Nhiều chỉ tiêu an sinh xã hội vượt kế hoạch

Thành phố Hà Nội luôn coi việc bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là người có công với cách mạng, người lao động bị mất việc làm và các đối tượng bảo trợ xã hội, người yếu thế là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên là nội dung được thành phố đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2024 do Bô Lao động - Thương binh và xã hội tổ chức sáng 26/12.

Hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2024 được tổ chức ngày 26/12 theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội, kết hợp trực tuyến tại một số điểm cầu trong cả nước.

Tại điểm cầu Hà Nội, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương đã có tham luận, chia sẻ các bài học kinh nghiệm của Hà Nội trong công tác này.

Thành phố đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ công tác lao động, người có công và xã hội theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, coi đây là nhiệm vụ quan trọng.

Năm 2023, tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Trong đó, thành phố đã tạo việc làm mới cho trên 214 nghìn người, đạt 132,2% kế hoạch; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 2,97%. Đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 246.100 lượt người, đạt 107% kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,23%. Đặc biệt, số hộ thoát nghèo đạt 227% kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,03% với 18/30 quận, huyện, thị xã không còn hộ nghèo, góp phần thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới tại 100% các huyện của thành phố.

Cùng với đó, công tác chăm lo các đối tượng chính sách người có công được bảo đảm. 100% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú. Kết quả vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trong năm vượt gần 2 lần kế hoạch. 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc trợ giúp bằng nhiều hình thức khác nhau. 80% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện. Người cao tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội được thành phố quan tâm, chăm lo chu đáo. Trên 6.000 đối tượng được nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý trong các cơ sở trợ giúp xã hội của thành phố.

Trước mắt, Hà Nội sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chính sách xã hội nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn sắp tới. Đồng thời, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề ra cho ngành trong năm 2024. Đặc biệt, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện tốt Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”.

User
Ý KIẾN

Chiều 5/7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Long Biên và huyện Đông Anh.

Câu chuyện loạn số nhà ở nhiều tuyến phố Hà Nội từ lâu đã là nỗi ám ảnh với nhiều người. Việc tìm đến đúng số nhà càng khó khăn hơn đối với những người mới "chân ướt chân ráo" ở nơi khác đến Hà Nội.

Tại Công văn số 2154, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng.

Việc thi công đường trục phía nam Thủ đô đoạn qua xã Phú Minh, huyện Phú Xuyên, đã phải tạm dừng từ cuối năm 2019 tới nay. 15 hộ dân vẫn chưa chấp nhận phương án đền bù.

Để phục vụ thi công hạng mục dốc hạ ngầm khu vực C đoạn dưới gầm cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã, thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thông báo điều chỉnh luồng tuyến giao thông đi qua khu vực:

Làng nghề đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, giúp nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn Hà Nội. Việc xây dựng một đề án tổng thể nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển cho các làng nghề là vấn đề đặt ra cấp thiết với Thủ đô.

Sáng 5/7, Uỷ viên Trung ương đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, đã chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 38 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ, về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Vỉa hè tuyến đường Thiên Hiền, thuộc địa bàn phường Mỹ Đình 1 quận Nam Từ Liêm ngang nhiên bị chiếm dụng làm nơi dừng, đỗ phương tiện, bất chấp cả biển cấm đã được dựng lên như thế này. Hậu quả là nhiều đoạn vỉa hè tại đây đã có tình trạng nứt vỡ, xuống cấp…

Qua đường dây nóng, nhiều người dân ở huyện Mỹ Đức phản ánh tuyến đường Tế Tiêu - An Phú đang bị xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn và nguy hiểm cho các phương tiện qua lại hàng ngày.

Sáng 4/7, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tổ chức Hội nghị sơ kết công tác xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Tỉnh lộ 429 chạy qua các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa nhiều điểm có măt cắt ngang chỉ khoảng 7-8m. Việc tham gia giao thông cùng với những xe tải khổng lồ có tải trọng hàng chục tấn, chạy tốc độ nhanh luôn là nỗi ám ảnh của người dân khi đi qua đây.

Tiến độ tổng thể dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đã đạt 78,53%, trong đó đoạn trên cao từ Nhổn đến ga S8 (Đại học GTVT) đã hoàn thành.

Sáng 4/7, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác đối ngoại nhân dân 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Cử tri đề nghị Hà Nội sớm có hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) để luật đi vào đời sống.

Ngày 4/7, HĐND thành phố Hà Nội đã xem xét kết quả giải quyết kiến nghị cử tri từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay. Đồng thời xem xét, thông qua một số nghị quyết quan trọng khác.

Sáng 4/7, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở tổ chức Hội nghị sơ kết công tác xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát của HĐND thành phố về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri.

Sáng 4/7, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã tổ chức khai trương thí điểm Trung tâm điều hành Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố.

Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã xem xét, thông qua 17 báo cáo và 21 nghị quyết chuyên đề, trong đó có nhiều nội dung quan trọng, thiết thực.

Với đa số đại biểu tán thành, sáng nay (4/7), tại Kỳ họp thứ mười bảy, HĐND thành phố đã quyết nghị chưa thông qua 9 dự án mà UBND Thành phố dự kiến vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030 để rà soát, đánh giá đảm bảo theo quy định và trình HĐND tại kỳ họp sau.

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm mới đây đã có đề xuất với UBND TP. Hà Nội về việc quy định hạn chế ô tô vào khu vực phố cổ để giảm ùn tắc giao thông.

Theo thống kê, hiện thành phố Hà Nội có hơn 1200 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường nhưng chỉ có 46 cơ sở kinh doanh bảo đảm đủ điều kiện PCCC.

Chiều 3/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 7/2024, trong đó nhấn mạnh, các cơ quan báo chí của Thành phố cần tăng cường tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh Hà Nội cam kết mở rộng cửa đón các nhà đầu tư Trung Quốc nói chung và Vịnh Lớn nói riêng.

Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn của HĐND ngày 3/7, cử tri Thủ đô hài lòng đối với các phần trả lời chất vấn đúng trọng tâm, đi thẳng vào những nội dung “nóng".

Ở một số địa bàn tại Hà Nội, tình trạng đỗ ô tô, bán hàng rong ngay tại điểm dừng xe buýt diễn ra khá phổ biến. Nhưng bức xúc nhất vẫn là việc tập kết rác thải gây ô nhiễm môi trường và làm xấu cảnh quan đô thị.

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhận định kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa nghiêm, có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý bàn lùi, sợ sai, sợ trách nhiệm.

Tại phiên chất vấn đã có 38 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn cũng như tranh luận để làm rõ các vấn đề. Có ba Phó Chủ tịch UBND thành phố, 15 Giám đốc sở, ban, ngành và 5 Chủ tịch UBND quận, huyện đã tham gia trả lời, báo cáo, giải trình những nội dung liên quan.

Hà Nội đã có phân tích chiến lược đào tạo nghề để phù hợp với thực tế hiện nay và triển khai xây dựng bốn trường đào tạo nghề chất lượng cao.

Tuyến đê Yên Nghĩa đi về hướng quốc lộ 6 đã được Ban quản lý dự án quận Hà Đông đầu tư cải tạo và nâng cấp. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 300m đê chưa được cải tạo, hiện đang bị hư hại nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.

Công tác trật tự đô thị trong nhiều năm qua ở các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa luôn là vấn đề nóng. Dù đã nhiều lần xử lý nhưng vi phạm vẫn diễn biến phức tạp đòi hỏi các cấp, ngành cần phải có sự vào cuộc đồng bộ với nhiều giải pháp xuất phát từ cơ sở.

Theo Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh của Hà Nội, Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt khoảng 70 - 90% và đến năm 2035 đạt 100%.

Tại Kỳ họp thứ 17, Khóa XVI, HĐND thành phố Hà Nội, ngày 3/7, các đại biểu đã chất vấn và trả lời chất vấn về trách nhiệm đối với các dự án, công việc còn chậm triển khai.

"Nếu làm việc trên tinh thần, thái độ phục vụ bằng trái tim thì chắc chắn hiệu quả, chất lượng công việc và đặc biệt là niềm tin và sự hài lòng của người dân với hệ thống sẽ rất tốt", là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 17, Khóa XVI, HĐND thành phố Hà Nội, ngày 3/7.

Sáng 3/7,đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã chất vấn lãnh đạo thành phố về nhóm vấn đề thứ nhất mà cử tri quan tâm là việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Cục Đường sắt Việt Nam đã đề xuất cấp thẩm quyền bố trí 425 tỷ đồng sửa chữa hai cầu đường sắt Long Biên, Phú Lương trong kỳ trung hạn 2026-2031.

Thông tin từ Sở Lao động-Thương binh Xã hội, 6 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 124.920 người lao động, đạt 75,7% kế hoạch giao trong năm.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, Khóa XVI, hôm nay 3/7, HĐND thành phố Hà Nội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.

Vấn đề đường sắt đô thị của Thủ đô là rất cấp bách. Theo quy hoạch, Hà Nội có 14 tuyến, nhưng hiện mới thực hiện được 2 tuyến.

Sau một năm triển khai thi công, tuyến đường dần thành hình, đang từng bước hiện thực hóa Nghị quyết của Quốc hội và quyết tâm của Đảng bộ chính quyền và nhân dân Thủ đô trong nỗ lực xây dựng đồng bộ, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông.

Phân loại rác tại nguồn, việc tưởng dễ nhưng lại khó triển khai do thói quen của nhiều người... Bắt đầu từ ngày 1/7, Quận Hoàn Kiếm thí điểm thực hiện điều này ở tất cả 18 phường trên địa bàn.

Bờ vở sông Hồng đi qua địa bàn các quận nội đô luôn là điểm nóng về đổ trộm phế thải và ô nhiễm môi trường. Tình trạng này thời gian qua đã được quận Ba Đình xử lý nhờ sự vào cuộc trách nhiệm của các lực lượng chức năng.

Hơn 10 năm nay, người dân sống dọc tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài thuộc quận Hoàng Mai khổ sở trước tình trạng thi công dở dang.

Vỉa hè vốn được dành cho người đi bộ. Nhưng lâu nay, bóng dáng người đi bộ thì ít, mà hàng quán, ô tô, xe máy ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè thì nhiều.

Sáng 2/7, với 85/86 đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết về việc thống nhất chủ trương ban hành đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030.