Những câu chuyện nhỏ về một nhân cách lớn

Có dịp tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp, tôi không quên được những câu chuyện, cách ứng xử của ông, giản dị nhưng luôn toát ra tinh thần của một nhân cách lớn.

Câu hỏi của phóng viên quốc tế

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, diễn ra từ ngày 12 đến ngày 19 tháng 1/2011, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được bầu vào vị trí Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Ngay sau Đại hội thành công, tân Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp báo. Có một phóng viên của một hãng tin nước ngoài hỏi Tổng Bí thư rằng, sau đại hội ông dự định sẽ thăm nước nào đầu tiên?

Một câu hỏi có ý thăm dò đường lối quan hệ đối ngoại sau Đại hội lần thứ XI của Đảng.

Không chút lúng túng, ông cười tươi và điềm tĩnh trả lời, đại ý: Tôi vừa được đại hội tín nhiệm bầu vào vị trí Tổng Bí thư. Việc đi thăm nước nào sẽ do tập thể Bộ Chính trị quyết định trên cơ sở đường lối đối ngoại đại hội vừa thông qua. Sau đại hội, chúng tôi sẽ họp bàn; khi đó, tôi sẽ thực hiện, và sẽ thông tin đến các bạn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được bầu vào vị trí Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Ngay khi biết tin ông được bầu vào vị trí cao nhất của Đảng, nhiều người tỏ ý muốn đến chúc mừng, tặng hoa. Trong cuộc họp báo hôm đó, ông rành rõ: Được Đảng tin tưởng giao phó chức vụ Tổng Bí thư của Đảng là vinh dự to lớn, nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề. Xin cảm ơn đồng chí đồng bào, và xin phép được chối từ.

Ông cũng cho biết vợ và các con ông những ngày này về quê; không tiếp khách đến chúc mừng, tặng hoa.

Cuộc gặp ngoài dự kiến ở phòng họp Đài quốc gia

Đại hội Đảng lần thứ XI kết thúc thành công ngay trước Tết Nguyên đán Tân Mão 2011.

Ra Tết, vào sáng thứ Bảy, ngày mùng 5 âm lịch, cán bộ của Đài Tiếng nói Việt Nam, từ cấp Ban trở lên bất ngờ được triệu tập đến cơ quan. Đến nơi, chúng tôi được thông báo Tổng Bí thư sẽ đến thăm và làm việc với cán bộ, phóng viên Đài.

Gần 8 giờ sáng, Tổng Bí thư xuất hiện ở cửa phòng họp cùng Tổng Giám đốc Đài. Ông mặc bộ đồ bình thường, không com-lê, cà-vạt, chiếc áo khoác blouson màu nâu nhạt trông rất mới. Mọi người có mặt trong phòng họp đứng lên vỗ tay nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư.

Thoáng chút bối rối khi ông nhìn mọi người trong phòng họp, rồi nhìn lên tấm phông có dòng chữ: "Nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư đến thăm và làm việc…". Ông tỏ vẻ ngạc nhiên: Hôm nay, tôi đến đây không phải để thăm và làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam. Tôi đến dự cuộc gặp với bạn học cùng lớp thời đại học. Hôm qua, tôi ra chợ sắm cái áo khoác này để sáng nay đến gặp bạn bè - ông chỉ vào chiếc áo khoác blouson màu nâu nhạt đang mang.

Ngừng một chút, ông tiếp: Hàng năm, chúng tôi đều tổ chức gặp mặt. Năm nay các bạn trong lớp mượn hội trường của Đài Tiếng nói Việt Nam. Cho tôi thay mặt bạn bè đồng khóa đồng môn cảm ơn lãnh đạo Đài đã giúp chúng tôi có được không gian gặp mặt đầu Xuân rất lý tưởng này…

Như có ý gỡ bối rối cho vị lãnh đạo Đài vốn là cán bộ của ông thời Tạp chí Cộng sản, ông nói: Lần này tôi không có chương trình đến thăm Đài. Nhưng hôm nay, có đông đủ cán bộ chủ chốt của Đài, nhân đầu Xuân mới, tôi xin chúc…

Rồi ông xin phép đến hội trường, nơi bạn bè thời sinh viên đang chờ ông.

Tư duy lớn từ căn phòng đầy sách

Thời ông còn ở nhà công vụ trên phố Nguyễn Cảnh Chân. Hôm đó, tôi đưa người thân bằng xe máy sang nhà ông. Khi chúng tôi đến, ông đang ở trên gác.

Tôi lên định chào ông. Ông đang đi đi lại lại trong căn phòng làm việc có cái giá sách chật cứng những sách.

Tôi đứng ngoài cửa phòng. Giọng ông chậm rãi, như đang nói với ai đó: Tập trung dân chủ. Dân chủ tập trung…Tập trung thì không thể dân chủ… Dân chủ thì chẳng thể tập trung…Tập trung dân chủ…

Tôi cảm nhận có lẽ vấn đề tập trung dân chủ đã được ông tư duy rất lâu, nghiền ngẫm trong một thời gian rất dài để rồi đúc kết thành một quan điểm xuyên suốt, nhất quán về nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, một trong những nguyên tắc lớn được ông và trung ương đề cao.

Cho đến những ngày cuối cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn vừa điều trị vừa nghiên cứu lý luận.

Bài bình luận "từ tư duy nhiệm kỳ đến dấu ấn vượt thời gian"

Năm 2013, dịp kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tôi viết bài bình luận phát trong chương trình Thời sự 6h sáng ngày 1/9 của Đài Tiếng nói Việt Nam, có tên Từ tư duy nhiệm kỳ đến dấu ấn vượt thời gian.

Bài bình luận có những đoạn:

“68 năm, so với lịch sử ngàn năm là ngắn, nhưng so với nhịp đi thời đại, lại là khoảng thời gian vật chất đáng kể, đủ cho một quốc gia, một dân tộc tạo nên những dấu ấn đột khởi, làm nên những đổi thay thần kỳ.

Nhìn sang các quốc gia trong khu vực, nhìn rộng ra các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia cùng điểm xuất phát, từng trải qua các cuộc thiên tai, địch họa nghiêm trọng, tàn khốc, chúng ta không khó để nhận ra rằng, họ đã tiến xa hơn chúng ta nhiều lần.”

“Bây giờ là lúc chúng ta phải biết mình đang ở đâu giữa thế giới bao la và năng động này! Chính là lúc, mỗi người, từ dân thường đến vị công bộc ở vị trí lãnh đạo quốc gia, hãy ngày ngày tự vấn, biết tự hào và biết xấu hổ. Đã đến lúc chấm dứt điệp khúc ăn mày dĩ vãng, bòn mót quá khứ để khỏa lấp sự yếu kém của mình trong hiện tại. Không thể cứ mãi đổ lỗi cho sự nghèo đói, tụt hậu bằng nguyên nhân chiến tranh, thiên tai, bão lụt.”

“Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhiều triều đại với nhiều bậc lương đống hiền tài để lại dấu ấn sáng chói trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi, chống ngoại xâm và canh tân đất nước, được lịch sử khắc ghi, được nhân dân tôn thờ. Cũng không ít triều đại như cái bóng mờ trong lịch sử, công đức mỏng manh, muôn đời bị nhân dân khinh rẻ”.

“Từ tư duy nhiệm kỳ hẹp hòi chăm chăm vì mục tiêu yên vị, giữ ghế và thu lợi, hãy tự vấn và chuyển hóa thành hành động tạo nên mốc son, dấu ấn tích cực, tạo động lực phát triển lâu bền cho đất nước”.

Bài viết được nghệ sĩ ưu tú Hà Phương thể hiện. Có lẽ do có sự đồng cảm với người viết, lại có nguồn cảm hứng từ không khí những ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm ấy, mà nghệ sĩ Hà Phương thể hiện bài viết cực kỳ hào sảng. Thính giả nghe và khen. Bạn bè nhắn tin, gọi, khen. Nhiều người nhận xét bài bình luận có tính hiệu triệu.

Không biết từ đâu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biết chuyện. Ông yêu cầu chuyển cho ông bài viết. Khoảng một tuần sau, Nguyễn Vũ Duy, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam chuyên trách tháp tùng Tổng Bí thư gặp tôi, anh thông báo: Tổng Bí thư đã đọc bài. Ông có nhận xét và góp ý rất nhẹ nhàng, rằng bài viết không có ý gì sai, nhưng với Đài quốc gia thì nên mức độ…

Đời thường ấm áp, nghĩa tình

Suốt thời gian, từ khi ông giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội, đến những năm tháng ở cương vị Tổng Bí thư của Đảng, cho đến những ngày tháng cuối đời, trong cán bộ nhân dân lan truyền nhiều câu chuyện liên quan đến đức tính liêm chính và ý chí cống hiến trọn đời cho lý tưởng vì nước vì dân của ông.

Có chuyện thực mà ngỡ như hư. Một người bạn vốn thân thiết với gia đình ông, thấy cái tủ lạnh nhà ông đã quá cũ, lặng lẽ mua cái tủ mới mang đến. Hôm sau, ông cho người mang trả.

Ngày lễ, ngày Tết, người ta đến thăm, mang theo túi quà biếu. Ông vui vẻ nhận, rồi khẽ khàng mở túi quà. Nếu là hộp bánh hay hoa quả, ông nhận một chút, còn lại, để khách mang về, cho cô và các cháu ở nhà. Nếu có chai rượu, ông mở ra, rót ra li chủ khách mỗi người uống một chút, như thể là mình đã nhận, rồi ông nói khách mang về, mình không biết uống rượu. Nếu trong túi quà có phong bì, ông nhẹ nhàng mà dứt khoát trả lại cho khách. Đôi khi, để khách không buồn, ông nói, mình nhận rồi, nhưng xin biếu lại cô chú.

Có những chuyện tôi chỉ nghe mà không được chứng kiến, nhưng tôi tin đó không phải giai thoại, đó thực sự là cách ứng xử của một người lãnh đạo lớn.

Trong quan hệ cuộc sống đời thường, ông là người nghĩa tình ấm áp, có trước có sau. Tết nào ông cũng thu xếp thời gian đến thăm, chúc Tết gia đình những người bạn của mình, phần nhiều họ ít tuổi hơn ông, ở vị trí thấp hơn ông. Ngay cả ngày giỗ chạp thân mẫu thân phụ hàng năm của mỗi người bạn, ông cũng không quên.

Tôi có chút may mắn, được biết ông từ khi ông là cán bộ Tạp chí Cộng sản. Sau này, ông ở vị trí lãnh đạo cấp cao của Quốc hội, Đảng, Nhà nước còn được gặp ông đôi ba lần, thường là kính nhi viễn chi, không nghĩ là ông nhớ đến tôi. Nhưng có lần, trong bữa giỗ ở gia đình người thân, có người chỉ vào tôi và hỏi ông: Anh có nhớ cậu này không, thì ông cười, nhớ chứ, rồi ông gọi tên tôi với cái họ hơi bị hiếm!

Tác giả: Uông Ngọc Dậu

Nguyên Giám đốc Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp, Đài Tiếng nói Việt Nam

User
Ý KIẾN

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có bài viết về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tiêu đề "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Tối ngày 27/7, tại nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phố Thiền Quang, Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng phái đoàn Mỹ do Tổng thống Biden cử đã đến thắp hương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn với Phu nhân Ngô Thị Mận cùng gia quyến của Tổng Bí thư.

Không chỉ là một nhà lý luận xuất sắc của Đảng, nhà lãnh đạo kiệt xuất của dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là một tấm gương lớn về tinh thần tôn sư trọng đạo. Dù bận trăm công nghìn việc, Tổng Bí thư vẫn tự viết thư tay thăm hỏi, chúc mừng cô giáo cũ mỗi dịp lễ Tết hay dành thời gian về thăm trường cũ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi xa nhưng những tác phẩm, công trình, bài viết, bài phát biểu mà đồng chí để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, cho cộng đồng khoa học Việt Nam và kho tàng tri thức của nhân loại sẽ mãi là tài sản vô cùng giá trị, đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước và trường tồn cùng dân tộc.

Nhiều hãng tin, hãng thông tấn lớn trên thế giới có bài viết về Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhấn mạnh tình cảm thiêng liêng của người dân và bạn bè quốc tế, cùng với những đánh giá về dấu ấn nổi bật của Tổng Bí thư trong ba nhiệm kỳ lãnh đạo Việt Nam.

Những ký ức về một người khiêm nhường, chí lớn, về một nhà lãnh đạo mẫu mực đã hằn sâu trong nhiều thế hệ trẻ của Việt Nam. Và những câu chuyện xúc động về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở thành những bài học đạo đức sống động cho mỗi học sinh đang trên ghế nhà trường.

Ông Amiad Horowitz, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Mỹ, đã có 11 năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Ông luôn khẳng định: “Đến Việt Nam, tôi có thêm niềm tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản”.

Cuốn sách 'Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một bài học quý giá và có ý nghĩa sâu sắc trong công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

Nằm cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 10km, làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh mang vẻ đẹp bình dị, cổ kính và hiền hòa với những giá trị văn hóa lịch sử độc đáo. Đây cũng chính là nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được sinh ra và lớn lên.

Ngày 26/7 – ngày cuối cùng diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại Hà Nội, lực lượng quân đội, công an cùng sự tham gia của đội ngũ bảo vệ dân phố và thanh niên tình nguyện đã có mặt trên hầu khắp các tuyến đường của Thủ đô đảm bảo an ninh, trật tự, tạo điều kiện cho người dân đến tiễn biệt.

Hôm nay, đất nước và nhân dân đã tiễn biệt một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung và một người Hà Nội giản dị. Mỗi người Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Cái quý nhất của con người là Cuộc sống và Danh dự sống" và coi đó là nguồn động viên to lớn, là kim chỉ nam để học tập, rèn luyện và noi theo.

Ngày 26/7, đất nước và nhân dân ta đã đau xót tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung, cả đời cống hiến, phụng sự Đảng, Tổ quốc và nhân dân, môt người Hà Nội giản dị, chân tình và gần gũi với quần chúng.

Đúng 15 giờ chiều 26/7, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Thủ đô Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế cùng gia đình đã kính cẩn nghiêng minh vĩnh biệt nhà lãnh đạo kiệt xuất, người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Đúng 13h, cùng thời điểm tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội) và Hội trường Thống nhất ở TP.HCM, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Lễ truy điệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu.

Tại TP. HCM, đúng 12h30 phút, Lễ viếng tại Hội trường Thống Nhất kết thúc. Ngay sau đó, Lễ truy điệu cũng đã được tổ chức đồng thời với Nhà tang lễ Quốc gia.

Chiều 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và Hội trường Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).

Sinh thời, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành những tình cảm sâu sắc, sự quan tâm đặc biệt và đã có nhiều lời huấn thị, lời căn dặn quý báu đối với lực lượng Công an Thủ đô.

Sau Lễ truy điệu, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội vào lúc 15h30. Đây cũng là nơi an nghỉ dành cho nhiều lãnh đạo cấp cao và những người có đóng góp to lớn cho đất nước.

Bất chấp cái nắng nóng gay gắt của mùa hè, hàng vạn người dân vẫn có mặt dọc các trục đường mà đoàn lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đi qua để bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn với nhà lãnh đạo đáng kính. Tất cả đều chờ đón giây phút biệt ly nhà cách mạng kiên trung, người lãnh đạo suốt đời tận tụy vì nước, vì dân.

Một người con ưu tú của làng Lại Đà vừa qua đời. Chiều 26/7, dân làng Lại Đà, già trẻ gái trai cùng lên con đường đê, ra đường cái quan, trước làng mình, hướng về Thủ đô, bái vọng, tiễn đưa người con của làng…

Những ngày qua, người dân cả nước bày tỏ niềm tiếc thương và lòng kính trọng đối với nhà lãnh đạo trí tuệ, đức độ, tận tụy, gương mẫu của Đảng và nhân dân ta – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những giọt nước mắt ứa trào nhưng không bi lụy…

Có dịp tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp, tôi không quên được những câu chuyện, cách ứng xử của ông, giản dị nhưng luôn toát ra tinh thần của một nhân cách lớn.

Chiều ngày 26/7, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gia đình và người dân đã tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng.

Lúc sinh thời, trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã ba lần ghé thăm tỉnh Đắk Lắk. Những chuyến đến thăm và làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với phong thái giản dị, thân tình, gần gũi đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân.

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h00 ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng.

Sau khi dự lễ kỷ niệm 50 cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân sáng 31/1/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm căn hầm chứa vũ khí của ông Năm Lai (quận 3, TPHCM). Đây là nơi từng tập kết vũ khí và tập trung lực lượng của Biệt động Sài Gòn đánh vào Dinh Độc Lập năm 1968.

Trưa 26/7, công tác chuẩn bị Lễ Truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch đã sẵn sàng. Dưới nắng nóng gay gắt của Hà Nội, nhiều người dân lặng lẽ xếp hàng chờ tiễn biệt vị lãnh tụ kiệt xuất.

Hôm nay, 26/7, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể lúc 13h00. Lễ an táng diễn ra lúc 15h00 cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch. Đất nước và nhân dân vô cùng tiếc thương, tiễn biệt một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung, một người Hà Nội giản dị.

Tại Hội trường Thống nhất, TP.HCM, sáng sớm nay, 26/7, khi trời còn chưa tỏ, rất đông bà con các tầng lớp nhân dân đã đến chờ để được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng nhân dân. Từ 7 giờ đến 19 giờ 30 ngày 25/7, có 1.565 đoàn với khoảng 55.600 lượt người dân đã đến viếng, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Những tình nguyện viên là sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham gia hỗ trợ, phục vụ, hướng dẫn các đoàn và nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngày hôm nay, 26/7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 07 giờ đến 13 giờ. Lễ truy điệu được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút. Lễ an táng lúc 15 giờ 00 phút cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Thành phố Hà Nội.

Từ 6h sáng đến 18h tối ngày 26/7, Công an TP. Hà Nội cấm tuyệt đối các phương tiện lưu thông trên 11 tuyến đường tại Hà Nội để đảm bảo an ninh, an toàn, phân luồng giao thông phục vụ lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau 18h ngày 25/7, người dân có thể vào nhà tang lễ để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Để đảm bảo an ninh an toàn, Công an Thành phố đã xây dựng nhiều phương án hướng dẫn, tổ chức phân luồng giao thông tại các tuyến đường xung quanh những khu vực tổ chức tang lễ.

Hà Nội, mảnh đất mang trong mình những câu chuyện lịch sử và cả những ký ức đẹp về thời niên thiếu của biết bao người. Trong dòng chảy của thời gian, có những tình bạn quý giá được xây dựng, trở thành nền tảng vững chắc cho tương lai. Và trong số đó, tình bạn thời niên thiếu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một câu chuyện đáng nhớ.

Với cương vị là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn quan tâm đến mọi mặt phát triển của đất nước. Trong đó, Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm, dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” tổng hợp những bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư được nhiều người dân và cán bộ đảng viên chia sẻ, đồng tình.

Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Cuba tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở La Habana (Cuba).

Sáng 25/7/2024, Lễ Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể trên khắp đất nước Lào. Quốc tang sẽ diễn ra trong hai ngày 25 và 26/7.

Rạng sáng 25/7, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã đi kiểm tra và động viên cán bộ, chiến sĩ làm công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông - nơi tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Với bà con ở khu phố Thiền Quang và nhân dân phường Nguyễn Du, tình cảm dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là rất đặc biệt, không chỉ là sự kính trọng đối với nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng mà còn là ấn tượng về một “bác Trọng”, một người hàng xóm, một công dân Thủ đô rất gần gũi, bình dị và ấm ấp với bà con khu phố.

Sáng 25/7, tại Nghĩa trang Mai Dịch, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng duy trì công tác kiểm tra, ứng trực, chuẩn bị các trang thiết bị đặc chủng, đảm bảo an ninh, phục vụ an toàn cho Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Mặc dù không có điều kiện đến Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng từ sáng 25/7, rất nhiều người dân ở khắp mọi nơi đã có những cách riêng để tưởng nhớ, bày tỏ lòng tiếc thương trước sự ra đi của nhà lãnh đạo đáng kính, luôn hết lòng vì nước, vì dân.

Tại Đông Anh, từ sáng sớm ngày hôm nay 25/7, dòng người từ khắp mọi nơi đã đổ về nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, để xếp hàng dài chờ đợi được vào kính viếng, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bày tỏ lòng thương tiếc và kính trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ sáng sớm ngày 25/7, nhiều người dân Thành phố Hồ Chí Minh đến Hội trường Thống Nhất để tưởng nhớ và tiễn biệt vị lãnh đạo đứng đầu đất nước.

Sáng 25/7, lãnh đạo các nước, các Đảng Cộng sản, Đảng cầm quyền, các tổ chức quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

75 tuổi, chưa bao giờ ông Nguyễn Văn Côn (Hà Nội) làm thơ. Nhưng hôm nay, ông đã viết.