Nhà ở xã hội - nhiều rào cản khiến cung không đủ cầu

Dù việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân luôn được các địa phương trên cả nước quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, song vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hà Nội cũng không phải ngoại lệ khi là một trong hai đô thị lớn nhất cả nước, tập trung số lượng dân cư đông, nhiều khu công nghiệp nhưng số lượng nhà ở xã hội ít ỏi hay nói cách khác cầu luôn vượt quá nguồn cung.

Lao động tại đất Thủ đô hơn 25 năm và cũng là từng ấy thời gian vợ chồng ông Lưu Quang Hoà - quận Hà Đông, TP. Hà Nội phải đi thuê nhà. Nay tuổi đã cao, khoản tiền để dành ít ỏi, ước mơ sở hữu một căn nhà của chính mình vẫn luôn canh cánh bởi nếu xét về các tiêu chí để được mua nhà ở xã hội ông đều đáp ứng.

Ông Hoà cho biết: "Tôi mong lắm, mong lắm chứ, bao nhiêu năm tôi đi thuê nhà rồi nên cũng muốn có mặt căn nhà, giờ con cái nó cũng lớn rồi".

Chỉ tính riêng trong 10 năm gần đây, khi vấn đề nhà ở xã hội trở nên nổi cộm, được nhiều người quan tâm, đã cho thấy những vướng mắc, mâu thuẫn, gây khó cho cả nhà đầu tư, cũng như người mua nhà. Điều này được người dân, doanh nghiệp gọi là những "khó khăn bền vững", nghĩa là khó từ lâu nhưng chưa được tháo gỡ triệt để.

Đơn cử ngay từ Luật hiện hành. Cụ thể, Luật Nhà ở năm 2014 có nội dung, doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hiện không thuộc đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Trong khi trên thực tế nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp mong muốn thuê, mua nhà ở xã hội để bố trí nơi ở cho cán bộ, nhân viên, người lao động là rất lớn.

Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội khá phức tạp, kéo dài. Đây là rào cản lớn khiến doanh nghiệp ngay từ đầu đã không mặn mà đầu tư cho loại hình nhà ở này và là nguyên nhân trực tiếp khiến "cung không đủ cầu".

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho biết: "Cung hiện nay chúng ta không đáp ứng được cầu, có thể nói, nhà ở xã hội trong quá trình triển khai vừa qua do tốc độ phát triển của xã hội quá lớn, đô thị hóa rất nhanh, nhà xã hội thì lại lợi nhuận không cao, cho nên rất ít doanh nghiệp quan tâm đến xây nhà xã hội, đặc biệt là các chính quyền địa phương do không tạo nguồn thu lớn của các địa phương".

Ngoài khó khăn pháp lý thì sự thiếu kiên quyết của chính quyền một số địa phương trong giải phóng mặt bằng cũng là vấn đề còn tồn tại lâu nay khi triển khai các dự án NOXH nói riêng, dự án xây dựng nói chung.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế cho biết: "Chính quyền các địa phương phải rà soát lại các quy hoạch và đồng thời hỗ trợ giúp cho việc giải phóng mặt bằng tốt nhất để có mặt bằng sạch, bàn giao cho chủ đầu tư, thì lúc đó sẽ giảm được cái chi phí vào thời gian mà người ta hoàn tất các thủ tục".

Ông Hà Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết: "Hiện nay thì cũng có một số các cái vấn đề vẫn còn là vênh nhau, chưa thống nhất. Thứ hai là việc thực hiện các thủ tục hành chính cụ thể ở dưới các cái địa phương hầu như hiện nay là phân cấp ở trong các địa phương thì vẫn chưa được đẩy mạnh và điều này thuộc trách nhiệm của các địa phương".

Một lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều năm tham gia xây dựng NOXH đã tính toán nếu chủ đầu tư phải bỏ số vốn tồn đọng tại dự án là 10% trên một dự án có quy mô 1.000 căn hộ thì ước lượng khoảng 100 tỷ đồng, do vậy nếu chủ đầu tư có nguồn lực vài trăm tỷ đồng thì có thể làm được vài dự án là không còn vốn đầu tư các dự án tiếp theo. Do vậy việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý, nguồn vốn và hỗ trợ về giải phóng mặt bằng hay ‘đất sạch” sẽ là tiền đề quan trọng để mở rộng nguồn cung cho NOXH.

Mới đây, Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua, trong đó cho phép các tổ chức tín dụng do nhà nước chỉ định được thực hiện cho vay ưu đãi đối với các đối tượng được hưởng; bãi bỏ “điều kiện cư trú”; các địa phương, chủ đầu tư phải ưu tiên dành quỹ đất để phát triển đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, dự thảo Luật Thủ đô đang tiếp tục được lấy ý kiến trong đó sẽ trao nhiều cơ chế (mang tính đặc thù). Tất cả là tiền đề để chúng ta đặt niềm tin rằng: việc triển khai nhiều dự án xây dựng nói chung, trong đó có NOXH của Hà Nội nói riêng sẽ đạt được tiến độ, đáp ứng với nhu cầu.

User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ đề án triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030; trong đó, thông tin đáng lưu ý là về tiến độ giải ngân gói 140.000 tỷ đồng mới được 0,96%.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175 của Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Trên các diễn đàn, nhiều người chia sẻ bức xúc khi thấy những người khá giả đang sở hữu các căn hộ tại dự án nhà ở xã hội.

Theo Điều 29 và 30, Nghị định số 100 ban hành ngày 26/7/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8, thì để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, người có nhu cầu cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhà ở và thu nhập.

Chính phủ khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín thác đầu tư và các hoạt động liên danh, liên kết thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 4478 phê duyệt dự án đầu tư Xây dựng tuyến đường từ đường Tây Thăng Long đến đường Phạm Văn Đồng.

Bất động sản tăng giá mạnh trong bối cảnh nền kinh tế chưa thực sự thoát khỏi khó khăn, thu nhập của người dân chưa ổn định là dấu hiệu của hiện tượng “bong bóng”, gây mất ổn định thị trường.

Từ nay đến năm 2026, Hà Nội sẽ hoàn thành thiết lập hồ sơ quản lý, số hóa 3D biệt thự Pháp thuộc nhóm 1, đồng thời xây dựng phần mềm quản lý nhà biệt thự Pháp trên địa bàn.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu ngân sách Nhà nước; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy định thuế đối với nhà, đất.

Ba luật liên quan đến thị trường bất động sản (BĐS) có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, dự báo sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản.

Dự án Khu đô thị thông minh, sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc và Xuân Canh, huyện Đông Anh đã hết thời gian tìm kiếm nhà đầu tư nhưng chỉ có một doanh nghiệp tham gia nên Hà Nội đã gia hạn đến ngày 12/9/2024.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương ban hành các văn bản theo thẩm quyền để thực hiện Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu quả.

Tính đến hết tháng 8, nguồn cung nhà ở tại Hà Nội sẽ có thêm 9 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán, với hơn 5300 căn hộ.

Trong nỗ lực xây dựng thành phố hiện đại nhưng có bản sắc, Hà Nội vẫn còn đó nhiều tồn tại, khó khăn. Đó là nguồn cung nhà ở giá rẻ, nhà ở bình dân thấp hơn nhu cầu thực tế. Tình trạng đầu cơ bất động sản; việc mở đường giao thông hay triển khai công trình dân sinh còn gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, tốn chi phí lớn.

Nhiều chính sách mới về bất động sản chính thức có hiệu lực, Hà Nội "nóng" đất đấu giá ngoại thành, TP. Hồ Chí Minh công bố lộ trình điều chỉnh bảng giá đất là những sự kiện nổi bật trong tháng 8.

UBND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức đấu giá 93 lô đất tại Khu 3 thị trấn Quán Lào.

Tại nhiều huyện ngoại thành Hà Nội, nhiều khu đất đã hoàn tất việc đấu giá từ lâu, nhưng đến nay vẫn bỏ hoang vì nhiều lý do.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh bảng giá đất theo quy định tại Khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai.

Tại các quận trung tâm Hà Nội, loại phòng trọ giá thuê 2 triệu đồng/tháng gần như không còn, ngoại trừ những căn dạng “hộp diêm” rộng khoảng 10 m2, không có nội thất và nằm trong ngõ hẹp.

Trên các tuyến phố cổ Hà Nội, nhiều căn nhà mặt phố đang được chào bán với giá lên tới hàng tỷ đồng/m2 - xấp xỉ giá một căn chung cư cũ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp cho ý kiến nội dung Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Suốt thời gian dài, Đài Hà Nội thường xuyên phản ánh những dấu hiệu phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản, đặc biệt là tình trạng mất cân đối cung - cầu; hiện tượng đầu cơ nhà, đất; chiêu trò tạo sốt ảo để tăng giá một cách phi lý.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đề xuất nếu tách thửa không hình thành lối đi mới, tại phường, thị trấn, thửa đất phải bảo đảm diện tích ngoài chỉ giới đường đỏ không nhỏ hơn 50m2.

Từ năm 2026, bảng giá đất mới theo Luật đất đai 2024 sẽ được ban hành tiệm cận với giá thị trường. Vì thế, người dân nên làm sổ đỏ trước thời điểm này, bởi khi có bảng giá đất mới, phí làm sổ đỏ sẽ tăng cao.

Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương lấy ý kiến các đơn vị về dự thảo điều chỉnh nội dung chương trình 120.000 tỷ đồng theo hướng giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng mua nhà từ 3 - 5%.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đỗ Đức Duy vừa chủ trì cuộc họp hoàn thiện Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm 4 chương, 36 điều.

Nhằm thực hiện Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu chuyển mục đích sử dụng nhà ở tại các khu tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội.

Ngày 28/8, Hội nghị kết nối công nghệ phát triển đô thị và hạ tầng thông minh 2024 đã được Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc tổ chức.

Theo ghi nhận của phóng viên Đài Hà Nội, tại 2 khu đất đấu giá của huyện Thanh Oai và Hoài Đức hiện không còn cảnh "cò" đất chào mời khách bán chênh.

Lật giở “hồ sơ” các cơn sốt đất xảy ra cách đây vài năm ở một số tỉnh thành trong cả nước, có thể thấy sự tương đồng về công thức “om hàng - tạo sốt giả qua đấu giá và thổi giá”.

Trong Kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát 6 tháng cuối năm, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý hành vi "thổi" giá bất động sản.

Phiên đấu giá 27 lô đất đầu dự kiến diễn ra vào tháng 9 ở quận Hà Đông, Hà Nội, được hoãn và chưa xác định thời điểm tổ chức lại.

Chính phủ vừa ban hành quy định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), áp mức lãi mua nhà xã hội 6,6%/năm là quá cao, vượt lãi vay hiện nay của nhiều ngân hàng thương mại.

Khi đánh thuế bất động sản đúng hướng, việc mua đi bán lại bất động sản để ăn chênh lệch hay tạo cung cầu ảo để thổi giá dần trở nên vô nghĩa.

Lô đất mang ký hiệu L05-10 có diện tích gần 350m2 được định giá khởi điểm là 46,3 triệu/m2, thành tiền là 16,2 tỷ đồng. Nếu nhà đầu tư nào tham gia, sẽ phải đóng số tiền cọc là 20%.

Hiện nay, mức lãi suất cho vay bình thường của các ngân hàng từ 8 - 9%. Trong khi đó, lãi suất ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân của gói vay 120.000 tỷ đồng là gần 8%.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn (khu 6), tỷ lệ 1/2000.

Nhằm tránh tình trạng trục lợi khi thực hiện đấu giá, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã có công văn yêu cầu các tỉnh, thành phố điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất sát với thực tế.

Theo Luật Đất đai 2024 quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất.

Từ ngày 1/8/2024, Luật Nhà ở 2023 đã có hiệu lực, với nhiều thay đổi về điều kiện mua nhà ở xã hội như: bỏ điều kiện về cư trú, nới điều kiện về thu nhập. Điều này sẽ đem đến nhiều cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội hơn cho người dân.

Từ tháng 3 năm 2024, văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội cùng chi nhánh các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã triển khai ba dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Trong khi giá đất trúng đấu giá tại các huyện vùng ven Hà Nội được xem là cao phi lý thì lại đang có không ít người đầu tư đất nền phải rao bán cắt lỗ vì trót rót tiền đầu tư đón quy hoạch.

Mới đây, huyện Hoài Đức đã tổ chức đấu giá hơn chục lô đất tại xã Tiền Yên. Giá trúng lên tới trên 100 triệu đồng 1m2, lô cao nhất lên đến 133,3 triệu đồng – gần ngang với biệt thự, liền kề tại một số khu đô thị xung quanh.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn đã ký ban hành Quyết định số 4321/QĐ-UBND ngày 19/8/2024 về việc phê duyệt cập nhật Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các Kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố giai đoạn 2021-2025 (Đợt 3).

Nhiều đề xuất được đưa ra như hạn chế giao dịch của người trúng hay nâng giá khởi điểm ngang với giá thị trường và có hình thức phạt nếu bỏ cọc, đánh thuế sở hữu BĐS thứ 2…