Nhà văn Lê Lựu - Cây đại thụ không còn trổ lá

Độc giả yêu văn chương vừa đón nhận một tin buồn: nhà văn Lê Lựu, một cây đại thụ của văn học Việt Nam hiện đại vừa qua đời ở tuổi 80, sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật.

Nhà văn Lê Lựu sinh ngày 12.12.1942. Quê ông ở thôn Mẫn Hòa, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. 17 tuổi ông gia nhập quân ngũ và trở thành phóng viên báo Quân khu Ba. Trong quãng thời gian chiến tranh, Lê Lựu có thời kỳ làm phóng viên mặt trận ở chiến trường Trường Sơn.

Do nghề nghiệp, Lê Lựu đã có dịp đi nhiều nơi, đến với nhiều vùng đất khác nhau và cũng trải qua nhiều thăng trầm cuộc đời. Nhưng sau này, khi đã sống lâu dài ở Hà Nội, làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội với quân hàm đại tá, thành lập Trung tâm Văn hóa Doanh nhân thì Lê Lựu vẫn tự nhận ông là “một người nhà quê”, “một nhà văn nông dân” - không chỉ vì những tác phẩm hay nhất của nhà văn Lê Lựu là về đề tài nông thôn, mà còn thể hiện trong nếp sống, nếp sinh hoạt hàng ngày.

Những ai từng gặp ông ngoài đời đều nhận xét ông là người mộc mạc, giản dị, dễ gần gũi, nhiều khi bỗ bã như một người nông dân đích thực chứ không phải là một nhà văn tên tuổi.

Cả cuộc đời Lê Lựu gắn bó với văn chương. Ông đã theo học Trường Bồi dưỡng viết văn Quảng Bá (của Hội Nhà văn Việt Nam), làm biên tập viên, Trưởng Ban Văn xuôi rồi Thư ký Tòa soạn Tạp chí Văn nghệ quân đội. Song song với công việc biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Lê Lựu thử bắt đầu sáng tác và đến năm 1964 thì ông cho ra đời truyện ngắn đầu tay “Tết ở làng Mụa”. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Ông cũng tham gia giảng dạy ở Trường Viết văn Nguyễn Du.

Số lượng tác phẩm của ông lên đến hơn 40 đầu sách và nhận được nhiều giải thưởng danh giá. Nổi bật nhất là Giải A Hội Nhà văn Việt Nam (1990) với tiểu thuyết “Thời xa vắng” và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I năm 2001. Những tác phẩm được biết đến nhiều nhất của nhà văn Lê Lựu là các tiểu thuyết “Thời xa vắng”, “Chuyện làng Cuội”, “Sóng ở đáy sông”…

Tiểu thuyết “Thời xa vắng” được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên năm 2003, do Hồ Quang Minh làm đạo diễn và đoạt giải Cánh Diều Bạc (không có Cánh Diều Vàng) của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2005. Tiểu thuyết “Sóng ở đáy sông” được chuyển thể thành bộ phim truyền hình 10 tập do Hãng phim truyện Việt Nam cùng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội thực hiện, NSƯT Lê Đức Tiến làm đạo diễn, phát sóng lần đầu vào năm 2000. Bộ phim này đã tạo dựng nên tên tuổi của diễn viên Xuân Bắc và trở thành một hiện tượng phim truyền hình thời bấy giờ, thu hút sự chú ý của công chúng.

 

Video: Nhà văn Lê Lựu đã đi về "Thời xa vắng"

 

Quan niệm sáng tác của nhà văn Lê Lựu được ông đúc rút lại giản dị trong một cuộc trả lời phỏng vấn: “Toàn bộ những trang viết của tôi chỉ theo đuổi một nguyên tắc là Thật. Tôi không thể viết được nếu không bám vào sự thật. Tôi chỉ là người kể chuyện “có gì viết nấy”. Dĩ nhiên “sự thật” ở đây chính là hiện thực cuộc sống được nhà văn quan sát, ghi nhận lại qua lăng kính của bản thân.

Thậm chí trong thời gian phát sóng bộ phim truyền hình “Sóng ở đáy sông”, nhiều người vì xem phim đã tìm đọc tiểu thuyết gốc và đã có một vài người tự xưng là nguyên mẫu trong tiểu thuyết tìm đến tận nhà của Lê Lựu để đòi chia tiền nhuận bút. Quan niệm viết “bám vào sự thật” khiến cho đời văn của ông như một cây đại thụ xanh lá tốt tươi, nhờ bộ rễ bám chặt vào mảnh đất làng, mảnh đất của sự thật.

Và bây giờ cây đại thụ ấy đã ngừng ra lá.

 

 

Nhiều độc giả yêu mến văn chương thường chú ý đến vầng hào quang của những tác phẩm nổi tiếng như “Thời xa vắng”, “Chuyện làng Cuội”, “Sóng ở đáy sông”… mà dường như không chú ý rằng nhà văn Lê Lựu khởi đầu sự nghiệp văn chương bằng những tác phẩm viết về chiến tranh, mang đậm bóng dáng của người lính.

Đó là những tác phẩm như “Người cầm súng” (truyện ngắn – 1970), “Phía mặt trời” (truyện ngắn – 1972), “Mở rừng” (tiểu thuyết – 1977), “Ở phía sau anh” (truyện – 1980), “Ranh giới” (tiểu thuyết -1977), “Căm pu chia – một câu hỏi lớn” (bút ký – 1979), “Đồng bằng chiến sĩ” (truyện – 1980), “Mặt trận của người lính” (truyện ngắn – 1986)…

Người lính trong những tác phẩm của ông gây ấn tượng bằng sự khác biệt so với những hình ảnh người lính trong tác phẩm của các nhà văn khác. Với gốc gác nông dân và kinh nghiệm sống của chính  bản thân, ông miêu tả rõ nét tâm lý, tính nết có phần “thô vụng”, “quê mùa” của những người lính xuất thân từ nông thôn, chưa từng trải, ít học, cầm súng vào chiến trường với nhiều bỡ ngỡ, nhưng bom đạn chiến tranh vẫn không làm mất đi sự chân chất thuở ban đầu và lòng dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng.

Từ năm 1986, cùng với trào lưu đổi mới trong văn học Việt Nam, Lê Lựu là một trong những cây bút dẫn đầu và gây được tiếng vang đối với độc giả. Tiểu thuyết “Thời xa vắng” khi ra đời đã làm chấn động làng văn. Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết “Thời xa vắng” vẫn là người lính, nhưng không phải là người lính đổ máu nơi chiến trường, cầm súng chiến đấu. Thay vào đó, người lính phải chiến đấu với chính bản thân mình trong một môi trường, hoàn cảnh có những bó buộc, nguyên tắc, lề thói của một thời với những quy định cứng nhắc, không quan tâm đến hạnh phúc của cá nhân. Nhân vật chính Giang Minh Sài đã để cuộc đời mình trôi đi trong bất hạnh, tự đánh mất mình, đánh mất tình yêu, hạnh phúc vì sự sợ hãi dư luận, thiếu bản lĩnh cá nhân và vì những trói buộc khiến anh ta không dám vẫy vùng.

 

 

Lê Lựu từng thổ lộ rằng nhân vật Giang Minh Sài chính là hình ảnh của chính cuộc đời nhà văn, mang nhiều nét tự truyện của ông. Giang Minh Sài cũng là nhân vật thành công nhất của nhà văn Lê Lựu và có lẽ như vậy là đủ, bởi vì mỗi nhà văn cũng chỉ cần người đọc nhớ nhất một nhân vật của mình, đó chính là thành công lớn nhất của nhà văn. Có những nhà văn cả đời cầm bút nhưng không lưu lại trong tâm trí người đọc một hình bóng nhân vật nào cả. Còn Lê Lựu thì ông không chỉ làm được điều ấy với nhân vật Giang Minh Sài, mà ông còn có một đời văn dài lâu, với những tác phẩm đánh dấu sự lao động, sáng tạo cật lực trên trang viết, cần mẫn như người nông dân cày ruộng.

 

 

Tác phẩm “Thời xa vắng” ra đời năm 1986, nhưng Lê Lựu đã nung nấu đề tài và viết trước đó vài năm. Có thể thấy ông có cái nhìn tiên cảm về một thời văn chương đổi mới sắp đến và đã kịp thời có tác phẩm để góp mặt vào trào lưu đó.

Chuyển đổi từ cách viết ca tụng, mang tính chất sử thi sang cái nhìn thế sự, đời tư, chuyển đổi từ việc xây dựng những hình tượng người lính anh hùng, dũng cảm sang xây dựng những người lính trong cuộc sống đời thường, với góc nhìn đời tư, với những bi kịch, mất mát trong cuộc sống bộn bề, đòi hỏi không chỉ là chuyển đổi về nghệ thuật viết văn, mà điều quan trọng nhất là chuyển đổi tư duy sáng tác, quan niệm sáng tác. Lê Lựu đã có sự chuyển đổi thành công.

Cho đến nay “Thời xa vắng” là tiểu thuyết được mọi người biết đến nhiều nhất và được dịch giả Nguyễn Bá Chung dịch ra tiếng Anh năm 1997 với cái tên “A time far past”. Thành công của tác phẩm đã góp phần giúp cho Lê Lựu được mời sang Mỹ giao lưu năm 1988, trở thành nhà văn Việt Nam đầu tiên được mời sang Mỹ một cách chính thức từ sau năm 1975.

Những tác phẩm tiếp theo của nhà văn Lê Lựu đều gây được sự chú ý của độc giả. Tác phẩm “Đại tá không biết đùa” (viết năm 1987, xuất bản 1989) viết về tấn bi kịch gia đình thời hậu chiến mà người đại tá can đảm năm xưa trên chiến trường nay phải đối mặt. Tác phẩm “Chuyện làng Cuội” tập trung vào chủ đề những tấn bi kịch ở nông thôn Việt Nam thông qua cuộc đời bà cụ Đất. Tác phẩm “Sóng ở đáy sông” (1994) đề cập đến những thăng trầm chìm nổi của một con người lăn lộn qua nhiều cảnh đời dưới đáy xã hội, dựa trên câu chuyện có thật của một người tử tù mà Lê Lựu đã từng gặp mặt ở trại tù Phi Liệt năm 1992.

Ngay cả khi đã mang nhiều bệnh tật, ốm yếu, phải nằm liệt giường, nhưng từ năm 2010 đến 2013, Lê Lựu vẫn cố gắng sáng tác bằng cách đọc cho thư ký đánh máy và kịp cho xuất bản các tác phẩm “Thời loạn”, “Ở quê ngày ấy” và “Gã dở hơi”. Có thể nói nhà văn sáng tác với tinh thần của một người lính trên chiến trường, viết đến khi sức cùng lực kiệt.

Là nhà văn mang tư tưởng đổi mới, những tác phẩm của Lê Lựu phản ánh các vấn đề của xã hội Việt Nam xoay quanh lối tư duy lỗi thời, lạc hậu. Lối tư duy, nhận thức ấy không chỉ trói buộc con người, mà còn gây ra nhiều bi kịch trong cuộc sống của họ. Những tác phẩm của nhà văn cũng lên án sự tha hóa của con người và bày tỏ lòng cảm thông với những thân phận chìm nổi theo dòng đời, nên mang tính nhân văn sâu sắc.

 

 

Nhà phê bình Bùi Việt Thắng đánh giá về nhà văn Lê Lựu: “Nếu Nguyễn Minh Châu được tấn phong là “người mở đường tinh anh” cho đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 thì Lê Lựu, tôi sẽ gọi ông là “người lính xung kích” trong trận đánh mở đường ngoạn mục đổi mới văn chương đương đại Việt Nam!”

 

 

Ngoài công việc sáng tác, nhà văn Lê Lựu còn là một người rất nhanh nhạy với cái mới và thực tiễn đời sống xã hội. Năm 2002, ông thành lập Trung tâm Văn hóa doanh nhân, giữ chức Giám đốc. Năm 2003, Lê Lựu trả lời phỏng vấn cho biết lý do khiến ông thực hiện công việc này: “Thành lập Trung tâm là ý tưởng của tôi. Bởi tôi nghĩ rằng phải có một đội ngũ văn nghệ để xây dựng nền tảng văn hóa cho doanh nhân, lực lượng nòng cốt xây dựng kinh tế đất nước. Tôi muốn giúp họ làm giàu không chỉ bằng tiền mà còn nhờ trí tuệ, tình cảm, văn hóa.” Sau này ông thành lập thêm Tạp chí Văn hóa doanh nhân và giữ chức Tổng Biên tập cho đến khi sức khỏe không còn cho phép.

Vượt lên trên những bất hạnh về đời sống cá nhân, vượt lên trên những bạo bệnh, năm 2014 nhà văn Lê Lựu đã lập ra Quỹ Văn học Lê Lựu từ tài sản riêng và từ đóng góp của các cá nhân, tổ chức yêu mến ông. Đây là một quỹ phi lợi nhuận được thành lập với mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển các hoạt động văn học và văn hóa doanh nghiệp và trao tặng giải thưởng cho những cá nhân có tác phẩm xuất sắc viết về các đề tài doanh nhân, nông thôn và nông nghiệp thời kỳ đổi mới. Đây là tấm lòng của nhà văn đối với các đồng nghiệp thế hệ sau và cũng là di sản mà nhà văn để lại.

 

 

Nhà văn Lê Lựu có một phát biểu như một lời tổng kết cho sự nghiệp sáng tác của ông: “Qua văn chương, người ta muốn hiểu thời chúng ta đang sống là như thế nào? Người ta muốn nhận thức đúng thực chất các quan hệ xã hội con người đã sống một quãng đời lắm sôi động, nhiều biến cố vừa qua và bây giờ.” Có lẽ đây là lời tổng kết xác đáng nhất cho các tác phẩm của ông.

Nhà văn Lê Lựu giờ đã đi về “thời xa vắng”. Ở tuổi của ông cũng là độ tuổi xưa nay hiếm, do vậy, chúng ta không quá đột ngột trước sự ra đi của nhà văn. Dẫu ông đã “xa vắng”, nhưng những tác phẩm của ông, những di sản văn chương, văn hóa mà ông để lại cho đời vẫn không xa vắng chúng ta. Và như thế, cây đại thụ ấy không còn trổ lá, nhưng bóng dáng của nó vẫn tồn tại mãi trong lòng độc giả yêu văn chương.

 

User
Ý KIẾN

Chiều 28/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhất là văn hóa, giáo dục chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia.

Chính thức ra rạp từ ngày 24/5, bộ phim hoạt hình Nhật Bản "Doraemon: Nobita và bản giao hưởng địa cầu" tiếp tục tạo nên cơn sốt tại phòng vé. Hiện doanh thu phim đã vượt qua con số 84 tỉ đồng. Phim thậm chí còn được kỳ vọng là tác phẩm anime đầu tiên đạt doanh thu trăm tỷ tại Việt Nam.

4 doanh nghiệp bảo hiểm có khách hàng tham gia bị thiệt hại về người trong vụ cháy tại Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, đã dự kiến chi trả bảo hiểm với số tiền ước tính khoảng 2,72 tỷ đồng.

Với mong muốn khơi dậy cảm xúc và sự sáng tạo nghệ thuật cho các em thiếu nhi, cuộc thi vẽ tranh “Sắc màu tuổi thơ” dành cho các bé từ 3 đến 7 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo ra một sân chơi thú vị, bổ ích.

Tạp chí Time Out của Anh đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để du lịch vào tháng 7, trong đó, Hội An xếp vị trí thứ 7 trong danh sách này.

Tạp chí du lịch quốc tế uy tín Travel+Leisure đã đánh giá Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong 55 điểm đến đẹp nhất thế giới để chiêm ngưỡng.

Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là chính sách phát huy giá trị văn hóa Hà Nội, với 12 lĩnh vực cho ngành công nghiệp văn hóa được đưa vào luật.

Trong bối cảnh mùa hè châu Âu đang cận kề, Việt Nam là điểm đến tăng trưởng nhanh thứ 3 ở châu Á đối với khách du lịch châu Âu dựa trên lượt tìm kiếm chỗ ở trên nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda.

Với kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề nấu xôi tại làng Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến đã tạo nên những hương vị xôi đặc sắc và hấp dẫn.

Bom tấn "Furiosa: Câu chuyện từ Max điên" có nhiều cảnh hành động bạo lực nặng đô nhưng phim không bị cắt cảnh nào khi ra rạp Việt.

Lễ kỷ niệm 596 năm ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428-2024) vừa diễn ra trang trọng tại Khu di tích tưởng niệm nhà vua bên hồ Hoàn Kiếm, nơi gắn với huyền thoại Vua Lê trả gươm báu cho Rùa thần.

Là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, làm một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, Đền Voi Phục không chỉ có giá trị về kiến trúc nghệ thuật mà còn là địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh được nhiều người dân Hà Nội tin kính.

Canh chua cá, món canh chua ngọt rất bản địa của Việt Nam, đã được tạp chí ẩm thực quốc tế TasteAtlas vinh danh trong top 10 món cá được đánh giá ngon nhất thế giới.

Nhằm giới thiệu vẻ đẹp cũng như giá trị kinh tế của các loại cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Cây chè".

Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những quần thể kiến trúc lâu đời và quan trọng bậc nhất Thủ đô Hà Nội. Với những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, nơi đây đang trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách.

Tình làng nghĩa xóm, thứ tưởng chừng bị phai nhạt trong cuộc sống hiện đại, lại được gắn kết khi các gia đình ở tổ dân phố số 12, khu đô thị Mỹ Đình 2, tham gia tổ liên gia văn hóa.

Sáng nay (21/5), tại chùa Bộc, Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam quận Đống Đa đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ kính mừng Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024.

Tuần lễ Festival Huế 2024 sẽ diễn ra từ ngày 07 đến 12/6/2024. Ban Tổ chức Festival Huế 2024 cũng vừa công bố giá vé các chương trình nghệ thuật và dịch vụ ẩm thực cung đình trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến được tổ chức trong tháng 7 tới đây tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ. Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.

Bùi Văn Tự là nghệ nhân trẻ thuộc thế hệ 9X, vốn là kỹ sư xây dựng nhưng lại có tình yêu đặc biệt với nghệ thuật, anh đã mày mò để sáng tạo ra những tác phẩm điêu khắc ánh sáng mang tính thị giác độc đáo. Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác, anh đã vừa thực hiện thành công tác phẩm khắc họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Genève và Sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc (1954 - 2024), Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Học sinh miền Nam trên đất Bắc (1954 - 1975)".

Chùa Trầm là một trong bốn ngôi chùa thiêng liêng thuộc “tứ đại danh thắng xứ Đoài xưa tọa lạc tại xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ. Không chỉ linh thiêng với vẻ đẹp cổ kính mà nơi đây ngày 19/12/1946, Bác Hồ đã đọc lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến - mở đầu cho thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với quyết tâm “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Khi đi vào cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước và cho dân tộc một di sản vô giá. Đó là nơi ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch, nơi gắn bó với Người trong suốt 15 năm (1954-1969), nơi đã diễn ra nhiều hoạt động quan trọng, nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một triển lãm ý nghĩa đã ra mắt công chúng yêu nghệ thuật thủ đô tại 29 Hàng Bài, Hà Nội. Đó là triển lãm “Tình Sen” của Nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân.

Hôm nay, ngày 19/5/2023, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 134 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ nhiều ngày qua nhân dân khắp mọi miền tổ quốc đã xếp hàng vào Lăng viếng Bác.

Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 2 diễn ra từ ngày 17/5 - 19/5 tại TP.HCM là sự kiện ẩm thực, văn hóa du lịch độc đáo, đặc sắc thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách.

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều nay, Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội tổ chức khai mạc Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), UBND TP Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Thành phố treo cờ Tổ quốc từ ngày 18/5/2024 đến hết ngày 20/5/2024.

Lần đầu tiên một công trình kiến trúc Việt Nam được ghi nhận tại Hội nghị kiến trúc quốc tế "The World Around 2024", đó là công trình "Bảo tàng đạo Mẫu" (xã Hiền Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) do kiến trúc sư Nguyễn Hà thiết kế.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai định danh số các cổ vật triều Nguyễn và tổ chức triển lãm trên không gian số.

Làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, TP. Hà Nội) nổi tiếng là cái nôi múa rối nước truyền thống của Hà Nội. Thế nhưng hiện nay làng chỉ còn duy nhất nghệ nhân Nguyễn Văn Phi là người theo đuổi kỹ thuật tạo tác những con rối.

Do giá vé máy bay tăng cao, nhiều công ty lữ hành chọn giải pháp phát triển sản phẩm đường bộ, đường thủy, đường sắt trong dịp hè 2024.

Ngày 17/5 tới đây, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.

Trải qua hàng trăm năm phát triển, làng Cự Đà thuộc xã Cự Kê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, vẫn giữ cho mình vẻ đẹp yên bình, cổ kính. Đây là điểm đến thú vị với những ai muốn tìm hiểu về nét văn hoá đặc trưng của vùng Bắc Bộ xưa.

Đàm Vĩnh Hưng – một ca sỹ nổi tiếng và nhiều tai tiếng đang gây tranh cãi sau khi mắc thêm lỗi đeo huân chương rất phản cảm, gợi nhớ hình ảnh tôn vinh quân đội chế độ cũ trong một thời điểm nhạy cảm: dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không ít ý kiến cho rằng cần có hành động xử lý cứng rắn hơn, trước khi ca sỹ này có thể tiếp nối những trò lố gây hại khác không chỉ về văn hóa

Sáng 14/5, trong phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành cho ý kiến và thông qua Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Qua thảo luận, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao cần thiết, cấp bách phải trình Quốc hội thông qua.

Bộ trang phục của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow “Ngày em thắp sao trời” tối 4/5 tại TP HCM đã gây tranh cãi trong dư luận. Tới đây, liveshow này sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 18/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã yêu cầu đơn vị tổ chức và phía Đàm Vĩnh Hưng cam kết các vấn đề liên quan đến trang phục đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Những ngày này, đến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, người dân và du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn những giá trị của danh thắng nổi tiếng này dưới góc nhìn của các Nghệ sĩ nhiếp ảnh qua triển lãm “Còn mãi với thời gian”.

Tại thành phố Hải Phòng, Lễ hội Hoa phượng đỏ 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa và đặc sắc.

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.

Xẩm tàu điện giờ chỉ còn lại trong các câu chuyện của ký ức mà những thế hệ trước kể lại. Thế nhưng, thời gian gần đây, người dân và du khách Thủ đô lại đâu đó bắt gặp được hình ảnh này trong một tour du lịch đêm độc đáo với tên gọi “xẩm on the bus”.

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.

Hồ Hoàn Kiếm mùa nào cũng đẹp. Tháng 5 khi hè về, không gian được tô điểm thêm màu hồng hoa phượng và sắc tím bằng lăng.