Nhìn ra thế giới ngày 13/12/2022
Nhìn ra thế giới ngày 13/12/2022
Ý KIẾN
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khép lại tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), với nhiều cam kết mạnh mẽ về chống đói nghèo, đánh thuế tỷ phú và tài chính khí hậu. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu những cam kết này có được hiện thực hóa hay không?
Các quyết định được đưa ra tại Baku, Azerbaijan sẽ có tác động sâu rộng cho các thế hệ sau. Điều bắt buộc là các nhà đàm phán phải đạt được một thỏa thuận đầy tham vọng cung cấp nguồn tài chính cần thiết để xây dựng một tương lai kiên cường và ít carbon hơn. Chính phủ và doanh nghiệp cần thực hiện các bước táo bạo để giảm phát thải, bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương và tạo ra tương lai bền vững cho tất cả mọi người.
Báo cáo mới đây cho thấy vấn đề ô nhiễm do nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng lên 37,4 tỷ tấn trong năm nay, tăng 0,8% so với năm 2023. Lượng khí thải toàn cầu từ than, dầu và khí đốt đều được dự báo cũng sẽ tăng. Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử một loạt thành viên nội các mới cho nhiệm kỳ sắp tới của ông. Những cái tên được đề cử không chỉ gây sốc mà còn phản ánh rõ ràng chiến lược của ông Trump trong việc xây dựng một đội ngũ chính phủ hoàn toàn khác biệt so với truyền thống và so với chính nội các trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Báo chí Mỹ ngày 17/11 dẫn các nguồn tin ẩn danh là quan chức chính phủ cho biết, Tổng thống Joe Biden đã lần đầu tiên bật đèn xanh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga. Quyết định này đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ, với hy vọng có thể mang lại Ukraine có vị thế tốt hơn trong đàm phán với Nga, song cũng đi kèm những rủi ro làm leo thang xung đột.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024 đã diễn ra tại Lima (Peru) từ ngày 10 - 16/11. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng trong khu vực.
Sự trở lại của ông Trump có thể đưa mức thuế quan lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và điều này có thể ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng như đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, lập trường bảo hộ thương mại của ông Trump và cách tiếp cận kiểu giao dịch trong chính sách đối ngoại cũng có thể làm suy yếu các liên minh và sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, tạo cơ hội cho Trung Quốc lấp đầy khoảng trống do Mỹ rút lui và định hình một trật tự thế giới thay thế.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã chính thức khai mạc tại Thủ đô Baku của Azerbaijan, thu hút sự quan tâm của cộng đồng thế giới. Với sự tham gia của trên 51.000 đại biểu, hội nghị diễn ra trong bối cảnh năm 2024 được dự báo sẽ lập kỷ lục về nhiệt độ, tạo sức ép lớn để các chính phủ phải hành động quyết liệt hơn trong việc giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai được dự đoán sẽ tác động đến chính trị toàn cầu, đặc biệt là đối với điểm nóng Trung Đông. Có nhiều dấu hiệu cho thấy chiến lược của ông Trump đối với khu vực rất giống với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden, nhưng vẫn có một số điểm khác biệt cần lưu ý.
Trong những ngày gần đây, thị trường tiền điện tử đang trải qua cơn sốt chưa từng có, đặc biệt là Bitcoin, khi đồng tiền này đang tiến gần đến ngưỡng 90.000 USD - mức giá cao nhất từ trước đến nay của Bitcoin. Đây được xem là dấu hiệu rõ ràng về sự tin tưởng của các nhà đầu đối với triển vọng của Bitcoin nói riêng, và thị trường tiền điện tử nói chung sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Hồ sơ liên bang cho thấy ông Musk đã đóng góp ít nhất 119 triệu đô la cho một nhóm ủng hộ ông Trump và không ngừng ca ngợi cựu Tổng thống vào giai đoạn cuối quan trọng của chiến dịch tranh cử. Hoạt động chính trị của tỷ phú Musk phản ánh một chiến lược rộng hơn nhằm bảo vệ các công ty của ông khỏi quy định bất lợi và tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ.
Liên minh cầm quyền tại Đức đã chính thức tan vỡ sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz bãi nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính do bất đồng quan điểm về quản trị ngân sách. Việc liên minh cầm quyền Đức tan rã là sự kiện “chấn động” với châu Âu, nhưng thực chất là “giọt nước tràn ly” sau những tranh cãi dai dẳng trong nội bộ Berlin. Những diễn biến này cũng là dấu hiệu cho thấy chính trường Đức đang bước vào giai đoạn bất ổn, kéo theo nhiều rủi ro với chính nước Đức và với châu Âu.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra từ tháng 2/2022 đã dẫn tới những thay đổi chưa từng có, tác động tiêu cực đến môi trường địa chính trị, an ninh và kinh tế toàn cầu. Trong gần ba năm xung đột, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã cung cấp hàng chục tỷ USD viện trợ quân sự, nhân đạo cho Ukraine và luôn khẳng định rằng sẽ sát cánh cùng Kiev cho đến chừng nào có thể. Tuy nhiên, sự ủng hộ đó nhiều khả năng sẽ thay đổi sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Trước tình trạng bùng nổ du lịch hiện nay, nhiều đất nước nổi tiếng với du lịch trên toàn cầu đang nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng giữa doanh thu du lịch cần thiết và việc bảo tồn các giá trị di sản nổi tiếng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa thông báo sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, với lý do có những khoảng cách đáng kể giữa lập trường của họ về cuộc chiến chống lại Hamas và Hezbollah. Trong suốt hơn một năm qua, kể từ khi nổ ra xung đột với Hamas tại Dải Gaza, nội các của Thủ tướng Netanyahu đã bất đồng trong các mục tiêu của cuộc chiến ở Gaza, khiến cho những hy vọng về việc đạt được một lệnh ngừng bắn với Hamas và đưa các con tin trở về nhà ngày càng xa vời.
Sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 hôm 5/11, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã lập tức gửi lời chúc mừng, tuy nhiên, kịch bản về một nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của ông Trump với những chính sách bất lợi cho châu Âu đã khiến nhiều quan chức châu Âu thấp thỏm.
Cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 của Mỹ đã kết thúc nhanh chóng và ít kịch tính hơn nhiều so với tất cả những dự báo trước đó cũng như thực tế diễn biến chiến dịch tranh cử suốt mấy tháng qua. Kết quả khá bất ngờ khi ứng viên của đảng Cộng hòa - cựu Tổng thống Donald Trump dẫn trước từ đầu đến cuối và nhanh chóng cán mốc 270 phiếu đại cử tri tối thiểu cần thiết để đắc cử Tổng thống Mỹ. Vậy đâu là lý do làm nên chiến thắng vang dội của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng lần này?
Chính phủ Israel mới đây tuyên bố chấm dứt hợp tác với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA). Động thái này diễn ra một tuần sau khi Quốc hội Israel thông qua hai đạo luật gây tranh cãi liên quan tới các hoạt động và đặc quyền ngoại giao của UNRWA, trong đó Nhà nước Do Thái cấm mọi hoạt động của UNRWA trên lãnh thổ Israel và cấm các cơ quan chính phủ liên lạc trực tiếp với tổ chức này.
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, tính tới 13h30’ giờ Việt Nam, ông Trump đã giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri, vượt qua ngưỡng 270 phiếu theo luật định và đánh bại ứng cử viên Kamala Harris đại diện đảng Dân chủ để trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, người được đảng Dân chủ “chọn mặt gửi vàng”, thay thế Tổng thống Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng đang đứng trước cơ hội lịch sử, trở thành nữ tổng thống đầu tiên và người da màu thứ hai đắc cử tổng thống trong lịch sử hơn 200 năm lập quốc của xứ cờ hoa.
Những lo ngại về thông tin sai lệch và can thiệp bầu cử đã tồn tại ở Mỹ từ lâu, đặc biệt là vào thời điểm các kỳ bầu cử tổng thống. Trong một động thái trấn an cử tri, các quan chức Mỹ nhấn mạnh, hệ thống bầu cử của nước này an toàn đến mức không một thế lực hay tác nhân nào có thể thay đổi kết quả.
Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, người nhập cư tại Mỹ và những người di cư đang muốn vào Mỹ đều có những lo lắng riêng về kịch bản có thể xảy ra nếu ông Trump hay bà Harris đắc cử.
Tập đoàn McDonald's sở hữu chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh đa quốc gia lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thương hiệu nổi tiếng với bánh mì kẹp thịt, bánh mì kẹp phô mai và khoai tây chiên đang phải đối mặt với vụ bê bối tồi tệ liên quan tới số ca nhiễm vi khuẩn E.coli, liên quan đến một trong những món ăn phổ biến nhất trong thực đơn của McDonald's, đã khiến 1 người thiệt mạng, 90 người nhiễm khuẩn.
Ngày này cách đây 4 năm, ông Biden đã làm nên lịch sử khi đánh bại đối thủ Donald Trump, một người mạnh mẽ và cá tính, trong một cuộc bầu cử đầy sóng gió. Thành quả đó có được là nhờ bản lĩnh, kinh nghiệm của một chính trị gia dày dạn, cuộc sống cá nhân nhiều bi thương và cả những may mắn mà thời thế đem lại.
Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở giai đoạn nước rút đang diễn ra rất quyết liệt, khi hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa bám đuổi nhau sít sao về tỷ lệ ủng hộ.
Những trận mưa xối xả do luồng không khí lạnh di chuyển qua khu vực Đông Nam Tây Ban Nha đã gây ngập lụt nghiêm trọng, làm gián đoạn giao thông đường sắt và hàng không. Một số địa phương đã ghi nhận mưa lớn chưa từng có, có nơi lượng mưa lên tới 320mm chỉ trong vòng 4 giờ. Mưa lớn gây lũ quét đã cuốn trôi nhiều xe cộ và phá hủy nhiều ngôi nhà. Gần 200 người đã thiệt mạng trong trận lũ quét ở vùng Valencia, miền Đông Tây Ban Nha.
Cuộc bầu cử ở Gruzia vừa kết thúc, đảng cầm quyền tuyên bố thắng cử, phe đối lập dựa vào sự ủng hộ của bên ngoài, không công nhận kết quả bầu cử. Sau đó, người ta cố gắng lật ngược kết quả thông qua các cuộc biểu tình và khiêu khích sử dụng vũ lực. Những diễn biến này giống với những cuộc cách mạng màu của những năm trước.
Các nhà phân tích cảnh báo hậu quả kinh tế của kịch bản xung đột Trung Đông lan rộng là rất nghiêm trọng. Nếu một cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra, bức tranh kinh tế của các quốc gia trong khu vực được dự báo sẽ là một màu xám u ám.
Cuộc đua vào Nhà Trắng tại Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút. Trong những ngày này, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump tích cực tiến hành các cuộc vận động ở các bang quan trọng, hay còn gọi là bang chiến địa. Đặc biệt, một nhóm đối tượng cử tri mà cả hai ứng cử viên đều muốn hướng tới là cử tri da màu.
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump cam kết thúc đẩy một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng với trọng tâm là áp dụng mức thuế quan toàn diện đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại nhiệm kỳ thứ hai của chính trị gia 78 tuổi này ở Nhà Trắng sẽ khiến mức thuế quan của Mỹ lên cao nhất lịch sử và thương mại toàn cầu sẽ thay đổi một cách căn bản.
Bà Kamala Harris, ứng cử viên đại diện cho đảng Dân chủ đang tìm cách thể hiện bản thân nhiều hơn để thu hút thêm lá phiếu, đặc biệt là tại các bang chiến địa trong những ngày cuối cùng của chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng 2024.
Theo kết quả bầu cử Hạ viện Nhật Bản hôm 27/10, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Shigeru Ishiba và đối tác liên minh đảng Công minh - Komeito đã mất đa số ngế tại Hạ viện. Đây là lần đầu tiên LDP mất đa số tại Hạ viện sau 15 năm, kể từ khi mất quyền lực tạm thời vào năm 2009. Đây clà cuộc khủng hoảng lớn nhất mà đảng này gặp phải kể từ khi trở lại nắm quyền vào năm 2012.
Để đạt mục tiêu nhiệt độ toàn cầu cần được giới hạn ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, thế giới cần phải giảm 45% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, nhờ các chính sách hỗ trợ và kinh tế thuận lợi, công suất năng lượng tái tạo của thế giới dự kiến sẽ tăng vọt, đáp ứng gần một nửa nhu cầu điện vào cuối thập kỷ này.
Ukraine đang phải đối diện với tình thế ảm đạm, khi Nga đang đạt những bước tiến lớn trên chiến trường miền Đông. Trên mặt trận ngoại giao, các nhà lãnh đạo phương Tây vẫn đang loay hoay tìm kiếm một chiến lược để chấm dứt xung đột, trong khi tại Ukraine, các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng đang gây ra tình trạng mất điện luân phiên trên khắp cả nước.
Các chuyên gia cảnh báo đa dạng sinh học trên thế giới đang ngày càng đứng trước nhiều mối đe dọa từ các hoạt động của con người và biến đổi khí hậu. Tình trạng suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra ở tốc độ chóng mặt.
Trên phạm vi toàn cầu, sự trỗi dậy của các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đã gây ra các cuộc tranh luận về vai trò của chủ nghĩa bảo hộ trong nền kinh tế kỹ thuật số. Một mặt, các chính phủ có trách nhiệm bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh. Mặt khác, chủ nghĩa bảo hộ quá mức có thể kìm hãm sự đổi mới, hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng và dẫn đến xung đột thương mại.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS vừa bế mạc tại Kazan, Liên bang Nga. Các nước BRICS đã tập trung vào các chủ đề nóng, nỗ lực thúc đẩy hợp tác "BRICS mở rộng" và đã đạt được kết quả thiết thực, bao gồm xây dựng quan hệ đối tác năng lượng, xây dựng khuôn khổ quản trị trí tuệ nhân tạo và tăng cường hợp tác an ninh và giao lưu nhân dân.
Sự kiện chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Indonesia sau 10 năm là thời khắc đặc biệt đối với người dân Indonesia. Nước này hiện là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đang đối mặt với những thách thức từ kinh tế toàn cầu cũng như căng thẳng khu vực. Chính phủ mới của ông Prabowo Subianto được kỳ vọng sẽ tiếp tục các nỗ lực hiện đại hóa đất nước và cải thiện đời sống của người dân, giúp Indonesia phát triển và thịnh vượng.
Chiều 23/10 (giờ địa phương), một cuộc tấn công nhằm vào trụ sở Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TUSAS) ở thủ đô Ankara, trong khi hàng nghìn nhân viên đang có mặt tại công ty, đã gây rúng động dư luận. Vụ việc khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 22 người bị thương.
Boeing - biểu tượng công nghiệp của nước Mỹ, vẫn đang tiếp tục chuỗi ngày chìm trong khủng hoảng. Đây không chỉ là tin xấu riêng cho công ty mà còn là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Mỹ.
Cuộc đua vào Nhà Trắng đang bước vào giai đoạn nước rút. Nhiều bang tại Mỹ đã tiến hành bỏ phiếu sớm, với tỷ lệ cử tri bỏ phiếu cao kỷ lục. Trong khoảng thời gian có ý nghĩa quan trọng này cũng có rất nhiều biến số xảy ra, có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
Hội nghị Thượng đỉnh các nền kinh tế mới nổi (BRICS) diễn ra tại thành phố Kazan của Nga từ ngày 22 đến 24/10 với sự hiện diện của nhiều nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu các chính phủ. Có tới 40 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia BRICS; 30 quốc gia đã nộp đơn.
Nữ nhà văn Han Kang, nổi tiếng với tác phẩm “Người ăn chay”, đã ghi dấu ấn lịch sử khi là nhà văn Hàn Quốc đầu tiên đạt giải thưởng Nobel Văn học. Các tác phẩm của bà sau đó đã cháy hàng không chỉ ở Hàn Quốc mà còn tại nhiều quốc gia phương Tây như Anh và Pháp.
Căng thẳng giữa Israel và Liên hợp quốc những ngày qua đang có dấu hiệu leo thang sau khi Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) nhiều lần nổ súng và tấn công vào căn cứ của Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở miền nam Liban khiến một số binh sỹ bị thương.
Israel vừa tuyên bố thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của lực lượng phòng vệ nước này tại thành phố Rafah, miền Nam Gaza. Cái chết của ông Sinwar sẽ để lại một khoảng trống lớn trong hàng ngũ lãnh đạo của Hamas, trong bối cảnh phong trào này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Câu hỏi đặt ra liệu đây có phải một điểm khởi đầu mới cho một vòng xoáy bạo lực mới ở Gaza và toàn khu vực Trung Đông?
Sau khi kiểm soát thành trì Ugledar (Ukraine gọi là Vuhledar) vào đầu tháng 10, Nga đang tiếp tục tiến về Pokrovsk - một trong những trung tâm hậu cần quan trọng của Ukraine, đồng thời chọc sâu vào pháo đài chiến lược Dzerzhinsk (Ukraine gọi là Toretsk).
0