Những chính sách mới, nổi bật có hiệu lực từ tháng 12

Thay đổi cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao, hay xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp... là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2022.

1. Từ 1/12, Bộ Ngoại giao được bổ sung nhiều nhiệm vụ mới

Có hiệu lực từ 1/12, Nghị định số 81/2022/NĐ-CP ngày 14/10/2022 của Chính phủ bổ sung nhiều nhiệm vụ mới với Bộ Ngoại giao.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Nghị định số 81/2022/NĐ-CP bổ sung nhiệm vụ về thống nhất chủ trương bầu cử tại các diễn đàn, tổ chức đa phương để bảo đảm phù hợp với chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương theo Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư.

Trụ sở Bộ Ngoại giao (Ảnh: VGP)

Nghị định số 81 thể hiện rõ hơn nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng đối ngoại hội nhập quốc tế để bảo đảm phù hợp với chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng, nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao và yêu cầu thực tế trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2017 của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Nghị định bổ sung nhiệm vụ "Tham mưu, chuẩn hóa và thống nhất quản lý về việc sử dụng các ngôn ngữ nước ngoài thông dụng trong hoạt động chính trị, ngoại giao của Đảng và Nhà nước" để phù hợp với nhiệm vụ thực tế được giao cho Bộ Ngoại giao.

Theo đó, Bộ Ngoại giao là cơ quan duy nhất chủ trì thực hiện nhiệm vụ phiên dịch, biên dịch phục vụ các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, đồng thời là đầu mối tổ chức và thực hiện các hoạt động quy chuẩn hóa công tác biên, phiên dịch nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng hiện nay.

Nghị định cũng bổ sung nhiệm vụ "Thực hiện cấp chứng minh thư cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lãnh sự danh dự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên gia đình theo quy định của pháp luật", để bảo đảm bao quát các nhiệm vụ Bộ Ngoại giao đang thực hiện trên thực tế nhưng chưa được quy định tại Nghị định cũ, phù hợp với quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993.

Ngoài ra, Nghị định bổ sung nhiệm vụ về thực hiện đại đoàn kết dân tộc đối với người Việt Nam ở nước ngoài để bảo đảm phù hợp với Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19/5/2015 và Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Những điểm mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao được quy định trong Nghị định gồm: Về cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao, hợp nhất Cục Cơ yếu và Trung tâm Thông tin thành Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin; chuyển đổi mô hình tổ chức của Trung tâm Biên Phiên dịch quốc gia thành Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.

Giải thể Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao; điều chuyển các nhiệm vụ về thi đua khen thưởng và truyền thống ngoại giao cho các đơn vị trực thuộc Bộ có chức năng, nhiệm vụ tương đồng để thu gọn đầu mối tổ chức, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Giảm 3 phòng tại các Vụ Châu Âu và Tổ chức Cán bộ.

Ảnh minh họa (Nguồn: NLĐ)

2. Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Ngày 26/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2022/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, phạt tiền từ 3.000.000 triệu đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không tổ chức giảng dạy theo kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ giáo án; Không tổ chức giảng dạy đúng cấu trúc thời gian đào tạo lý thuyết, thời gian đào tạo thực hành của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo. Đối với hành vi tổ chức cho người học bảo vệ khóa luận tốt nghiệp không đủ điều kiện theo quy định bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài. Ngoài ra, hành vi xét công nhận tốt nghiệp cho người học khi chưa đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Đáng chú ý, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung. Đối với hành vi bố trí số lượng người học vượt quá quy mô lớp học bị phạt tiền như sau: Khi vượt quá quy mô lớp học từ 30 - 50% bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; Khi vượt quá quy mô lớp học từ 50% trở lên bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

Nghị định có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.

3.Quy định về quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại

Ngày 28/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2022/NĐ-CP về việc quản lý, sử dụng nhà, đất do Bộ Ngoại giao quản lý để phục vụ hoạt động đối ngoại của Nhà nước.

Theo đó, việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại phải đảm bảo một số nguyên tắc. Cụ thể, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Các khoản thu, chi liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định pháp luật liên quan.

Bên cạnh đó, giá cho thuê nhà phục vụ đối ngoại được xác định theo giá thị trường; đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy để bảo tồn và phát triển nhà phục vụ đối ngoại. Việc miễn hoặc giảm giá cho thuê nhà thấp hơn giá thị trường do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định trên nguyên tắc "có đi có lại", phù hợp với quan hệ đối ngoại của Nhà nước…

Đối với quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương, căn cứ Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện thỏa thuận với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được sử dụng nhà để ký Hợp đồng (hoặc Thỏa thuận) sử dụng nhà quy định về trách nhiệm các bên trong thời gian sử dụng.

Ngoài ra, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại tổ chức thực hiện bàn giao nhà, đất cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của bên Việt Nam đối với việc sử dụng nhà, đất ghi tại Điều ước quốc tế; tổ chức thực hiện tiếp nhận, bảo vệ nhà, đất do tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trả lại khi hết thời hạn sử dụng hỗ tương…

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/12/2022.

4. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất

Ngày 18/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 82/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

Theo đó, bổ sung quy định về các trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp. Cụ thể:

Một là, hoạt động pha loãng, phối trộn hóa chất không xảy ra phản ứng hóa học tạo thành hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp để đưa vào quá trình sử dụng, sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác của chính tổ chức, cá nhân.

Hai là, thành phần hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp có hàm lượng trong hỗn hợp chất nhỏ hơn 0,1%.

Tổ chức, cá nhân sử dụng tiền chất công nghiệp để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa khác phải thực hiện các quy định tại Chương V của Luật hóa chất. Ngoài ra, phải có đầy đủ hóa đơn mua tiền chất công nghiệp, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thông tin về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp các loại tiền chất công nghiệp, có phiếu xuất kho, nhập kho; phải lập sổ theo dõi tình hình sử dụng tiền chất công nghiệp với các thông tin theo quy định.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng tiền chất công nghiệp, tổ chức, cá nhân phải có biện pháp quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm thất thoát tiền chất công nghiệp.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 22/12/2022.

5.Chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa

Ngày 9/11/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 21/2022/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên bố trí vốn đầu tư công cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa theo kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát và quy hoạch các bến khách ngang sông tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để đảm bảo việc đầu tư mới các bến khách phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Đầu tư công 2020 trong trường hợp sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư; ưu tiên bố trí đất xây dựng cảng thủy nội địa khai thác hàng container ở phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu hướng dẫn các địa phương có quy định cụ thể các điều kiện để đầu tư, xây dựng các kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa ở ngoài đê được hoạt động hiệu quả trong mùa mưa lũ.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/12/2022.

6.Thay đổi yêu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ

Ngày 28/10/2022, Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành mỹ thuật. Theo đó, thay đổi yêu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ như sau:

* Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng I:

- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng; (Hiện nay là 02 năm)

- Đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

+ Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng II hoặc tương đương có ít nhất 02 công trình, tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận về chất lượng nghệ thuật hoặc được tặng giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp, triển lãm về văn học, nghệ thuật toàn quốc (hoặc cấp quốc gia).

+ Được tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân" hoặc được tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" về văn học, nghệ thuật.

* Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng II:

- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng; (Hiện hành là 2 năm).

- Đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

+ Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng III hoặc tương đương có ít nhất 01 công trình, tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận về chất lượng nghệ thuật hoặc được tặng giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp, triển lãm về văn học, nghệ thuật toàn quốc (hoặc cấp quốc gia).

+ Được tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" hoặc được tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật. Viên chức thăng hạng vào chức danh họa sĩ hạng II gồm một trong các trường hợp sau:

* Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng III:

Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp.

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh họa sĩ hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. (Nội dung mới bổ sung).

Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 15/12/2022 và thay thế Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BVHTTDL-BNV.

7.Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ tin học với 18 chức danh nghề nghiệp viên chức tài nguyên môi trường

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành Thông tư 12/2022/TT-BTNMT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên và môi trường, có hiệu lực từ ngày 09/12/2022.

Theo đó, Thông tư 12/2022/TT-BTNMT đã bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ tin học với viên chức chuyên ngành tài nguyên môi trường ở các chức danh:

- Địa chính viên hạng II

- Địa chính viên hạng III

- Địa chính viên hạng IV

- Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II

- Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III

- Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng IV

- Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng II

- Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng III

- Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng IV

- Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II

- Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III

- Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV

- Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng II

- Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III

- Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV

- Đo đạc bản đồ viên hạng II

- Đo đạc bản đồ viên hạng III

- Đo đạc bản đồ viên hạng IV

Tuy nhiên, viên chức chuyên ngành tài nguyên môi trường phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm chuyên ngành địa chính, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

User
Ý KIẾN

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 17/11, vị trí tâm siêu bão Man-yi ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển phía Đông Nam đảo Luzon (Philippines).

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng.

Nhân dịp Ngày truyền thống của ngành đối ngoại nhân dân, sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao và gia đình; cùng các đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã cùng tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.

Theo phản ánh của người dân, dù đã được đầu tư xây dựng mới đi vào hoạt động một thời gian dài, thế nhưng hai tuyến phố là phố Đỗ Nhuận (quận Bắc Từ Liêm) và tuyến phố Hoàng Đôn Hoà (quận Hà Đông) vẫn không có đèn đường. Việc lưu thông trong đêm tối đã khiến nhiều vụ TNGT xảy ra, dù nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay người dân vẫn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua những tuyến đường này.

Dù nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức lập lại trật tự đô thị trên vỉa hè, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các vi phạm lại tái diễn, vỉa hè bị người bán hàng chiếm dụng theo nhiều hình thức khác nhau khiến người đi bộ lại phải tràn xuống lòng đường.

Sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao, đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã tham gia “Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh”.

Nhằm phục hồi hoạt động du lịch, đạt mục tiêu 7,5 triệu lượt khách trong năm 2024, ngành du lịch Lào Cai đã và đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ và linh hoạt, trong đó điểm nhấn là chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây”.

Trước nguy cơ cháy nổ cao trong mùa hanh khô cuối năm, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đã chủ động công tác kiểm tra, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức phòng ngừa hỏa hoạn của người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là với các cơ sở sản xuất có nguy cơ cháy nổ cao.

Ngày 17/11, Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc mưa nhỏ, thời tiết lạnh, có nơi rét.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024 đã được tổ chức sáng 16/11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Hành vi bấm còi và vượt đèn đỏ trái phép là chủ đề Talk cabin tuần này, giữa phóng viên Duy Anh với anh Phạm Thành Lê - Quản trị viên cộng đồng Otofun.

Theo một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống tai nạn thương tích, Đại học Y tế Công cộng, hiện mới chỉ có 1,3% xe ô tô có trang bị thiết bị an toàn cho trẻ em.

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết sẽ dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 tại Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Chiếc xe tải biển số 68C-112.10 làm sập cầu T6 nối xã Vĩnh Phước với thị trấn Ba Chúc đã được đưa lên bờ và đang bị tạm giữ để phục vụ điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ban Quản lý dự án đường sắt vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về tình hình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội trả lời về thỏa thuận giải pháp thiết kế nút giao kết nối Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng đường Vành đai 3,5 đoạn từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Luật Trật tự ATGT sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 tới đây, với nhiều nội dung quy định chặt chẽ nhằm nâng cao công tác đảm bảo an toàn giao thông. Một trong những điểm mới đáng chú ý mà Luật này đưa ra, đó là việc xây dựng quỹ giảm thiểu thiệt hại TNGT đường bộ.

BHXH Việt Nam vừa hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố về việc chuyển tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân cho người hưởng.

Bộ Y tế đề nghị áp thuế suất 40% đối với nước giải khát có đường (hoặc 30%, sau tăng lên 40% theo lộ trình) và có thể chia theo hàm lượng đường để có mức thuế khác nhau.

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) dự kiến ngày 21/11 tới đây sẽ khai trương nền tảng số hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương triển khai diễn tập thực chiến an toàn thông tin.

Sau hoài nghi ban đầu về năng lực vận hành, đến nay, mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt hành khách tin tưởng sử dụng tàu điện làm phương tiện đi lại chính, cho thấy tín hiệu tích cực trong việc thay đổi diện mạo đô thị.

Tính hết năm 2023, toàn quốc đã đưa vào khai thác khoảng 18.000 công trình nước sạch nông thôn tập trung với hơn 219.000 công trình cấp nước quy mô liên xã.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, dự báo bão Toraji (bão số 8) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, trong khi cơn bão mới tên Usagi sẽ đi vào Biển Đông.

Sau hơn ba tháng vận hành máy khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn đi ngầm, đến nay, tuyến đường này đã thi công được hơn 600m hầm.

Vào khoảng 16h chiều 15/11 đã xảy ra một vụ hoả hoạn lớn tại đường huyện ĐH03, thôn Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức.

Liên quan đến tiêu chuẩn khí thải mới cho xe cơ giới, mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đang dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.

Sau một năm, thành phố Hà Nội thí điểm thẻ vé điện tử trên 25 tuyến xe buýt, đến nay đã có hơn 16,4 triệu lượt hành khách sử dụng loại thẻ này, với hơn 135.000 thẻ điện tử đã được phát hành, doanh thu hơn 120 tỷ đồng.

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại địa bàn khu dân cư liên tổ dân phố số 5, 6, 7, 8 phường Giang Biên, quận Long Biên, vào tối 14/11.

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, sáng 15/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức.

Chiều nay, 15/11, Uỷ ban ATGT Quốc gia phối hợp với Trung tâm Tư vấn Sức khoẻ Cộng đồng CHD, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cùng các đơn vị liên quan tổ chức buổi thông tin cho các cơ quan báo chí truyền thông về những điểm mới trong Luật Trật tự ATGT Đường bộ về đảm bảo an toàn cho trẻ em trên xe ô tô khi tham gia giao thông.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc gia tăng là ý thức tham gia giao thông của người lái xe. Đáng nói là nhiều người dù hiểu biết luật nhưng vẫn cố tình vi phạm.

Cục Cảnh sát Giao thông cho biết luật mới quy định cấm đăng kiểm, đăng ký ô tô khi cá nhân, tổ chức vi phạm luật giao thông nhưng chưa chấp hành nộp phạt.

Khảo sát cho thấy chỉ một vài chặng bay trong ngày cao điểm mùng 4 và 5 tháng Giêng Âm lịch mới ghi nhận tình trạng hết vé tạm thời.

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp khảo sát thực địa kiểm tra tiến độ và làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, giải quyết các vướng mắc, thúc đẩy tiến độ triển khai hai dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn).

Vào khoảng 16h hôm nay (15/11) đã xảy ra một vụ hoả hoạn lớn tại đường huyện ĐH03, thôn Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức.

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền số hiện đại, gần gũi và thiết thực, đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng, ngày 14/11, TP. HCM đã tổ chức ra mắt “Ứng dụng Công dân số TP. HCM”.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 148 về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.

Sáng nay, 15/11, Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sáng 15/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức.

Quận Hoàng Mai sẽ thu hồi 64.849m² đất thuộc 5 phường để xây dựng đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên nối tiếp từ Vành đai 2,5 đến Vành đai 3.

Trong tổng số các chuyến bay chậm, nguyên nhân chính là "tàu bay về muộn" (chiếm 55,5%), tiếp đến là lý do từ "hãng hàng không" với 32,5%, còn lại là các nguyên nhân khác.

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài khoảng 380 km được đặt mục tiêu khởi công trước năm 2030. Tuyến đường được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội liên vùng khi xây dựng xong và đi vào hoạt động.

Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội vừa điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú, quận Hà Đông, phục vụ thi công gói thầu số 4 dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Chủ tịch MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Phạm Thị Thanh Mai đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở một số khu dân cư của thành phố.

Chiều 14/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội và UBND thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”.