Nhiều điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022

(HanoiTV) - Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) năm 2022 với 8 điểm mới nổi bật cần chú ý.

Thứ nhất, thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH-CĐ thực hiện theo hình thức trực tuyến (trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia), tạo điều kiện ứng dụng CNTT, thuận tiện cho thí sinh ở mọi nơi, mọi lúc.

Thứ hai, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đại học của thí sinh (theo các cơ sở đào tạo, các ngành, các phương thức xét tuyển) của đợt xét tuyển đợt 1 hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định, cụ thể là từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo (nếu có).

Nhờ vậy, thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng ĐKXT; việc đăng ký và điều chỉnh thực hiện trong một đợt (thay vì hai đợt như trước đây), thuận lợi cho thí sinh và cho các trường.

Thứ ba, tất cả các nguyện vọng ĐKXT (theo các ngành, theo các phương thức, các cơ sở đào tạo) của thí sinh trên toàn hệ thống được từng trường xét tuyển, sơ tuyển trước (nếu cần) và đưa lên phần mềm xử lý nguyện vọng - hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD-ĐT (như năm 2021), và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo.

Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể, mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau. Thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác, việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành mà thí sinh mong muốn, hoặc thí sinh phải nộp một khoản phí - phí giữ chỗ.

Thứ tư, đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp xét tuyển, các trường cần phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp này; đảm bảo phương thức, tổ hợp xét tuyển lựa chọn được thí sinh có năng lực để học tập, đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh tham gia xét tuyển. Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm; qua đó, tránh làm ảnh hưởng tới việc học tập, ôn luyện của các thí sinh.

Thứ năm, các sở GD-ĐT chỉ đạo các trường THPT rà soát và cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành kết quả học tập THPT của thí sinh để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh, nhằm hỗ trợ thí sinh và các trường về dữ liệu trong công tác xét tuyển. Thí sinh sẽ không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập (giảm thủ tục cho các trường THPT), giảm thủ tục hành chính cho các em thí sinh, khi đăng ký hồ sơ xét tuyển vào nhiều trường ĐH-CĐ khác nhau.

Như vậy, các trường ĐH-CĐ có sẵn kết quả học tập THPT để xét tuyển hoặc sử dụng để sơ tuyển mà không cần phải nhập từ học bạ của thí sinh, từ đó giúp tránh các sai sót, nhầm lẫn.

Thứ sáu, các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường, từ đó giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra cũng đã có phương án.

Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng mình, dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD-ĐT ban hành, trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Thứ bảy, tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo quy chế tuyển sinh, để đảm bảo công bằng và quyền lợi của thí sinh trên mặt bằng chung của toàn hệ thống, quy chế quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào ĐH-CĐ.

Thứ tám, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Theo đó, từ năm 2023, mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0).

Như vậy, sẽ không có thí sinh có điểm xét vượt quá 30, việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn ở các ngành điểm cao.

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Sáng 5/1, Thành Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025); tuyên dương “Sinh viên 5 tốt” các cấp và Giải thưởng "Sao tháng Giêng" năm 2024.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2025, tuyển sinh đại học sẽ không còn xét tuyển sớm. Các phương thức đều được đăng ký và xử lý trên hệ thống tuyển sinh chung.

Sáng nay, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hà Nội long trọng tổ chức lễ Tuyên dương các đồng chí cán bộ Đoàn - Hội đạt giải thưởng “Sao tháng Giêng”, các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp năm 2024.

Bốn trường mới nhất vừa công bố phương án tuyển sinh là Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Ngân hàng TP.HCM và Trường Đại học Mở TP.HCM.

Cuộc thi "Chinh phục robobimi" năm nay, ngành giáo dục Thủ đô, ngành giáo dục quận Tây Hồ lần đầu tiên triển khai công nghệ thực tế ảo, khiến các em học sinh vô cùng hào hứng, bởi ngoài cọ sát về AI, về ngoại ngữ thì các em còn được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ từ công nghệ này.

Hiện nay trên các mạng xã hội có rất nhiều hội nhóm công khai các dịch vụ học hộ, thi hộ với các mức giá từ 100.000 đồng đến hàng triệu đồng, tùy vào hình thức học, làm bài kiểm tra, thi hộ. Rất nhiều trường đại học dù đã tìm mọi cách ngăn chặn nhưng vẫn phát hiện không ít trường hợp thi hộ.

Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam vừa thông báo chương trình học bổng Fulbright lấy bằng thạc sĩ tại Mỹ năm học 2026-2027.

Bộ GD-ĐT vừa công bố Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm, trong đó có những điểm mới như: Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học; Giáo viên không được dạy thêm ngoài trường học đối với học sinh của chính mình; Dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh... Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 29/2024 quy định các nội dung, hình thức liên quan đến dạy thêm, học thêm. Thông tư nhằm mục đích cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục 2019, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương trong công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của chương trình giáo dục phổ thông mới và các quy định của pháp luật liên quan.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký ban hành Quyết định số 4222 ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Bộ chuẩn là định hướng cho giáo dục phát triển toàn diện trẻ em mầm non.

Thực hiện Chuyên đề số 12 "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng” vì một trường học hạnh phúc, ngành giáo dục và đào tạo quận Hai Bà Trưng đã tổ chức đa dạng hoá các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non trong năm học này.

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, với những thay đổi trong cách thức tính điểm của chứng chỉ ngoại ngữ, xét học bạ, nhiều em học sinh lớp 12 lên kế hoạch ôn tập ngay từ khi kết thúc học kỳ 1.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Everest Wish Concert 2024” vừa được tổ chức với chủ đề "Tình bạn diệu kỳ" nhằm nhấn mạnh giá trị gắn kết, sẻ chia và sức mạnh của tình bạn trong việc tạo nên những điều kỳ diệu.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, các nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch ôn tập cụ thể, sát yêu cầu thực tế của đơn vị, đặc biệt quan tâm và có giải pháp phù hợp với những học sinh có khó khăn trong học tập.

19 tỉnh, thành đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 cho học sinh. Hà Nội là một trong hai tỉnh cho học sinh nghỉ Tết ít ngày nhất.

Nhiều năm qua, Ban ATGT Thành phố đã đưa chương trình “Vì an toàn giao thông Thủ đô” vào học đường, nhằm tạo sân chơi và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho học sinh các cấp, đã được thầy cô và các em học sinh hưởng ứng tích cực.

Nhằm khích lệ, động viên đoàn học sinh của Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc trên đấu trường quốc tế, trong sáng nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình Gặp mặt - Tuyên dương các học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế và vinh danh các thầy cô giáo, nhà trường đã có đóng góp tích cực công tác này trong năm 2024.

Nhằm khích lệ, động viên đoàn học sinh của Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc trên đấu trường quốc tế, sáng nay, 29/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức gặp mặt, tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế, cũng như vinh danh các thầy cô giáo, các nhà trường đã có đóng góp tích cực vào công tác này trong năm 2024.

Sáng 28/12, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt và trao Huân chương Lao động cho học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024.

Sáng 28/12, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gặp mặt và trao Huân chương lao động cho học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024.

Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 3 trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi này.

Báo Hà Nội Mới đã phối hợp với NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức tọa đàm “Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đồng hành cùng các trường nâng cao chất lượng giảng dạy” vào chiều 27/12. Nhiều giải pháp tâm huyết trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa cũng được chia sẻ tại tọa đàm.

Chiều 27/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị trao đổi các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của thành phố Hà Nội.

Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành và chính thức áp dụng từ kỳ thi tốt nghiệp năm 2025, công thức xét công nhận tốt nghiệp THPT đối với thí sinh có thay đổi so với năm 2024.

Ngày 27/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành năm 2024.

Với quy chế thi mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 2025, nhiều thay đổi sẽ được áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và các trường học, đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cách thức tổ chức và đánh giá năng lực học sinh.

Để tạo cho các em học sinh sân chơi lành mạnh qua hoạt động ngoại khóa, nhiều trường ở Thủ đô đã tổ chức lễ Giáng sinh tại trường với các tiết mục hòa quyện giữa văn hóa Việt Nam và phương Tây, được chính các em trình diễn.

2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những kỳ thi trước.

"Em gom tiền nhỏ - giúp bạn khó khăn" là tên gọi của dự án đang được triển khai tại trường Tiểu học Quang Trung (huyện Gia Lâm). Mục đích của hoạt động này nhằm đề cao việc giáo dục nhân cách, tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng thông qua những hành động nhỏ bé.

Thành đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội vừa tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi "Bệ phóng khởi nghiệp lần thứ II", năm 2024. Cuộc thi quy tụ gần 50 dự án xuất sắc, đoạt giải cao trong các cuộc thi khởi nghiệp, từ 17 trường đại học, cao đẳng tại thành phố.

Thông tư 23 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã có điều chỉnh về quy mô các nhóm lớp với cấp học mầm non.

Bộ GD&ĐT vừa chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. So với trước đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều điểm mới căn bản.

Bộ GD&ĐT chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. So với trước đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều điểm mới căn bản.

Ngày 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT về quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, để có hành lang pháp lý cho việc tổ chức kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước, cũng như phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Để giúp doanh nghiệp tìm kiếm, đào tạo nhân tài từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trường Công nghệ - Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Ngày hội Kết nối doanh nghiệp - sinh viên trường Công nghệ 2024, tạo cơ hội cho sinh viên vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm.

Thông tin về Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cả nước có 6.482 thí sinh dự thi, tăng 663 thí sinh so với năm học 2023-2024.

Sáng 23/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ khai mạc cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.

Hội khuyến học Hà Nội vừa tổng kết công tác khuyến học và phong trào thi đua khen thưởng năm 2024.

Tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ Quốc tế (IJSO) năm 2024, cả 6 học sinh Hà Nội đều xuất sắc đoạt huy chương.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024-2025 được tổ chức từ ngày 24-26/12, với 6.482 thí sinh dự thi đến từ 63 tỉnh, thành và 7 trường THPT thuộc đại học.

Hiện có khoảng hơn 60 trường đại học trên cả nước đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nhiều cuộc thi hướng tới mục tiêu khuyến khích sự sáng tạo và tư duy kinh doanh số của sinh viên, tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện khả năng xây dựng kế hoạch và triển khai thực chiến các hoạt động kinh doanh số ngày càng được chú trọng.

100% học sinh phổ thông phải đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông là một trong nhiều nội dung đáng chú ý được nêu trong Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030.

Sáng 22/12, Ban Dân tộc thành phố phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Đảng ủy khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số Thủ đô xuất sắc, tiêu biểu năm học 2023 - 2024.

Sáng ngày 21/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội tổ chức diễn đàn giáo dục Hà Nội năm 2024 với chủ đề: Nhà trường, nhà giáo Hà Nội phát huy truyền thống "hai tốt" tiếp tục đổi mới, sáng tạo để giáo dục đào tạo Thủ đô là trung tâm giáo dục lớn tiêu biểu của cả nước.

Lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn tham gia giao thông an toàn cho học sinh các cấp. Mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học là một giáo án, bài giảng phù hợp để tăng tính hấp dẫn đối với các em.