Những bước đột phá mới trong y học

Trong bối cảnh dịch bệnh mới xuất hiện ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ giúp y học có nhiều đột phá mới trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh, góp phần nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho con người.

Nga tiến gần tới việc điều chế vaccine chống ung thư

Các nhà khoa học nước Nga đang tiến gần tới việc tạo ra vaccine ngừa ung thư và thuốc điều hòa miễn dịch thế hệ mới, giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng và tăng khả năng điều trị cho bệnh nhân ung thư. Thông tin này được Tổng thống Nga Putin phát biểu tại Diễn đàn công nghệ tương lai ở Thủ đô Moscow. Theo Tổng thống Nga, hơn một nửa số trường hợp ung thư ở nước này được phát hiện ở giai đoạn đầu và đây là giai đoạn điều trị hiệu quả nhất. Tổng thống Putin cũng cam kết tiếp tục tài trợ cho nghiên cứu và phát triển y tế ở mức cần thiết.

Tổng thống Putin cho biết Nga đang tiến gần tới việc tạo ra vaccine ngừa ung thư và thuốc điều hòa miễn dịch thế hệ mới.

Xét nghiệm ung thư vú bằng vân tay

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sheffield Hallam của Anh mới đây giới thiệu phương pháp xét nghiệm dấu vân tay để chẩn đoán ung thư vú. Phương pháp chẩn đoán bệnh đơn giản này được cho là vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp sớm phát hiện dấu hiệu của bệnh. Theo nhóm nghiên cứu, dấu vân tay chứa mồ hôi, và trong mồ hôi chứa rất nhiều phân tử khác nhau, đặc biệt là protein. Do vậy, việc xét nghiệm để kiểm tra cấu trúc phân tử từ dấu vân tay bằng kỹ thuật đo khối phổ có thể giúp phát hiện các dấu hiệu về bệnh ung thư vú. Các nhà nghiên cứu Anh hy vọng, trong tương lai phương pháp xét nghiệm dấu vân tay có thể thay thế phương pháp chụp X quang tuyến vú hay sinh thiết như hiện nay.

Anh vừa giới thiệu phương pháp xét nghiệm dấu vân tay để chẩn đoán ung thư vú.

Thụy Điển nghiên cứu cá ngựa vằn cho mục đích y tế

Tại Stockholm, Thụy Điển, các nhà khoa học đã gây giống hàng chục nghìn con cá ngựa vằn để nghiên cứu với hy vọng có thể tìm thấy chìa khóa cho nghiên cứu ung thư. Hiện cơ sở đang nuôi khoảng 20.000 con cá ngựa vằn, loài cá nhỏ bé với chi phí rẻ và sinh trưởng nhanh, đã được coi là sinh vật mẫu quan trọng cho nghiên cứu y học trên toàn thế giới trong suốt 20 năm qua. Bộ gen của cá ngựa vằn có tính đặc trưng cao, khá giống với những bệnh nhân khi có một vài đột biến trong gen. Theo các nhà khoa học, loài cá này có thể được sử dụng để nghiên cứu ung thư, các căn bệnh chưa rõ nguyên nhân hoặc sàng lọc các chất độc hại cùng nhiều ứng dụng khác. Hy vọng nghiên cứu trên loài cá này có thể mang lại một bước đột phá mới trong y khoa.

Thụy Điển nghiên cứu cá ngựa vằn cho mục đích y tế.

Bước tiến lớn trong cuộc chiến toàn cầu chống sốt rét 

Bệnh sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm lớn nhất cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu người mỗi năm, trong đó chủ yếu là những người sống ở khu vực cận Sahara của châu Phi. Đây là căn bệnh gây chết người ở châu Phi nhiều hơn cả COVID-19. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ít nhất 386.000 người châu Phi đã thiệt mạng vì sốt rét vào năm 2019, trong đó có khoảng 270 nghìn trẻ em dưới 5 tuổi. Cuộc chiến toàn cầu chống bệnh sốt rét vừa ghi nhận một bước tiến lớn , khi Cameroon triển khai chương trình tiêm vaccine định kỳ đầu tiên trên thế giới dành cho trẻ em để phòng ngừa căn bệnh do muỗi truyền này. Dự kiến, chương trình này sẽ giúp ngăn ngừa hàng chục nghìn ca tử vong ở trẻ em mỗi năm trên khắp châu Phi.

Cameroon sử dụng loại vaccine đầu tiên trong số hai loại vaccine sốt rét đã được phê duyệt gần đây.

Theo đó, Cameroon sử dụng loại vaccine đầu tiên trong số hai loại vaccine sốt rét đã được phê duyệt gần đây, có tên là Mosquirix (RTS,S) do nhà sản xuất dược phẩm GSK của Anh phát triển. Vaccine này giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch của người tiêm nói chung và trẻ em nói riêng nhằm ngăn chặn Plasmodium falciparum, một trong những tác nhân gây bệnh sốt rét nguy hiểm và phổ biến nhất ở châu Phi.

Sau gần 40 năm phát triển và thử nghiệm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt vaccine này 2 năm trước, đánh giá cao tác dụng làm giảm đáng kể các ca nhiễm trùng nặng và nhập viện của vaccine Mosquirix.

Vaccine này giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch của người tiêm nói chung và trẻ em nói riêng.

Theo đại diện của Chương trình liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI), sau các chương trình thử nghiệm thành công, bao gồm cả ở Ghana và Kenya, Cameroon là quốc gia đầu tiên triển khai chương trình tiêm chủng định kỳ. Quốc gia Trung Phi này đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 250 nghìn trẻ em trong năm nay và năm tới.

Chiến dịch được kỳ vọng là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ nhằm hạn chế căn bệnh lây lan do muỗi tại châu Phi, vốn chiếm tới 95% số ca tử vong do sốt rét trên toàn thế giới.

19 quốc gia khác cũng đang lên kế hoạch triển khai chương trình tương tự trong năm nay, với kỳ vọng cứu sống hàng chục nghìn trẻ em mỗi năm trên khắp châu Phi. Theo đó, chương trình tiêm phòng sốt rét giai đoạn 2024-2025 sẽ dành cho khoảng 6,6 triệu trẻ em tại các nước này.

Theo WHO, sự gián đoạn liên quan đến đại dịch Covid-19, tình trạng kháng thuốc gia tăng và các vấn đề khác đã cản trở cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét trong những năm gần đây, khiến số ca mắc bệnh vào năm 2022 tăng khoảng 5 triệu người so với năm trước đó.

Tại châu Phi, mỗi năm có khoảng 250 triệu ca mắc bệnh sốt rét, trong đó có 600 nghìn ca tử vong, chủ yếu ở trẻ nhỏ, với gần 500 nghìn trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm tử vong vì sốt rét.

Hiện có hơn 30 quốc gia tại châu Phi đã bày tỏ sự quan tâm đến việc triển khai chương trình tiêm vaccine phòng sốt rét, trong bối cảnh mối lo ngại về nguồn cung hạn chế đã giảm đi kể từ khi WHO khuyến nghị vaccine thứ 2 phòng sốt rét - có tên R21 - vào tháng 10/2023.

Bà Kate O’Brien - Giám đốc tiêm chủng của WHO cho biết: “Việc tung ra loại vaccine R21 dự kiến sẽ bảo đảm nguồn cung vaccine để đáp ứng nhu cầu cao và tiếp cận được hàng triệu trẻ em".

Bên cạnh việc triển khai tiêm chủng rộng rãi, các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống bệnh sốt rét hiện có cùng với vaccine, như sử dụng màn chống muỗi hay phun thuốc diệt côn trùng.

Đột phá mới trong liệu pháp gen điều trị mất thính lực

Liệu pháp gen là kỹ thuật sử dụng gen để ngăn ngừa và điều trị bệnh bằng cách thay thế gen bị đột biến bằng gen khỏe mạnh, làm bất hoạt gen bị đột biến sai chức năng hoặc đưa 1 gen mới vào cơ thể để chữa bệnh. Sử dụng liệu pháp gen trong điều trị các bệnh lý di truyền và ung thư đang là hướng đi mới rất triển vọng trong tương lai. Mới đây nhất, Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia (Mỹ) cho biết, một bệnh nhân 11 tuổi lần đầu nghe được những âm thanh nhờ liệu pháp gen này. Đây là bước đột phá quan trọng, mang lại hy vọng cho các bệnh nhân trên toàn thế giới bị mất thính lực do đột biến gene.

Aissam Dam - 11 tuổi bị mất thính giác bẩm sinh lần đầu được nghe thấy âm thanh cuộc sống.

Aissam Dam - 11 tuổi - người Ma rốc bị mất thính giác bẩm sinh do một dị tật ở gene cực kỳ hiếm gặp. Cậu bé đã trở thành bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen đột phá mà bác sĩ phẫu thuật của cậu cho biết có thể mang đến hy vọng đối với những người bị mất thính lực trong tương lai. Kết quả, lần đầu tiên trong đời cậu bé có thể nghe được âm thanh cuộc sống như giọng nói của người cha, tiếng ô tô chạy qua và tiếng kéo cắt tóc.

Khiếm khuyết gene Otoferlin như Aissam là rất hiếm gặp, chỉ xảy ra ở 1-8% số trường hợp trẻ mất thính giác bẩm sinh.

Aissam Dam trải qua phẫu thuật vào ngày 4-10-2023. Các bác sĩ đã nâng một phần màng nhĩ của em và tiêm vào đó một loại virus vô hại đã được hiệu chỉnh để vận chuyển các bản sao đang hoạt động của gene Otoferlin vào dịch bên trong ốc tai của em. Kết quả là các tế bào lông bắt đầu tạo ra lượng protein bị thiếu và hoạt động bình thường.

Gần 4 tháng kể từ khi được điều trị một bên tai, thính giác của Aissam đã được cải thiện đáng kể. Hiện em được xác định chỉ còn mất thính lực ở mức độ nhẹ đến trung bình và thực sự đã nghe được âm thanh lần đầu tiên trong đời.

Trong tương lai, khi có nhiều bệnh nhân ở các độ tuổi khác nhau được điều trị bằng liệu pháp gen này, các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu thêm về mức độ cải thiện thính giác, cũng như liệu điều đó có thể được duy trì trong nhiều năm hay không?.

Tay giả giúp người khuyết chi cảm nhận được hơi ấm 

Với những người khuyết tật, tay - chân giả giúp họ có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi bộ, đứng, leo cầu thang, tham gia vào các hoạt động thể thao, lao động. Tay chân giả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng vận động, giúp người khuyết chi tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Và công nghệ mới đang tiến gần hơn đến việc giúp người khuyết chi có thể cảm nhận bộ phận giả như một phần của cơ thể. Mới đây, các nhà khoa học Thụy Sỹ đã đạt được những bước tiến mới trong việc phát triển thành công thiết bị gắn với với tay – chân giả để người dùng có thể cảm nhận được sự ấm áp khi chạm vào người khác. Điều này mang lại hy vọng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật nói chung và người khuyết chi nói riêng, đồng thời mở ra nhiều triển vọng hứa hẹn trong tương lai.

Thuỵ Sĩ phát triển thành công thiết bị gắn với với tay – chân giả để người dùng có thể cảm nhận được sự ấm áp khi chạm vào người khác.

37 năm sau khi ông Amputee Fabrizio bị mất một phần cánh tay trong một vụ tai nạn, một cánh tay giả mới, nhạy cảm với nhiệt độ đã cho phép anh cảm nhận được hơi ấm khi chạm vào người khác.

Các nhà nghiên cứu nhận thức rõ về cảm giác mà người khuyết chi có thể cảm nhận được ở những chi đã bị mất hoặc chi giả, nhưng công nghệ mới này là công nghệ đầu tiên cho phép họ phân biệt nhiệt độ bằng cách sử dụng chân, tay giả hiện có của chính mình.

Được mô tả là thiết bị điện tử đơn giản, các nhà nghiên cứu đã phát triển “MiniTouch”, truyền thông tin nhiệt từ đầu ngón tay của bàn tay giả đến phần cánh tay còn lại của người khuyết chi.

Tiến sĩ Solaiman Shokur, Viện công nghệ Liên bang Thụy Sỹ Lausanne cho hay: “Chúng tôi đã phát triển một nguyên mẫu chân, tay giả tích hợp các cảm biến có thể truyền tải thông tin về nhiệt độ một cách tự nhiên cho người khuyết chi. Thậm chí khi nhắm mắt, họ có thể phát hiện họ đang chạm vào tay giả hay tay thật, và họ thực sự có thể có cảm giác giống như thật khi tiếp xúc với ai đó.”

Thiết bị này mang lại tiềm năng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của những người khuyết chi.

Thiết bị này được lắp vào cánh tay giả hiện có của ông Fabrizio và được gắn vào một điểm trên cùng phần tay còn lại, tạo ra cảm giác nhiệt ở ngón trỏ bàn tay giả của ông ấy. Một số người khuyết chi tham gia vào các thử nghiệm ban đầu đã chia sẻ rằng khả năng tìm lại sự tiếp xúc cơ thể với người khác là lợi ích quan trọng nhất của thiết bị này.

Thiết bị này mang lại những tiềm năng đáng kể trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của những người khuyết chi. Điều này đồng nghĩa với việc tay chân giả đang trở nên ngày càng thông minh, tiện ích, và đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của người dùng.

Có thế thấy, thời gian qua, các nhà khoa học thế giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý trong lĩnh vực sức khỏe và y học. Chính những nghiên cứu, phát minh, những bước tiến mới trong y học hiện đại đã, đang và sẽ giúp chất lượng sức khỏe của con người từng bước được cải thiện. Nhờ sự phát triển của y học hiện đại mà nhiều bệnh nan y trong thời điểm hiện tại hy vọng cũng sẽ tìm ra được phương pháp điều trị trong tương lai.

User
Ý KIẾN

Thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, được coi là vựa vải lớn nhất Trung Quốc và cũng là lớn nhất thế giới, với sản lượng vải đạt 620.000 tấn năm 2023, chiếm 1/5 sản lượng thế giới.

Nhiều phát minh và sáng kiến thú vị đã được ứng dụng giúp con người có cuộc sống lành mạnh hơn, cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc được đánh giá có ý nghĩa vực dậy một nền tảng đối thoại thay vì đối đầu. Ít nhất, cuộc gặp sẽ thúc đẩy bánh xe hợp tác ba bên tiến lên phía trước.

Sự phát triển nhanh chóng trên mọi phương diện của cuộc sống con người đang gây ra những tác động tiêu cực đến hành tinh Trái đất. Vì vậy, ngày càng nhiều người hướng tới những lối sống xanh, sử dụng sản phẩm và công nghệ xanh để bảo vệ môi trường.

Các “gã khổng lồ” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Apple… đua nhau ra mắt các tính năng và công cụ mới tích hợp AI, đầu tư hàng tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo ở nhiều quốc gia.

Việc 3 nước châu Âu đồng thời tuyên bố sẽ công nhận nhà nước hợp pháp Palestine, cùng với việc một số nước cho biết sẽ tuân thủ lệnh bắt giữ thủ tướng Israel nếu tòa án hình sự quốc tế ICC ban hành lệnh là những nỗ lực mới nhất nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho dải Gaza.

Việc Ukraine không tổ chức bầu cử khi nhiệm kỳ tổng thống đã kết thúc vào ngày 20/5 đang làm dấy lên tranh cãi về tính hợp pháp của Tổng thống Zelensky, đồng thời đặt ra câu hỏi về tương lai chính trị của Ukraine.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với 88 cáo buộc hình sự trong bốn vụ án. Những ngày qua, tại các phòng xử án, ông Trump đã giành được những chiến thắng pháp lý quan trọng.

Mặc dù đối mặt với một tổn thất to lớn khi Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao cùng một số quan chức cao cấp của chính phủ bị tử nạn trong vụ tai nạn máy bay xảy ra ngày 19/5 vừa qua, nhưng Iran vẫn quyết tâm sẽ vượt qua mất mát to lớn này để tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình.

Trí tuệ nhân tạo AI và biến đổi khí hậu đang khiến người lao động trên toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức. Hàng loạt các công ty lớn trong các ngành công nghệ, truyền thông, tài chính và bán lẻ đã tuyên bố cắt giảm nhiều vị trí nhân sự trong năm 2024. Thực tế rõ ràng là ngày càng có rất nhiều thách thức đang tác động tới người lao động toàn cầu.

Theo hãng tin Bloomberg, chỉ số đồng đô la Mỹ đã tăng hơn 4% trong năm nay, giá trị đồng tiền này hiện cũng cao hơn 20% so với giá trị bình thường của nó, đồng thời có xu hướng nới rộng khoảng cách với các loại tiền tệ khác.

Nhiệt độ năm nay sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học khẳng định thời tiết như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ phải tìm cách dần dần thích nghi và chấp nhận sống chung với những hình thái thời tiết khắc nghiệt.

Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành cải tổ nội các. Trong khi giữ lại hầu hết các vị trí bộ trưởng quan trọng, nhà lãnh đạo Nga đã đề cử Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belusov làm Bộ trưởng Quốc phòng mới, thay cho ông Sergei Shoigu.

Trong bối cảnh máy bay không người lái (UAV) xuất hiện với tần suất ngày càng phổ biến trên chiến trường, nhiều quốc gia đã đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí chuyên dụng để khắc chế UAV. Hệ thống Leonidas của Mỹ là một trong số đó. Leonidas được xem là khắc tinh của UAV, bởi hệ thống này có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn các đợt tấn công quy mô lớn của các UAV cỡ nhỏ.

Trong tuần qua, xe tăng của quân đội Israel đã tiến vào thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza. Việc Israel mở rộng tấn công vào thành phố đông dân này được cảnh báo sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tại Gaza, đẩy Israel vào thế bị cô lập trên chính trường quốc tế, đồng thời khiến mối quan hệ với đồng minh Mỹ ngày càng rạn nứt sâu sắc.

Tình trạng nghèo đói và xung đột gia tăng tại nhiều quốc gia châu Mỹ đã khiến số người di cư tăng mạnh. Đây là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia và khu vực.

Ngọn đuốc Olympic 2024 đã đến thành phố Marseille, chính thức khởi đầu một mùa Thế vận hội sôi động mà Tổng thống Emmanuel Macron hy vọng sẽ thể hiện sự huy hoàng của nước Pháp. Kể từ đây, ngọn đuốc sẽ trải qua hành trình dài 12.000km trên khắp nước Pháp, tới cả các lãnh thổ hải ngoại xa xôi ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

10h sáng 9/5 theo giờ Matxcơva, tức 14h chiều theo giờ Việt Nam, lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày chiến thắng phát xít đã diễn ra trên Quảng Trường Đỏ của Nga. Kể từ năm 2000, các cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày chiến thắng đã trở thành màn trình diễn hàng năm không chỉ của các lực lượng quân sự mà còn của các loại vũ khí, khí tài tối tân nhất của Nga. Những màn trình diễn này cho thấy tiềm lực quốc phòng to lớn của nước này.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Chủ tịch Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực đảo ngược chính sách cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) về giảm rủi ro từ Trung Quốc, đặc biệt giữa lúc căng thẳng thương mại giữa hai bên chưa giảm. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – châu Âu.

Những ưu tiên chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiệm kỳ mới gồm tiếp tục thúc đẩy kinh tế Nga phát triển vượt bậc trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cải thiện đời sống của người dân, hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt và thắt chặt hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2024 được đánh giá là năm hứa hẹn mở ra một loạt tiến bộ đột phá trong phát minh robot AI thế hệ mới.

Châu Á đã trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư quốc tế nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thị trường tiêu dùng khổng lồ. Trong đó, các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia và Singapore được coi là những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Các cuộc biểu tình diễn ra tại hàng chục trường đại học từ bờ Đông đến bờ Tây của nước Mỹ. Làn sóng biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ đã làm nổ ra các cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, chủ nghĩa bài Do Thái và xung đột Israel - Palestine.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine mới đây cho biết, binh sĩ dưới quyền của ông đang trong tình thế cam go khi Nga đẩy mạnh tiến công để tận dụng lợi thế. Trong khi đó gói viện trợ quân sự mới của Mỹ vẫn chưa tới tay Ukraine vì vậy phòng tuyến của Ukraine đã bị Nga xuyên thủng.

Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Australia là những quốc gia đang nỗ lực đầu tư để thúc đẩy các sáng kiến chống biến đổi khí hậu và sản xuất năng lượng sạch.

Nhu cầu xe điện toàn cầu chứng kiến sự giảm tốc rõ rệt thời gian gần đây. Theo các số liệu thống kê mới nhất, trong quý đầu tiên của năm 2024, thị phần xe thuần điện giảm mạnh, ngay cả tại những thị trường lớn nhất. Cùng với đó, gã khổng lồ xe điện Mỹ là Tesla cùng nhiều nhà sản xuất xe điện lớn khác đều ghi nhận mức giảm doanh số kỷ lục trong quý 1 vừa qua. Điều này khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi, liệu thời kỳ hoàng kim của xe điện có phải đã qua?

Nhiều nước châu Á đang chứng kiến tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài, với nền nhiệt nhiều nơi lên tới hơn 50 độ C. Báo The Guardian (Anh) dẫn đánh giá của các chuyên gia khí hậu cho rằng, đợt nắng nóng khắc nghiệt hiện nay là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”. Tình hình nắng nóng được dự báo sẽ tiếp diễn phức tạp và nghiêm trọng, khi các nhà khoa học thậm chí còn chưa thể đưa ra dự đoán về ngày kết thúc chuỗi đợt nắng nóng kỷ lục này.

Kể từ đầu năm 2023 đến nay, hơn 54% diện tích rạn san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng, ảnh hưởng đến ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các khu vực rộng lớn ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhiều chuyên gia quan ngại đây có thể là thời kỳ tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử.

Bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ - đồng minh thân cận, quân đội Israel đang chuẩn bị cho kế hoạch tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở miền Nam Gaza, nơi Israel cho là thành trì cuối cùng của lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Năm vừa qua, thế giới đã chi khoảng 2.440 tỷ USD cho mục đích quân sự, số tiền cao nhất từng có. Con số này tăng 6,8% so với năm 2022, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ năm 2009. Theo đó, chi tiêu quân sự năm 2023 chiếm 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tăng so với mức 2,2% của năm 2022. Có thể thấy, chừng nào những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết thì xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì.

Châu Á sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong thương mại toàn cầu, đóng góp khoảng 45% vào tổng xuất khẩu của thế giới và hơn 80% vào nhập khẩu. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và các chính sách không chắc chắn có thể cản trở sự phục hồi thương mại chung của thế giới trong hai năm tới.

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua khoản viện trợ trị giá gần 61 tỷ USD cho Ukraine, với cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt tại Hạ viện hôm 20/3 và tại Thượng viện ngày 23/4, theo giờ địa phương. Liệu gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện trên chiến trường hay chỉ làm xung đột kéo dài thêm?

Ông Trump bị cáo buộc làm giả hồ sơ để che đậy khoản thanh toán nhằm mua chuộc sự im lặng của một diễn viên phim người lớn về mối quan hệ với ông. Đây là phiên tòa đầu tiên mang tính lịch sử đối với một cựu tổng thống Mỹ và có thể là bước ngoặt đối với ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Chủ đề Ngày Trái đất năm 2024 là “Trái đất và nhựa” nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái đất.

Sau 20 năm lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ từ nhiệm vào ngày 15/5/2024. Người kế nhiệm ông sẽ là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong. Đây là tiến trình chuyển giao lãnh đạo đã được lên kế hoạch từ lâu của Singapore, và được Thủ tướng Lý Hiển Long gọi là thời khắc quan trọng.

Theo các nhà phân tích cuộc tấn công vào Iran vào sáng sớm thứ Sáu (19/4) theo giờ địa phương có thể nhằm mục đích vừa là một cách để trả đũa vừa là một thông điệp cảnh báo. Vụ việc không làm leo thang tình hình, nhưng những căng thẳng, mâu thuẫn giữa hai nước thì vẫn còn đó.

2024 là năm quan trọng của Ấn Độ với cuộc tổng tuyển cử có quy mô lớn nhất thế giới. Giới phân tích cho rằng, cuộc bầu cử trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế không chỉ bởi quy mô lớn, mà còn vì quốc gia Nam Á này có tiếng nói ngày càng quan trọng trên các diễn đàn quốc tế và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu cho biết thế giới vừa trải qua tháng 3 nóng nhất trong lịch sử, đánh dấu chuỗi 10 tháng liên tiếp lập kỷ lục nhiệt độ mới. Đây là một dấu hiệu báo động đỏ về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sau vụ tấn công trả đũa của Iran vào đêm 13/4, Israel cho biết nước này sẽ đáp trả cuộc tấn công trong lúc các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi kiềm chế. Việc hai nước có những động thái trả đũa lẫn nhau có thể trở thành mồi lửa làm bùng lên một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực.

Nga và Ukraine đang nỗ lực thay đổi cục diện xung đột bằng cách nhắm mục tiêu vào các tài sản năng lượng để gây tổn thất cho nền kinh tế của đối phương. Gần đây, Nga được cho là đã thay đổi chiến thuật trong các cuộc tấn công nhằm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine, khiến Kiev phải hứng chịu tổn thất nặng nề hơn.

Cuộc tấn công của Iran nổ ra chớp nhoáng và đã sớm kết thúc. Có tới 99% tên lửa do Iran bắn đã bị Israel và các đối tác của nước này đánh chặn, chỉ có một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo chạm tới lãnh thổ Israel. Vấn đề hiện nay là Israel có trả đũa hay không?

Rạng sáng 14/4, Iran đã phóng hàng trăm UAV và hàng chục quả tên lửa vào Israel. Đây là vụ tấn công quân sự trực tiếp đầu tiên quy mô lớn của Iran vào lãnh thổ Israel, nhằm trả đũa vụ Israel không kích tòa lãnh sự quán Iran ở Damacus, Syria hôm 1/4. Động thái này đã đẩy hai nước đến bờ vực xung đột toàn diện sau hơn một thập kỷ căng thẳng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sốt xuất huyết đã lưu hành ở hơn 100 quốc gia vào năm 2024, gây ra mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 4 tỷ người, tương đương khoảng một nửa dân số thế giới. Trong một số trường hợp, sốt xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong. So với mọi năm, năm nay, nhiều quốc gia châu Á và châu Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát sớm hơn và nguy hiểm hơn.

Từ lâu, các đại sứ quán được coi là “bất khả xâm phạm” đối với các quốc gia khác. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần, đại sứ quán Iran ở Damascus bị ném bom, còn đại sứ quán Mexico ở Thủ đô Quito thì bị Cảnh sát Ecuador xông vào để bắt giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador. Cả hai hành động đều bị cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với Công ước Vienna, trong đó khẳng định quyền miễn trừ của các cơ quan ngoại giao.