Những con phố nao nao nỗi nhớ...
Phố cổ Hà Nội, nơi mà từng chút rêu phong lặng lẽ nằm lại ở những ngách nhỏ nắng không rọi tới, nơi hàng ngày vẫn chật ních những người xe qua lại mà không lưu lại chút nào dấu chân của khách bộ hành...
Người Hà Nội vẫn tự hào về những con phố nao nao nỗi nhớ ấy, như một chút dư vị được chắt lọc, còn lắng lại của một thành phố đã vươn mình thay đổi quá nhanh.
Hà Nội, phố cổ, phải thật sự dùng cả trái tim để cảm nhận, mới thấy được vì sao người ta rung động rồi thì không cách nào dứt áo đi được.
Phố cổ vào ngày không nắng thật tuyệt vời. Du khách khắp nơi đổ về những dãy phố, đi thong dong và không thể không tạt vào các cửa hàng, các phòng tranh vô cùng ấn tượng với nhiều phong cách khác nhau.
Nhưng lẽ dĩ nhiên, phố cổ Hà Nội mang một nét rất riêng biệt của người Việt Nam, không thể hòa tan với bất kì nét đẹp của một nước nào khác trên thế giới. Là con phố Hàng Gai nhộn nhịp, là con phố Hàng Hòm yên bình êm ả, là phố Hàng Mã đủ màu sắc hình hài, là Hàng Bạc, Hàng Buồm nghiêng mình trước dòng chảy của thời gian…
Là ánh nắng vàng sóng sánh bên song cửa sổ, là nét trầm mặc cổ kính của những mái ngói cổ trên phố Hàng Bông, Hàng Đào, là hương hoa sữa ngào ngạt đầu phố đêm đêm, là nét duyên thầm dịu dàng của người con gái Hà Nội trong tà áo dài trước tháp Rùa nghiêng soi bóng cầu Thê Húc.
Người ta yêu Hà Nội, yêu hoài không chán, cũng có lẽ vì những con phố hàng trăm năm tuổi. Bạn có thể đạp xe chạy dọc khắp các con phố buổi sáng vẫn còn ngai ngái vị sương mai rồi tự thưởng cho mình một bát phở hoặc bát bún bò Huế ở Hàng Điếu hay Hàng Than.
Khu phố cổ Hà Nội, thường được gọi là “Hà Nội 36 phố phường”, là một quần thể kiến trúc độc đáo với những nét văn hóa ẩm thực riêng. Ẩm thực phố cổ Hà Nội là sự hòa hợp phong phú giữa các món ăn truyền thống Âu - Á, giữa phong cách sang trọng và phong cách bình dân vỉa hè.
Là bát bún thang đẹp mê hồn, mị vị giác, là chiếc xe tào phớ vẫn loong koong trong ngách nhỏ đầu thu, là tiếng rao bánh khúc vẫn cất lên đều đặn mỗi đêm đông lạnh buốt, là bát phở nóng bốc hơi nghi ngút mỗi sáng tinh sương.
Chẳng cần phải đi đâu xa, chỉ cần quanh quẩn ở các ngóc ngách phố cổ là có thể tha hồ khám phá ẩm thực, vị giác của người Hà Nội khó tính, cũng chính vì lẽ ấy, Hà Nội mùa nào thức nấy, chẳng lúc nào thiếu những món đồ ăn vặt vãnh nghe tên thì đơn giản là vậy, nhưng đã một lần thưởng thức thì chẳng thể nào quên.
Những gánh quà vặt trên những thúng hàng rong đã trở thành nét đẹp bình dị của Hà Nội, để hiểu được trong cái khuôn hình đơn sơ ấy chắt chiu toàn bộ những gì tinh túy và thanh khiết nhất của Hà Nội, nằm trong lòng phố cổ.
Phố cổ chật nhưng vẫn đủ bao dung rất nhiều người. Phố cổ hẹp, nhưng cũng đủ để gìn giữ thay Hà Nội cái chất nền không thể mất đi ấy.
Những con phố nhỏ hẹp, chật ních, những con ngõ lối đi chỉ vừa đúng cho một người chậm rãi lách vào, thế mà lại ẩn giấu những quán cafe hanh hao vị xưa cũ, nhấm nháp chút phong vị cổ kính cũng có thể khiến người ta hài lòng tựa lưng, tìm về hình ảnh Hà Nội từ những cuốn phim đã ố vàng vị thời gian.
Người Hà Nội vẫn nói đến Hà Nội là phải thưởng thức vị cafe phố cổ, vị cafe không nồng, nhưng chính không gian phố cổ sẽ khiến mọi người chật nêm xúc cảm.
Ai đó nói rằng, Hà Nội bé tí tẹo, nhưng dù có đi mỏi chân cũng không thể qua hết những con phố, ăn hết những món ngon, và nếm hết những vị nhàn nhạt nhưng sâu lắng.
Hơi thở của người Hà Nội, chính là hơi thở của những bước chân vang lên trong từng con ngách nhỏ, là tiếng những bản nhạc không lời lặng lẽ phát ra từ một căn gác nào đó đâu đây. Là những làn gió heo may se sắt ngày chuyển mùa, tự dưng vì một tiếng xuýt xoa nhè nhẹ mà cảm thấy trầm mặc.
Người ta vẫn nói, nhắc đến Hà Nội là phải nhắc đến phố cổ, bởi vì âu cũng là quy luật, trước khi yêu một cô gái, bạn phải yêu tâm hồn của cô ấy trước. Mà phố cổ thì là linh hồn của Hà Nội. Mọi người vẫn hối hả sống, phố cổ vẫn lặng im, như nhịp điệu của lối sống hiện đại không thể làm ảnh hưởng đến, như tiếng xe cộ và những âm thanh sinh hoạt ồn ào khác không thể chạm đến tận cùng những ngõ hẻm sâu nhất trong phố cổ.
Người dân phố cổ, có thể sống trong những căn nhà chật chội, vài ba thế hệ chung nhau những sinh hoạt ngày thường. Vẫn quen lối sống chậm rãi, vẫn quen thanh tao cái chất của Hà Nội. Là vài ba bông hoa mua từ gánh xe sáng sớm, là chiếc làn vẫn theo tay các bà, các cô đi chợ.
Hà Nội yên bình, nhưng cái nét yên bình chỉ có thể là vẻ yên bình trải dọc theo các con phố cổ, còn ra khỏi phố cổ, Hà Nội sẽ lại chóng mặt với những guồng quay của tiến trình phát triển.
Nhưng phố cổ thì vẫn vậy, trầm mặc đến nỗi chẳng gì có thể xâm phạm và phá đi cái vẻ cổ xưa đóng rễ ấy. Qua biết bao nhiêu thế hệ, vẫn kiên trì với cái nét già cỗi ấy, mà không có ý định ra đi. Đơn giản vì, những trầm mặc mông lung đã trở thành điều tuyệt diệu của cuộc sống này. Đến độ, có nhộn nhịp và tấp nập, vẫn cảm thấy yên bình, có xô bồ và nhốn nháo, nhưng lại là điểm tựa vững chắc. Tựa như ngả lòng vào những ấm áp đã ủ kỹ nghìn năm.
Cho tôi yêu thêm những con phố nghìn năm tuổi này, thêm một chút, một chút nữa thôi. Để gió mang hương hoa đọng lại, để nghe nốt bản dương cầm còn dang dở, để người nhớ người trong xao xuyến ưu tư.
Từ khóa:
Ý KIẾN
Sự quyến rũ của Hồ Gươm trong từng khoảnh khắc đã trở thành cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ. Trong số đó có nhà báo Hà Hồng, nguyên Trưởng ban Khoa Giáo của Báo Nhân dân, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Báo Nhân dân, một người con Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
Hoa ngâu - loài hoa đặc biệt bởi chẳng có cánh mà hoa cứ tròn như hạt, như nụ. Bởi vậy mà các cụ cao niên thường gọi là nụ ngâu, chứ không gọi là hoa ngâu. Những bông hoa nhỏ xíu và chúm chím như nụ cười duyên của nàng thôn nữ.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, làng Gạ (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) đã được phù sa của sông Hồng bồi đắp, bởi vậy, lúa nếp làng Gạ rất thơm, nấu xôi đặc biệt ngon. Nhắc đến xôi Phú Thượng là nhắc đến một chất xôi ngon, dẻo, hòa quyện với đỗ lạc và đến nay, làng nghề này vẫn giữ được nghề làm xôi truyền thống.
Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.
Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Trong tiết trời thu Hà Nội, một bát xôi chè là món quà tuyệt vời mà phố cổ Hà Nộidành tặng cho những tâm hồn lữ khách. Xôi chè không chỉ là món ăn, mà còn là một phần ký ức, là sợi dây kết nối giữa thực tại và quá khứ.
Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.
Tháng Mười về, mùa đông rồi cũng sẽ về, sự thay đổi tưởng như chỉ là quy luật ấy lại cho ta những khoảnh khắc xao lòng và lưu luyến với thu, khi mà đâu đó hương hoa sữa dịu dàng miên man trong gió, khi mà ngoài kia những con phố nhỏ thoáng bóng dáng ai đang nâng niu hít hà hương cốm hoặc trầm tư bên ly cà phê trong sương mai.
Lần đầu bước chân lên Hà Nội, có người đã tự hỏi: Không biết thành phố này có gì để người ta bám trụ nhiều đến thế? Xô bồ, khói bụi, ồn ào, đắt đỏ… dường như thành phố quá chật để ta có thể nới rộng tâm hồn. Rồi một ngày nào đó, nỗi lo vật chất sẽ cuốn đi mọi rung cảm tinh thần. Thủ đô liệu có phải chỉ dành cho những ai nhiều tiền, lắm của?
Sáng sớm nay có cơn gió đổi chiều thật đẹp. Là gió heo may. Gió heo may đã về loang trong tim ai đó từng vệt nhớ, nhớ niềm vui tươi mới của tuổi thơ trong ngày khai trường xa xưa.
Sớm nay bỗng có người thấy tâm hồn sao khác lạ, cứ lâng lâng một cảm giác yên lành. Ngập ngừng cảm nhận bước chân xa của mùa gần tới. Thấp thoáng trên phố, chị hàng cốm đi qua để lại tiếng rao nghe rất đỗi quen thuộc. Không biết có thu thì mới có cốm hay chính hương cốm gọi thu về cho Hà Nội.
Không biết tự bao giờ, khi nhắc tới mùa thu Hà Nội người ta nghĩ ngay tới một loài hoa với một mùi hương thật nồng nàn và rất đặc trưng - hoa sữa. Hoa sữa dường như đã trở thành một nét đẹp rất riêng của Hà Nội mà hiếm nơi nào có được.
Tháng 10 về rồi, hoa sữa đã thức dậy sau một năm dài chờ đợi, thu Hà Nội thực sự là đây. Những con phố đêm về lắng đọng trong sương và mùi thơm đã mãi là một phần của thành phố cổ kính.
Nếu Hà Nội của ban ngày là một thành phố năng động với sự hối hả, vội vã và xô bồ thì khi màn đêm buông xuống, các con phố lại gần như được trở về với những gì vốn có, tĩnh lặng, trầm mặc và cổ kính.
Lang thang phố bây giờ khó thư thả lắm. Đường mở ra, nhưng người đông, xe nhiều quá. Thèm được thấy học trò các lứa tuổi cắp sách đi bộ trên hè tới trường, đi bộ giẫm lên những hạt cây cơm nguội lách tách...
Hoa sữa, với thời thiếu nữ của tôi và bạn bè cùng trang lứa, nó chỉ là hình ảnh tưởng tượng ở trong nhạc và thơ. Đó là loài hoa giăng giăng cả miền tưởng tượng.
Có một cô gái dẫu chưa một lần đặt chân đến nhưng luôn đem lòng yêu mùa thu Hà Nội. Nghe có phần vô lý nhưng cảm xúc là một điều gì đó lạ lắm, không thể nào giải thích bằng lý trí.
Hà Nội đã vào thu với bao lời ước hẹn. Từng sắc màu, từng hương vị trên mỗi góc phố, mỗi con đường khi Hà Nội vào thu lại khiến cho lòng người nao nao, ngơ ngẩn nhớ về những kỷ niệm yêu thương ngày xưa cũ.
Khu tập thể số 5 Đinh Lễ từ lâu đã là điểm đến thân thuộc của bao người yêu sách. Nằm trên tầng 2 của một khu tập thể ẩn sâu trong ngõ số 5 phố Đinh Lễ, ít ai biết nhà sách Mão lại là nơi khởi phát đầu tiên để hình thành phố sách Đinh Lễ như ngày nay.
Có một người trở lại Hà Nội vào một chiều mùa hạ. Người ngồi ngắm phố mà lòng lại nhớ về những năm tháng cũ.
Liệu có phải sự trưởng thành của mỗi người dân nơi đất Việt đều gắn bó với ít nhất một dòng sông? Trong trái tim của một người, luôn có một dòng sông chở nặng phù sa, chở theo cả bao ký ức đầy thương nhớ.
Tôi được sinh ra trong một chiều mùa đông Hà Nội, thuộc thế hệ con cái cán bộ người miền Nam tập kết năm 1954. Theo ba má về quê hương nội ngoại ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975, tôi vẫn luôn dành một góc trái tim mình cho ký ức tuổi thơ Hà Nội.
Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nhớ về phố cổ với những mái ngói xô nghiêng, mang đậm dấu tích thời gian. Phố cổ được xem là cái nôi lưu giữ những gì cổ kính, hoài niệm một thời vẫn còn vẹn nguyên những nét trầm mặc theo dòng xoáy thời gian và chính điều này đã trở thành lý do thôi thúc nhiều lữ khách đến thăm nơi đây.
Hà Nội không phải nơi tôi sinh ra, không phải nơi tôi lớn lên, cũng không phải nơi tôi lập thân, gắn bó cuộc đời. Nhưng nếu ai đó hỏi tôi rằng, có yêu Hà Nội không, tôi sẽ không ngần ngại mà gật đầu.
Những khu tập thể cũ Trung Tự, A6 Giảng Võ, Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Nam Đồng... được xây dựng từ những năm 50-60 của thế kỷ trước là một phần thân thương của Hà Nội, là nơi lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ người dân Hà thành.
Phố cổ Hà Nội, nơi mà từng chút rêu phong lặng lẽ nằm lại ở những ngách nhỏ nắng không rọi tới, nơi hàng ngày vẫn chật ních những người xe qua lại mà không lưu lại chút nào dấu chân của khách bộ hành...
Cái lạnh, cái rét, cái nóng và mưa lũ đó có lẽ tôi chẳng bao giờ quên được. Nó khó quên, vì nó cứa vào da thịt mình, nó táp vào mặt mình, tê tái. Nó cũng chính là những mốc thời gian trong cuộc đời để người ta nhớ về. Nhớ về một thời gác trọ ở Thủ đô.
Hạ về, cũng là lúc những búp sen rũ bùn đứng dậy khoe sắc thắm, tỏa hương thanh khiết. Trên khắp đất nước mình ở đâu cũng có sen. Nhưng là người Hà Nội, tôi luôn yêu và tự hào về sen Hồ Tây.
Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói...
Đó là con phố được coi là đẹp nhất Thủ đô. Phố đẹp, cổ xưa mà lãng mạn. Phố đẹp, hiện đại mà hào hoa. Phố đẹp, ồn ã mà lắng đọng. Phố đẹp, hối hả mà trầm tư.
Ngày nay, phố Tạ Hiện được mệnh danh là “con phố không ngủ của Hà Nội”. Phố đã gắn liền với cuộc sống của người Hà Nội và níu chân du khách mỗi khi họ có dịp ghé qua khu phố cổ.
Ngồi ở ban công hướng mắt ra xung quanh, ngắm nhìn nhịp sống đều đặn từng ngày, lòng tôi vẫn nao nao nhớ một góc nhỏ yên bình.
Sáng hè thành phố, người đầy mồ hôi và bẹp dí xuống giường. Có người cố ngủ nướng cũng chẳng xong. Cái nóng hầm hập xuyên qua lớp tường dày, len lỏi vào từng tế bào trên cơ thể.
Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.
Đi giữa phố phường Hà Nội trong một chiều lá bay dày, nỗi nhớ ngày xưa chênh chao ùa về...
Với tôi, đó thực sự là những vườn hoa di động trên phố, là một nét rất Hà Nội của người Hà Nội. Và đôi lúc tôi tự hỏi nếu thành phố này vắng đi những vườn hoa đó thì không biết sẽ như thế nào?
Trong ký ức của một người xa Thủ đô, Hà Nội là những hàng cây xanh mát hai bên đường, những sạp báo, những bác xích lô ngồi đợi khách. Và nỗi nhớ Hà Nội đọng lại trong một ly trà ấm nóng, phảng phất khói bay trong một chiều hoàng hôn.
Đối với những người xa Hà Nội, hương hoa sữa của mùa thu là mùi hương của tình yêu, là ký ức yêu dấu mà họ sẽ mang theo suốt cuộc đời. Người đi xa nhớ da diết mùa thu Hà Nội, bởi mùa thu gọi họ sống chậm lại để yêu thương.
Có những bức ảnh lưu lại một khoảnh khắc khiến bạn bỗng thấy phố thật gần, thật thân thiết.
Cả ngàn năm người dân nước Việt lắng nghe tiếng gà trong đêm để biết nhịp thời gian, chia tiếng gà trong đêm thành những canh gà, để rồi dựa vào đó giữ thói quen thức sớm dậy khuya, bán buôn, đồng áng. Và ngay cả những mối tình thấm đẫm nước mắt, đẫm màu lãng mạn, cũng lấy canh gà làm thời khắc hò hẹn cùng nhau.
Gần 20 tên phố Hàng của Thăng Long - Hà Nội những trăm năm xưa đã biến mất trong biến thiên thời cuộc.
Đâu đó có những góc nhỏ mơ hồ thời gian, lâu lâu lại rộn lên câu chuyện cũ. Có thể là xa xôi với những người vội bước qua không kịp để ý. Nhưng vẫn là đau đáu trong những ai còn nặng lòng trước nhịp đổi thay phố phường.
Người Việt dù đi đâu cũng chỉ muốn trở về quê hương, nhất là khi đã có tuổi. Đến lúc nằm xuống vẫn khắc khoải nỗi nhớ quê, mong được trở về lòng đất quê, bởi dường như trên quê hương, ta mới là ta...
Bây giờ bố tôi tám mươi, đời sống dễ chịu hơn trước nhiều, nhưng thỉnh thoảng lại không được vui, lại nghĩ cái điều "giá như" cho những năm cuối đời ông bà ở Hàng Mành.
Hà Nội có nhiều quán ăn mang đặc trưng ẩm thực của nhiều vùng miền. Chỉ cần bạn dạo qua những con phố có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn nổi tiếng của mỗi địa phương.
0