Nhớ một người thầy

Tràn ngập trên báo chí và mạng xã hội mấy hôm nay là tình cảm tiếc thương và đau buồn của mọi tầng lớp nhân dân trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Như một cách tự nhiên, một sự thôi thúc từ bên trong, mọi người đều muốn bằng nhiều cách và nhiều hình thức để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình.

Tình cảm, sự chia sẻ mà người dân trên mọi miền đất nước dành cho ông và gia đình ông thực sự là minh chứng sinh động cho lòng dân đối với vị lãnh đạo cao nhất của Đảng mà họ thực sự tin yêu, kính trọng. Tất cả đều rất thật, rất chân thành và tự nguyện.

“Nhớ một người thầy”- là những kỷ niệm về nghề đáng nhớ mà nhà báo Võ Đăng Thiên có được sau 13 năm làm báo ở Tạp chí Cộng sản, nơi có vị Tổng Biên tập Nguyễn Phú Trọng đáng kính.

Toàn cảnh buổi làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản ngày 9/6/2012. Ảnh: Tạp chí Cộng sản

Nhớ một người thầy

Nhà báo Võ Đăng Thiên

"Là một người làm báo, lại có hơn 13 năm công tác tại Tạp chí Cộng sản những năm 80, 90 của thế kỷ trước, trong đó có 9 năm làm việc dưới quyền ông Nguyễn Phú Trọng, cảm xúc của tôi trước tin ông từ trần có nhiều điểm đặc biệt hơn nhiều người khác.

Tôi vào công tác ở Tạp chí Cộng sản ngay sau khi tốt nghiệp đại học, vì vậy, 13 năm ở Tạp chí Cộng sản là toàn bộ tuổi thanh xuân của tôi. Những bài học đầu tiên mang tính nhập môn, cơ bản về nghề báo tôi học từ đây. Những bài báo đầu tiên tôi viết và những đồng nhuận bút đầu tiên được nhận, những chuyến công tác đầu tiên thâm nhập thực tế xuống các địa phương, làm việc với các bộ, ngành để tác nghiệp báo chí là với tư cách phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cộng sản. Đó là những tháng ngày đẹp nhất.

Và trong những năm tháng đó, tôi mãi ghi nhớ công ơn, ân tình, sự giúp đỡ, rèn giũa của các đồng nghiệp tiền bối, đàn anh, các vị lãnh đạo của Tạp chí Cộng sản. Trong đó, không thể không nhắc đến những kỷ niệm của tôi với vị lãnh đạo đáng kính: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Nguyễn Phú Trọng.

Ông Trọng là người tôi tiếp xúc đầu tiên khi đến xin vào cơ quan. Ông cũng là người dạy tôi những khái niệm, những kiến thức, bài học cơ bản đầu tiên về báo chí khi ông vào dạy chuyên đề báo chí cho sinh viên Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tôi lúc đó vừa tốt nghiệp, xin vào học dự thính. Có lẽ cũng từ cái duyên đó mà sau này, khi đã về công tác ở tạp chí, ông vẫn luôn quan tâm chỉ bảo, uốn nắn cho tôi, giúp tôi trưởng thành.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết lưu bút tại Phòng truyền thống Tạp chí Cộng sản, ngày 9/6/2012. Ảnh: Tạp chí Cộng sản

"Ông Trọng là người tôi tiếp xúc đầu tiên khi đến xin vào cơ quan. Ông cũng là người dạy tôi những khái niệm, những kiến thức, bài học cơ bản đầu tiên về báo chí khi ông vào dạy chuyên đề báo chí cho sinh viên Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội."

Nhà báo Võ Đăng Thiên

Thời cuối những năm 1980, giao thời giữa bao cấp và đổi mới, cả tòa soạn chỉ có chưa đến 60 người, đều nghèo như nhau nên luôn có sự gắn kết, quan tâm, đầm ấm như một gia đình.

Ông Trọng là lãnh đạo cao nhất, luôn dành sự quan tâm cho các cán bộ trẻ, trong đó có tôi. Được ông cho đi theo dự nhiều cuộc họp, nhiều chuyến công tác địa phương, mỗi lần như vậy, ông lại chỉ bảo cho tôi nhiều điều.

Tạp chí Cộng sản là tạp chí lý luận, chính trị của Trung ương Đảng nên yêu cầu rất cao về năng lực, kiến thức, bản lĩnh của phóng viên, biên tập viên. Vì vậy, ông Trọng luôn yêu cầu các cán bộ trẻ như tôi phải học tập không ngừng, học lý luận, học nghiệp vụ, học từ thực tế. Ông uốn nắn tôi từ những chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng về nghề nghiệp.

Còn nhớ, năm 1990, tôi đi dự Hội nghị về xóa nạn mù chữ và phổ cập tiểu học ở đồng bằng sông Cửu Long. Hội nghị có Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt dự và phát biểu. Sau đó, tôi viết bài, trong đó có chi tiết dẫn phát biểu của ông Kiệt, đại ý: Người dân đồng bằng sông Cửu Long không có truyền thống về học hành, dân trí còn thấp và nạn mù chữ vẫn còn nhiều. Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần có quyết tâm cao và giải pháp quyết liệt.

Ông Trọng đọc, gọi tôi lên phòng bảo: "Viết thế này không ổn, phải sửa đi". Tôi báo cáo: "Đây là cháu dẫn lời bác Kiệt". Ông nhẹ nhàng nói: "Bác Kiệt là dân gốc đồng bằng sông Cửu Long, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, bác phát biểu trong hội nghị như thế là đúng, nhưng mình viết, đăng thế này là nhạy cảm, dễ gây phản ứng từ địa phương".

Chi tiết nhỏ nhưng đi theo tôi suốt cuộc đời làm báo như một bài học về sự cẩn trọng và tính nhạy cảm nghề nghiệp.

Hôm nay, tôi nhớ về ông không chỉ như một vị lãnh đạo, vị Tổng Biên tập đầu tiên mà còn như một người thầy đầu tiên về nghề báo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cựu sinh viên khoá 8 Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (người đứng thứ hai từ trái sang, chụp tháng 2/1965 ở ký túc xá Mễ Trì). Ảnh: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Một mối kết nối tình cảm thứ hai của tôi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Cựu sinh viên khoa Văn gặp nhau trước đây chỉ tự hào dân khoa Văn ra trường làm tổng biên tập, phó tổng biên tập báo, giám đốc nhà xuất bản, trưởng ban tuyên giáo địa phương. Gần đây thêm một niềm tự hào rất chính đáng: làm Chủ tịch Quốc hội, làm Tổng Bí thư. Đó chính là nói đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Một điều rất đáng quý nữa là thời ở Tạp chí Cộng sản, ông Trọng cũng luôn thể hiện sự tự hào là cựu sinh viên khoa Văn. Và tôi được biết sau này, lúc đã lên đến những cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, ông vẫn giữ sự kết nối gần gũi và thân tình với các bạn đồng khóa khoa Văn của mình, luôn cố gắng tham dự đầy đủ những cuộc gặp của các bạn cùng khóa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi đó là Chủ tịch Quốc hội) về thăm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN năm 2010 nhân dịp Nhà trường kỷ niệm 65 năm truyền thống và đón nhận danh hiệu cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh. Ảnh: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

"Lúc đã lên đến những cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, ông vẫn giữ sự kết nối gần gũi và thân tình với các bạn đồng khóa khoa Văn của mình, luôn cố gắng tham dự đầy đủ những cuộc gặp của các bạn cùng khóa."

Nhà báo Võ Đăng Thiên

Khóa 8 khoa Văn Tổng hợp của ông Trọng có nhiều người theo nghề báo và thành đạt. Có thể kể ra đây một số tên tuổi: Ông Dương Đức Quảng; Dương Quang Minh, nguyên Vụ trưởng và Vụ phó Vụ Báo chí Văn phòng Chính phủ; Ông Vũ Duy Thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Nguyễn Tiến Hải, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Ông Đức Lượng, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân; các nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng: Vũ Huyến, Chu Chí Thành.

Dù từ những góc nhìn nào: một nhà báo, một nhà lãnh đạo báo chí, một cựu sinh viên Khoa Văn Đại học Tổng hợp, ta cũng có thể thấy hiện lên chân dung con người Nguyễn Phú Trọng với những phẩm chất, những hình ảnh thật đáng quý. Đó là một nhà báo tài năng, một người lãnh đạo có tâm có tầm, và là một đồng nghiệp, một người bạn tình cảm thủy chung với tất cả những ai đã từng có dịp công tác, học tập cùng ông.

Thật khó nói hết cảm xúc đau buồn, mất mát với sự ra đi của một con người, không chỉ là một nhà lãnh đạo đáng kính của Đảng và Nhà nước, mà sâu đậm hơn, đó còn là một người thầy, một thủ trưởng cũ mà mình từng gắn bó, chia sẻ những kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời.

User
Ý KIẾN

Mỗi lần nghĩ đến lời hẹn về Thủ đô, có một người lại có cảm giác mình đang mắc nợ. Hà thành nhẫn nại đợi chờ, Hà thành chẳng bao giờ cất tiếng đòi cô phải thực thi món nợ đã kéo dài suốt hai thập niên. Nhưng cô lại thấy mình như kẻ thất hứa.

Tan làm về muộn, tôi đi chầm chậm qua những con đường thoáng rộng của Hà Nội, ngắm nhìn vẻ đẹp tĩnh lặng và sâu lắng của Thủ đô, vẻ đẹp mà ban ngày tôi không thể nhìn thấy. Hít hà hương bao loài hoa nhẹ nhàng thoang thoảng đâu đây, cảm nhận một thoáng heo may lướt nhẹ qua bờ vai, tôi biết, mùa thu đã về.

Thỉnh thoảng có một người vẫn hay ngồi một mình trong không gian vắng lặng, vặn ánh đèn vừa đủ sáng, chỉnh âm lượng vừa đủ nghe. Cô cứ ngồi đó thả hồn theo làn khói của nụ trầm hương, vấn vương những điều muốn quên, muốn nhớ. Khó mà nói được những lúc như vậy, cô buồn hay vui, chỉ biết là có một khoảnh khắc nào đó cô có thể dành trọn vẹn cho mình mà không bị chi phối bởi một ai hay điều gì khác. Khúc nhạc ngày thường bỗng trầm lắng bao suy tưởng, thực sự khi chỉ có một mình, ta vô tình nắm bắt được những thứ mà khi ồn ào vội vã ta đã lướt qua nhanh.

Có một cô gái, muốn kể cho người thương của mình về chuyện tình yêu của ông bà cô - một câu chuyện tình dài hơn 70 năm. Cho đến lúc mắt đã mờ, chân đã run, ông bà vẫn sớm tối bên nhau.

Có một người sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo trên mảnh đất miền Trung. Ở đó, lớp lớp người trẻ khi trưởng thành đều chọn vào Nam lập nghiệp mà chẳng mấy ai ra Hà Nội. Bởi vậy, Thủ đô Hà Nội từ nhỏ trong cô là một nơi xa xôi, trang nghiêm. Được đặt chân đến mảnh đất ngàn năm văn hiến dù chỉ một lần là niềm mơ ước mãi đến năm hai mươi sáu tuổi cô mới thực hiện được.

Đứa cháu đang băn khoăn nhờ ông chú “quân sư” chọn trường phù hợp, mà nhất định phải là một trường ở Hà Nội. Trong lòng một người bỗng chộn rộn miền ký ức sinh viên nơi ngõ nhỏ thân thương tưởng chừng đã ngủ yên tự khi nào.

Sáng ra đã nghe hơi sương vương ướt trán, hình như thu đã về. Qua một mùa hè nóng bức, thu về đất trời có phần dịu mát hơn, đêm ngủ bớt nồng hanh, gần sáng đã phải đắp chăn vì lạnh. Thu về không chỉ mang theo bao kỷ niệm mà còn tặng cho người những món quà của mùa thu.

Mỗi khi muốn lòng nhẹ nhàng thanh thản, cô lại tìm đến một ngôi chùa nhỏ. Ở đó, trong không gian tĩnh lặng, trong hương sen thoang thoảng, ngắm nhìn những chiếc lá sen nghiêng mình trong gió, cô bỗng chợt nhận ra những điều thật ý nghĩa trong cuộc đời…

Có một người em gái sống ở miền Nam gọi điện cho một người anh ở Hà Nội rằng, mùa thu này, nhất định cô ấy sẽ trở ra Hà Nội, và cô hẹn anh phải dành một buổi dẫn cô đi ăn hết những món quà chiều ở Thủ đô.

Mỗi một mùa trong năm tựa hồ một bức tranh tứ bình đầy thi vị. Nếu mùa xuân, đất trời dần được sưởi ấm, cây lá đâm chồi nảy lộc; mùa hạ, nắng vàng như rót mật, những cơn mưa bất chợt mát lành thì mùa thu lại như một nàng thiếu nữ đôi mươi quyến rũ và lãng mạn.

Phú Thọ là vùng đất của rừng cọ, đồi chè. Đời sống của người dân gắn bó keo sơn với cây cọ bao đời nay. Lá cọ xưa thường được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành. Thân cọ làm ván sàn, cột nhà... Còn quả cọ là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn. Nếu tới Phú Thọ, bạn sẽ có dịp được thưởng thức món bún cọ.

Cái nết đỏng đảnh của những ngày cuối hạ đọng lại trong nắng mưa thất thường. Thế nào mà nắng còn đang rót mật, mưa đã ào ạt trút xuống, rồi mưa chưa được bao lâu, nắng đã vội hong mặt đường ráo hoảnh. Sự trong trẻo, thanh tân của đất trời sau mưa thai nghén một thoáng thu sang khi hạ đang dần tàn. Để rồi, chợt một ngày, thu miên man ngang phố…

Tháng Mười về, mang theo chút se lạnh đầu đông, có người không khỏi nhớ về những ngày tháng ấy, những tháng Mười đã qua trong cuộc đời. Tháng Mười không ồn ào, không vội vã, mà chỉ đơn giản lặng lẽ trôi, như một bản nhạc nhẹ nhàng ngân lên giữa lòng thành phố. Ở đâu đó trong gió, hương thơm của những mùa cũ quay về, mang theo bao ký ức, bao nỗi niềm thầm lặng.

Có một cô gái, cũng như bao người khác, cô có thể ngồi ở bên này gửi lời hỏi thăm một người bạn ở tận bên kia quả địa cầu, nhưng, nhiều hơn một lần, cô đã chọn chữ viết tay để tỏ bày. Những lần ấy, cô thấy lòng mình bay bổng như thể hái được đóa mây bồng bềnh rồi mê say đưa tay tung hứng.

Một buổi sáng tháng Tám, có người tỉnh dậy, trong tiết thu dìu dịu, cảm thấy tâm hồn thật khoan khoái, dễ chịu. Một cơn gió thật nhẹ thoảng qua cũng đủ đưa hương thị chín từ cây thị già góc vườn lùa vào cánh mũi phập phồng. Và bao ký ức về một mùa thu đong đầy yêu thương lại tràn về.

Mỗi độ thu về, có một người bỗng nhớ Hà Nội, quê ngoại yêu dấu của mình da diết. Mới đấy đã bốn mươi năm. Thuở ấu thơ, cô không bao giờ quên những lần về quê theo chân ông ngoại ra phố chơi, sà vào gánh hàng rong lạ lẫm, thưởng thức món cốm Vòng hương thơm ngọt dịu, thanh tao.

Có một người tự hỏi mình rằng tại sao lại yêu Hà Nội? Không biết, có phải vì Hà Nội dịu dàng mà cháy bỏng, đằm thắm mà mạnh mẽ, trong sáng mà quyến rũ, cổ điển mà hiện đại, có phải bởi vì Hà Nội khó đoán để cho người ta mãi nhớ, mãi thương?

Có người nói với tôi rằng cô ấy từng đọc rất nhiều câu chuyện mang đến sự ấm áp. Mỗi chúng ta sẽ có những suy nghĩ và cảm nhận riêng về sự ấm áp ấy. Còn với riêng cô thì sự ấm áp chỉ cần đến từ những điều đơn giản và bình dị trong cuộc sống của mình.

Có một người rời Hà Nội để theo chồng về Phú Thọ sinh sống vào một ngày cuối hạ. Điều mà cô luyến tiếc nhất là phải chia xa mùa thu Hà Nội, khi ấy đang cận kề. Không còn được nhấm nháp mỗi sáng gói cốm của bà lão ở cổng làng Vòng, không còn hoàng hôn đạp xe quanh hồ Tây se lạnh heo may, không còn cuối tuần ngắm màn lá vàng rơi thành thảm dày ở phố Hoàng Diệu…

Lần đầu bước chân lên Hà Nội, có người đã tự hỏi: Không biết thành phố này có gì để người ta bám trụ nhiều đến thế? Xô bồ, khói bụi, ồn ào, đắt đỏ… dường như thành phố quá chật để ta có thể nới rộng tâm hồn. Rồi một ngày nào đó, nỗi lo vật chất sẽ cuốn đi mọi rung cảm tinh thần. Thủ đô liệu có phải chỉ dành cho những ai nhiều tiền, lắm của?

Sáng sớm nay có cơn gió đổi chiều thật đẹp. Là gió heo may. Gió heo may đã về loang trong tim ai đó từng vệt nhớ, nhớ niềm vui tươi mới của tuổi thơ trong ngày khai trường xa xưa.

Sớm nay bỗng có người thấy tâm hồn sao khác lạ, cứ lâng lâng một cảm giác yên lành. Ngập ngừng cảm nhận bước chân xa của mùa gần tới. Thấp thoáng trên phố, chị hàng cốm đi qua để lại tiếng rao nghe rất đỗi quen thuộc. Không biết có thu thì mới có cốm hay chính hương cốm gọi thu về cho Hà Nội.

Tháng Tám vừa ghé xuống bên thềm, cái bỏng rát, khô khát của mùa hè cũng dần vơi. Hãy tạm quên đi những nỗi buồn, những đứt gãy, những không trọn vẹn để đến với tháng Tám nồng nàn yêu thương.

Sau bao năm bận việc, Trung thu này, có người được ở nhà. Ngồi pha ly trà, thấy đứa cháu chạy lon ton, lòng cô tự nhiên cũng rạo rực nỗi niềm đoàn tụ. Nhưng ở nhiều nơi vùng lũ lụt, nhiều gia đình đã chẳng thể chúc nhau câu Trung thu vui vẻ.

Bão qua đi, nhịp sống thường ngày dần trở lại. Nhưng có những điều rất lâu, rất lâu mới có thể lấy lại được và cũng có những điều buộc lòng phải cất vào quá khứ.

Thế là thêm một mùa Trung thu nữa đã tới, ra đường thời gian này, hương thu ngập tràn khoang mũi, thoang thoảng mà nồng nàn, quyến rũ.

Thêm một mùa Trung thu nữa lại về. Nhưng trong lòng của ai đó, Trung thu này đã khác Trung thu xưa…

Trong những ngày thu, khi mưa bão đã ngừng, cái nắng cũng nhẹ hơn và gió heo may khẽ vuốt nhẹ những chiếc lá vàng rơi, có người lòng lại chộn rộn nhớ về kỷ niệm tuổi thơ với những chiều tập múa lân cùng lũ bạn trong xóm, chuẩn bị cho đêm hội trăng rằm.

Bão lũ đã đi qua, và Trung thu đã cận kề rồi.

Xa Hà Nội nhớ phở đã đành, nhưng ngay cả khi đang sống ở Hà Nội, có người vẫn trải qua những quãng thời gian nhớ, và thèm được ăn một bát phở. Đó là thời kỳ bao cấp khi đời sống người dân còn khó khăn. Buổi sáng, có được bát cơm nguội chan nước mắm ăn để đi học đã là may mắn, làm gì dám mơ một tô phở!

Có một người nhận ra thu về khi khứu giác đọng mùi khói đồng chiều ai đốt. Khói thả rơi lãng đãng đủ làm cho cô nhớ về những ngày tháng Mười khắc thêm sâu. Mùa thu bao giờ cũng dịu dàng như vậy! Thu đến rất nhanh và đi thoáng mau.

Xa nhà nhiều năm, bay nhảy chốn lạ, đến khi tay ba lạnh ngắt, còn chân mẹ cũng khuỵu cong, tôi mới nhận ra mình đã để mẹ cha mòn mỏi đợi trong những cơn bão tự nhiên và cả cơn bão lòng đắng chát.

Trong những ngày qua, Hà Nội và nhiều tỉnh thành ở miền Bắc phải gồng mình chống chịu với bão lũ, ngập lụt, sạt lở. Bão lũ có thể cuốn phăng mọi thứ nhưng không thể cuốn đi tình yêu thương, sự kiên định và lòng quả cảm.

Cơn bão số 3 vừa đi qua thì lũ lụt tràn về. Hà Nội và các tỉnh miền Bắc lại tiếp tục căng mình chịu lũ lụt, ngập úng và sạt lở. Trong thiên tai tiếp nối thiên tai, mọi người phải học cách thích nghi để chủ động ứng phó, để sát cánh bên nhau, chia sẻ, hỗ trợ nhau cùng vượt qua bão lũ.

Cuộc đời con người như một hành trình dài, đôi khi bình yên như mặt biển tĩnh lặng, đôi khi lại dậy sóng như những cơn bão đến bất chợt.

Người ta vẫn thường nói trước khi cơn bão ập đến bầu trời rất bình yên. Phải chăng đất trời đang phiêu du trước khi giông bão đến. Tựa như lòng người, khi biết trước nhưng cơn cuồng phong chắc chắn phải xảy ra thì lòng ta cũng nhẹ bẫng đến lạ kỳ.

Có đi qua những ngày dông bão, ta mới thấy trân trọng hơn những giây phút bình yên.

Tự hào sinh ra trên mảnh đất miền Trung mặn mà nắng gió, cô có thể thao thao bất tuyệt kể về các món ăn đặc sản, những địa danh nổi tiếng hay chân chất tình người, vậy nhưng khi ai đó hỏi cô rằng mùa lũ ở miền Trung khiến đất cuốn nhà trôi luôn hả em, cô không thể thốt nên lời.

Có người nói với tôi rằng: nếu có một câu hỏi rằng tháng Chín về, âm thanh nào vắt ngang trời thương nhớ? Cô ấy sẽ không suy nghĩ lâu mà trả lời rằng, đó là tiếng trống trường.

Tuổi thơ, ai cũng trải qua những ngày tháng cắp sách đến trường. Đó là một hành trình dài với nhiều gian khổ nhưng cũng nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hành trình này luôn bắt đầu bằng những mùa khai trường đáng nhớ.

Một năm học mới đã bắt đầu. Mỗi một chặng đường mới luôn mang theo rất nhiều những hy vọng, niềm tin, có cả những vui mừng xen lẫn sự lo âu...

Có người kể với tôi, cô ấy may mắn có hai lần được vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai lần cách nhau 25 năm, từ lúc cô còn là một đứa trẻ sinh sống ở một làng quê đồng bằng Bắc Bộ đến khi đã trưởng thành tận miền sông nước Tây Nam Bộ, cô vẫn nguyên một cảm xúc rưng rưng.

Có một mùa thu không trở lại. Có nhiều mùa thu không trở lại. Có những khoảnh khắc tưởng chừng rơi vào lãng quên, nhưng rồi lại thành chiếc neo của kỷ niệm. Nhất là khi tình cờ, ta chạm phải một tín hiệu gợi nhớ thu. Lúc đó thì cảm xúc hôm nào, hình ảnh hôm nào bỗng bừng sống lại như vừa hôm qua.

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều có một miền ký ức yêu thương không thể nào quên. Trong trái tim của một cô gái, luôn có một khu vườn xanh mát, nơi có cây khế buông những trái chín vàng xuống nền cát trắng.

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta sẽ đi qua muôn vàn khoảnh khắc cảm xúc từ bình an, hạnh phúc, đến khổ đau, chấp nhận. Mỗi khoảnh khắc đó đều ghi dấu ấn trong ta thành trường ký ức. Có một vài khoảnh khắc sẽ được ghi lại đậm sâu hơn bằng những thước phim, những bức ảnh.

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Nhà thơ Nguyên Sa đã phải thốt lên như thế khi gặp “Áo lụa Hà Đông”, để rồi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thổi hồn vào bài thơ ấy, làm nên một ca khúc nhẹ nhàng, sâu lắng mà say đắm người nghe.