Nhớ thương những buổi chiều mưa
Chiều mưa, hương ngọc lan bên hiên nhà cứ lặng thầm quyến rũ. Bản nhạc Trịnh văng vẳng đâu đây cùng tiếng mưa "nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...".
Những mùa đã qua và những chiều mưa xa cứ níu tôi trở lại. Hạt mưa kể chuyện mình trong tí tách bâng khuâng. Tôi nhớ những chiều mưa. Không biết có phải vì cái cảm giác ngày mưa có gì đó dễ thấm sâu vào tâm hồn con người hơn là những ngày nắng hay bởi tôi nhạy cảm và thiên vị với mưa?
Xòe tay hứng giọt mưa rơi là cả một tuổi thơ sống dậy. Con đường đất lép nhép bùn lầy lội. Bàn chân bé xíu của những đứa trẻ sáu tuổi bấm tòe ngón dưới đường trơn. Tay lóng ngóng khiến lọ mực đổ ra tay trộn nước mưa nhòe nhoẹt. Quần áo nhuộm tím mực học trò, đâu đâu cũng vương màu tím. Mưa gợi cho tôi những khó nhọc từ thuở học vỡ lòng. Chỉ có trong tưởng tượng cũng không thể hình dung nổi những đứa trẻ lớn lên cùng bùn đất. Cả ngày chỉ có mỗi buổi tối khi rửa chân chuẩn bị ăn cơm là đôi chân tìm đến chiếc dép làm bạn.
Nhưng những đứa trẻ đó có niềm vui mà bây giờ khó lòng tìm lại. Đó là những bữa tiệc với mưa mà chỉ có những đứa trẻ ngày xưa tắm truồng mới có. Bất chấp mưa ào ào, bất chấp mắng mỏ, chúng cứ nhảy choi choi dưới mưa hoan hỉ cho thỏa thích. Mà gần như chả có đứa nào ốm sau những buổi tắm mưa. Sau này lớn thêm một chút biết ngượng nghịu, xấu hổ thì vũ điệu tắm mưa được để nguyên quần áo, cảm giác vẫn sung sướng và mát rượi. Như một lũ chuột tóc tai ướt nhẹp, quần áo dính bết vào người, chúng tôi chạy về nhà trong niềm thích thú vô bờ.
Nỗi nhớ chiều mưa như con đường mòn trong ký ức cứ hiện những vết chân bé nhỏ ngày xưa. Một nửa ngày học ở trường, nửa ngày còn lại những đứa trẻ chúng tôi theo cha mẹ ra đồng cuốc cào, cấy gặt hoặc chăn trâu, cắt cỏ... Không làm được việc nặng nhọc thì trẻ con làm việc nhỏ. Chính vì vậy, việc nhà nông đứa nào cũng thạo làm nhanh thoăn thoắt. Nếu nói theo ngôn ngữ của trẻ bây giờ, thì hồi đó chúng tôi thường học trải nghiệm trên cánh đồng. Từng cây lá, hoa cỏ hay giống khoai, giống lúa ngày ấy lũ chúng tôi đều biết. Chỉ cần nhắm mắt lại ngửi mùi hương là phân biệt được cỏ ấu, lá cúc tần, lá trầu, lá ổi. Chỉ cần sờ tay là biết cỏ gừng, cỏ chỉ, cỏ lá tre... Những thứ đó thân thuộc với người quê như ngấm vào máu thịt. Mắt lim dim nghe nhạc mà trong đầu tôi toàn hình ảnh bông hoa nhọ nồi cánh trắng nhỏ xinh thấm đẫm nước mưa. Nếu đứt tay vò nhẹ cây đó một chút nhựa cây đã nhuộm đen những ngón tay mềm. Và giữ lá đó trên vết thương, nó khắc cầm máu.
Thương những buổi chiều mưa, giọt xiên giọt thẳng găm rát lưng người. Khi cả nhà quây quần bên căn bếp nhỏ thì mẹ phải quẩy nốt mấy đon mạ đi vá đồng cho kịp. Cánh đồng quýt xa làng nước trắng mênh mang, chiều ngả dần về đêm trong tiếng còi tàu thúc giục vào ga. Cảm giác lo lắng, thấp thỏm chờ đợi khi trời tối thẫm vẫn chưa thấy mẹ về vẫn còn nguyên vẹn trong tôi đến tận bây giờ.
Những buổi chiều mưa với những khoảnh khắc bình yên trôi qua mà khắc sâu vào tâm khảm con người. Như vẫn còn đây cảnh ta ngồi bên bậu cửa ngắm đàn gà con ướt lướt thướt tìm chỗ trú mưa. Tôi nhìn bong bóng mưa phập phồng trên mảnh sân gạch đầy nước nghĩ đến câu ca dao buồn mà thương cái Tám mẹ bỏ đi lấy chồng xa. Tôi thường hay ngắm những hạt mưa to rơi xuống nền sân, bắn tung lên mà tưởng tượng và mơ về chiếc vương miện kim cương lấp lánh quên cả nhổ tóc sâu cho bà để đổi mươi sợi lấy một cái kẹo dồi hay một que kem hai hào mát lạnh... Chiều mưa trôi đi trong hương thơm rộn ràng của thóc nếp, của mẻ nổ trắng cả chảo rang bên bếp rạ, trong mùi vôi nồng nồng bánh đúc quyện mùi hành phi của bếp nhà ai theo khói ấm bay lên.
Những ngày mưa, niềm vui của trẻ con là được đi bắt cá rô. Cá cứ ngược dòng nước chảy mà lóc lên. Cá hồi đấy nhiều, chỉ đi một lúc đã được lưng giỏ hoặc một xâu cá dài. Ngạnh cá đâm vào ngón tay nhiều khi chảy máu hoặc xước xát nhưng dần cũng quen. Lòng lâng lâng nghĩ đến bữa canh cá rô nấu rau cải thơm lừng, món canh dân dã quê tôi đã đi vào ca dao một thuở: "Cá rô canh cải nấu gừng/ Không ăn thì thiệt chứ đừng chê bai". Chẳng như bây giờ, mưa xuống lòng tôi cứ hoài niệm nhìn theo dòng nước chảy mà tịnh không thấy con cá nào.
Sau mưa, làng xóm nhộn nhịp hẳn lên. Chỗ này người câu, chỗ kia thả vó. Trẻ con đi bắt kiến càng về rang bốc mùi thơm phức ăn ngầy ngậy, bùi bùi. Những đứa choai choai khoái nhất là tìm chỗ nước chảy để đắp bẫy cá ngày mưa.
Mà mưa nhiều nước lên, người lớn lo ao chuôm cá đi, đồng ruộng mất mùa. Còn trẻ con lại thích thú, khoái chí khi được ra lội uồm uồm bờ nước ngập. Đúng là tuổi thơ vô lo vô nghĩ. Chúng tôi có biết đâu nỗi lo của người lớn khi thóc gạo trong nhà đã hết. Khi củi lửa, rơm rạ ướt làm sao lo được bữa ăn cho năm, sáu người trong nhà khi mà mưa lai rai mãi không thôi.
Trời mưa, ông tôi lặng lẽ vót nan đan rổ rá. Mặc cho bà cháu, mẹ con tíu tít ở bếp, ông lẳng lặng vừa làm vừa lẩy Kiều. Ngón tay trỏ ông xỏ vào một miếng da trâu khô để dao mác không cứa vào tay. Thi thoảng ông nghỉ uống chén trà. Tôi thử xỏ tay vào đó, tay tôi lọt thỏm giữa cái mà tôi gọi là nhẫn da trâu cứng ngắc của ông. Trước bao nhiêu vết dao sắc, nó vẫn vẹn nguyên không rách xước, bền bỉ theo ông hết cuộc đời. Chả biết từ bao giờ, những câu Kiều cứ như những giọt mưa thấm dần vào hồn tôi dù lúc đó tôi chẳng hiểu gì, chỉ nghe man mác buồn:
"Từ đây góc bể chân trời
Nắng mưa thui thủi, quê người một thân...
Đêm thu khắc lậu, canh tàn
Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm sương..."
Trời mưa có việc của trời mưa. Bà tôi lôi bó rơm nếp gác trên bếp xuống, đứa chặt phần gióng cuối, đứa rút rơm cho bà bện chổi. Những sợi rơm vàng óng ngoan ngoãn, hiền lành nằm gọn gàng, chặt chẽ trong bàn tay bé nhỏ, gân guốc đầy chấm đồi mồi của bà. Bà vặn rơm thành cái chổi xinh xinh. Vặn chổi xong, bà dùng khúc tre hoặc khúc gỗ đóng vào giữa thân chổi cho chắc. Tiếng mưa rì rầm hòa với giọng hát líu lo, ngọng nghịu như còn vẳng bên tai. Bây giờ, mỗi khi nhìn thấy cọng rơm vàng tôi lại miên man nhớ về những chiều mưa ấy, nhớ ngón tay bà như múa với vàng thơm một thuở đói nghèo.
Những chiều mưa mùa đông, mưa gợi cho tôi mùi khói ám và những cơn gió bấc rét căm căm. Chân tay nhúng xuống nước chỉ chực đông thành đá. Áo bông cũ sờn truyền từ đời nọ đến đời kia không đủ che ấm cho người. Bếp giấm trấu là cái lò sưởi duy nhất cho cả nhà, ai cũng muốn đặt bàn tay tím tái lên đó xua bớt đi giá rét. Hai bàn tay xòe ra úp lên mặt rặt mùi khói trấu khen khét, thơm thơm phảng phất hương thóc nếp dịu dàng.
Tôi nhớ cơn mưa một chiều mùa thu, ánh mắt nào chạm ánh mắt tôi trong hiên nhà ven đường lúc tránh mưa. Câu hát tinh nghịch của cậu bé bên cạnh làm tôi nhớ mãi: "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa". Để bao ngày cách xa, một chiều mưa tôi lại nhớ về bài hát đó…
Năm nay mưa ngâu nhiều. Mưa dai dẳng, dấm dẳn mãi không thôi. Bất chợt có ánh nắng nghĩa là trời vừa mưa vừa nắng, phía đông nam ánh lên chiếc cầu vồng bảy sắc. Người ta thường nói ai nhìn thấy cầu vồng sẽ gặp may. Cầu mong người ở nơi xa lắc cũng nhìn thấy những khối màu sắc tuyệt diệu kia.
Những hạt mưa như những sợi chỉ mỏng manh khâu lại những ký ức ngày xưa ấy. Những sợi mưa chiều như những khuông nhạc trầm buồn, da diết mà sâu đậm. Tôi ngồi thẫn thờ trong mưa chỉ để hoài niệm và biết ơn những giọt mưa nuôi chúng tôi lớn thành người. Trong âm thanh của chiều mưa có niềm vui, nỗi buồn, có đói nghèo và ấm áp một thuở bình yên. Ông bà đã đi về với thế giới người hiền. Tất cả đã khác xưa, chỉ lòng tôi còn vương vấn...
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Có một ngày, ta trở về thăm chốn cũ, lặng yên bên thềm giếng xưa, chiếc giếng khơi vẫn một mình đứng đó, cất giữ giùm ta bao kỷ niệm, bao ký ức thân thương, đợi ta trở về.
Đôi ta là nghĩa tào khang/ Xuống khe bắt ốc lên rừng hái rau. Có một người con luôn nhớ mẹ hay nói câu đó trước khi bắt đầu kể chuyện của bố và mẹ. Không hiểu sao mỗi lần mẹ kể là mỗi lần mưa dầm, cũng có thể mẹ chọn ngày mưa dầm để kể, cho nó hợp với câu chuyện, kiểu vậy.
Khi mọi loài hoa khác đã héo tàn hoặc thu mình cho qua mùa giá rét thì hoa dã quỳ lại bừng nở vàng tươi giữa cao nguyên mang đến cảm giác quyến rũ đến lạ thường.
Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.
Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....
Có những ánh mắt ta chẳng thể nào quên, không cần lời nói nhưng lại lưu giữ một điều gì đó sâu thẳm trong tim, tựa như một lời yêu chưa kịp nói. Cuộc đời là những chuyến đi dài, và trong những ngày cũ kỹ, có ai đó đã từng bước qua đời ta, để lại một dấu lặng mang tên ký ức.
Với những người thuộc thế hệ 7X, 8X trở về trước, hình ảnh chiếc xe đạp dường như đều gắn liền với ký ức của mỗi người. Dù thời gian trôi qua nhanh như nước chảy qua cầu, nhưng những điều thân thương nhất gắn liền với chiếc xe đạp, với tuổi trẻ và tình yêu của một thời đã qua vẫn còn mãi trong ta…
Hôm nay, Hà Nội mưa rơi. Có lẽ do ảnh hưởng của không khí lạnh nên nhiệt độ ở Thủ đô giảm sâu. Đi trên những cung đường của Hà Nội, tôi cảm nhận rõ rệt từng cơn gió lạnh ùa về. Nó khiến cho lòng người có cảm giác nao nao, nhớ về một vòng tay ấm... Vậy là, đông đã về với Hà Nội thật rồi.
Có một người theo gia đình về sống ở Hà Nội khi vừa bước vào quảng đời niên thiếu nhiều mộng mơ. Chắc cũng vì đang ở độ tuổi ngây thơ, luôn nhìn mọi thứ bằng đôi mắt sáng trong nên cảm nhận về Hà Nội thân thương trong cô đẹp và dịu dàng vô cùng. Nhiều năm xa Thủ đô, chuyển vào miền Nam sinh sống, nhưng lòng cô vẫn không thôi hoài mong nhớ về...
Cơn gió bấc đầu mùa thổi về khiến cho đêm như sâu thêm, dài thêm. Sáng ra, có người cứ trở mình qua lại, cuộn trong chăn ấm như con tằm nằm trong bọc kén chẳng muốn chui ra ngoài. Chợt nhận ra trời đang chuyển mùa, và rồi lòng lại miên man với những vẻ đẹp ngày đông!
Mỗi người chúng ta, ai cũng có ước mơ và khát vọng của riêng mình. Và ai cũng có quyền lựa chọn cho mình một con đường riêng để thực hiện những ước mơ, những khát vọng, những mong muốn ấy, dẫu điều chúng ta làm có thể là viển vông trong mắt người khác. Bởi, trong cuộc sống này, chỉ có chính chúng ta mới biết điều gì phù hợp với mình, điều gì mới thực sự mang lại cho mình sự tự do và hạnh phúc...
Có khi nào bạn tự hỏi: Có phải thực sự hạnh phúc chỉ đến khi chúng ta rảnh rỗi và có nhiều thời gian cho bản thân? Hay là bận rộn cũng mang lại niềm vui và ý nghĩa riêng, một loại hạnh phúc mang tên bận rộn?
Vậy là mùa thu đã đi qua, mùa đông đã về. Cuối năm, mỗi người chúng ta vẫn còn mải tất bật ngược xuôi trên những ngả đường mưu sinh vất vả, không dễ để có được một chút thảnh thơi, cảm nhận từng khoảnh khắc chuyển mùa. Có lẽ những cơn gió se lạnh của những ngày đầu đông ùa về là để nhắc nhở mỗi người hãy chậm lại phút giây, để không quên chăm sóc bản thân, không quên dành cho nhau một vòng tay ấm, một chốn nương náu cho tâm hồn.
Có những chiều lặng thinh, có người ngồi một mình bên ô cửa, lắng nghe nhịp thời gian chậm rãi trôi qua từng khoảnh khắc. Thời gian đi qua từng ngõ ngách của cuộc đời, vô tình và vội vã như dòng nước chảy chỉ xuôi mà không bao giờ quay lại. Có lẽ, thời gian là con đường một chiều vô tận mà ai rồi cũng phải bước qua, để rồi một ngày nhìn lại, lòng ta chất chứa biết bao xúc cảm chênh vênh, tiếc nuối.
Xin chào người bạn đồng hành thân thiết của tôi. Mỗi khi tan làm, tôi lại háo hức chờ đợi khoảnh khắc được gặp bạn lúc 18h15.
Cuộc đời là một chuỗi dài những sự kiện đan xen giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa tiếng cười và giọt nước mắt. Có đôi khi, niềm vui đến bất ngờ, còn nỗi buồn lại len lỏi trong từng khoảnh khắc không mong đợi. Nhưng dường như, sau mỗi giọt nước mắt là một bài học, sau mỗi lần vấp ngã là một bước chân mạnh mẽ hơn. Vậy thì, vui buồn, cứ thế mà đi nhé.
Có một người vốn thích hơi thở sáng sớm của một thành phố. Chắc cũng vì lý do đó, dù sống tại bất kỳ đâu, người đó vẫn yêu thích cảm giác được thức dậy sớm, hít căng lồng ngực không khí trong lành của mỗi buổi sớm ban mai. Những chuyến công tác, có dịp tình cờ đến Hà Nội, cô không khỏi ngơ ngẩn vì cảm giác tĩnh lặng đến bình yên.
Đầu đông, những cây phượng bắt đầu trút lá. Trên vòm cây lá vẫn xanh đó mà dưới gốc cây xác lá đã trải vàng một đoạn đường. Một cơn gió nhẹ lay. Lòng người cũng say say với những chiếc lá phượng bay bay trong gió, vương vào mái tóc, vương trên vai áo. Vậy là cũng sắp hết một năm!
Chớm đông, ấy là khi những ngày cuối cùng của tháng 10 dần đi qua và tháng 11 bắt đầu kéo về. Ta chẳng còn mấy khi có dịp được ngắm bầu trời trong vắt với ánh nắng vàng ruộm trải dài mênh mang mỗi buổi chiều tà mà thay vào đó là một màu trời xám xịt với những cơn mưa phùn lê thê ướt rượt. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian. Ra đường đã thấy nhiều người khoác lên mình chiếc áo gió mỏng nhẹ hay tấm khăn voan choàng trễ nại hững hờ che chắn gió. Gió lạnh đầu mùa vô thức dễ khiến ta thấy lòng mình cô đơn, trống trải, càng khao khát một bờ vai, một mái ấm đủ đầy để tìm về nương náu, chở che.
Một đôi vợ chồng nhà nọ có một đứa con gái. Họ có cách giáo dục con cái làm không ít người hết hồn khi thả rông con. Nhiều người cho rằng cách giáo dục con của vợ chồng họ là phản tác dụng…
Trong xã hội hiện đại ngày nay, mỗi người chúng ta đều bị cuốn vào một guồng quay đến chóng mặt. Rời cơ quan về nhà, sự bận rộn vẫn chưa dừng lại, với vô vàn những việc không tên đến có tên, tiếp tục đau đầu với những mục tiêu và kỳ vọng đã đặt ra từ lâu mà chưa đạt được. Để có được một giây phút bình yên, một hạnh phúc giản đơn, thực sự khó khăn vô vàn…
Mới hôm nào Hà Nội đón thu, hồi hộp đón mùa cốm mới thơm mùi sữa lúa, hương sen thoang thoảng sót lại phía Tây Hồ. Trên đường phố thỉnh thoảng bắt gặp những quả hồng đỏ mọng như mời gọi, những quả thị trong đôi quang gánh chung chiêng, những quả ổi chín hồng tỏa mùi thơm dân dã, bình dị, xưa xưa cổ tích... Mà nay, những đợt gió lạnh đang tràn về Hà Nội, vậy là mùa đông đã gõ cửa. Mùa thu đi rồi sao…
Bao nhiêu năm xa Hà Nội là chừng ấy năm khắc khoải biết bao nỗi nhớ niềm thương. Mỗi người Hà Nội dẫu đi xa nhưng vẫn lưu giữ cho riêng mình nhiều hoài niệm quý giá cùng những cách nhớ khác nhau về thành phố này. Với một người, nỗi nhớ âm thầm trong tim luôn thoang thoảng hương vị của những bát cháo sườn vỉa hè.
Có một người tạo thói quen đạp xe vào buổi tối, lặng lẽ guồng quay trên từng con phố nhỏ, để lắng đọng và cảm nhận cuộc sống chậm rãi ở Thủ đô khi Hà Nội đã lên đèn.
Có người từng nghĩ rằng tìm kiếm bản thân là một hành trình đầy hào hứng, như những chuyến phiêu lưu đến miền đất mới, nơi sẽ có câu trả lời chờ sẵn cho mọi thắc mắc về ý nghĩa cuộc sống. Thế nhưng, khi từng ngày đi qua, khi đôi chân lặng lẽ đi qua bao nhiêu con đường, nỗi khắc khoải trong lòng lại càng rõ hơn, từng khoảnh khắc chông chênh trên hành trình ấy như một phần không thể thiếu trong việc xây dựng bản ngã của mình.
Trời xanh biêng biếc nơi Thủ đô, cái xanh như tự ngàn năm còn đó. Để rồi một ngày nắng ấy long lanh, để một tôi nhỏ bé nhớ, một Hà Nội nồng nàn gợi mở, Hà Nội sâu thẳm và bao dung.
Có một con đường dài, uốn lượn men theo lũy tre làng, từng lớp đất như hoà quyện với nhịp sống thanh bình, lặng lẽ. Con đường ấy không đòi hỏi sự chú ý, cũng chẳng bao giờ đòi hỏi những lời ca ngợi. Nó chỉ ở đó, im lặng và khiêm nhường, đón nhận từng bước chân qua lại suốt bao mùa gió bão, nắng mưa. Thời gian trôi qua, bụi đường phơi mình dưới ánh nắng gay gắt, lặng lẽ khi đêm về, vương vấn hương lúa nồng đượm của ruộng đồng.
Bác bảo vệ trường xưa nay đã về miền mây trắng. Mỗi lần nghĩ về bác, trong lòng một người dấy lên niềm thương yêu và kính trọng như một người cha, như một người thầy. Trong xôn xao niềm vui của Ngày Nhà giáo Việt Nam, cô nghĩ rằng, bác chính là một dấu lặng, hay một nốt trầm rất đẹp trong bản hòa ca về nghề dạy học.
Gần 30 tuổi, cô – một giáo viên dạy Ngữ văn, trong những câu chuyện đùa vui với đồng nghiệp và bạn bè, luôn tự nhận mình già trước tuổi. Cô chỉ ưa những điều tối giản, cả trong cách ăn mặc và lối sống. Chỉ như vậy, cô mới cảm thấy lòng mình bình yên, dễ chịu. Cô biết, chỉ có một người hiểu vì sao tính cách của cô lại già dặn sớm như thế. Người phụ nữ ấy không phải mẹ cô mà là cô Nguyễn Thị Hoa, cô giáo dạy Ngữ văn của cô suốt 4 năm cấp 2. Cô không gọi cô Hoa là cô giáo cũ, bởi cô Hoa luôn là người dạy dỗ cô suốt đời.
Nghề giáo vẫn được gọi là nghề cao quý. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Và nghề giáo cũng có những câu chuyện cuộc sống đằng sau ánh hào quang cao quý.
Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.
Cô bạn thuở hoa niên vừa gửi qua Zalo khoe rổ hoa dầu sớm nay mới nhặt trên đường tập thể dục về. Ôi những cánh hoa vươn dài, vừa mỏng manh vừa cứng cỏi. Một cái gì đó như bung vỡ. Một cảm giác thật khó định hình. Bồi hồi. Thảng thốt. Trái tim ai đó bỗng lỗi mấy nhịp. Điều gì vừa gần gụi vừa xa xăm. Sài Gòn và anh!
Cuối năm thiệp mời cưới bay tá lả, đó là lúc chị em cố gắng giảm cân để mặc đồ cho đẹp. Hôm nào cũng hỏi thăm nhau giảm được bao kg rồi, để còn tụ tập đi ăn cưới.
Sau những chuyến muộn phiền, có người lại về ngồi với khu vườn, lặng yên nghe tiếng chim hót. Đôi khi ngửa mặt lên trời nhìn mây trôi về muôn nẻo. Mây trôi nhẹ tênh, trong thoáng chốc cô ước gì hồn mình cũng nhẹ như mây. Để tự do bay bổng, để đi về hướng nào mình muốn và để tan ra hay làm mưa xuống. Không như mình vẫn ngồi đây để tự hỏi, rồi cuộc đời mình sẽ đi về đâu?
Trong ký ức của một người con, có một căn nhà xưa sơ sài tới mức không có cổng, nhưng trong căn nhà nhỏ ấy, lại đầy ắp tình yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau…
Dạo gần đây mạng xã hội nổi rần rần về chữa lành. Chỉ cần mở YouTube, 10 podcast thì 9 cái nói về việc chữa lành. Có người nói với tôi, muốn hạnh phúc phải yêu chính mình trước đã, phải chiều chuộng bản thân, làm gì mình thích để chữa lành. Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, nghĩ đến bản thân nhiều hơn, đặt gánh nặng trách nhiệm trên vai xuống để đi chữa lành cho đầu óc thanh thản, nhẹ nhàng hơn...
Đêm ở biển, thanh âm của biển, vị của biển, giữa một màu đen bát ngát bao la. Lòng bình yên lắng dịu. Biển vắng giữa đêm mùa thu thật lạ mà thật quen. Ngỡ như ta đã gặp đâu đó một thời xa lắm. Nhớ về một đêm biển vắng năm nào, ngồi ở một căn chòi nhỏ, lặng nghe tiếng mưa rơi... Biển vẫn vậy, dịu dàng quá đỗi. Ta khác rồi, liệu đã thâm trầm như biển ngày xưa?
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng từng một lần theo đuổi điều gì đó tưởng chừng vĩ đại, tưởng chừng hoàn hảo. Đó có thể là những giấc mơ lớn lao hay chỉ là những điều giản dị, bé nhỏ mà tâm hồn chúng ta đã khắc khoải tìm kiếm. Với tôi, hành trình ấy bắt đầu từ những buổi chiều thơ bé, nơi tôi đắm mình giữa đồng cỏ xanh rì, tìm kiếm chiếc lá cỏ hoàn hảo - một thứ biểu tượng đẹp đẽ mà tôi tin rằng khi tìm thấy, cuộc đời tôi sẽ trọn vẹn theo cách kỳ diệu nhất. Có một người cũng giống như tôi.
Có một người không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng quãng thời gian mà người ta vẫn ưu ái gọi tên "đẹp nhất của đời người" - thời trung học của cô đã gắn với mảnh đất cổ kính, nên thơ này. Từ lâu, Hà Nội đối với cô đã vượt lên cả một miền ký ức, trở thành một phần hiện hữu trong cuộc đời.
Cuộc sống vội vã trôi, cuốn mỗi người chúng ta vào guồng quay không ngừng nghỉ. Để tới một lúc nào đó, ta bỗng phát hiện ra dường như mình đã quên mất những điều bình dị, ấm áp xung quanh, quên mất rằng ta và người ấy vẫn cần lắm những nồng ấm, yêu thương…
Hà Nội - một cái tên vừa nghe đã thấy nôn nao trong lòng, một miền ký ức không chỉ của riêng tôi mà còn của biết bao người đã từng đi qua nơi này, dù chỉ một lần.
Ước mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại Sài Gòn sắp trở thành hiện thực khi Nhà nước quyết định đầu tư đường sắt cao tốc Bắc Nam. Ký ức một thời về những chuyến tàu xưa cũ sẽ dần chìm vào quên lãng...
Có người từng nói với tôi Hà Nội đâu có gì để si mê đến thế! Cũng có người kể rằng sống ở Hà Nội bao năm nhưng họ chẳng vấn vương gì thành phố tắc đường và khói bụi này. Không phải ai cũng đồng điệu trước những điều làm tôi quyến luyến với Thủ đô.
Những ngày thu dịu mát ở Sài Gòn, một người bước vào văn phòng, bất ngờ nhận một bó cúc họa mi được người bạn cất công mang từ Hà Nội vào gửi tặng. Nhìn sắc trắng giản dị của bó hoa, lòng ai đó không khỏi bồi hồi nhớ về khoảng đời niên thiếu nhiều mộng mơ ở Thủ đô.
Có người kể với tôi, cô ấy ra trường năm 2015 và bắt đầu cuộc sống của người trưởng thành với một công việc trái ngành không thể bình thường hơn. Cùng thời điểm ấy, bạn bè cô có người hăm hở học lên cao, có người vào làm tập đoàn lớn, có người thì đã bắt đầu khởi nghiệp.
Trong khuôn viên của một ngôi trường cấp ba, nơi một cô giáo làm việc mỗi ngày, có trồng rất nhiều cây. Mỗi loài cây đều có sức hút riêng với những đặc tính khác nhau. Những gốc sala cuối góc sân trường luôn làm cô chú ý bởi vẻ đẹp thuần khiết nhưng mạnh mẽ; như bao thế hệ học trò vừa hồn nhiên trong trẻo, vừa tự tin. Mỗi khi trong lòng có những chênh vênh bất ổn, cô thường thả hồn mình trôi vào khoảng xanh mênh mông này để tìm lại bình yên.
0