Nhật ký Trường Sa: Tổ Quốc nhìn từ biển
“10 ngày ở Trường Sa là những khoảnh khắc, những kỷ niệm không thể nào quên. Điều lắng lại trong tôi trong chuyến công tác Trường Sa lần này không chỉ là sự trải nghiệm được ngắm nhìn Tổ quốc từ biển mà chúng tôi thấu hiểu hơn bao công sức, nước mắt, mồ hôi và cả máu xương của cha anh đã đổ xuống cho sự trường tồn mãi mãi của Trường Sa…”. Đây là lời tâm tình của anh Tưởng Quang Hưng - Phóng viên Trung tâm Tin tức.
Lần thứ ba trong cuộc đời làm báo, tôi vô cùng vinh dự và tự hào được đến với Trường Sa thân yêu.
Đó là ngày 19/4/2024, tàu Trường Sa 571 chào đón và đưa hơn 250 thành viên Đoàn công tác số 10, trong đó có 120 thành viên là lãnh đạo, cán bộ cùng các nhà báo thành phố Hà Nội đến thăm quân, dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà) và Nhà giàn DK1. Đoàn công tác do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm trưởng đoàn.
Với tâm thế “Mang ra tình cảm, mang về niềm tin”, trước giờ xuất phát, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhắn nhủ với từng thành viên: “Các đồng chí vinh dự thay mặt cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô mang theo tình cảm ấm áp của hơn 10 triệu dân Thủ đô và hơn 40 vạn đảng viên của Đảng bộ thành phố gửi tới quân, dân huyện đảo Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ của Nhà giàn DK1/8 - những người đang ngày đêm nắm chắc tay súng canh giữ biển, trời của Tổ quốc. Hà Nội mang theo những tình cảm trân trọng, tin yêu, đồng thời truyền tỏa hơi ấm đất liền, tiếp thêm sức mạnh cho quân dân Trường Sa giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc”.
Sau hơn một ngày dời Cảng Quốc tế Cam Ranh, điểm đảo đầu tiên mà đoàn công tác đến thăm đó là đảo nổi Song Tử Tây.
Đảo Song Tử Tây (xã đảo Song Tử) là một trong 3 xã, thị trấn của huyện đảo Trường Sa và cũng là xã đảo xa nhất của nước ta, cách đất liền khoảng 600 km nằm ở phía Bắc Biển Đông.
Vừa quen thuộc, vừa bồi hồi, với tôi từ xa, đảo Song Tử Tây hiện lên như một khu rừng xanh giữa đại đương bao la với những hàng cây chạy dài chở che đảo. Màu xanh của cây hòa quyện với màu xanh của trời, biển tạo nên một màu xanh thanh bình đến lạ. Đặt chân lên đảo tôi như vỡ òa cảm xúc khi được chào đón bởi những tiếng cười, những cái bắt tay thật chặt, cái ôm đầm ấm của các cán bộ, chiến sĩ nơi đây.
Trung tá Đào Xuân Nam - Trưởng đảo Song Tử Tây với nước da cháy nắng của biển đảo, chia sẻ với chúng tôi: "Dù còn gặp không ít khó khăn do điều kiện khí hậu mang lại, cộng với vị trí xa đất liền nhưng các cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân chủng Hải quân. Đặc biệt là tình cảm, sự ủng hộ rất lớn cả về vật chất, tinh thần nơi đất liền, trong đó có đoàn công tác của thành phố Hà Nội, năm nào cũng ra thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên đảo. Sự thăm hỏi động viên kịp thời đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ đảo Song Tử Tây kiên định, vững vàng với một quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc".
Trong hải trình của đoàn công tác thành phố Hà Nội đến với Trường Sa lần này, đoàn đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ở 7 đảo, điểm đảo trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 đó là: đảo Song Tử Tây; đảo Sinh Tồn, Núi Le B, Tốc Tan B, Đá Tây A, Đá Tây C, Trường Sa lớn và Nhà giàn DK1/8 Quế Đường.
Ấn tượng đặc biệt với tôi lần này khi trở lại Trường Sa đó là cơ sở hạ tầng khang trang hiện đại, nhiều công trình nhà ở, trường học, trung tâm y tế, bệnh xá, các thiết chế văn hóa…đã được đầu tư xây dựng. Đời sống của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ ngày càng được cải thiện. Để có được điều này, có sự đóng góp mồ hôi, công sức, sự hy sinh thầm lặng của quân và dân Trường Sa những người coi “đảo là nhà, biển cả là quê hương”. Đồng thời đây cũng là thành quả to lớn của các phong trào mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả nước đã hướng về biển, đảo thân yêu của Tổ quốc.
Tại mỗi đảo chúng tôi đến trong hành trình thăm Trường Sa đều có trường học dành cho các em. Trong mỗi lớp học, học sinh được học ghép với đủ lứa tuổi từ mẫu giáo đến lớp 5 và mỗi đảo có từ một đến hai thầy giáo phụ trách dạy học. Dù xa đất liền, đời sống trên các đảo còn khó khăn nhưng điều kiện học tập của học sinh nơi đây vẫn được đáp ứng đầy đủ. Dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng trường học ở các đảo giữa muôn trùng nắng, gió ấy vẫn luôn là nơi nuôi dưỡng tuổi thơ và chắp cánh ước mơ cho những “mầm xanh tương lai” của đất nước theo cha mẹ bám biển. Hằng ngày, tiếng trống trường vẫn rộn rã vang lên cùng tiếng trẻ thơ học bài và nô đùa hòa trong tiếng sóng vỗ bờ.
Trong chuyến công tác lần này, ấn tượng với những người làm báo Thủ đô là được gặp gỡ, trò chuyện với rất nhiều cán bộ, chiến sĩ là những người con ưu tú của Thủ đô đang làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc nơi đảo xa.
Trung tá Cấn Ngọc Sơn (quê huyện Phúc Thọ, Hà Nội) – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng đảo Trường Sa lớn cho biết, bản thân anh luôn cảm thấy tự hào khi được phân công công tác trên đảo Trường Sa lớn.
“Tôi thấy đây là một trách nhiệm của cá nhân đối với Tổ quốc cũng như tiếp nối niềm tự hào về truyền thống anh hùng của người Hà Nội. Chúng tôi sẽ luôn đoàn kết một lòng nắm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc”.
Có đến Trường Sa, chứng kiến cái khắc nghiệt của thời tiết, mới thấy hết sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của người lính ở đảo trong việc gia tăng rau xanh, cải thiện bữa ăn hằng ngày cho bộ đội. Hơn 200 ngày không có mưa, nước ngọt còn không đủ cho cả sinh hoạt hàng ngày, vậy nhưng những đảo, điểm đảo mà chúng tôi đặt chân đến luôn hiện hữu một màu xanh tươi tốt của rau muống, mồng tơi, bí xanh… hiện hữu. Trong vườn, những giàn bầu, bí trĩu quả và luống rau mồng tơi, muống, cải các loại đang lên tươi tốt. Hình ảnh đó không chỉ gợi lên sức sống mạnh mẽ giữa muôn trùng biển khơi sóng gió mà còn là biểu tượng của ý trí, nỗ lực vượt khó của cán bộ, chiến sĩ nơi đây.
Không chỉ hỗ trợ về hậu cần, huyện đảo Trường Sa còn là điểm tựa về sức khỏe cho ngư dân. Những trung tâm y tế, bệnh xá tại đây có đủ trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh cho ngư dân mỗi khi cần cứu chữa và luôn sẵn sàng vận chuyển cấp cứu bệnh nhân bằng tàu biển hay máy bay trực thăng về đất liền khi cần thiết. Trong cả ba lần công tác ở Trường Sa, thì cả ba lần tôi có cơ hội được ghi lại những hình ảnh thực tế việc y bác sĩ tại Trung tâm y tế đảo Trường Sa Lớn mổ cấp cứu bệnh nhân.
Đó là vào chiều ngày 23/4, khi Đoàn công tác thành phố Hà Nội vừa thực hiện xong Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn, một bác sĩ đi làm nhiệm vụ trong đoàn công tác chạy đến trao đổi với tôi: "Anh có phải là nhà báo của Đài Hà Nội không? Chúng tôi vừa nhận thông tin trung tâm y tế trên đảo vừa tiếp nhận một ngư dân chuyển đến cấp cứu. Qua thăm khám lâm sàng xác định bệnh nhân có thể bị viêm ruột thừa, có thể phải mổ cấp cứu ngay trong chiều nay, rất muốn các anh nhà báo ghi lại được những thước phim đặc biệt này".
Không chần chừ, tôi xin phép trưởng đoàn công tác và cùng kíp phóng viên khẩn trương có mặt tại Trung tâm y tế đảo Trường Sa Lớn, lúc đó khoảng hơn 3 giờ chiều.
Tại Trung tâm y tế đảo Trường Sa Lớn, sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ ở đây, đặc biệt là vai trò rất lớn của Trung tá Nông Hữu Thọ - Tiến sĩ, Bác sĩ, Bệnh xá trưởng Trung tâm y tế đảo Trường Sa Lớn đã tiến hành làm các xét nghiệm thường quy, cấp cứu; sau đó, tiến hành hội chẩn với Bệnh viện Quân y 175 qua hệ thống Telemedicine và kết quả chuẩn đoán bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp. Khi hội chẩn xong, các bác sĩ tại đây đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật. Với các trang thiết bị hiện có tại trung tâm y tế trên đảo, bệnh nhân đã được phẫu thuật kịp thời và thành công chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ.
Bác sĩ Nông Hữu Thọ cho biết, chiều ngày 23/4, Trung tâm y tế đảo Trường Sa Lớn tiếp nhận một bệnh nhân nam 36 tuổi. Bệnh nhân này trước đó trong quá trình hoạt động canh tác trên ngư trường xuất hiện triệu chứng đau âm ỉ vùng thượng vị và được đưa vào bệnh xá đảo Thuyền Chài cấp cứu. Sau 4 ngày chưa đỡ đau, các bác sĩ ở đây tiến hành hội chẩn và được chuyển tới Trung tâm y tế đảo Trường Sa Lớn.
“Qua đây có thể thấy, người dân cũng như ngư dân khi gặp tình huống cần cứu hộ, cứu nạn, có thể hoàn toàn yên tâm khi có chỗ dựa về y tế là các bệnh xá tại các đảo để vươn khơi, bám biển”.
Xúc động và thiêng liêng với tôi cùng tất cả các thành viên trong Đoàn công tác thành phố Hà Nội chính là được tham dự Lễ chào cờ đặc biệt tại cột mốc chủ quyền quốc gia cùng quân và dân trên đảo Trường Sa Lớn.
Giữa bốn bề sóng vỗ, trong cái nắng chói chang trên đảo Trường Sa Lớn, trước cột mốc chủ quyền và lá cờ Tổ quốc, từng lời bài hát Quốc ca của các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên đảo Trường Sa Lớn trong Lễ chào cờ vang lên với khí thế hào hùng, thiêng liêng đầy kiêu hãnh, tự hào. Sau tiếng hô dõng dạc, dưới lá cờ Tổ quốc đang tung bay đầy kiêu hãnh giữa nền trời xanh thẳm, từng lời bài hát “Tiến quân ca” vang lên hùng tráng át tiếng sóng biển ngoài khơi.
Với mỗi thành viên tham gia Lễ chào cờ tưởng chừng như từng lời bài hát đã thuộc nằm lòng từ tấm bé nhưng nay khi được hát vang những ca từ hào hùng ấy giữa quần đảo anh hùng trong trái tim mỗi người đều cảm thấy thổn thức, tự hào, xúc động khó tả. Cảm xúc đó không thể gọi tên, đơn giản vì đó chỉ có thể là tình yêu Tổ quốc.
Dưới lá cờ, 10 lời thề danh dự của quân nhân vang lên hòa trong tiếng sóng, giữa biển trời của Tổ quốc. Đó cũng là lời khẳng định đanh thép của quân và dân trên đảo quyết tâm vượt qua mọi thử thách, bảo vệ chủ quyền biển đảo - một phần lãnh thổ không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam.
Giữa trùng khơi, Lễ chào cờ đặc biệt ấy như lời khẳng định đanh thép về chủ quyền thiêng liêng của đất nước Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Ở cột mốc chủ quyền nơi biển đảo xa xôi, trên mảnh đất thấm máu của cha ông, mỗi người con đất Việt càng thấm thía hai tiếng thiêng liêng - Tổ Quốc.
Khép lại một hải trình với rất nhiều hoạt động ý nghĩa. 10 ngày ở Trường Sa là những khoảnh khắc, những kỷ niệm không thể nào quên. Điều lắng lại trong tôi trong chuyến công tác Trường Sa lần này không chỉ là sự trải nghiệm được ngắm nhìn Tổ quốc từ biển mà chúng tôi thấu hiểu hơn bao công sức, nước mắt, mồ hôi và cả máu xương của cha anh đã đổ xuống cho sự trường tồn mãi mãi của Trường Sa. Đến Trường Sa, chúng tôi cũng nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền đất nước, thực hiện và hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Tôi mong một ngày lại được đến với Trường Sa thân yêu…
Tưởng Quang Hưng
Phóng viên Trung tâm Tin tức, Đài Hà Nội
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Hà Nội bước qua năm 2024 với nhiều công trình mới mang theo khát vọng phát triển, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong hạ tầng giao thông, môi trường đô thị và công nghiệp văn hóa, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Hà Nội xác định, phát triển an sinh xã hội là ưu tiên hàng đầu của chính quyền nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Năm 2024, thành phố triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng dễ bị tổn thương. Bằng những chính sách như trợ cấp xã hội, hỗ trợ nhà ở, đào tạo nghề nhằm tạo điều kiện cho người dân có cơ hội phát triển kinh tế bền vững.
Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Dưới ánh đèn lung linh, tiếng nhạc rộn ràng, từng nhóm du khách đổ về, tìm kiếm những không gian ở bên nhau, để trò chuyện và tận hưởng những khoảng thời gian quý giá của năm cũ trước khi bước sang năm mới.
UBND quận Hoàn Kiếm chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn và danh mục di sản ẩm thực Hoàn Kiếm. Sự kiện đánh dấu thành quả đầu tiên của Đề án "Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng 2030".
Chỉ còn vài ngày nữa mới đến tháng Chạp nhưng những vườn quất ở Tứ Liên đã bắt đầu nhộn nhịp. Những vườn quất sai trĩu trịt đã được người trông nom chằng buộc để giữ dáng cho cây.
46 địa chỉ ẩm thực đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã được UBND quận Hoàn Kiếm lập danh sách và công bố để quảng bá di sản ẩm thực và hoạt động du lịch.
Sự kiện công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn và danh mục di sản ẩm thực Hoàn Kiếm đã đánh dấu thành quả đầu tiên của Đề án “Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng 2030”.
Phở bò là đại diện duy nhất của Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024 do Taste Atlas công bố mới đây.
Với nhiều người Hà Nội, hương vị ấm nóng của bát cháo lòng trong buổi sáng mùa đông giá lạnh đã trở thành thứ không thể thiếu, gắn với nhịp sống bình dị mà dân dã.
Thời tiết chuyển dần sang Đông, cũng là lúc những cánh đồng hoa cải ở ngoại thành Hà Nội đồng loạt bung nở, trải một màu vàng rực rỡ.
Văn hóa Hàn Quốc, từ ẩm thực đến các lễ hội, đang dần hòa nhập và tạo nên dấu ấn riêng tại Hà Nội. Có hẳn một khu phố được gọi là Korean Town của người Hàn ở Mỹ Đình.
Mùa đông năm nay không rõ rệt. Nó đến muộn, không lạnh sâu, thoắt hanh rồi thoắt ẩm, thoắt sương rồi thoắt nắng, bao trọn vẻ đẹp cả bốn mùa. Như thể mùa đông chỉ vội vàng ghé qua...
Phở, từ khi được bán tại những gánh hàng rong giản dị đã trở thành một phần văn hóa Việt. Câu chuyện về phở đã được làm sống động bởi những nghệ nhân phở gia truyền, những người gìn giữ và phát huy giá trị ẩm thực độc đáo của phở qua nhiều thế hệ.
Những phong bao lì xì - biểu tượng của sự may mắn ngày đầu năm giờ đây đã có diện mạo bắt mắt, nhưng vẫn lưu giữ được ý nghĩa đặc biệt của dịp Tết cổ truyền.
Những ngày cuối năm, phố Hàng Quạt khoác lên mình một diện mạo sống động hơn. Âm thanh của cuộc sống hòa với những điều xưa cũ trên con phố, tạo nên một không gian đầy hoài niệm, một nét đẹp văn hóa truyền thống ko dễ bị phai mờ giữa cuộc sống hiện đại.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, cửa hàng kem 35 Tràng Tiền đã trở thành một phần ký ức không thể thiếu của bao thế hệ người Hà Nội. Dù là mùa đông lạnh giá hay mùa hạ oi ả, ai qua đây cũng không thể không dừng chân, thưởng thức một cây kem Tràng Tiền ngọt ngào.
Nhiều con phố, các điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội đã được trang hoàng lộng lẫy, tạo nên một không gian vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, ngập tràn không khí mùa Noel.
Khi cái lạnh se sắt len lỏi vào từng góc phố thủ đô, những hàng chè nóng đã trở thành một lựa chọn đầy thú vị, một món quà ăn không thể thiếu trong nhịp sống của người dân.
Giáng sinh đang rất gần. Phố Hàng Mã, Nhà thờ Lớn hay những khu vực trung tâm đều trở thành những điểm được du khách đổ về tham quan, chụp ảnh và tận hưởng bầu không khí vui tươi, ấm áp của dịp lễ hội cuối năm.
Những bề bộn của cuộc sống có thể làm cái 'chất' Hà Nội bị pha loãng hơn. Tuy nhiên, trong sự thay đổi ấy, vẫn có những giá trị cốt lõi được giữ gìn và tiếp nối qua các thế hệ. 'Chất' người Hà Nội, dù có biến chuyển, vẫn là thứ không thể mất đi, chỉ cần thời gian và sự bồi đắp đúng cách để trở lại mạnh mẽ hơn trong một Hà Nội hiện đại và năng động.
Càng tới gần ngày Giáng sinh, phố phường của quận trung tâm Hoàn Kiếm được trang trí nhiều sắc màu lung linh, ngập tràn không khí lễ hội vui tươi.
Hà Nội trở lạnh trong những ngày cuối năm cũng là lúc người dân chuẩn bị cho lễ Giáng sinh và thời khắc chuyển giao giữa năm cũ - năm mới. Khắp đường phố, không khí Giáng sinh ngập tràn, đặc biệt là con phố Hàng Mã, nơi được mệnh danh là "thủ phủ" của đồ trang trí, đồ chơi lễ hội.
Bước ra từ cuộc chiến khốc liệt, hơn ai hết, những cựu chiến binh hiểu rõ giá trị của hòa bình cho Tổ quốc và giá trị của yên bình với mỗi người. Bình yên của người cựu chiến binh, chẳng cần to tát hay xa vời, chỉ là những buổi chiều đi bộ trên phố phường tấp nập, nhìn nắng nhạt xuyên qua những tán cây.
Nói đến nhiếp ảnh về Hà Nội thì không thể không nói tới nhà nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo. Ông đã tạo dựng được tên tuổi bằng một phong cách chụp riêng về Hà Nội mà thời gian càng trôi qua, người xem càng thấy giá trị của từng khung hình.
Giáng Sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, nơi đây đã được trang hoàng lộng lẫy, thu hút du người dân và du khách đến tham quan, thưởng thức không khí đặc biệt mùa lễ hội.
Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…
Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.
Nếu như trước đây, muốn được chiêm ngưỡng và chụp bức hình với cánh đồng hoa tam giác mạch, mọi người phải đi đến miền cao nguyên đá Hà Giang xa xôi. Thì nay, ngay giữa lòng Thủ đô, ai cũng có thể ngắm nhìn loài hoa hoang dã, độc đáo này.
Ẩm thực Hà Nội từ lâu đã làm say lòng nhiều thực khách không chỉ bởi sự đa dạng trong món ăn mà còn bởi sự tinh tế trong cách thưởng thức. Có những món ăn ở Hà Nội chỉ ngon khi ta thưởng thức vào mùa đông và một trong số đó là món bánh đúc nóng - thức quà thơm ngon, ấm lòng, đơn giản mà khó quên.
Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
Thoát khỏi sự xô bồ, náo nhiệt của ban ngày, Hà Nội buổi tối đẹp theo cách rất riêng. Dưới ánh đèn đêm lung linh, huyền ảo, vẻ đẹp thuần khiết của Hà Nội càng khiến những ai đã gắn bó với thành phố này mãi chẳng thể nào quên. Hồ Gươm được ví như trái tim của Thủ đô Hà Nội, nếu ban ngày là một không gian xanh mướt thì khi màn đêm buông xuống, nơi đây lại trở nên lung linh, huyền ảo.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Suối Yến trong những ngày đầu đông đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người dân và du khách. Hoa súng nở rộ trong khung cảnh thơ mộng khiến nơi đây như một bức tranh sống động.
Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
Một chiếc bánh mì truyền thống từ khi nào đã trở thành bữa sáng của nhiều người Hà Nội, đó không chỉ là món ăn tiện lợi với đầy đủ dinh dưỡng mà đôi khi còn là hương vị bình dị của tuổi thơ.
Khi Hà Nội vào mùa hoa cúc, các vườn hoa, ngõ phố, con đường trở nên rộn ràng, tấp nập khi du khách tìm đến để chụp hình check in cùng cúc họa mi.
Giữa Thủ đô nhộn nhịp, có một nhịp sống yên bình, nhịp sống với những thanh âm bình dị trên con phố Hàng Khoai ở Hà Nội.
Ngày 10/10/1954, Ủy ban Kháng chiến và đoàn quân từ chiến khu tiến về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trong niềm hân hoan tột cùng của hơn 40 vạn người dân, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, hồ Gươm lung linh ánh sáng tự do sau những năm dài bị thực dân Pháp chiếm đóng.
Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò.
0