Nhà ga Trung tâm đâu chỉ có đường sắt

Với người dân Hà Nội , cái tên Ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội) đã ăn sâu vào tiềm thức. Ga Hà Nội đã chứng kiến những thăng trầm lịch sử của mảnh đất Hà Thành trong phong trào đấu tranh Cách mạng, giành độc lập, thống nhất Tổ quốc. Là nơi tiễn những chàng trai, cô gái lên đường ra trận, chúng kiến biết bao những giọt nước mắt chia tay và cũng là nơi đón chào những đoàn quân chiến thắng trở về. Bối cảnh ga Hà Nội đi vào phim ảnh, thơ ca, là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, nhiếp ảnh….

Lịch sử tên ‘Hàng Cỏ’

Ở đất Hà Thành này, thì chẳng có cái tên nào mà không có gốc tích của nó. Hàng Cỏ là tên của một ngõ phố nằm trên đường Trần Hưng Đạo ngày nay. Đây nguyên là mảnh đất dùng để làm chợ cỏ. Cỏ từ các nơi tập kết về thành những đụn, những đống thơm ngan ngát. Cỏ tràn ngập phố. Cỏ chạy từ những triền đê sông Hồng vào cấp cho lính ngự vệ trong kinh thành về nuôi ngựa, nuôi voi.

Ga Hàng Cỏ thời kỳ mới xây dựng (Tư liệu)

Cái tên ga Hàng Cỏ cũng được hình thành từ lẽ đó. Cách gọi vừa dân dã, vừa như một cách cố thoát khỏi cái vỏ thực dân thời đó của người Tràng An. Dù người Pháp gọi là ga Trung tâm, nhưng người dân xứ An Nam cứ gọi dân dã là ga Hàng Cỏ… mãi rồi cũng thành quen và thành tên.

Vào thời Pháp thuộc, khi người Hà Nội biết đến cầu Long Biên vào năm 1902, cũng là thời điểm, ga Hàng Cỏ chính thức đi vào hoạt động với vai trò là một ga Trung tâm lúc bấy giờ.

Trên cơ sở được phê duyệt của Hội đồng Tối cao Đông Dương, tháng 6/1898, vị trí xây dựng nhà ga được ấn định là khu vực cuối phố Gambetta (phố Trần Hưng Đạo ngày nay) và đường Mandarine (đường Lê Duẩn hiện tại). 

Đường Mandarine (đường Lê Duẩn hiện tại) chạy ngay mặt tiền ga Hàng Cỏ

Ga Hàng Cỏ ban đầu nằm trong diện tích 216.000 m2, tức hơn 21 ha, trong đó diện tích xây dựng là 105.000 m2 nhà cửa, còn lại là sân ga, đường sắt. Với quy mô này, ga Hàng cỏ được coi là nhà ga lớn nhất Đông Dương.

Bên trong ga Hàng Cỏ với những đầu máy hơi nước của Pháp

Ga Hàng Cỏ được xây dựng qua nhiều giai đoạn khác nhau. Đợt đầu xây tòa nhà chính của nhà ga, gồm 3 tầng, nhìn thẳng ra con đường Gambetta, tức đường Trần Hưng Đạo ngày nay. Tầng dưới là đại sảnh, dành cho việc bán vé, đón khách ra vào, đi thông vào sân ga phía trong. Tầng hai là nơi làm việc của các nhân viên và bộ phận kỹ thuật, nghiệp vụ. Tầng ba là bộ phận hành chính. Điểm nhấn của nhà ga lớn vào bậc nhất xứ Đông Dương ngày đó là chiếc đồng hồ lớn, mặt tròn với hàng số La Mã to.

Ga Hàng Cỏ và tuyến  đường sắt xuyên Việt có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp tại Việt Nam và Đông Dương.

Trong sảnh lớn của ga Hàng Cỏ sau khi đi vào hoạt động

Những bức ảnh tư liệu quý còn được lưu trữ cho thấy vị trí cũng như quy mô xây dựng của ga Hàng Cỏ vốn đã được định danh ngay từ ban đầu là một nhà ga Trung tâm, là đầu mối của nhiều tuyến đường sắt quan trọng, phục vụ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cũng như phù hợp với quy hoạch đô thị của người Pháp thời điểm đó, biến Hà Nội trở thành điểm giao thương trù phú với đủ mọi hàng hóa từ khắp nơi đổ về bằng đường thủy và đường sắt, phục vụ chế độ thực dân phong kiến.

Một phần lịch sử Cách mạng của Thủ đô và cả nước

Ở thời điểm những năm đầu thế kỷ 20, Ga Hàng Cỏ được coi là ga xe lửa lớn nhất Đông Nam Á giai đoạn đó. Cũng chính tại đây, nhiều hoạt động của phong trào Cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra, góp phần vào thành công của Cách mạng Tháng 8/1945.

Cuối năm 1945 đầu 1946, từ Ga Hà Nội, ngày đêm các đoàn tàu hối hả đưa các đoàn quân Nam tiến từ các địa phương vào Nam chống quân xâm lược Pháp, mang trên mình những lá cờ đỏ sao vàng, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, những biểu ngữ, khẩu hiệu hào hùng.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ga Hàng Cỏ mang đầy vết đạn, nhiều đoạn đường ray bị bóc, sau đó được phục hồi dần từ tháng 3/1947. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát khu vực ga Hàng Cỏ bị bom Mỹ tàn phá

Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, ga Hàng Cỏ trở thành mục tiêu  ném bom của máy bay Mỹ cùng với các cơ sở lân cận như Bệnh viện Bạch Mai, phố Khâm Thiên… Trong những ngày tháng khốc liệt đó của chiến tranh, ‘Ga Hàng Cỏ thời chúng tôi sống’ tác phẩm của nữ nhà thơ Lê Khánh Mai đã mô tả lại không khí và hình ảnh của ga Hàng Cỏ giai đoạn lịch sử đó

“Thời chúng tôi sống

Ga Hàng Cỏ, không còn ai bán cỏ

Tràn ngập sân ga quân phục mày xanh

Xanh thắm những chuyến tàu chở đoàn quân ra trận

Xanh thắm sức vóc tuổi thanh xuân lồng lộng

Vươn những cánh tay vẫy chào như sóng cỏ giữa trời xanh...

Chúng tôi đã đi qua một thời gian khổ

Đã có một ngày sân ga Hàng Cỏ

Tràn ngập màu xanh, những người lính trở về

Với nhiều thế hệ người dân Thủ đô, dấu mốc năm 1976 đáng nhớ hơn. Sau khi ga Hàng Cỏ được chính thức đổi tên thành ga Hà Nội, Chính phủ đã quyết định tổ chức 2 đoàn tàu Thống Nhất khai thông tuyến đường sắt Bắc Nam.

Đoàn quân Nam tiến xuất phát từ ga Hàng Cỏ

Trải qua nhiều biến động thăng trầm, cái tên ga Hàng Cỏ vẫn gợi nhớ nhất về “một thời đạn bom, một thời hoà bình".

Hoà bình lập lại, ga Hà Nội lại tiếp tục chứng kiến những bước chuyển mình của Thủ đô với những đường phố khang trang, những toà nhà mới hiện đại. Cùng với sự phát triển KT-XH của Thủ đô và cả nước, ngành đường sắt cũng có những bước chuyển mình phù hợp với cơ chế thị trường, cũng như nâng tầm vị thế của ngành trong hệ thống giao thông vận tải cả nước.

'Ga Hà Nội đã có hàng trăm năm, đó là ký ức của đô thị Pháp cổ, một đô thị phát triển. Đời người phải có ký ức, có quê quán để nhớ. Khi người ta nhìn ga Hàng Cỏ sẽ thấy được ký ức 100 năm của Hà Nội như thế nào. Thế nên, nó không chỉ là công trình mà còn là di sản, là ký ức, là nơi chốn, lịch sử. Đô thị là phải có lịch sử, không có đô thị nào không có lịch sử cả. Cho nên vấn đề bảo tồn nằm ở tư duy văn hoá của các nhà quản lý...' ,  KTS Phạm Thanh Tùng - Hội kiến trúc sư Việt Nam nói.

Nhà ga Trung tâm Hà nội không chỉ có đường sắt

Trong tiến trình phát triển của Thủ đô và hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu phát triển của hệ thống đường sắt nói chung, nhà ga nói riêng, trong đó có ga Hà Nội là một điều tất yếu. Tuy nhiên, phát triển ga Hà Nội theo hướng nào, thu hẹp quy mô hay trở thành một nhà ga Trung tâm là một câu hỏi đang được các chuyên gia bàn luận.

‘Ga Hà Nội có một vị trí đắc địa, đã tồn tại hơn 100 năm qua. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang khai thác một cách kém hiệu quả, làm mất đi giá trị của một nhà ga cũng như giá trị lịch sử của nó. Nhiều quốc gia trên thế giới rất chú trọng vào nhà ga Trung tâm, khi nơi đây không chỉ là đầu mối giao thông đa phương tiện, mà còn là một bảo tàng mở, nơi triển lãm những tác phẩm nghệ thuật, là trung tâm thương mại….’ KTS Thế Trung chia sẻ trên sóng của Đài PT-TH Hà Nội.

Ga Hà Nội (ga Hàng Cỏ trước đây) được đầu tư đẹp hơn

Với mảnh đất Nghìn năm văn hiến, Hà Nội có rất nhiều biểu tượng, mà khi nhìn vào đó, sẽ thấy được một giai đoạn lịch sử, một nét văn hóa riêng có của Thủ đô. Ga Hà Nội cũng vậy, không chỉ là đầu mối của các tuyến đường sắt, mà còn cần phải trở thành một công trình kiến trúc tiêu biểu của Thủ đô, khi nhìn vào nó, chúng ta sẽ thấy được một câu chuyện lịch sử văn hóa của Hà Nội, KTS Thế Trung nhấn mạnh.

Ga Hà Nội hôm nay đã khang trang, sạch đẹp hơn. Công tác phục vụ hành khách đi tàu cũng ngày càng được đổi mới, ứng dụng số hóa vào nhiều công việc như bán vé tàu, lên lịch chạy tàu, cải thiện và nâng cao hệ thống tín hiệu đường sắt... đặc biệt, chất lượng các đoàn tàu khách được cải thiện rõ nét, nhiều toa tàu tiêu chuẩn 5 sao đã đi vào hoạt động từ nhiều năm qua phục vụ các tuyến đường sắt đến với những điểm du lịch nổi tiếng .

Dùng tàu hỏa đi du lịch vẫn là lựa chọn của nhiều người

Tuy nhiên, công tác quản lý và khai thác ga Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập. Vị trí, vai trò của nhà ga có bề dày lịch sử truyền thống này, cũng như giá trị kinh tế không được khai thác hiệu quả.

Ga Hà Nội vẫn chỉ được biết tới là một nhà ga cũ, là một ‘bến’ tạm của ngành đường sắt, chứ không phải là một biểu tưởng lịch sử hay văn hóa của một Thủ đô nghìn năm văn hiến.

'Ý nghĩa lịch sử của các công trình Ga Hà Nội cần được bảo tồn để giữ lại ký ức lịch sử của thủ đô và đất nước. Con người sống không thể thiếu ký ức cũng như dân tộc cũng không thể thiếu đi được lịch sử hình thành và phát triển' , Giáo sư sử học Nguyễn Văn Khánh chia sẻ.

Bởi lẽ đó, việc biến ga Hà Nội thành một nhà ga Trung tâm của Thủ đô là việc cấp thiết, khi không chỉ góp phần phát triển KT-XH nói chung, mà còn trở thành một biểu tượng của lịch sử, văn hóa Hà Nội.

Sân ga và các đoàn tàu đã được đầu tư nhiều hơn

 ‘Trong quá trình phát triển đô thị hiện đại, xét ở mọi góc độ và so sánh với thế giới, ga Hà Nội có đầy đủ tiêu chí, thậm chí có những tiêu chí vượt trội để trở thành một nhà ga Trung tâm, một biểu tượng của Hà Nội, mà ở đó, mỗi người có thể tìm thấy một phần lịch sử, văn hóa của Hà Nội, của con người Hà Nội, cũng như là đầu mối đường sắt đi khắp nơi trên đất nước và vượt ngoài biên giới’, KTS Thế Trung nhấn mạnh.

Với xu thế hội nhập quốc tế, nhà ga Trung tâm không chỉ đóng vai trò là nhà ga dành cho đường sắt, mà là đầu mối của tổ hợp giao thông. Ga Trung tâm còn là một biểu tượng của thành phố, thậm chí của quốc gia, trở thành một địa điểm mà những người không có nhu cầu đi lại bằng tàu hỏa, cũng có thể đến để tận hưởng những giá trị khác như thăm quan nghệ thuật, mua bán hàng hóa…thậm chí nơi đây còn là địa điểm lý tưởng để tổ chức những sự kiện văn hóa nghệ thuật.

Hôm qua là ga Hàng Cỏ, hôm nay là Ga Hà Nội và có thể ít lâu nữa, nhà ga này sẽ mang một cái tên mới. Mỗi cái tên đều gắn liền với một giai đoạn lịch sử, giai đoạn phát triển của Hà Nội và cũng trở thành niềm tự hào một thời hào hùng của người Hà Nội… và những chuyến tàu hỏa từ đây đang tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp phát triển KT-XH chung của đất nước./.

User
Ý KIẾN

Trong quá trình hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi), nội dung “phát hiện, trọng dụng, sử dụng nhân tài” đã được thành phố Hà Nội đưa vào và được coi là chủ trương có ý nghĩa đột phá trong việc sử dụng nhân tài tham gia đóng góp, xây dựng và phát triển Thủ đô.

Ngõ 24 đường Cao Lỗ đang tồn tại nhiều vi phạm về trật tự đô thị dù ngay sát trụ sở Công an huyện Đông Anh, Hà Nội. Vi phạm diễn ra trong thời gian dài nhưng không bị xử lý.

5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xảy ra 165 sự cố uy hiếp an toàn bay. Số lượng sự cố giảm, nhưng lại xảy ra 1 tai nạn và 2 sự cố nghiêm trọng mức B.

“Trong nhà chưa tỏ - trên mạng đã tường”, có rất nhiều người coi mạng xã hội như một trang “nhật ký” để tâm sự, phô bày cảm xúc cá nhân hoặc chuyện tình yêu, hôn nhân gia đình. Nhiều người còn coi đây là nơi để “xả” những ấm ức của mình, như “bóc phốt” bạn đời, nói xấu bố mẹ chồng hoặc chồng...

Hình ảnh một cô gái vào nhà hàng của khách sạn 5 tại Hà Nội ăn quỵt hơn 11 triệu đang khiến mạng xã hội "dậy sóng". Bên cạnh những lời chê trách, cũng có nhiều ý kiến cho rằng cô gái này liệu có bị mắc một chứng bệnh tâm thần.

Chỉ trong 3 năm, 635 km cao tốc Bắc Nam đã hoàn thành, nâng tổng chiều dài đường cao tốc lên 2001 km. Lần đầu tiên trong lịch sử, 8 công trình giao thông trọng điểm quốc gia triển khai đồng loạt trên cả nước.

Để chủ động ứng phó tình trạng thiếu nước sạch vào mùa hè, thành phố đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, ngoài việc cho phép sử dụng nguồn nước ngầm dự phòng còn yêu cầu các nhà máy nước mặt sông Đà, sông Đuống tăng công suất khai thác tối đa.

Thời tiết nắng nóng gay gắt, oi bức tái diễn ở cả ba miền khiến cho tiêu thụ điện toàn quốc lần đầu tiên trong lịch sử vượt mức 1 tỷ kWh/ ngày.

Công an TP Hà Nội đã báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công an, đề xuất lắp đặt thêm hệ thống camera phạt nguội trên đường Vành đai 3 trước thực trạng vi phạm trên tuyến ngày càng nhiều hơn.

Bộ Tài chính đề nghị các địa phương thành lập ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, do lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố làm trưởng ban.

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm từ 10-50% đối với 36 khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2024.

Tạp chí du lịch Travel+Leisure của Mỹ ngày 26/5 đã công bố lựa chọn Việt Nam là một trong 8 quốc gia đáng sống, có chi phí phải chăng dành cho những người về hưu.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa dông. Nhiệt độ từ 25-35 độ.

4 doanh nghiệp bảo hiểm có khách hàng tham gia bị thiệt hại về người trong vụ cháy tại Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, đã dự kiến chi trả bảo hiểm với số tiền ước tính khoảng 2,72 tỷ đồng.

Sở du lịch Hà Nội cho biết, tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 11,55 triệu lượt khách, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023.

Ngân hàng Nhà nước cho dừng đấu thầu vàng miếng và đang hướng tới một giải pháp thay thế hình thức này sau ngày 3/6 để ổn định thị trường vàng.

Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặt mục tiêu đến năm 2030, Ninh Bình là tỉnh khá, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương.

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý để sắp xếp, kiện toàn lại ba lực lượng sẵn có là Bảo vệ dân phố, Dân phòng và Công an xã bán chuyên trách.

Công an quận Hoàn Kiếm đã nhanh chóng triển khai xe thang giải cứu cụ ông sinh năm 1943, ở 34 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, mắc kẹt trên mái nhà.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới, với sự góp mặt của 250 đại biểu chính thức và 200 đại biểu khách mời.

Người dân phản ánh đến đường dây nóng của Đài Hà Nội về việc vỉa hè phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng bị đào xới để lắp đặt đường ống nước dù mới được cải tạo, lát vỉa hè đồng bộ.

Nhiệm kỳ qua, Mặt trận Tổ quốc huyện Thanh Trì đã chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hướng về cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã lên phương án ứng phó với những trận mưa có lượng mưa từ 50-70 mm/h và những trận mưa trên 100 mm/h. Năm nay, trên địa bàn thành phố dự kiến xuất hiện 30 điểm úng ngập.

Sau một tháng triển khai tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm giao thông qua trang Zalo chuyên biệt, phòng CSGT Hà Nội đã có căn cứ xử lý gần 300 trường hợp phạm luật An toàn giao thông.

Chiều 27/5, hãng hàng không Vietjet công bố cung cấp thêm 1,4 triệu vé, tương đương mức tăng xấp xỉ 35% tải cung ứng nội địa, trên các đường bay từ những thành phố, điểm du lịch nổi tiếng như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc…

Tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 78,5km, đi qua ba tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa, sẽ thu phí với mức toàn tuyến dao động từ 130-497 ngàn đồng tùy theo loại xe.

Quận Thanh Xuân vừa tổ chức gặp gỡ người dân sinh sống tại các địa bàn liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5 đoạn từ Nguyễn Trãi (Quốc lộ 6) đến Đầm Hồng.

Hội nghị tập huấn triển khai kiểm kê thử nghiệm tài sản công cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa được Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức .

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội vừa biểu dương, khen thưởng 182 công nhân, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh giỏi ngành y tế Thủ đô năm 2024.

Bộ Quốc phòng vừa tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống lực lượng gìn giữ hòa bình và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba được trao cho Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.

Khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG năm nay là 0 - 2.590,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trong đó, mức giá trần là 2.590,85 đồng/kWh.

Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Do ảnh hưởng của vùng áp thấp phía Tây bị nén kết hợp trường phân kỳ trên cao nên ngày 28/5 và 29/5, thành phố Hà Nội nắng nóng lên tới 37 độ C.

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều khó khăn, tìm việc với lao động trẻ đã khó, với lao động lớn tuổi càng chật vật hơn.

Hơn 213.000 lao động tại các đơn vị phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, chủ bỏ trốn không thể chốt sổ Bảo hiểm Xã hội để đóng bảo hiểm tiếp, không được giải quyết hưu trí, ốm đau, thai sản, tử tuất.

Cục Thông tin cơ sở và Cục An toàn thông tin đề nghị các sở TT&TT tỉnh, thành phố tuyên truyền cho người dân về những biện pháp giúp họ phòng tránh lừa đảo trực tuyến phổ biến hiện nay.

Trên tuyến đường Đại Linh, rác thải đáng lẽ phải được thu dọn, vận chuyển đến nơi quy định thì lại được xử lý theo hình thức đốt bỏ, khiến ô nhiễm càng trầm trọng.

Ngay sau vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng tại phố Trung Kính, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành công điện yêu cầu rà soát toàn bộ cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng trọ trên toàn thành phố.

Chỉ ô tô con không kinh doanh vận tải mới thuộc diện này, ô tô con biển vàng không thuộc diện được tự động gia hạn đăng kiểm.

Theo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), UBND phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, được dự toán ngân sách, được đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Đa số đàn ông Việt Nam đều mang nặng tâm lý về giới nên khi vợ có nói to tiếng, cáu gắt hay xô xát thì đều nhường nhịn, cam chịu và thường không muốn chia sẻ vấn đề với ai. Họ không cho rằng những hành động này là bạo hành, bạo lực.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã công bố số điện thoại đường dây nóng về an toàn giao thông đường sắt là 036 911 8118, do Trung tâm Điều hành vận tải đường sắt quản lý.

Vấn đề gây nhiều tranh cãi là cảnh sát giao thông có được truy đuổi khi người vi phạm bỏ chạy hay không đã được đề xuất luật hóa trong Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Bộ Y tế vừa ban hành công văn về việc tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác giám sát việc khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe.

Xác định công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 là những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, nhiều địa phương đã đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức trong nhân dân.

Đảm bảo hành lang thoát lũ thông thoáng, các địa phương có lưu vực sông chảy qua đã tập trung đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm và tuyên truyền để cá nhân, tổ chức có công trình, bến bãi ven sông nâng cao ý thức chấp hành.