Những bài ca bất tử vang mãi nẻo biên cương

45 năm đã trôi qua kể từ buổi sáng 17/2/1979, khi quân Trung Quốc ồ ạt tấn công toàn biên giới phía Bắc nước ta. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, âm nhạc cách mạng một lần nữa lại phát huy vai trò của mình bằng những giai điệu sục sôi, thúc giục mỗi người con Việt Nam chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cùng nghe lại những giai điệu đã trở thành bất tử ấy, để hiểu thêm thời điểm lịch sử, để chúng ta trân trọng hơn những bài ca thanh bình đã có, để không quên xương máu cha anh đã đổ, để cùng cố gắng giữ gìn mọi điều đang có cho sự nghiệp xây dựng đất nước, trong đó có biên giới hòa bình hôm nay.

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc huy động hơn 60 vạn quân mở cuộc tấn công tổng lực, đồng loạt, bất ngờ toàn tuyến biên giới phía Bắc, với chiều dài trên 1.000km từ Quảng Ninh đến Lai Châu. Cuộc tấn công được chia làm 2 cánh, một từ Quảng Ninh đến Cao Bằng và một từ Cao Bằng đến Lai Châu. Trong ảnh, cầu Bằng Giang và một phần trung tâm thị xã Cao Bằng bị địch phá hủy. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN.

Ca khúc "Chiến đấu vì độc lập tự do"

Ca khúc "Chiến đấu vì độc lập, tự do" của nhạc sĩ Phạm Tuyên mở đầu cho hàng loạt các bài ca xúc động viết về cuộc chiến bảo vệ biên giới Tổ quốc năm 1979  là một bài hát có sức mạnh to lớn khi thúc giục, hiệu triệu, động viên, khích lệ lớp lớp thế hệ người dân hừng hực khí thế mặc áo lính, cầm súng lên đường ra trận, quyết chiến  để bảo vệ biên cương.

Bộ đội ta hành quân lên mặt trận phía Bắc, tháng 2/1979. Ảnh: Nhật Trường/TTXVN.

Theo lời kể của nhạc sĩ, ngày hôm đó, ông đã lặng người đi đau nỗi đau của Tổ quốc khi nghe tin quân xâm lược tràn qua biên giới. Khi ấy, ông đang phụ trách âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Chỉ vài giờ sau cuộc chiến nổ ra, ông đặt bút viết rất nhanh ca khúc “Chiến đấu vì độc lập tự do” với câu mở đầu “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới...”.

Ngay ngày 20/2/1979 bài hát đã lên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Với những ca từ hào sảng mà có sức lay động lòng người bài hát đã ngay lập tức được hàng triệu người dân Việt đón nhận và hát vang trong những ngày xuân năm ấy.

Chiến sĩ biên phòng Ngô Duy Nhung cứu sống kịp thời một cháu bé từ trong đống đổ nát. Ảnh: Ngô Đình Phước/TTXVN.

"Trước mỗi lần thử thách của lịch sử, cả dân tộc Việt Nam đều lớn mạnh lên, phát huy cao độ lòng dũng cảm, trí thông minh và tài năng sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu: tăng cường lực lượng vật chất và tinh thần để chiến thắng quân thù. Mỗi bản làng, xí nghiệp, hợp tác xã, thị xã, quận, huyện là một pháo đài kiên cường chống giặc. Mỗi tỉnh, thành là một chiến trường, cả nước là một chiến trường. Bất cứ nơi nào trên đất nước ta đều là những Chi Lăng, Đống Đa: sông biển ta đều là những Bạch Đằng, Hàm Tử..."

Nhà cửa, đường phố ở thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang) bị đạn pháo của địch tàn phá trong ngày 8 và 9/3/1979. Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN.

Giữa sự khốc liệt của chiến tranh, cùng với "Chiến đấu vì độc lập tự do" của nhạc sỹ Phạm Tuyên còn có hàng loạt bản hùng ca khác đã kịp thời ra đời động viên, cổ vũ tinh thần quân và dân ta chắc tay súng nơi tiền tuyến, trong đó nổi bật phải kể đến "Lời tạm biệt lúc lên đường” của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, "Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận" của nhạc sĩ Hồng Đăng…

Ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do

(Nguồn: Kênh Youtube Vũ Thắng Lợi)

Ca khúc "Chiều biên giới"

Nhiều ca khúc ra đời trong suốt hơn 10 năm chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc  vẫn còn sức lan tỏa đến tận bây giờ và được xem như những bản tình ca bất hủ. Nổi bật trong số đó không thể không kể đến “Chiều biên giới” của nhạc sĩ Trần Chung phổ thơ Lò Ngân Sủn. Mặc dù viết về chiến tranh, về những mất mát đau thương nhưng bài hát lại mang màu sắc âm nhạc hoàn toàn khác khi thể hiện nét lãng mạn trong không khí chiến trận căng thẳng ở biên giới phía Bắc. Đến nay ca khúc này được coi là bản tình ca về chiến tranh biên giới lãng mạn nhất. “Chiều biên giới em ơi! Có nơi nào xanh hơn. Như chồi xanh cỏ biếc. Như rừng cây của lá. Như tình yêu đôi ta”.

Ca khúc “Chiều biên giới"

(Nguồn: Kênh Youtube Vũ Thắng Lợi)

Ca khúc "Thư về với mẹ"

Thế hệ của nhạc sĩ Trương Quý Hải thuộc nằm lòng những câu hát hào hùng như “Chiến đấu vì độc lập tự do”, lẫn những bài hát mang âm hưởng lãng mạn đan xen giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương đất nước như "Chiều biên giới"

“Với chúng tôi, những âm thanh tươi sáng ấy như đôi cánh để chúng ta bay lên, không còn thấy vất vả hay khổ cực mà chỉ thấy yêu đời” – Trương Quý Hải chia sẻ.

Trương Quý Hải là lính tuyên văn nhưng vào chiến dịch anh được phân công nhiệm vụ vác đạn pháo, chăm sóc thương binh và làm công tác tử sỹ, đặc biệt là sau trận đánh cao điểm 772 ngày 12/7/1984.

“Thư về với mẹ” được Trương Quý Hải sáng tác sau một lần chôn cất đồng đội và tình cờ phát hiện một lá thư thấm đẫm máu chưa kịp viết, chỉ vỏn vẹn 3 chữ “mẹ kính yêu”.

“Lúc ấy, tôi sực nhớ tới mẹ của mình và nghĩ về mẹ của đồng đội, rằng ít nhất mẹ mình còn có thể gặp lại mình nhưng mẹ của đồng đội thì vĩnh viễn không bao giờ gặp lại con nữa” – Trương Quý Hải xúc động nhớ lại.

Bức điện cuối cùng của các chiến sĩ Đồn biên phòng Pha Long được đánh về vào lúc 11h ngày 19/2/1979

Đêm đó, Trương Quý Hải nghĩ về việc viết tiếp bức thư đó, viết cho mình và cho những đồng đội hy sinh.

“Tôi viết bằng những câu hát, nghĩ được câu nào hát câu đó cho đồng đội nghe, chẳng có bút chép, cũng chẳng có đàn” – nhạc sỹ nhớ lại. Sau này, Trương Quý Hải mới có điều kiện chép lại và hát cho những đồng đội khác nghe. Bài hát ban đầu có tên “Thư gửi mẹ” nhưng chính các đồng đội đã góp ý để anh sửa thành “Thư về với mẹ”, với hàm ý rằng thư về nhưng các anh có thể không về.

Ca khúc "Thư về với mẹ"

(Nguồn: Kênh Youtube Trương Quý Hải)

Ca khúc "Những đôi mắt mang hình viên đạn" 

"Những đôi mắt mang hình viên đạn" được nhạc sĩ Trần Tiến viết đúng mùa xuân 1979. Qua ca khúc, toàn bộ cuộc chiến, sự chết chóc, ly tán, đau thương và hậu quả của chiến tranh đã được khắc họa xuyên suốt bằng hình ảnh đôi mắt: “Đoàn quân lặng im, ngược dòng người đi, một đôi mắt bao lần tiễn biệt, một đôi mắt bao lần ước hẹn, một đôi mắt sáng lên, cháy lên muôn vàn ánh lửa. Kìa đôi mắt quê hương trông theo đoàn quân”.

Ca khúc “Những đôi mắt mang hình viên đạn"

(Nguồn: Kênh Youtube Trần Hiếu)

Nghe và hiểu thêm về những bài ca ra đời trong cuộc chiến 45 năm trước không phải khơi gợi lại chiến tranh hay bi thương, mà là cách để chúng ta cùng thấm hơn những bài học về bảo vệ đất nước, bảo vệ sự độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, thấm hơn những hy sinh mất mát và công lao của bao  người đã ngã xuống để chúng ta có được biên giới hòa bình như hôm nay. Như nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng ghi tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên: "Đảng, Tổ quốc, nhân dân đời đời ghi nhớ công lao của các Anh hùng liệt sỹ đã chiến đấu anh dũng, bảo vệ biên cương của Tổ quốc trong giai đoạn tháng 2/1979 ở tuyến biên giới phía Bắc và kéo dài 10 năm ròng rã, đầy hy sinh nhưng cũng đầy khí phách Việt Nam…!”.

Người chiến sĩ cầm súng B41 hướng về phía quân xâm lược, bên cạnh là cột mốc số 0 Lạng Sơn, mang tính biểu tượng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Ảnh: TTXVN.

Trên những rặng núi, những cánh rừng biên giới hôm nay, mùa hoa đào đã nở thắm, phủ sắc hồng lên những mảnh đồi đỏ màu đạn pháo gần nửa thế kỷ trước. Mùa sở ra cây xanh ngút ngàn nhưng trên những triền đồi cũng man mác đượm một màu hoa sim tím, như khép lại một nốt trầm trong dặm trường lịch sử.  Những giai điệu hòa bình tha thiết, những bản tình ca đang thay thế cho những khúc quân hành năm xưa.

(Theo FM96 Thời sự tổng hợp - Tin tức và Âm nhạc Hà Nội)

User
Ý KIẾN

Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.

Chỉ còn một tuần nữa là Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ chính thức quay trở lại. Những thiết kế sáng tạo gắn với chuyển đổi số, kinh tế số ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Bên cạnh đó, chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp cũ ra khỏi Thủ đô cũng đã mở ra cơ hội để những cơ sở công nghiệp một thời chuyển đổi công năng.

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.

Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.

"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.

Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.

Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).

Lăng đá Quận Vân ở thôn Nỏ Bạn được xây dựng từ năm 1733. Công trình là nơi an nghỉ của Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm, từng làm trấn thủ Nam Sơn thời chúa Trịnh Giang.

Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm

Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.

Từ sáng 1/11, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 hứa hẹn sẽ là một "bộ phim dã sử cổ trang" tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng, "giải mã" những giá trị tinh hoa rực rỡ của Cố đô Hoa Lư.

Tối 29/10, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã khai mạc tuần lễ “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Sự kiện nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước".

"Chuyện phố Hàng" là tên gọi của chương trình thực cảnh nằm trong dự án xây dựng chuỗi hoạt động biểu diễn tại phố cổ Hà Nội, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản của khu phố cổ Hà Nội.

Qua những góc độ tiếp cận đa dạng về Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925-1945, hội thảo “Trường Mỹ thuật Đông Dương: Sứ mạng lịch sử” đã thảo luận về vai trò và những đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nền mỹ thuật Việt Nam, nhìn nhận những giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi trường này trong hành trình phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

Từ ngày 1/11 tới đây, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng tại phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, ngày 29, 30/11 và 01/12, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.

Làng cổ Đường Lâm đã in hình bản đồ số Đường Lâm, với những địa điểm chủ chốt và có cả mã quét QR. Khi cầm trên tay tấm bản đồ, du khách sẽ biết làng cổ có những gì, nên tham quan những gì.

Triển lãm trưng bày và giới thiệu nghệ thuật làm Ấm Tử Sa đang diễn ra tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

Kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, truyền dạy còn hạn chế; chưa có cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Đây là một trong những điểm nghẽn cần cụ thể hóa trong luật để thu hút các nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Không chỉ có bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình và hữu nghị, Hà Nội còn là địa phương giàu có nhất cả nước về di sản văn hóa. Việc cải tạo, tu bổ và biến các di sản, di tích tại các khu phố cổ trở thành điểm du lịch đang là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Nếu như trước đây bảo tàng chỉ là một cuốn sách lịch sử đóng kín thì nay đã trở thành một cuốn phim sống động, nơi mọi người có thể tự do khám phá và trải nghiệm.

Tại xã Miền Đồi (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình), ngày 26/10 đã diễn ra chương trình Khai mạc Lễ hội ruộng bậc thang và phiên chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng các vùng miền huyện Lạc Sơn.

Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 với chủ đề "Tuyệt sắc miền Cố đô" đã khai mạc ngày 26/10, tại Công viên Văn hóa Tràng An (thành phố Ninh Bình), thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến thăm quan và trải nghiệm.

Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia, mang đến những góc nhìn mới về di sản.

Tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, một triển lãm độc đáo về nghệ thuật gốm đã ra mắt công chúng Thủ đô với tên gọi "Nam Tước - Hồn của đất".

Thông qua lăng kính nghệ thuật, đặc biệt là hội họa, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được thổi hồn và tái hiện sống động, với những góc nhìn mới mẻ, đầy màu sắc.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.

Triển lãm giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đang diễn ra tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

Tối qua, 24/10, Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong đã dự khai mạc Triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Phú Xuyên năm 2024.

Với chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa", các hoạt động Tết Nguyên đán 2025 tại TP.HCM, đặc biệt là Đường hoa Nguyễn Huệ, sẽ là nơi giao hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa vẻ đẹp thiên nhiên và sự phát triển của thành phố.

Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chiều 22/10 đã diễn ra Lễ trao giải và khai mạc trưng bày tác phẩm cuộc thi vẽ tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám: “Tiếng vang lịch sử”.

Sơn Tây (Hà Nội) sẽ trở thành tâm điểm của sắc đẹp và văn hóa truyền thống khi cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 22/10 đến 24/12.

Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, giới thiệu những di sản kiến trúc của Hà Nội với khoảng 100 hoạt động thiết kế, biểu diễn, diễu hành.

Đọc sách có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ em. Để có những thế hệ yêu mến sách, say mê đọc sách, cần phát huy vai trò của gia đình trong việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ.

Với chủ đề “Biển đảo trong lòng đồng bào”, các ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).

Tại khu du lịch sinh thái Thung Nham (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), tối 20/10, Cục Hợp tác quốc tế, Cục Nghệ thuật biểu diễn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ VH-TT&DL phối hợp với Sở VL-TT tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật "Thanh niên với Sắc màu Văn hóa ASEAN".

Áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến người ta gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn. Sợi dây kết nối ấy để biết rằng mình đang sống.

Sống ở Thủ đô, gần như ai cũng đã từng đi qua và biết đến Bưu điện Hà Nội, hay còn gọi là Bưu điện Bờ Hồ và chiếc đồng hồ khổng lồ trên nóc tòa nhà ấy. Ngay từ khi chính thức đổ tiếng chuông đầu tiên, nó đã trở thành một phần trong cuộc sống, mang lại nhiều kỷ niệm, ký ức đẹp đẽ cho nhiều thế hệ người Hà Nội.

Nhằm giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Nam, nhiều trường học tại Hà Nội đã khuyến khích các cô giáo và học sinh mặc áo dài đến trường vào các ngày đặc biệt.