. Cột điện đinh tán hiện diện dần trở thành “mảnh hồn đô thị”.

Hôm nay 15/12 là ngày thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội. 30 năm qua ghi dấu hành trình góp phần gìn giữ và lan toả sản văn hóa Thủ đô của 37 câu lạc bộ, trung tâm, đoàn nghệ thuật, hơn 1.500 hội viên trực thuộc Hiệp hội UNESCO Hà Nội.

Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.

Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.

Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.

Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.

Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.

Từ thành công sau 4 mùa tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã chính thức được thành lập nhằm thực hiện những cam kết, sáng kiến của thành phố khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”.

Sáng 13/12, tại Nhà Thái học Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở VH-TT Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Festival hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024, với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Đó là kế hoạch vừa được Thường trực Huyện ủy Mê Linh thông qua.

Ngoài việc tạo ra các không gian văn hóa mới góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực, thì du lịch đêm đã trở thành nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm dựa trên nguồn lực của di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội, nhà máy đèn Bờ Hồ gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện. Ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Khởi công vào năm 1894, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1895, là nhà máy điện thứ hai trong cả nước sau Hải Phòng và là nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Đến ngày 10/10/1954, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.

Chiều 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội và Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Hội thảo “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhằm nhìn nhận, đánh giá và tôn vinh những đóng góp to lớn của nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà lý luận, phê bình và nhà lãnh đạo văn nghệ Nguyễn Đình Thi đối với văn hóa và văn học, nghệ thuật nước nhà.

Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời vào ngày 6/12/1892, là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội bắt đầu có điện do nhà máy đèn Bờ Hồ sản xuất. Ban đầu dòng điện có công suất khoảng 500 KW, đủ thắp cho 523 bóng đèn chiếu sáng trên phố, cùng một số cơ quan, dinh thự xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Sáng 12/12, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hoả Lò tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt", nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô, mà còn là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội và phát triển bền vững.