Nhìn ra thế giới (ngày 22/03/2023)

Một thông tin vui cho ngành du lịch thế giới đó là Trung Quốc chính thức mở lại biên giới với khách du lịch nước ngoài, lần đầu tiên sau 3 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với việc cấp lại hầu hết mọi loại thị thực, trong đó có visa du lịch, cho khách quốc tế. Động thái mở cửa của Trung Quốc được đưa ra khi ngành du lịch quốc tế của Trung Quốc đang trên đà phục hồi nhanh chóng. Nhiều quốc gia cũng đang đặt hy vọng vào sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc để củng cố nền kinh tế sau đại dịch.

User
Ý KIẾN

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua khoản viện trợ trị giá gần 61 tỷ USD cho Ukraine, là nguồn lực quan trọng cho Ukraine trong bối cảnh Kiev từng cảnh báo nước này sẽ thua trong cuộc xung đột với Nga nếu các chính trị gia Mỹ không thể thông qua gói viện trợ mới. Liệu gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện trên chiến trường hay chỉ làm xung đột kéo dài thêm?

Phiên tòa hình sự xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa diễn ra tại New York. Ông Trump bị cáo buộc làm giả hồ sơ để che đậy khoản thanh toán nhằm mua chuộc sự im lặng của một diễn viên khiêu dâm. Đây là phiên tòa đầu tiên mang tính lịch sử đối với một cựu tổng thống Mỹ và có thể là bước ngoặt đối với cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, khi mà ứng cử viên của Đảng Cộng hòa này đang tìm cách trở lại nắm quyền.

Ngày 22/4 hàng năm được Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn là Ngày Trái đất. Chủ đề năm nay là “Trái đất và nhựa” nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái đất. Nếu không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trái đất.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ từ nhiệm vào ngày 15/5/2024, sau 20 năm lãnh đạo đất nước. Người kế nhiệm ông sẽ là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong. Đây là tiến trình chuyển giao lãnh đạo đã được lên kế hoạch từ lâu của Singapore, và được thủ tướng Lý Hiển Long gọi là thời khắc quan trọng.

Israel vừa tiến hành tấn công vào lãnh thổ Iran nhằm đáp trả cho cuộc tấn công của Iran vào ngày 13/4. Theo các nhà phân tích cuộc tấn công vào Iran vào sáng sớm thứ Sáu (19/4) theo giờ địa phương có thể nhằm mục đích vừa là một cách để trả đũa vừa là một thông điệp cảnh báo. Vụ việc không làm leo thang tình hình, nhưng những căng thẳng, mâu thuẫn giữa hai nước thì vẫn còn đó.

Tình hình thời tiết cực đoan trong những tháng đầu năm 2024 đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới gây nắng nóng hay mưa đá, lũ lụt, cháy rừng. Cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) cho biết thế giới vừa trải qua tháng 3 nóng nhất trong lịch sử, đánh dấu chuỗi 10 tháng liên tiếp lập kỷ lục nhiệt độ mới.

Vụ tấn công trả đũa của Iran vào Israel hôm 13/4 được cho là để bảo vệ danh dự quốc gia của nước này và chỉ mang tính chất răn đe. Tuy nhiên, mọi chuyện không dừng lại ở đó. Israel cho biết sẽ đáp trả cuộc tấn công của Iran trong bối cảnh các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi kiềm chế. Việc hai nước có những động thái trả đũa lẫn nhau có thể trở thành mồi lửa làm bùng lên một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực.

Một giai đoạn mới của cuộc xung đột Nga - Ukraine đang mở ra, khi cả hai bên thời gian qua đều nhắm mục tiêu vào các tài sản năng lượng để gây tổn thất cho nền kinh tế của đối phương. Nga được cho là đã thay đổi chiến thuật trong các cuộc tấn công nhằm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine, khiến Kiev phải hứng chịu tổn thất nặng nề hơn. Nga ngày càng tiến công ổn định và có khả năng đạt được đột phá.

Có tới 99% tên lửa do Iran bắn đã bị Israel và các đối tác của nước này đánh chặn, chỉ có một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo chạm tới lãnh thổ Israel. Nguyên nhân là Iran theo đuổi cách tiếp cận chiến lược, không gây nhiều tổn thất cho đối phương, không làm leo thang tình hình trong khu vực. Vậy mục đích thật sự của Iran khi tấn công Israel là gì? Có chăng chỉ đơn giản là răn đe Mỹ và Israel, bảo vệ danh dự sau vụ tấn công lãnh sự quán ở Syria.

Rạng sáng 14/4 (theo giờ Việt Nam), Iran đã phóng hàng trăm UAV và hàng chục quả tên lửa vào Israel. Đây là vụ tấn công quân sự trực tiếp đầu tiên quy mô lớn của Iran vào lãnh thổ Israel, nhằm trả đũa vụ Israel không kích tòa lãnh sự quán Iran ở Damacus, Syria hôm 1/4. Động thái này đã đẩy hai nước đến bờ vực xung đột toàn diện sau hơn một thập kỷ căng thẳng, làm tăng nguy cơ dẫn đến chiến tranh khu vực và có thể kéo theo sự tham gia của Mỹ.

Sốt xuất huyết trước đây từng chỉ xuất hiện giới hạn ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng biến đổi khí hậu và sự mở rộng đô thị đã khiến dịch bệnh này ngày càng gia tăng và lan rộng trên toàn cầu. So với mọi năm, năm nay, nhiều quốc gia châu Á và châu Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát sớm hơn và nguy hiểm hơn.

Từ lâu, các đại sứ quán được coi là “bất khả xâm phạm” đối với các quốc gia khác. Thế nhưng, các cuộc tấn công vào đại sứ quán Mexico và Iran vừa qua đã nhấn mạnh thực tế là luật pháp quốc tế đang bị vi phạm nghiêm trọng, cần phải bị lên án mạnh mẽ.

Phương Tây lâu nay vẫn tuyên bố họ là những người bảo vệ “trật tự dựa trên luật lệ”. Tuy nhiên, trong khi tại Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu đứng về phía Kiev - bên bị tấn công, thì tại Dải Gaza, họ lại đứng về phía Israel - bên tấn công. Những phản ứng có phần trái ngược của phương Tây với hai cuộc xung đột đã làm dấy lên nhiều chỉ trích rằng Mỹ và đồng minh đang áp dụng tiêu chuẩn kép ở hai điểm nóng trên thế giới.

Đối với ngành du lịch toàn cầu, cơn ác mộng Covid-19 dường như đang dần đi vào dĩ vãng. Báo cáo mới nhất của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới đã dự đoán năm 2024 sẽ là một năm đặc biệt bùng nổ cho ngành du lịch, với đóng góp kinh tế toàn cầu dự kiến đạt con số khổng lồ 11,1 nghìn tỷ USD. Ngành du lịch dự kiến cũng sẽ tạo ra hàng trăm triệu việc làm trên toàn thế giới.

Trong hai năm qua, chính quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã gặp khó khăn trong việc thúc đẩy nhiều chương trình nghị sự do Đảng Quyền lực nhân dân của ông không giành được đa số ghế trong Quốc hội Hàn Quốc. Cuộc bầu cử lần này được coi là cuộc trưng cầu dân ý giữa kỳ về sự lãnh đạo của Tổng thống Yoon Suk Yeol, và cũng đóng vai trò là lá phiếu tín nhiệm đối với Đảng Dân chủ đối lập, đảng đã nắm quyền kiểm soát đa số trong Quốc hội Hàn Quốc trong 4 năm qua.

Tình hình ở Trung Đông đang tiếp tục nóng lên, khi nhiều chuyên gia quân sự cảnh báo về nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa Israel và Iran. Hiện Iran đã báo động toàn quân, sẵn sàng cho kịch bản đối đầu trực diện với Israel. Trong khi đó, Tel Aviv được cho là đã đình chỉ hoạt động của 28 đại sứ quán tại các nước trên thế giới, và đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu nhằm đề phòng đòn trả đũa từ Tehran.

Ùn tắc giao thông là vấn đề phổ biến và gây nhức nhối đối với các đô thị lớn trên thế giới. Dù đi làm hay chỉ đơn giản là để có một cuộc hẹn trong thành phố, việc đến đúng giờ gây ra sự căng thẳng hàng ngày đối với hàng triệu người lái xe ô tô. Dữ liệu theo dõi tình trạng tắc nghẽn đã khảo sát gần 400 thành phố trên thế giới và chỉ ra rằng tình trạng đáng lo ngại này vẫn có xu hướng tiếp diễn. Nhiều quốc gia đã tìm những biện pháp như thu phí tắc nghẽn, xây dựng các tuyến đường mới, hay phát triển các loại phương tiện để khắc phục tình trạng này.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, kinh tế châu Á được kỳ vọng tăng trưởng tích cực trong năm nay. Cơ sở cho sự lạc quan này là sự phát triển mạnh mẽ của thương mại kỹ thuật số, sự phục hồi nhanh chóng của du lịch, cũng như những bước tiến trong việc triển khai các thỏa thuận kinh tế - thương mại. Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã nhận định các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2024 - nhanh hơn mức 4,4% của năm 2023, nhờ thương mại phục hồi.

Thị trường tiêu dùng Nhật Bản rúng động vì vụ bê bối nghiêm trọng của hãng dược phẩm Kobayashi. Nhà chức trách Nhật Bản cũng như công ty này đã xác nhận 5 ca tử vong cùng hàng loạt trường hợp gặp vấn đề sức khỏe liên quan tới thực phẩm chức năng của hãng.

Đảo Đài Loan (Trung Quốc) vừa hứng chịu trận động đất mạnh 7,4 độ richter làm rung chuyển cả hòn đảo. Tính đến sáng 4/4, trận động đất đã khiến 9 người thiệt mạng, hơn 1.000 người bị thương, nhiều người vẫn còn bị mắc kẹt trong các đường hầm, hàng chục tòa nhà bị hư hại. Thiệt hại về người trong trận động đất là không nhiều dù động đất cường độ lớn. Vậy yếu tố nào giúp Đài Loan (Trung Quốc) giảm được thiệt hại do động đất?

Tòa nhà lãnh sự quán Iran ở Thủ đô Damascus của Syria hôm 1/4 đã bị san phẳng bởi một cuộc không kích bất ngờ ngay trong đêm, khiến nhiều người thiệt mạng, trong đó có Chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy cấp cao của lực lượng Quds thuộc lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Iran và Syria đã cáo buộc Israel tập kích và cam kết sẽ trả đũa tương xứng. Vụ tấn công đã đẩy Trung Đông bên bờ vực chiến tranh khu vực.

Cách đây 75 năm, ngày 4/4 năm 1949, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO được thành lập, với các thành viên ban đầu gồm Mỹ, Canada và một số nước Tây Âu. Tới nay, tổ chức này liên tục kết nạp nhiều thành viên và ngày càng tiến sát biên giới Nga. Việc tổ chức này mở rộng về “phía Đông” gây ra những hệ lụy thế nào đối với an ninh toàn cầu đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.

Xung đột Nga - Ukraine đang chứng kiến những bước leo thang mới khi Moscow và Kiev liên tục tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau. Các cuộc tấn công này không chỉ gây thiệt hại cho các bên tham chiến mà còn tác động mạnh đến kinh tế và môi trường chính trị toàn cầu.

Các quốc gia hàng đầu châu Á ghi nhận tỷ lệ sinh thấp kỷ lục trong năm 2023. Sự sụt giảm này là thách thức nghiêm trọng về tăng trưởng kinh tế do lực lượng lao động thu hẹp, tỷ lệ người già tăng lên.

Những ngày qua, dư luận thế giới đang dành nhiều sự quan tâm cho tình hình sức khỏe của công nương Kate Middleton – người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Thông tin công nương Kate mắc bệnh ung thư đã gây ra cú sốc với truyền thông và những người hâm mộ gia đình hoàng gia Anh, bởi cô còn khá trẻ và được biết đến là người có sức khỏe tốt. Câu chuyện của công nương Kate một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về xu hướng trẻ hóa ở các bệnh nhân ung thư, khi trên toàn thế giới ngày càng có nhiều người dưới 50 tuổi mắc bệnh.

Giữa “cơn bão” kiện tụng và pháp lý, đế chế kinh doanh của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị cho là có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, trong một diễn biến bất ngờ, giá trị tài sản ròng của ông Trump đã tăng hơn 4 tỷ USD chỉ sau một ngày, đưa ông lọt vào danh sách top 500 người giàu nhất thế giới.

Cầu Francis Scott Key, ở thành phố Baltimore thuộc bang Maryland, Mỹ, vừa bị đánh sập do bị tàu container khổng lồ đâm trúng. Vụ va chạm đã gây ra thương vong về người và cảnh tượng hỗn loạn cùng với đó là những chấn động về giao thông và kinh tế. Vụ sập cầu đã làm gián đoạn vô thời hạn dòng tàu ra vào cảng Baltimore, gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế địa phương, làm căng thẳng chuỗi cung ứng và gây xáo trộn việc giao hàng dọc Bờ Đông nước Mỹ.

Mỹ lần đầu tiên bỏ phiếu trắng tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cho dự thảo nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza và thả các con tin khiến nhiều người bất ngờ, bởi trước đây, Mỹ liên tục phủ quyết các nghị quyết tương tự như một cách ủng hộ đồng minh Israel. Lá phiếu trắng của Mỹ cũng cho thấy khủng hoảng lòng tin giữa hai đồng minh thân cận ngày càng trầm trọng hơn, có nguy cơ đẩy xung đột ở Dải Gaza vượt ngoài tầm kiểm soát.

Tròn một thế kỷ, Olympic mùa hè trở lại với Paris. Năm nay, Olympics Paris 2024 hướng tới trọng tâm là sự đổi mới cho một kỳ Olympic trẻ hơn, bền vững hơn, đô thị hơn và toàn diện hơn bao giờ hết.

Vụ tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra tại trung tâm thương mại Crocus ở ngoại ô Moscow, Nga đã khiến gần 140 người thiệt mạng được đánh giá là một trong những vụ khủng bố nguy hiểm nhất nhằm vào nước Nga trong nhiều thập kỷ. Câu hỏi lớn được đặt ra lúc này là ai đã gây ra vụ tấn công và động cơ là gì?

Những tác động của biến đổi khí hậu đang xảy ra với cường độ ngày càng mạnh hơn và tần suất ngày càng nhiều hơn. Báo cáo mới đây của Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết mọi kỷ lục lớn về khí hậu toàn cầu đã bị phá vỡ trong năm 2023 với các đợt nắng nóng gay gắt khiến băng tan kỷ lục và mùa đông ấm bất thường. Các chuyên gia cảnh báo tình hình này vẫn chưa dừng lại, năm 2024 có thể sẽ còn nóng hơn nữa.

Vụ khủng bố ở Trung tâm thương mại Crocus City Hall là một trong những vụ tấn công tồi tệ nhất ở Nga trong nhiều năm qua. Bộ Ngoại giao Nga gọi đây là một vụ tấn công khủng bố đẫm máu. Vậy ai là thủ phạm đứng đằng sau vụ khủng bố này?

Theo dữ liệu thống kê, hiện nay có hơn 6.700 vệ tinh đang hoạt động trong quỹ đạo Trái đất. Phần lớn vệ tinh được sử dụng cho các mục đích như viễn thông, dân sự, quân sự và đặc biệt là cung cấp truyền hình hoặc Internet cho những khu vực hẻo lánh. Tuy nhiên, còn khoảng ba tỷ người hiện chưa có Internet băng thông rộng và đó cũng là một công cụ vô giá cho các nhà nghiên cứu. Bởi vậy, các nước đang cố gắng chạy đua để chiếm giữ quỹ đạo Trái đất mặc dù cuộc đua này đặt ra không ít thách thức.

Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), đến năm 2050, lượng rác thải toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 3,4 tỷ tấn/năm, tương đương mức tăng 70% so với lượng rác vào năm 2016. Đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm và tạo thành vấn đề cấp bách của toàn thế giới.

Trong cuộc họp chính sách mới nhất, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007, chấm dứt chế độ lãi suất âm cuối cùng trên thế giới nhờ những dấu hiệu ban đầu về mức tăng lương mạnh mẽ trong năm nay. Câu hỏi đặt ra hiện nay là ai sẽ hưởng lợi và ai sẽ chịu thiệt hại khi BOJ chấm dứt lãi suất âm. BOJ sẽ áp dụng chính sách lãi suất ở mức cao như thế nào sau quyết định này.

Ứng dụng chia sẻ video TikTok phổ biến thế giới đang đứng trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ khi hạ viện đã thông qua dự luật buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, phải thoái vốn quyền sở hữu ứng dụng này trong vòng 6 tháng, nếu không muốn bị cấm hoạt động. Nếu được thượng viện thông qua, dự luật này sẽ trở thành luật, khiến nền tảng chia sẻ video phổ biến tại Mỹ sẽ đối mặt với nguy cơ ngừng hoạt động. Nếu TikTok bị cấm, Tổng thống Biden có thể mất đi nhóm cử tri trẻ và điều này có thể khiến cục diện bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới có sự thay đổi.

Theo các kết quả chính thức đầu tiên vừa được công bố sáng sớm 18/3, theo giờ Việt Nam, với 99,52% số phiếu được kiểm, ông Vladimir Putin đã giành 87,28% số phiếu bầu, một tỷ lệ cao kỷ lục trong lịch sử nước Nga hiện đại. Kết quả này có nghĩa là ông Putin, 71 tuổi, sẽ bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống mới kéo dài 6 năm, qua đó, ông sẽ vượt qua ông Josef Stalin và trở thành nhà lãnh đạo tại nhiệm lâu nhất ở Nga trong hơn 200 năm qua nếu ông hoàn thành nhiệm kỳ sắp tới. Thắng lợi vang dội của ông chủ Điện Kremlin cho thấy sau 24 năm nắm quyền, ông Putin vẫn luôn là nhà lãnh đạo hợp lòng dân, được người dân Nga tin tưởng.

Việc phát triển công nghệ sạch trên toàn cầu như gió, năng lượng mặt trời và xe điện đã giúp hạn chế mức tăng phát thải khí carbon dioxide (CO2) là 1,3% vào năm 2022. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng để bù đắp sản lượng thủy điện giảm do hạn hán và sự phục hồi trong ngành hàng không đã góp phần đẩy lượng khí thải CO2 từ năng lượng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái.

Chỉ trong ba tháng đầu năm 2024, hàng loạt sự cố liên tiếp đã xảy ra với hãng sản xuất máy bay hàng đầu nước Mỹ - Boeing, chủ yếu liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng. Loạt sự cố không chỉ khiến danh tiếng của Boeing bị ảnh hưởng, đẩy “gã khổng lồ” này rơi vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng mà còn mở ra hàng loạt cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh.

Mặc dù hơn hai năm qua, Nga đang phải đối mặt với số lượng lệnh trừng phạt cao kỷ lục do Washington và một số nước khác áp đặt kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24 tháng 2 năm 2022. Phương Tây đã đưa ra khoảng 17.500 lệnh trừng phạt, trong đó chủ yếu nhằm vào lĩnh vực kinh tế với mục đích làm cạn kiệt ngân sách của nước Nga. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga không những không kiệt quệ mà vẫn đang phục hồi mạnh mẽ.

Bất ổn ở tuyến vận tải Biển Đỏ đã dẫn tới một “cơn bão” trong thương mại toàn cầu, với giá cước vận tải tăng từng ngày, phụ phí gia tăng, thời gian mỗi chuyến hàng dài hơn vì phải đi đường vòng. Bất chấp những cảnh báo và động thái can thiệp của Mỹ cùng nhiều nước đồng minh, vận chuyển container qua Biển Đỏ và kênh đào Suez tiếp tục sụt giảm do lo ngại về an toàn cho các tàu hàng và thủy thủ đoàn. Các công ty tìm cách thay đổi hoạt động vận chuyển, trong đó vận tải đường sắt và hàng không nổi lên như những sự lựa chọn mới.

Nhà lãnh đạo của Haiti, Thủ tướng Ariel Henry đã từ chức sau nhiều tuần bạo lực đã bùng phát trở lại tại quốc gia này. Các băng đảng ngày càng lớn mạnh gây sức ép đòi thủ tướng phải từ chức. Chúng tấn công các cơ quan chính phủ, phá nhà tù, giải thoát hàng nghìn phạm nhân, thậm chí kiểm soát cả sân bay khiến trật tự xã hội đang trên bờ vực sụp đổ.

Cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022 là cuộc xung đột lớn nhất và kéo dài nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II đến nay. Cuộc xung đột cho thấy mức độ phức tạp, đa chiều, đa tầng nấc, gây thiệt hại to lớn không chỉ với các bên xung đột mà còn với an ninh, thịnh vượng toàn cầu. Xung đột đang bước vào năm thứ ba và chưa có dấu hiệu lắng dịu. Trong bối cảnh ấy, đã xuất hiện thêm những lời kêu gọi hai bên ngồi vào bàn đàm phán hoà bình. Đáng chú ý, lời kêu gọi Ukraine “giương cờ trắng” của Giáo hoàng Francis là một trong số đó.

Trong bối cảnh người dân tại Dải Gaza đang đối mặt với nạn đói, nhiều quốc gia như Mỹ, Jordan, UAE đã thả hàng viện trợ từ máy bay xuống. Liên minh châu Âu và một số nước cũng lên kế hoạch lập hành lang hàng hải để vận chuyển hàng viện trợ từ đảo Síp đến Gaza, trong khi đó Mỹ thông báo sẽ xây cảng nổi tạm thời ngoài khơi bờ biển Gaza để tiếp nhận hàng viện trợ bằng đường biển. Nhiều tổ chức nhân đạo nhận định rằng những biện pháp này chỉ là hình thức và không mang lại hiệu quả, có thể gây thêm hỗn loạn.

Khi nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ đối mặt với nhiều “cơn gió ngược” trong năm 2024, triển vọng việc làm cũng trở nên kém lạc quan. Dù mức tăng việc làm được giữ vững, thị trường lao động vẫn đang hạ nhiệt đáng kể do cung lớn hơn cầu. Trong báo cáo mới nhất về Xu hướng Triển vọng Xã hội và Việc làm Thế giới, Tổ chức Lao động quốc tế nhận định tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng trong năm nay, với tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng và năng suất trì trệ cũng là nguyên nhân gây lo ngại về triển vọng kinh tế.

Máy bay không người lái đã nhanh chóng phát triển từ vai trò hỗ trợ trong các hoạt động quân sự trở thành một thành phần thiết yếu của chiến tranh hiện đại, và nhiều nước đang có nhu cầu rất lớn về loại vũ khí này. Tuy nhiên, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cũng đặt ra những vấn đề về đạo đức, buộc các nước phải có luật kiểm soát chiến tranh máy bay không người lái.