Nhìn về quá khứ, hướng đến tương lai

Thủ đô giải phóng ngày 10/10/1954 thì bốn ngày sau (tức là 14/10/1954), Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội ra đời. Bắt đầu là Đài truyền thanh, sau đó là đến phát thanh và tiếp nữa đến ngày 1/1/1979, Đài phát sóng chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên. Nhà báo Trần Gia Thái, nguyên Thành ủy viên, nguyên Chủ tịch Hội nhà báo TP. Hà Nội, nguyên TGĐ - TBT Đài Hà Nội là một trong những người góp sức trong những chương trình truyền hình đầu tiên của Đài, đã có những chia sẻ về những ngày đầu gian khó đó.

Làm truyền hình Hà Nội những ngày đầu

Đối với tôi, những ngày đầu thành lập Đài rất vui, bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm mà mình được tham góp cùng với Đài, có mặt trong những chương trình truyền hình đầu tiên của Đài Hà Nội. Lúc ban đầu, chúng tôi có 4, 5 anh em tham gia làm truyền hình Hà Nội, trong tay thì chỉ có 3 chiếc máy quay phim nhựa gồm: máy Bell Howell của Mỹ và máy Paillard Bolex của Thụy Sĩ và quay phim nhựa 16 ly. Và tất cả anh em tự đào tạo, tự học tập về các mặt và sau đó tự sản xuất các chương trình. Từ tin bài bằng phim nhựa truyền hình, tới rồi những tin ảnh…

Những ngày đầu làm truyền hình vô cùng gian khó, và chúng tôi không bao giờ quên được sự giúp đỡ của Truyền hình Việt Nam. Ban đầu, chúng ta một tháng làm một chương trình. Sau thêm chương trình buổi sáng, chương trình buổi chiều. Và cuối cùng thì kết nối phát sóng cả ngày.

Ngày ấy kỹ thuật là vấn đề vô cùng nan giải, đặc biệt là việc quay phim nhựa. Quay phim nhựa 16 ly đòi hỏi anh em quay phim phải chuẩn trong từng khuôn hình. Sau đó là kỹ thuật in tráng. Cho nên khi quay phim xong rồi, khi in tráng xong rồi, ra được chất lượng phim tốt rồi, lúc ấy mới thở vào nhẹ nhõm. Nếu hỏng, không được như ý thì anh em lại phải đi xin lỗi và quay lại. Nhưng cũng may mắn là đội ngũ quay phim của Đài Hà Nội khá vững nghề, trưởng thành tiến bộ nhanh.

Nhà báo Trần Gia Thái, nguyên Thành ủy viên, nguyên Chủ tịch Hội nhà báo TP. Hà Nội, nguyên TGĐ, TBT Đài Hà Nội

Vượt qua một thời gian khó

Những năm thời bao cấp, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Trong khi truyền hình là lĩnh vực đòi hỏi sự đầu tư rất lớn. Để đóng góp được cho truyền hình thì anh em ngoài cố gắng từ bản thân phải luôn luôn trau dồi tinh thần, tư tưởng, ý thức phục vụ, vượt qua những khó khăn, thậm chí là làm thêm nghề. Lứa chúng tôi làm đủ các nghề  kiếm thêm thu nhập. Rồi đi cơ sở quay phim thì kèm theo cả máy ảnh, một bên vai thì cái máy quay phim, một bên vai thì cái máy ảnh, vừa làm tin ảnh, vừa làm tin cho phát thanh, vừa làm tin cho truyền hình. Anh em chúng tôi nói vui, làm cho truyền hình phải biết tất cả. Sau đó chưa kể chuyện là phải lên hình, hiện hình, bình luận,...

Tôi còn nhớ lần đầu tiên truyền hình Hà Nội trực tiếp. Khi đó, chúng tôi chưa có thiết bị gì cả. Và chúng tôi phải nhờ Truyền hình Việt Nam, nhờ xe màu. Có một chi tiết khá ấu trĩ, nhưng rất là vui. Khi bình luận truyền hình trực tiếp diễu binh, diễu hành của thành phố, tôi và chị Kim Tiến ngồi trên nóc xe màu. Trên đó, chúng tôi cứ ngó đến đoàn nào đi đến thì giới thiệu. Các phóng viên nước ngoài thấy lạ giơ máy chụp. Đó là những kỷ niệm đáng nhớ. Hay là khi thành phố giao cho chúng tôi là phải làm một bộ phim tài liệu để tặng Thủ đô Viên Chăn. Lúc đó, khả năng tay nghề của anh em chúng tôi cũng đều khá, anh em cũng rất muốn thể hiện nhưng mà máy thì không có. Chúng tôi đã phải đi xuống tận Quảng Ninh mượn máy U-Mantic của Đài truyền hình Quảng Ninh để thực hiện bộ phim này.

Sau những sự kiện đã mang lại thành công đó, thành phố thấy cần phải đầu tư và lại tiếp tục đầu tư cho Đài Hà Nội. Cho đến bây giờ, hạ tầng kỹ thuật và thiết bị của Đài được đầu tư hiện đại, tạo ta những cơ hội phát triển rất tốt.

Tự hào truyền thống, hướng đến tương lai

Những năm qua, bằng tinh thần yêu nghề, trách nhiệm của người làm báo và nỗ lực của từng cá nhân, của tập thể cũng như của lãnh đạo Đài, Đài Hà Nội đã từng bước phát triển và luôn luôn đứng ở trong Top 3 truyền hình cả nước. Và nhất là từ khi được chủ động thực hiện cơ chế tự chủ tài chính từ năm 2003, Đài đã có những nỗ lực, có những phát triển và đã để lại những dấu ấn tốt.

Tôi nghĩ, làm truyền hình ví như vận động viên chạy tiếp sức. Thành công là thành công cả tập thể và mỗi người được giao cái gậy thì trong cái giai đoạn của mình, trong đường đua của mình phải cố gắng hoàn thành. Tốc độ thế nào, tinh thần thế nào, mọi thứ đều phải quyết liệt nhất. Và rồi sau đó lại bàn giao lại cho thế hệ sau, cho những người sau tiếp tục. Và cuối cùng thắng lợi nó là thắng lợi của tập thể. Ở giai đoạn chúng tôi, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới cũng có những khó khăn nhưng cũng có những thuận lợi. Chúng tôi cũng đã cố gắng vượt qua và đã có những dấu ấn nhất định để khẳng định tên tuổi của Đài Hà Nội.

Đến những giai đoạn mới và đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển, rất nhiều thách thức mới, anh chị em lại có những khó khăn mới phát sinh, nhưng tôi tin các đồng chí lãnh đạo tiếp theo sẽ kế thừa được truyền thống của Đài, sẽ vượt qua những khó khăn và vẫn sẽ giữ được vai trò, vị trí trong Top đầu truyền hình các địa phương. Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập là dịp để Đài Hà Nội khơi dậy niềm tự hào truyền thống - vững bước tương lai.

User
Ý KIẾN

Lễ thượng cờ thiêng liêng tại Quảng trường Ba Đình lần đầu tiên được các kỹ thuật viên âm thanh ghi âm lại và chuyển tải một cách sinh động, chân thực trong đĩa than mang tên " Thanh âm Hà Nội". Đây là sản phẩm đặc biệt do Đài Hà Nội thực hiện và phát hành nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đài.

Chúc mừng Đài Hà Nội khi ra mắt ứng dụng HanoiOn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải nhận định khi có tình yêu Hà Nội thì bất kỳ việc gì, bất cứ khó khăn nào, bất cứ thử thách nào, khi cùng nhau đoàn kết, đều vượt qua được.

Những chiếc xe điện len lỏi trong khu phố cổ Hà Nội, chở khách đi tham quan những điểm du lịch nổi tiếng như hồ Hoàn Kiếm, chợ Đồng Xuân...

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, thủ đô nước Việt có lịch sử cả nghìn năm, từng nhiều lần bị đội quân xâm lược ngoại bang chiếm đóng. Nhưng với lòng yêu nước nồng nàn được nuôi dưỡng và bồi đắp từ ngàn đời của quân và dân ta, như một tất yếu của lịch sử, mọi kẻ thù xâm lược đều bị đánh cho thảm bại.Thủ đô lại ca khúc khải hoàn.

Đài Hà Nội tròn 70 năm xây dựng và phát triển, có không ít nhà báo Thủ đô đã trưởng thành từ nơi này và khi về hưu vẫn mang trong mình niềm tự hào, niềm tin sâu sắc về vị thế của Đài trong thời gian tới. Nhà báo Kiều Thanh Hùng - Nguyên Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội chia sẻ về những cảm xúc của ông nhân dịp kỷ niệm đặc biệt này.

Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đài (14/10/1954 - 14/10/2024), chúng tôi - những thế hệ đã và đang gắn bó với Đài Hà Nội vô cùng tự hào khi cùng nhìn lại chặng đường xây dựng và trưởng thành gắn liền với những giai đoạn lịch sử của Đài Thủ đô.

Năm 2008, khi tỉnh Hà Tây sáp nhập với thành phố Hà Nội, Đài PT-TH Hà Nội và Đài PT-TH Hà Tây hợp nhất thành một. Nhà báo Lê Huy Hòa, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Đài Hà Nội nhận định: sáp nhập hai Đài, sức mạnh dường như được nhân đôi.

Thủ đô giải phóng ngày 10/10/1954 thì bốn ngày sau (tức là 14/10/1954), Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội ra đời. Bắt đầu là Đài truyền thanh, sau đó là đến phát thanh và tiếp nữa đến ngày 1/1/1979, Đài phát sóng chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên. Nhà báo Trần Gia Thái, nguyên Thành ủy viên, nguyên Chủ tịch Hội nhà báo TP. Hà Nội, nguyên TGĐ - TBT Đài Hà Nội là một trong những người góp sức trong những chương trình truyền hình đầu tiên của Đài, đã có những chia sẻ về những ngày đầu gian khó đó.

Trong không khí của ngày 10/10, tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đại tá, nhà giáo Nguyễn Thụ sống trong ký ức hào hùng của 70 năm trước.

70 năm đã qua đi kể từ ngày quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Âm hưởng hào hùng của ngày Giải phóng thủ đô 10/10/1954 vẫn còn vang vọng phía sau các công trình cổ kính, các góc phố quen thuộc của Hà Nội Cùng với những con người lịch sử, những địa danh ấy đã không chỉ đứng vững mà còn được tu bổ, xây đắp gợi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng và trở những nét đặc trưng, niềm tự hào của người Hà Nội.

Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu cái đẹp. Và nhà văn Hoàng Quốc Hải chính là một trong những người con đã dành trọn cả cuộc đời mình để ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất này.

Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là một sự kiện lịch sử quan trọng, khẳng định thắng lợi trọn vẹn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Gần một tuần trước ngày giải phóng, gần 400 thanh niên đã vào Thủ đô để thực hiện nhiệm vụ tiền trạm nhằm tuyên truyền và vận động, giúp nhân dân hiểu rõ hơn về các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hà Nội là "Thủ đô ta"- trái tim của cả nước, là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá, nghệ thuật, cũng là nơi mọi miền Tổ quốc hướng về. Khi tiếng nói từ Đài Hà Nội cất lên, cũng là lúc niềm tự hào của Thủ đô, của người Việt được lan toả khắp năm châu.

Ngày 16/9/2024, tập đầu tiên của của bộ phim "Mật lệnh hoa sữa" do Trung tâm Điện ảnh và Truyền hình Hà Nội sản xuất đã lên sóng, đánh dấu sự trở lại trong lĩnh vực sản xuất phim truyền hình của Đài Hà Nội.

Đài Hà Nội vốn là nơi có khá nhiều người được đào tạo bài bản, có thế mạnh làm phim tài liệu. Các phim tài liệu của Đài không chỉ được phát sóng truyền hình mà từng tham gia và giành giải cao tại các kỳ Liên hoan truyền hình toàn quốc, hoặc các giải báo chí khác.

Với HanoiOn, người dùng không chỉ là khán giả mà còn có thể là người tham gia sáng tạo nội dung, là một phần trong hệ sinh thái.

"Đây là Đài Hà Nội, phát thanh từ Hà Nội, tiếng nói của Thủ đô ta..."- Khi tiếng phát thanh của Đài Hà Nội cất lên, cũng là cất lên niềm tự hào của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Và đó cũng chính là giá trị cốt lõi mà FM96 luôn tự hào, kế thừa và phát triển.

Sau đại dịch Covid-19, mặc dù đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng từ năm 2022, mục tiêu lấy lại vị thế Đài Thủ đô là ý chí của người đứng đầu, lan tỏa thành quyết tâm tới toàn thể những người làm việc tại Đài Hà Nội. Thay đổi quan trọng có tính quyết định nhất đó chính là thay đổi trong tư duy quản trị, tư duy làm nội dung cho các nền tảng truyền thông của Đài.

Tháng 7/2024, Đài Hà Nội đã chính thức ra mắt ứng dụng nội dung đa phương tiện Hanoi On như một gạch nối hoàn thiện hệ sinh thái báo chí kỹ thuật số của Đài.

Ngày 06/01/1978, UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 61/QĐTC về tổ chức bộ máy của Đài. Theo quyết định này, Đài Truyền thanh Hà Nội được đổi tên thành Đài Phát thanh Hà Nội.

Ngày 1/1/1979 đã trở thành một ngày không thể quên đối với những người làm phát thanh - truyền hình Hà Nội khi lần đầu tiên chương trình truyền hình Hà Nội được phát trên sóng Đài truyền hình Việt Nam, với một hình hiệu mới và nhạc hiệu “Người Hà Nội”.

Năm 1965, giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc và Hà Nội. Thủ đô thực sự bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lần thứ hai.

“Đồng bào chú ý! Giặc Mỹ đang thua to. Chúng âm mưu đánh phá điên cuồng vào Hà Nội. Hội đồng Phòng không Nhân dân thành phố ra lệnh, khi có còi báo động, mọi người phải xuống hầm trú ẩn…”. Sau hồi còi báo động và mệnh lệnh chiến đấu dõng dạc là những tiếng nhắc nhở bình tĩnh và rắn rỏi của phát thanh viên Đài Hà Nội động viên tinh thần nhân dân Thủ đô.

Một ngày đầu tháng 10 năm 1954, dân phố cổ xôn xao khi biết tin quân Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội. Trong căn nhà ba tầng ở số 80 phố Hàng Đào, cậu bé Lê Bảo Tháp nhấp nhổm, háo hức chờ đón các chú bộ đội tiến về giải phóng Thủ đô.

Người dân Hà Nội có nhiều cách bày tỏ tình yêu với Thủ đô. Nhiều người tự hào về lịch sử lâu đời, văn hóa phong phú, những di sản kiến trúc độc đáo; một số người thường nhắc đến những nét đặc trưng như phố cổ, Hồ Gươm hay những món ăn đặc sản như phở, bún chả...

Tháng 2/1955, Trạm truyền thanh Thủy Tạ chuyển về Nhà thông tin - Triển lãm ở 47 phố Tràng Tiền để tăng công suất và mở rộng đường dây thêm nhiều tuyến phố.

Chào đón đoàn quân trở về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954, ngoài cờ hoa, biểu ngữ rợp trời, phố phường Hà Nội thêm vẻ uy nghi bởi những chiếc cổng chào được dân chúng dựng lên ở nhiều cửa ngõ, phố phường Hà Nội. Người đời sau sẽ khó hình dung về những “khải hoàn môn” ngày ấy nếu không có một tay máy trẻ tuổi say mê chụp ảnh cổng chào: Trịnh Đình Tiến.

Cách đây 70 năm, ngày 10/10/1954, hai mươi vạn nhân dân Hà Nội trong quần áo chỉnh tề, cờ hoa rực rỡ xuống đường đón mừng chính quyền và quân đội cách mạng tiến về Thủ đô. Các phóng viên báo chí và các hãng thông tấn nước ngoài cũng có mặt ở Hà Nội để chứng kiến giờ phút lịch sử này. Hòa trong dòng người là những chiếc xe chở loa phóng thanh theo đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô.

Hình ảnh người nhạc sĩ mặc comple màu trắng, đánh đàn guitar, hát trong rừng người giữa rợp cờ hoa hân hoan đón chào đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 đã được ghi lại thành khoảnh khắc của lịch sử. Người đàn ông đó - cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ, sau này được coi là “ông vua Sonate của Việt Nam”.

Mùa thu Hà Nội - mùa lãng mạn nhất trong năm với tiết trời se se lạnh dễ chịu. Và mùa thu năm nay càng đẹp hơn trong lòng mỗi người bởi ngày kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô đang đến rất gần.

Một tình yêu Hà Nội hiện hữu trên mỗi góc nhìn, từng mảng màu, từng nét vẽ của ba họa sĩ sinh ra trên đất Hà Thành. Ba họa sĩ, đại diện ba thế hệ: Bùi Xuân Phái - Dương Việt Nam - Phạm Bình Chương, mỗi người mỗi vẻ, hội đủ “mười phân vẹn mười” cái đẹp phố và người Hà Nội

Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào từ 5 cửa ô, Giải phóng Thủ đô sau 9 năm bị tạm chiếm. Hà Nội từ đây sạch bóng quân thù, cờ hoa hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về. Và đã có rất nhiều địa điểm đặc biệt đi cùng những giờ phút lịch sử ấy.

Hàng trăm chậu hoa trạng nguyên được xếp sát nhau ngay giữa ngã tư Nguyễn Chí Thanh, đoạn Huỳnh Thúc Khoáng kéo dài thuộc quận Đống Đa, tạo nên một điểm nhấn ấn tượng cho phố phường của Hà Nội.

Bán hàng livestream hay bán hàng trực tuyến giờ đây đã trở thành một công việc thường ngày quen thuộc, là một phần không thể thiếu của nhiều người, đặc biệt là người trẻ tại Hà Nội.

Ở Hà Nội có rất nhiều ngôi chợ lâu đời nổi tiếng, trong đó ngôi chợ gắn liền với người dân trong khu phố cổ là chợ Hàng Bè - một điểm đến quen thuộc, một không gian rất riêng của người Hà Nội.

Khi mà ai bây giờ cũng thành nhiếp ảnh gia với chiếc điện thoại, giữa lòng Thủ đô Hà Nội còn đó một gia đình bốn đời làm nghề sửa máy ảnh cũ. Người ta gọi đó là một nghề cổ.

Vào mùa thu, hội chèo thuyền ở hồ Tây luôn là một trong những hoạt động thu hút nhiều người tham gia bởi không chỉ là hoạt động giải trí mà còn lưu giữ những kỉ niệm khó quên.

Mùa Thu Hà Nội - thời điểm lãng mạn nhất trong năm với tiết trời se se lạnh dễ chịu. Cảnh sắc cũng khiến con người trở nên bình dị hơn, nhẹ nhàng, thư thái hơn. Dạo quanh những con phố của Thủ đô, nhiều người dường như muốn đi chậm lại để tận hưởng không gian mát mẻ, lãng mạn.

Không biết tự bao giờ, khi nhắc tới mùa thu Hà Nội người ta nghĩ ngay tới một loài hoa với một mùi hương thật nồng nàn và rất đặc trưng - hoa sữa. Hoa sữa dường như đã trở thành một nét đẹp rất riêng của Hà Nội mà hiếm nơi nào có được.

Phố Hàng Đào ngày nay đã có nhiều thay đổi, nhưng những người dân ở con phố ấy mỗi ngày đều cùng nhau nối tiếp các câu chuyện của thời quá khứ hào hùng và tươi đẹp.

Tháng 10 về rồi, hoa sữa đã thức dậy sau một năm dài chờ đợi, thu Hà Nội thực sự là đây. Những con phố đêm về lắng đọng trong sương và mùi thơm đã mãi là một phần của thành phố cổ kính.

Vào mùa thu, những cửa hàng chuyên sắp đồ lễ ăn hỏi và dạm ngõ ở Hà Nội luôn có khách ra vào, bởi đây là thời điểm đẹp nhất trong năm để các cặp đôi làm lễ cưới.

Những ngày này tiết trời Thủ đô đã dần se lạnh báo hiệu mùa của nhiều món quà đặc trưng của Hà Nội đã bắt đầu. Trong số rất nhiều món ăn ngon, dân dã, nổi tiếng của mùa thu Hà Nội, không thể không kể đến cốm - món quà quê kết tinh từ những bàn tay tảo tần và tài hoa của những người nông dân Hà Nội.

Khi mua bán online, giao hàng qua mạng, giao thương liên tỉnh là nhu cầu thường xuyên và liên tục, hàng ngàn bưu tá, shipper hối hả làm việc, tạo thành mạng lưới giao nhận hàng hóa.

Khi nhắc đến đô thị hiện đại, chúng ta thường hình dung ra sự hối hả, nhịp sống tất bật. Nhưng đằng sau những tòa nhà cao tầng, sau từng con phố vẫn tồn tại những giá trị rất đẹp đó là tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Không chỉ là sự sẻ chia về vật chất, mà đó còn là sự đồng lòng trong từng hành động, từng cử chỉ giúp đỡ lẫn nhau chung tay vượt qua thử thách.

Một buổi sớm mùa thu ở Hồ Tây, khi ánh bình minh chưa kịp đánh thức cả thành phố, những làn sương mờ vẫn nhẹ nhàng phủ lên mặt hồ tĩnh lặng. Hồ Tây mênh mang như một tấm gương lớn, phản chiếu bầu trời đang chuyển mình giữa đêm và người dân Hà Nội đã bắt đầu một ngày mới.