Nhà giàu chi triệu USD cho con vào Ivy League: Một bà mẹ Việt từng gây rúng động

Có những gia đình sẵn sàng chi hàng triệu USD cho các công ty tư vấn nhằm giúp con mình được nhận vào những trường đại học danh giá nhất nước Mỹ. Nhưng không phải trường hợp nào cũng trót lọt và tránh khỏi tai tiếng.

Bà mẹ Việt từng đồng ý trả 1,5 triệu USD để giúp con vào Ivy League

Theo New York Post, năm 2018, một công ty tư vấn giáo dục tên Ivy Coach (Manhattan, Mỹ) đã nộp đơn kiện một bà mẹ Việt sau khi không thanh toán đầy đủ khoản phí 1.5 triệu USD (gần 35 tỷ đồng) để cho con gái được nhận vào một trong những trường đại học thuộc Ivy League (hệ thống các trường đại học danh giá nhất nước Mỹ).

Cụ thể, hồ sơ pháp lý cho biết, người phụ nữ ở Hà Nội đồng ý trả cho Ivy Coach khoản tiền 1,5 triệu USD để cho con gái được nhận vào một trong số các trường đại học mong muốn gồm: Harvard, Princeton, Yale, Brown, Columbia, Cornell, Dartmouth, Pennsylvania,...

Thỏa thuận giữa 2 bên khẳng định, Ivy Coach có nghĩa vụ "giúp con gái bà được nhận vào những trường đại học danh giá nhất", bà sẽ trả 1,5 triệu USD dù con gái bà có được nhận hay không. Ivy Coach sau đó đã giúp cô con gái nộp đơn xin học vào 7 trường nội trú và 22 trường đại học ở Mỹ. 

Đại diện của Ivy Coach cho biết, họ đã hỗ trợ con gái bà này từ việc viết bài luận đến cách vượt qua các cuộc phỏng vấn tuyển sinh, nhận thư giới thiệu và “hướng dẫn về tất cả các khía cạnh khác của quá trình nhập học”. Thậm chí, hãng đã giúp con gái bà được nhận vào trường Solebury ở Pennsylvania, một trường dự bị có học phí hơn 55.000 USD một năm.

Nhiều gia đình giàu có sẵn sàng chi hàng triệu USD cho con vào học tại các đại học hàng đầu nước Mỹ.

"Nhiều người cảm thấy sốc khi thấy số tiền 1,5 triệu USD, nhưng chúng tôi đã giúp con cái của những người có giàu có được nhận vào những trường top đầu, trong khi năng lực của họ chỉ phù hợp với những trường khá mà thôi", phía Ivy Coach cho hay.

Tuy vậy, bên kí hợp đồng mới chỉ thanh toán một nửa khoản tiền 1,5 triệu USD, vì bà muốn đợi cho đến khi con gái "chắc chắn có kết quả đỗ vào đại học". Điều này khiến Ivy Coach cảm thấy nghi ngờ về việc bà mẹ này có ý định hoàn thành thỏa thuận hay không, cuối cùng là cả 2 mẹ con bặt vô âm tín, điều này khiến cho hãng tư vấn buộc phải nộp đơn kiện lên tòa án Manhattan.

Trả lời báo chí trong nước thời điểm đó, bà mẹ này cho biết “đây là một sự hiểu lầm giữa hai bên”.

“... Mọi chuyện không có vấn đề gì cả. Họ sẽ rút vụ việc trong vài ngày tới nên em chờ thêm vài ngày nữa. Con tôi vẫn đi học bình thường, không ảnh hưởng gì cả”, bà nói.

Vụ việc sau đó không được nhắc lại trên báo chí.

Bà mẹ Trung Quốc bị lừa 6,5 triệu USD để xin cho con vào Stanford

Theo Los Angeles Times, một bà mẹ họ Triệu tới từ Trung Quốc đã chi tới 6,5 triệu USD (151 tỷ đồng) cho một tổ chức lừa đảo cầm đầu bởi Willam Singer nhằm giúp cho con gái được nhận vào Đại học Stanford. Sau khi tổ chức lừa đảo này bị phanh phui, bà Triệu mới ngã ngửa khi biết rằng số tiền mà bà nghĩ sẽ được đóng góp cho "quỹ học bổng, trần lương đại học và các chương trình cho sinh viên nghèo của Stanford" thực tế phần lớn chảy vào túi riêng của tổ chức lừa đảo.

Ngoài ra, bà Triệu cũng khẳng định việc đóng góp cho trường không đồng nghĩa với việc mua suất nhập học cho con gái, tổ chức của Singer cũng không đảm bảo 100% thành công xin vào Stanford. Tuy vậy, bằng một cách nào đó, con gái bà Triệu vẫn được nhập học vào Stanford với tư cách là một... vận động viên chèo thuyền, dù cô con gái còn chưa từng động tới mái chèo bao giờ. Bà Triệu còn cho biết rằng, gia đình "vô cùng ngạc nhiên" khi biết tin con được nhận.

Trường hợp của bà Triệu dù bị lừa mất số tiền lớn nhưng ít ra cũng xin được cho con vào học tại Stanford. Một gia đình Trung Quốc khác bị tổ chức của Singer lừa mất 1,2 triệu USD còn không xin nổi cho con vào một trường đại học tử tế, đúng là tiền mất tật mang.

Về phía William Singer, người này bị cáo buộc 4 tội danh gồm: lừa đảo, âm mưu rửa tiền, âm mưa lừa gạt và cản trở công lý. Singer khai nhận rằng, cách cơ bản để mở ra một "cánh cửa phụ" đưa con của những phụ huynh giàu có vào các trường đại học hàng đầu bao gồm: gian lận tại các kì thi ACT/SAT và mua chuộc huấn luyện viên thể thao của trường.

User
Ý KIẾN

Sáng 3/12, theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có chuyến thăm trường Đại học Swinburne tại thành phố Melbourne, bang Victoria (Australia) và trò chuyện với sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại đây.

Ngày 30/11, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hóa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam trao 200 suất học bổng của Hội Khuyến học Việt Nam cho học sinh, sinh viên Lào đang học tập tại Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển 200 ứng viên cho chương trình học bổng toàn phần diện hiệp định do Chính phủ Hungary cấp, trình độ đào tạo từ cử nhân đến tiến sỹ ở nhiều lĩnh vực.

Thiếu trải nghiệm cuộc sống ở xứ người, nhiều tân du học sinh sập bẫy các chiêu trò lừa đảo khi mua, bán đồ, thuê nhà hay tìm việc làm thêm.

Một làn sóng tẩy chay bảng xếp hạng được cho là uy tín nhất thế giới đang diễn ra chưa có hồi kết bởi các trường đại học cáo buộc nó không đáng tin cậy và làm sai lệch các ưu tiên giáo dục.

Tỷ lệ học sinh trường bán công tại New York trúng tuyển Trường Đại học New York, trường tốp đầu trong nước, cao hơn bạn bè học trường công.

Từ 24/11, hàng chục nghìn giáo viên tại Scotland đình công sau khi kiến nghị tăng lương bị từ chối, khiến hầu hết các trường phổ thông phải đóng cửa.

Có những gia đình sẵn sàng chi hàng triệu USD cho các công ty tư vấn nhằm giúp con mình được nhận vào những trường đại học danh giá nhất nước Mỹ. Nhưng không phải trường hợp nào cũng trót lọt và tránh khỏi tai tiếng.

Hơn cả một bữa ăn, giờ ăn trưa tại các trường học ở Nhật Bản được coi là một phương pháp giáo dục lối sống, cũng là nỗ lực của chính phủ Nhật Bản nhằm giúp tất cả học sinh, giàu hay nghèo, có một bữa ăn đầy đủ và tử tế mỗi ngày.

Không phải từ học phí, kinh phí nghiên cứu của các trường đại học trên thế giới phần lớn đến từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân hay cựu sinh viên. Có thể nói, những khoản đóng góp này là xương sống cho việc hoạt động của mọi trường đại học.

Lạm phát cùng giá USD tăng mạnh so với đồng tiền các nước gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, học tập của du học sinh Việt.

Đại học Oxford tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng đại học đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất thế giới năm 2023, trong khi lần đầu tiên có một trường của Đức vào top 10.

Nằm trong chuỗi hoạt động thường niên thúc tiến trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, triển lãm Giáo dục Hoa Kỳ 2022 được tái khởi động trực tiếp sau một năm gián đoạn do đại dịch Covid-19.

Điểm số trong bài kiểm tra xét tuyển đại học ACT của học sinh tốt nghiệp trung học Mỹ năm nay thấp nhất trong hơn 30 năm qua.

Phần Lan có nền giáo dục phát triển, sử dụng tiếng Anh rộng rãi và có nhiều chính sách học bổng, thu hút du học sinh từ khắp nơi trên thế giới.

Đại diện các trường trung học ở New Zealand cho biết du học sinh ở bậc phổ thông thường nhớ nhà, gặp khó khăn về ngôn ngữ và hòa nhập khi đến môi trường mới.

Anh, Úc, Mỹ, Canada - những điểm đến học tập lớn trên thế giới - đều có một số quy định du học mới đáng chú ý, từ học tập đến định cư, trong năm 2022 và 2023.

Chính sách gỡ bỏ quy định giới hạn số giờ làm việc tại Canada sẽ kéo dài đến ngày 31/12/2023.

Trường Đại học Oxford, Anh, tiếp tục đứng đầu danh sách trường đại học thế giới năm 2023 của THE trong 7 năm liên tiếp.

Nghị định số 88/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng việc đi học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật để thực hiện mục đích đi lao động hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật.

Ngày 19/9, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn đại biểu Bộ GD-ĐT đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục tại New York, Hoa Kỳ. Hội nghị do Tổng Thư ký Liên hợp quốc chủ trì với sự tham dự của 200 quốc gia, vùng lãnh thổ.