Nhà hát Lớn, di sản văn hóa kiến trúc của Thủ đô

Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, Nhà hát Lớn Hà Nội không chỉ là công trình mang kiến trúc Pháp tuyệt đẹp, mà còn là địa danh nổi tiếng, nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.

Trong nhịp sống hối hả với những bộn bề lo toan người ta vẫn không quên tìm về một Hà Nội với những nét đẹp xưa cũ, yên bình và sâu lắng. Hãy cùng khám phá Hà Nội qua một địa danh lịch sử vượt thời gian để hiểu hơn về mảnh đất "nghìn năm văn hiến". Đó chính là Nhà hát Lớn Hà Nội - công trình văn hóa kiến trúc tiêu biểu của Thủ đô.

Trải qua hơn một thế kỷ, công trình Nhà hát Lớn trở thành niềm tự hào của người Hà Nội, nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Nhà hát Lớn Hà Nội nằm trên Quảng trường Cách mạng tháng 8, nhìn thẳng ra phố Tràng Tiền, khu vực sầm uất bậc nhất của thành phố với diện tích khoảng 2600 mét vuông. Công trình này được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911.

Nhà hát Lớn đã trở thành một di sản văn hóa của Thủ đô. (Ảnh: Ivivu)

Theo thời gian, cuối thế kỷ 20, Nhà hát Lớn Hà Nội sau hơn 80 năm tồn tại đã rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1997 để chuẩn bị cho Hội nghị cộng đồng Pháp ngữ lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, Nhà hát Lớn được tôn tạo nguyên trạng để phục vụ Hội nghị.

Dự án trùng tu Nhà hát Lớn được bắt đầu vào năm 1995 và hoàn thành hai năm sau đó. Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, một trong những người được giao trọng trách thực hiện nhiệm vụ quan trọng trùng tu lại Nhà hát Lớn phục vụ cho Hội nghị Pháp ngữ năm 1997 nhớ lại: "Trong các công trình kiến trúc ở Việt Nam không có công trình nào mà có phần trang trí bằng kẽm đẹp và tinh vi như ở Nhà hát Lớn, do vậy việc phục chế rất khó. Chúng tôi đã đề nghị các công ty của Pháp chào hàng để phục chế thì giá đắt vô cùng, phải mất vài triệu USD."

Công trình Nhà hát Lớn khi được trùng tư vẫn giữ nguyên được những nét kiến trúc cũ. Màu sơn của Nhà hát Lớn cũng được làm một cách vô cùng dụng công, được nghiên cứu tỉ mỉ, kĩ lưỡng để phù hợp nhất với màu sơn của cả quảng trường và phù hợp với thời tiết khí hậu của Việt Nam.

Kiến trúc sư Trần Quốc Bảo, giảng viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết: "Một điều thú vị là ngày đó những chuyên gia được giao trọng trách tu sửa Nhà hát Lớn cũng đã thành công trong việc tôn tạo lại mái vòm nhà hát, đó là việc sử dụng đá đen ở tỉnh Lai Châu của Việt Nam để làm ngói lợp thay cho ngói cũ, loại ngói phải nhập từ nước ngoài."

Mặt trước nhà hát có bậc thềm rộng trông ra quảng trường. Những người thiết kế công trình đã tìm tòi tham khảo kiểu kiến trúc cổ Hy Lạp để tạo nên một khối kiến trúc riêng biệt.

Kiến trúc bên trong của Nhà hát Lớn. (Ảnh: Ivivu)

Bước vào sảnh chính của Nhà hát Lớn, du khách không khỏi cảm thấy choáng ngợp trước sự lộng lẫy, hào nhoáng của nơi đây. Cả căn phòng được lát đá trắng nhập khẩu từ Italia, trải thảm đỏ ở lối đi giữa tạo cảm giác sang trọng như đang bước vào cung điện. Hệ thống đèn chùm nhỏ treo trên tường được mạ đồng theo lối cổ, còn đèn chùm phía trên cao được mạ một lớp vàng bằng công nghệ hiện đại. Gạch lát nền ở sảnh sử dụng loại đá vân thạch kết hợp với những họa tiết trang trí theo phong cách cổ điển, mang lại cảm giác sang trọng, độc đáo cho nhà hát.

Không gian quen thuộc nhất của Nhà hát Lớn là phòng khán giả, nơi diễn ra những hoạt động biểu diễn nghệ thuật với sức chứa 870 chỗ, ghế ngồi được bọc da, một số chỗ bọc bằng nhung. Không gian nơi đây được thiết kế tinh tế với một sân khấu ở chính giữa và khán đài được thiết kế theo hình vòng cung lấy cảm hứng từ đấu trường La Mã, ôm lấy sân khấu giúp cho tầm nhìn khán giả không bị che lấp và chất lượng âm thanh có thể truyền tải tốt nhất.

Phía bên trên tầng hai của nhà hát có một căn phòng đặc biệt được gọi là phòng Gương. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng, lễ ký kết các văn kiện của Chính phủ hay đón tiếp các nhân vật cao cấp. Trên tường, xen giữa các cửa đi mở rộng là những tấm gương lớn kết hợp với các đèn treo, đèn chùm pha lê cùng bàn ghế mang phong cách Pháp.

Khi mới khánh thành, Nhà hát Lớn được coi như một trung tâm tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật dành cho người Pháp và một số ít người Việt thượng lưu ở Hà Nội. Từ năm 1940, nhiều đoàn kịch nói Việt Nam đã có thể thuê lại nhà hát để biểu diễn.

Nhà hát Lớn là một trong những địa điểm biểu diễn quan trọng bậc nhất ở Hà Nội.

Ngày nay, Nhà hát Lớn là một trong những địa điểm biểu diễn quan trọng bậc nhất ở Hà Nội, được những người làm nghệ thuật coi như thánh đường dành cho nghệ thuật cổ điển. Với các nghệ sĩ, được biểu diễn tại Nhà hát Lớn là một điều đặc biệt trong sự nghiệp sân khấu. "Nhà hát Lớn là một trong những thánh đường về âm nhạc, nó rất phù hợp cho những dòng nhạc kinh điển, dòng nhạc bác học, dòng nhạc thính phòng cổ điển", NSND Lệ Ngọc và NSƯT Đăng Dương cùng chia sẻ.

Năm 2011, Nhà hát Lớn Hà Nội cùng Quảng trường Cách mạng tháng 8 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc Quốc gia khi đã trên 100 tuổi. Nhà hát Lớn Hà Nội không chỉ là công trình có ý nghĩa về mặt kiến trúc mà nơi đây còn có ý nghĩa lịch sử bởi nó gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.

Cũng như nhiều công trình kiến trúc và cả những loại hình văn hóa phi vật thể khác, Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành minh chứng cho một giai đoạn lịch sử của thành phố, thời kỳ mà các nền văn hóa giao thoa lẫn nhau.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Nhà hát Lớn vẫn sừng sững hiên ngang như một nhân chứng sống, chứng kiến biết bao dấu mốc quan trọng, cùng sự đổi thay và phát triển của Thủ đô.

User
Ý KIẾN

Công viên Hòa Bình được xem là một trong những công viên đẹp và hiện đại bậc nhất Thủ đô.

Hàng quán kinh doanh chiếm gần hết vỉa hè phố Thái Thịnh, các quán ăn thải luôn rác ra trước cửa.

Nằm trên phố Nguyễn Thái Học, gần chục năm trở lại đây, ngõ Yên Thế thuộc phường Văn Miếu bỗng chốc trở thành một tụ điểm ăn uống, thư giãn về đêm của giới trẻ Hà thành.

Những mảnh lấp lánh của nghệ thuật khảm trai, cẩn ốc (khảm xà cừ) đã bước vào cả những giấc mơ của người nghệ nhân Nguyễn Đình Hải.

Hoa vàng trên cỏ xanh trải dọc dải phân cách dài hơn 2km đường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, tô điểm cảnh quan khu đô thị Tây Hồ Tây.

Bánh tôm hồ Tây là một trong những đặc sản nổi tiếng của xứ kinh kỳ, đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ người Hà Nội.

Một ngày làm việc của những người lao động tại Hoàng thành Thăng Long bắt đầu từ sáng sớm. Mỗi người một việc song đều phải hoàn tất trước 8h để khu di tích đặc biệt này luôn ở trong trạng thái trang nghiêm, sạch đẹp nhất để đón chào du khách bốn phương.

Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói bình dị và thanh lịch như cốt cách người Hà Nội .

Trong những ngày hè nắng nóng oi ả, mọi người rất ngại khi phải ra đường, vậy mà lại có nhiều du khách đi ngắm cảnh hoàng hôn trên sông Hồng...

Bá Dương Nội là ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng. Nơi đây, người dân còn lưu giữ và duy trì thú chơi sáo diều truyền thống.

Đình Kim Ngân được xây dựng từ thời Hậu Lê, thờ ông tổ bách nghệ tức là ông tổ trăm nghề Hiên Viên.

Anh Lê Việt Cường dù mắc bệnh bại liệt từ nhỏ nhưng vẫn quyết tâm đi học và tốt nghiệp trường Cao đẳng Bách khoa. Trải qua nhiều công việc, thấu hiểu sự khó khăn của những người cùng hoàn cảnh, anh Cường đã quyết tâm thành lập HTX “Vụn Art” - nơi người khuyết tật có thể tạo ra những bức tranh ghép từ vải vụn bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình.

Cách trung tâm Thủ đô khoảng 10km, Công viên thực vật cảnh thuộc xã Tam Hiệp huyện Thanh Trì có con đường hoa tường vi đang bước vào mùa nở rộ. Màu sắc của con đường hoa tường vi ở đây, đã tạo khung cảnh vô cùng nên thơ và đẹp mắt, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Ngày 21/6, Michelin đã công bố danh sách 42 cơ sở ăn uống của hạng mục Bib Gourmand tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bánh đúc nộm là một trong những món ăn giản dị, được nhiều người Hà Nội yêu thích mỗi dịp vào hè bởi hương vị ngọt nhẹ, thanh mát, dễ ăn.

Không chỉ sáng tạo kỹ thuật để những con tằm tự dệt lụa, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận còn là người đầu tiên ở Việt Nam tạo ra những tấm lụa từ sợi tơ sen.

Mùa hè được xem là học kỳ 3 của các em học sinh. Những hoạt động bổ ích, thú vị của việc sinh hoạt hè được xem là bài học “chơi mà học” đáng nhớ của các em mỗi dịp hè về.

Ngồi ở ban công hướng mắt ra xung quanh, ngắm nhìn nhịp sống đều đặn từng ngày, lòng tôi vẫn nao nao nhớ một góc nhỏ yên bình.

Vào mỗi độ tháng 6 hằng năm, sen Tây Hồ lại bước vào mùa đẹp nhất. Sen Tây Hồ không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp thanh tao, hương thơm ngát đặc trưng mà bởi loại sen này là nguyên liệu chính làm nên trà sen Tây Hồ trứ danh.

Không khí ô nhiễm, hạ tầng quá tải đã gây ra ùn tắc, ngột ngạt trong trung tâm nội đô, tất cả những điều này đã khiến nhiều người Hà Nội có xu hướng dịch chuyển ra ngoại thành sinh sống.

Với nhiều người dân Hà Thành, hình ảnh khó quên về một Thủ đô cổ kính là chiếc tàu điện, một phương tiện trong hơn 90 năm đã kiên trì đưa người Hà Nội đi khắp 36 phố phường. Tiếng chuông leng keng của chiếc tàu điện ấy đã tạo nên nét riêng biệt độc đáo của thành phố, đi vào tâm hồn của nhiều người Hà Nội như một điều khó phai nhòa trong kí ức.

Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.

Không chỉ thơm ngon, thuận tiện và dễ uống, nước ép trái cây cũng là thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, thức uống giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng.

Phố Hàng Thiếc là một phố nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội. Qua thời gian, Hàng Thiếc là một trong ít phố nghề vẫn giữ được nghề truyền thống.

Với niềm đam mê được truyền từ những thế hệ trước trong gia đình, nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian giới thiệu, truyền bá văn hóa trà Việt đến với nhiều người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Lộc vừng đang nhuộm đỏ từng mảng đường, đem lại sự tươi tắn và lãng mạn cho phố.

Ấn bản Michelin Guide vừa chính thức cập nhật danh sách các nhà hàng đạt giải Bib Gourmand 2024 ở Hà Nội và TP.HCM, đã tạo nhiều tranh cãi trong giới ẩm thực Việt.

Cô giáo Lê Minh Nguyệt, một nhà giáo tận tâm đã gắn bó 32 năm với nghề giáo dục, đào tạo ra những con người có ích cho Thủ đô và đất nước.

Không chỉ là một người thành công trong lĩnh vực công nghệ, tiến sĩ Đặng Minh Tuấn còn là một người nghệ sĩ mang yêu nghệ thuật khi ông có thể dung hoà cả hai niềm đam mê của mình trong những sản phẩm âm nhạc qua công nghệ máy tính.

Với sự góp sức của nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hoà cùng các vị cao niên trong làng, nghệ nhân Đào Đình Chung đã làm hồi sinh dòng tranh đỏ Kim Hoàng bằng một tấm lòng son với nghề truyền thống của làng sau hơn bảy thập kỷ dòng tranh này bị thất truyền.

Nhắc đến gánh hàng rong Hà Nội, sẽ chẳng thể nào bỏ qua được văn hóa “ẩm thực gánh” với những thức quà vặt được người bán cần mẫn gánh gồng đi khắp chốn.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề dát vàng quỳ luôn được người dân xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội gìn giữ và phát triển. Với bề dày truyền thống trên 400 năm, nghề dát vàng quỳ nơi đây đã nức tiếng gần xa.

Những của hàng kinh doanh các sản phẩm được làm từ tre nối tiếp nhau trên phố Hàng Vải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), tất cả đã tạo thành một con phố tre giữa lòng khu phố cổ.

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Tiệm cắt tóc mậu dịch của ông Đào Xuân Tân trên phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, từ lâu đã được rất nhiều người biết đến, yêu thích và lựa chọn. Với những vị khách thường xuyên lui tới đây, tiệm cắt tóc giản dị này như là một không gian kỷ niệm có thể giúp họ nhớ về những ký ức đẹp của Hà Nội một thời chưa xa.

Một nghệ nhân trẻ kiên trì theo đuổi dòng tranh đỏ Kim Hoàng, dòng tranh dân gian đã từng bị thất truyền hơn bảy thập kỷ.

Mùa hè luôn đem đến vô vàn cảm xúc, tâm trạng. Với người này là sự mong đợi, háo hức; người kia lại là những mệt mỏi, lo toan.

Những ngày này, thời tiết nóng bức, nhu cầu lắp mới, bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa của người dân tăng cao, những người làm dịch vụ sửa chữa, lắp đặt thiết bị này lại bước vào mùa bận rộn.

Sẽ thật thiếu sót nếu bạn tới Hà Nội mà không dạo bước trên con đường ven hồ Tây lãng mạn bậc nhất thành phố.

Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi được yêu thích, nhất là mỗi dịp Trung thu về. Thế nhưng, món đồ chơi này dần dần ít người tìm mua và cũng chính vì thế mà người làm ra nó cũng dần thưa vắng. Đến nay chỉ còn vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống.

Đoạn đường giữa cánh đồng ở thôn Thụy Khuê (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) dài gần 1km, mát rượi trong những ngày hè nhờ những cây xà cừ có tuổi đời hơn nửa thế kỷ.

Hát chèo ở Đại Thành cùng với hát dô Liệp Tuyết, múa rối Sài Sơn, hát tuồng Dương Cốc là bốn loại hình nghệ thuật đặc sắc, vang danh vùng Phủ Quốc xưa, nơi là huyện Quốc Oai ngày nay. Hát chèo đã từ lâu bén rễ sâu vào đời sống những người dân Đại Thành, Quốc Oai.

Vườn trúc xanh ven hồ Trúc Bạch được trồng từ tháng 11/ 2023, có diện tích 1000m2, nay đã phát triển xanh tốt, tạo điểm nhấn hấp dẫn đối với người dân và du khách.

Dạo quanh Hà Nội, hầu như ở đâu có các khu tập thể cũ, ở đó có các hàng bán đồ ăn vặt, không ít thì nhiều.

Nhắc đến mùa sen Hà Nội người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp trồng ở Hồ Tây. Giống như một vùng đất dành riêng cho loài hoa này, những bông sen Hồ Tây được nuôi dưỡng bởi tinh túy trời đất nơi “địa linh”, có màu sắc và hương vị đặc biệt, đậm đà.

Khi màn đêm buông xuống, Hà Nội như chia ra làm hai thế giới. Một bên chìm vào giấc ngủ sau cả ngày vất vả ngược xuôi. Ở bên còn lại, mọi thứ vẫn tiếp diễn, nhựa sống vẫn tràn đầy nhưng theo một cách khác.