Nhiều nước Âu Mỹ thiếu năng lực sản xuất quân sự?

Các báo cáo cho biết, năng lực sản xuất hệ thống tên lửa Patriot ở Mỹ đang bị hạn chế do thiếu nguồn cung thiết bị dẫn đường. Trong khi tại châu Âu, sản lượng đạn pháo thực tế thấp hơn dự kiến do nhiều nguyên nhân như thiếu nguồn vốn và nguyên liệu.

Theo truyền thông nước ngoài, Mỹ đã phải hoãn kế hoạch tăng cường sản xuất hệ thống tên lửa Patriot ở Nhật Bản do nguồn cung thiết bị dẫn đường do Công ty Boeing sản xuất đang bị thiếu hụt. Vì vậy, ngày 24/ 7, Nhật Bản và Mỹ đã trao đổi các tài liệu liên quan về việc Nhật Bản cung cấp vũ khí và thiết bị cho Mỹ.

Vào ngày 28/7, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ chuyển giao một số tên lửa Patriot do Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản nắm giữ cho Mỹ với tổng số tiền là 3 tỷ yên (khoảng gần 20 triệu đô la Mỹ). Giới phân tích cho rằng mặc dù Nhật Bản bán một số tên lửa Patriot để đáp ứng nhu cầu tên lửa cấp bách của Mỹ, nhưng năng lực sản xuất quân sự thiếu hụt của Mỹ vẫn là một thực tế.

Tên lửa Patriot là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung do Công ty Raytheon của Mỹ và Công ty Lockheed Martin sản xuất. Nó có thể được sử dụng để đánh chặn máy bay, tên lửa đạn đạo chiến thuật và tên lửa hành trình.

Trong những năm gần đây, khi xung đột khu vực ngày càng gia tăng, nhu cầu về tên lửa Patriot của các nước cũng không ngừng tăng lên.  Do năng lực sản xuất hạn chế, mỗi năm Mỹ sản xuất được khoảng 450 hệ thống tên lửa Patriot, hơn một nửa trong số đó được cung cấp cho quân đội Mỹ.

Vào cuối năm 2023, với sự cho phép của Mỹ, Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi của Nhật Bản được cấp phép sản xuất các bộ hệ thống tên lửa Patriot hoàn chỉnh tại Nhật Bản để bán lại cho Mỹ. Tập đoàn này có kế hoạch tăng sản lượng tên lửa Patriot hàng năm ở Nhật Bản từ 30 lên khoảng 60 hệ thống. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị trì hoãn do Boeing không thể cung cấp đủ thiết bị dẫn đường cho tên lửa.

Mặc dù kế hoạch tăng cường sản xuất tên lửa Patriot của Nhật Bản đã bị gác lại do thiếu nguồn cung cấp thiết bị dẫn đường, nhưng ngay cả khi có đủ thiết bị này thì năng lực sản xuất hiện tại của Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi cũng không đủ để hỗ trợ cho kế hoạch tăng sản lượng, và dự kiến sẽ cần thêm ít nhất hàng chục triệu đô la để điều chỉnh dây chuyền sản xuất.

Hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất.

Được biết, Boeing bắt đầu mở rộng các nhà máy sản xuất liên quan vào năm 2023 để tăng cường năng lực sản xuất thiết bị dẫn đường của tên lửa Patriot, nhưng dây chuyền lắp ráp mới sẽ không được đưa vào sản xuất cho đến năm 2027. Vì thiết bị dẫn đường là thành phần quan trọng của vũ khí dẫn đường chính xác nên nếu không thể có đủ thiết bị dẫn đường tên lửa càng sớm càng tốt, Nhật Bản sẽ khó thực hiện kế hoạch tăng cường sản xuất tên lửa Patriot.

Vấn đề thiếu năng lực sản xuất không chỉ xảy ra ở Mỹ. Theo báo cáo, Ủy ban châu Âu cho biết tính đến tháng 1 năm nay, sản lượng đạn pháo 155mm hàng năm ở châu Âu đã đạt 1 triệu quả, và đến cuối năm 2024, sản lượng hàng năm dự kiến ​​sẽ đạt 1,7 triệu quả.

Tuy nhiên, trang Business Insider của Mỹ  hôm 9/7 nhận định những tuyên bố của châu Âu về khả năng sản xuất đạn pháo của nước này đã bị phóng đại nghiêm trọng. Một tài liệu nội bộ của Rheinmetall, nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Đức và là một trong những nhà sản xuất vũ khí lớn nhất châu Âu, cho thấy tính đến tháng 1 năm 2024, sản lượng đạn pháo 155mm hàng năm của EU trên thực tế là vào khoảng 550.000 quả đạn.

Điều này phù hợp với một báo cáo do Bộ Quốc phòng Estonia công bố vào cuối năm 2023, ước tính tổng sản lượng đạn pháo năm đó của châu Âu vào khoảng 480.000 đến 700.000 quả đạn.

Các nhà phân tích cho rằng năng lực sản xuất quân sự không đủ đã gây ra sự lo lắng lan rộng ở các nước châu Âu và Mỹ nhưng muốn đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu thì cần phải giải quyết các vấn đề liên quan.

Thứ nhất, điều này đòi hỏi số tiền rất lớn và thời gian chờ đợi lâu. Vào tháng 3 năm nay, EU đã thông qua gói tài trợ trị giá 372 triệu euro (khoảng 400 triệu USD), với hy vọng tăng sản lượng đạn dược lên 2 triệu quả vào cuối năm 2025. Tuy nhiên, châu Âu thiếu các nhà máy sản xuất đạn dược. Vì vậy các nước châu Âu phải tính đến việc khởi động lại các nhà máy bị đóng băng hoặc thậm chí xây dựng nhà máy mới. Công ty Rheinmetall của Đức có kế hoạch đầu tư vào một tổ hợp công nghiệp đạn dược mới, nhưng việc giao hàng dự kiến ​​sẽ không thể bắt đầu cho đến năm 2027.

Thứ hai, chuỗi cung ứng công nghiệp rất mong manh. Chuỗi cung ứng của hệ thống công nghiệp châu Âu và Mỹ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài. Một khi có vấn đề xảy ra ở một mắt xích nào đó, toàn bộ chuỗi cung ứng có thể bị tê liệt.

Ngoài ra, các công ty công nghiệp quân sự đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng, thiếu nguyên liệu thô để sản xuất chất nổ hiệu suất cao như nitrocellulose và Ammonium perchlorate, cũng như thiếu các quy định nghiêm ngặt về an toàn và môi trường. Ủy viên Thị trường nội bộ EU Thierry Breton nói với các phóng viên ở Paris hôm 1/3 rằng Pháp không thể sản xuất đủ tên lửa và đạn pháo cho lực lượng vũ trang của mình do thiếu nitrocellulose (thuốc súng). Trước đó, Tổng thống Pháp Macron cũng tuyên bố tại cuộc mít tinh của các đồng minh tổ chức ở Paris hôm 26/2 rằng châu Âu cần phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt một số thành phần, đặc biệt là thuốc súng.

Những điều này cũng hạn chế các nước châu Âu và Mỹ tăng cường năng lực sản xuất quân sự.

User
Ý KIẾN

Các lực lượng Ukraine ngày 18/9 đã tập kích một kho chứa đạn dược của Nga tại Toropets, thuộc vùng Tver, cách Moscow khoảng 165 km về phía Tây Bắc.

Gần 3.000 máy nhắn tin của thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban, khiến 9 người thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương. Thủ tướng Liban và lực lượng Hezbollah đã đổ lỗi cho Israel về vụ việc trên. Hezbollah thề sẽ trả thù. Iran, quốc gia hậu thuẫn Hezbollah cũng lên án vụ tấn công. Mỹ hiện kêu gọi Iran và lực lượng ủy nhiệm kiềm chế đáp trả.

Các lực lượng Nga đã tấn công vào các kho vũ khí, đạn dược và cơ sở năng lượng cung cấp cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga mới thông báo đã bắn rơi ba máy bay tiêm kích của Ukraine trong vòng 24 giờ đồng hồ trước đó, bao gồm hai chiếc Su-27 và một chiếc MiG-29.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/9 thông báo các lực lượng nước này đã đẩy lùi quân đội Ukraine theo nhiều hướng ở khu vực Kursk.

Người phát ngôn của lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố tên lửa siêu vượt âm đã được phóng nhằm vào một mục tiêu quân sự của Israel, quả đạn bay hơn 2.000 km và đối phương không thể đánh chặn.

Giao tranh giữa Nga và Ukraine hôm 15/9, tiếp tục diễn ra ác liệt ở Kursk và Donetsk. Trong khi quân đội Ukraine tổ chức nhiều đợt tấn công từ các khu định cư ở Kursk, quân đội Nga cũng tiến hành hàng chục cuộc tấn công trên hướng Pokrovsk và Kurakhove ở Donetsk.

Ủy ban Quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã lần đầu tiên nhóm họp tại thủ đô Praha, Cộng hòa Séc, tái khẳng định sự đoàn kết và ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine và kêu gọi tăng cường viện trợ quân sự cho nước này.

Ngày 14/9, hàng chục nghìn người tiếp tục biểu tình tại trung tâm Tel Aviv và các thành phố khác, kêu gọi chính phủ Israel hành động nhiều hơn nữa để đảm bảo việc thả các con tin vẫn bị giam giữ ở Gaza sau 11 tháng.

Bộ Quốc phòng Nga ngày hôm nay 14/9 cho biết, các lực lượng vũ trang Nga đã tiêu diệt hơn 13.100 quân nhân Ukraine và 110 xe tăng trong các hoạt động quân sự ở khu vực biên giới của Vùng Kursk.

Hơn một tháng sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk, miền Tây nước Nga, Nga đã bắt đầu phản công. Theo giới quan sát, nếu đây thực sự là khởi đầu của một cuộc phản công lớn của Moscow, thì Kiev có thể gặp rắc rối.

Ngày 13/9, hãng truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA đã lần đầu tiên công bố hình ảnh một cơ sở bí mật sản xuất uranium cấp độ vũ khí tại nước này.

Lực lượng không quân và pháo binh của Nga đã tấn công sân bay và các cơ sở năng lượng được sử dụng để hỗ trợ hoạt động của quân đội Ukraine.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vừa tuyên bố quân đội nước này đang từng bước đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi tỉnh Kursk và chắc chắn sẽ hoàn thành nhiệm vụ này.

Thượng nghị sĩ Nga, ông Aleksey Pushkov, ngày 11/9 cho biết Mỹ và London có thể đã quyết định cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Truyền thông Hàn Quốc dẫn thông báo của quân đội nước này cho biết Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo chưa xác định ra vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên vào ngày 12/9.

Trong chuyến thăm Kiev ngày 11/9, Ngoại trưởng Anh David Lammy đã công bố gói viện trợ mới của Anh trị giá 600 triệu bảng Anh (tương đương 782 triệu USD) cho Ukraine.

Quân đội Nga đã bắt đầu một cuộc phản công lớn nhằm đánh bật các lực lượng Ukraine ra khỏi tỉnh Kursk. Chiến dịch này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và giúp Nga giành lại một số vùng lãnh thổ, đồng thời làm suy yếu lực lượng Ukraine ở một số vị trí.

Ngày 10/9, Israel đã tiến hành không kích vào một trại tị nạn của người Palestine ở al-Mawasi, khiến ít nhất 40 người chết và 60 người bị thương. Đây là một trong những cuộc không kích gây thương vong nặng nề nhất từ trước đến nay tại khu tị nạn vốn được Israel chỉ định là khu vực an toàn nhân đạo dành cho hàng trăm nghìn thường dân trú ẩn khỏi cuộc xung đột ở Dải Gaza.

Đêm 9/9 và sáng sớm 10/9, Ukraine đã ồ ạt tập kích miền Tây nước Nga và vùng Thủ đô Moscow. Đây là một trong những cuộc tập kích UAV lớn nhất do Ukraine thực hiện, khiến ít nhất một phụ nữ thiệt mạng, 3 người bị thương, hàng chục ngôi nhà bị hư hại và Thủ đô Moscow buộc phải đóng cửa ba sân bay lớn.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/9 cho biết, các lực lượng Nga đã kiểm soát làng Memryk ở khu vực Donetsk miền Đông Ukraine. Trước đó, quân đội Nga đã kiểm soát được thị trấn Novohrodivka ở tỉnh Donetsk, chỉ cách thành phố chiến lược Pokrovsk 20km về phía Đông Ukraine. Đây là bước tiến mới nhất trong chiến dịch tấn công mùa Hè của Moskva nhằm kiểm soát khu vực Donbass.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội nước này đã quản lý khu định cư Novohrodivka, nằm cách Pokrovsk khoảng 20 km.

Quân đội Nga cho biết đã đạt được những bước tiến mới ở khu vực Donbass trong khi ổn định tình hình ở tỉnh Kursk, nơi chiến dịch xâm nhập của Ukraine phần lớn đã bị đình trệ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã yêu cầu các nước phương Tây hỗ trợ tăng gấp đôi sức ép lên Nga và buộc Moskva phải đồng ý với các điều khoản hoà bình mà Kiev đưa ra vào mùa thu này.

Các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) đã tiến hành cuộc tập trận chung tại thành phố Balykchy của Kyrgyzstan. Cuộc tập trận có sự tham gia của khoảng 1.500 quân nhân và 300 vũ khí, bao gồm máy bay, nhiều loại UAV, tàu chiến và thiết bị phòng không.

Ngày 6/9, tham dự cuộc họp tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các đồng minh phương Tây cung cấp thêm vũ khí, đồng thời dỡ bỏ hạn chế Kiev sử dụng vũ khí tầm xa.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, ngày 6/9, quân đội Nga đã đẩy lùi hai cuộc tấn công của Ukraine vào Matveyevka và Olgovka, đồng thời ngăn chặn các nỗ lực tấn công của Ukraine vào ba khu định cư.

Kornet - tổ hợp tên lửa di động của Nga vốn được biết đến với khả năng triển khai linh hoạt, sức công phá mạnh và xuyên giáp hiệu quả. Tuy nhiên điều gì mới thực sự làm nên danh tiếng của Kornet trên chiến trường, và tại sao nó lại trở thành nỗi ám ảnh của những cỗ xe tăng hiện đại?

Ngày 5/9, Chính phủ Hà Lan công bố nước này sẽ tăng thêm chi tiêu quốc phòng lên tới hàng tỷ euro, đầu tư vào xe tăng, máy bay chiến đấu và khinh hạm để củng cố năng lực ứng phó trước những thách thức mới.

Quân đội Đức đã đưa hệ thống phòng không Iris-T đầu tiên vào sử dụng trên lãnh thổ nước này sau khi chuyển giao một số hệ thống cho Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến thăm một căn cứ quân sự ở miền Bắc. Tại đây ông tuyên bố Đức sẽ không cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine.

Mỹ đang cân nhắc cung cấp tên lửa hành trình JASSM AGM-158 cho Ukraine, một động thái được kỳ vọng sẽ xoay chuyển cục diện chiến trường khi Ukraine đang thay đổi chiến thuật tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Ukraine sở hữu loại tên lửa này?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã đệ đơn từ chức vào thời điểm tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tiến hành đợt cải tổ nội các lớn nhất nhằm ứng phó với chiến sự kéo dài.

Trang web Politico đưa tin rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden "sẵn sàng" cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình tàng hình phóng từ trên không Lockheed Martin AGM-158 JASSM và Lầu Năm Góc có thể đã tiến hành nâng cấp máy bay F-16 của Ukraine để có thể mang và bắn loại tên lửa này. Tên lửa cũng có thể được tích hợp vào các thiết kế máy bay chiến đấu Nga hiện có của Ukraine, giống như cách người ta đã làm với AGM-88 HARM và AASM Hammer.

Đài RT (Nga) đưa tin, Ukraine đã đình chỉ chức vụ của ông Roman Gladky - tham mưu trưởng lực lượng máy bay không người lái sau khi có thông tin gia đình ông này đang sống ở Nga.

Hãng thông tấn Nga TASS trích dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga đưa tin: Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất tới 400 người và 12 xe bọc thép trong ngày qua tại Khu vực Kursk. Tổng số quân Ukraine thiệt mạng kể từ khi giao tranh bắt đầu ở khu vực này là hơn 9.300. Không quân Nga đã tấn công lực lượng dự bị của Ukraine tại 15 địa phương ở Khu vực Sumy trong ngày.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này đã giành được thêm một khu định cư ở khu vực Donetsk ngày 2/9, trong khi phía Ukraine cùng ngày thông báo rằng hoạt động của họ ở khu vực Kursk, phía Tây nước Nga vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết máy bay chiến đấu nước này hồi tối qua đã tấn công ít nhất 10 bệ phóng tên lửa và một đài quan sát của Phong trào Hezbollah ở khu vực phía Nam Liban.

Trong khi Ukraine muốn tạo đột phá chiến lược từ việc bất ngờ đánh vào Kursk thì Nga đẩy mạnh tấn công tại Pokrovsk, Kiev đứng trước nguy cơ mất toàn tỉnh Donetsk.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang có những chuyển biến mới khi cả hai bên đều điều chuyển lực lượng để đối phó với các tình huống chiến trường ngày càng phức tạp.

Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yulia Svyrydenko vừa đưa ra thông báo cho biết Kiev sẽ nhận được 800 triệu USD từ Mỹ để sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng bị hư hại trong cuộc xung đột với Nga.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang có những diễn biến mới trên thực địa khi hai bên gia tăng hoạt động quân sự. Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng phòng không nước này đã chặn và phá hủy tổng cộng 158 thiết bị bay không người lái (UAV) của Ukraine ở 15 địa phương của Nga, trong đó có Thủ đô Moscow.

Lực lượng Houthi ở Yemen hôm qua tuyên bố đã tấn công tàu MV Groton treo cờ Liberia ở Vịnh Aden.

Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin hôm nay, 1/9, thông báo, lực lượng phòng không Nga đã được kích hoạt để ngăn chặn cuộc tấn công bằng máy bay không người lái UAV của Ukraine vào Moskva. Ông Sobyanin cho biết không có thương vong hay thiệt hại nào trên mặt đất.

Bộ Quốc phòng Nga đã công bố hai đoạn video clip cho thấy quân đội nước này đã tấn công và phá hủy một kho vũ khí và một đơn vị không quân của Ukraine ở vùng Sumy thuộc Ukraine.

Quân đội Israel hôm qua (30/8) cho biết đã kết thúc chiến dịch kéo dài khoảng một tháng ở miền Nam và miền Trung Gaza. Trong khi đó, chiến dịch quân sự tại Bờ Tây vẫn tiếp diễn.