Những dấu mốc chinh phục không gian vĩ đại của nhân loại

Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học và giấc mơ chinh phục không gian, con người đã có thể bước đi trên Mặt Trăng và giờ đây những mẫu vật ở phần xa nhất của hành tinh này cũng đã được tàu vũ trụ mang trở về Trái Đất để nghiên cứu.

55 năm con người đặt chân lên Mặt Trăng

Kể từ năm 1959, khi con người lần đầu tiên gửi tàu thăm dò vũ trụ lên Mặt Trăng, thì hành tinh cách Trái Đất hơn 384.000 km đã bắt đầu trở nên quen thuộc với chúng ta. Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học và giấc mơ chinh phục không gian, thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong nghiên cứu về hành tinh này.

Năm 1959, Liên Xô đã phóng tàu thăm dò Luna 1, vệ tinh thám hiểm Mặt Trăng đầu tiên trên thế giới. Sau khi bay vượt hơn 6.000 km so với bề mặt Mặt Trăng, Luna 1 trở thành tàu thăm dò đầu tiên tới hành tinh này. Các sứ mệnh tiếp theo là tàu Luna 2 và 3 cũng hoàn thành chuyến hạ cánh đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng và ghi lại những hình ảnh về phía xa chưa từng thấy của "chị Hằng".

Một thập kỷ sau, sứ mệnh lịch sử Apollo 11 do Mỹ dẫn đầu đã minh chứng cho sức mạnh của nhân loại trong việc chinh phục vũ trụ. Tàu Apollo 11 là sứ mệnh không gian có người lái thứ 5 và cũng là sứ mệnh vô cùng đặc biệt của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Phi công Buzz Aldrin của tàu Apollo 11 đặt bước chân trên Mặt Trăng. Ảnh: NASA.

Tàu được phóng lên bằng tên lửa đẩy Saturn V từ Trung tâm vũ trụ Kennedy, bang Florida) vào ngày 16/7/1969. Ba nhà du hành vũ trụ Mỹ là Neil Armstrong, Buzz Aldrin cùng Michael Collins thực hiện trọng trách đưa Apollo 11 đến Mặt Trăng an toàn. Với sứ mệnh Apollo 11, Mỹ là quốc gia thành công trong việc đưa người lên Mặt Trăng.

Khi đã đi vào quỹ đạo của hành tinh, các phi hành gia điều khiển mô đun tiếp cận và hạ cánh tại khu vực Biển tĩnh lặng trên Mặt Trăng vào ngày 20/7 giờ địa phương (tức ngày 21/7 theo giờ GMT). Chuyến bay lịch sử này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Mỹ và cộng đồng thế giới. Gần 1/5 dân số thế giới đã nghỉ làm hoặc bất chấp giấc ngủ để theo dõi chuyến thám hiểm Mặt Trăng đầu tiên của phi hành gia vào lúc 2h52 sáng GMT ngày 21 tháng 7 năm 1969.

Với tư cách là chỉ huy của sứ mệnh Apollo 11, Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Khi bước lên bề mặt hành tinh xa lạ, Armstrong nói: “Đó là một bước đi nhỏ bé của con người, nhưng là một bước tiến vĩ đại của nhân loại.”

Phi hành đoàn Apollo 11 từ trái qua phải: Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin. Ảnh: NASA.

19 phút sau, nhà du hành Aldrin tham gia cùng ông và cả hai đã dành khoảng hai tiếng rưỡi để khám phá địa điểm mà họ đặt tên là Tranquility Base. Armstrong và Aldrin thu thập 21,5 kg vật chất Mặt Trăng và mang về Trái Đất trong khi phi công Michael Collins bay vòng quay quỹ đạo trên mô đun Chỉ huy Columbia.

Hai phi hành gia ở lại trên bề mặt trong 21 giờ 36 phút trước khi cất cánh để ghép nối lại với Columbia. Sau chuyến bay lịch sử, tới nay đã có 12 nhà du hành vũ trụ và đều mang quốc tịch Mỹ đã bước đi trên bề mặt Mặt Trăng. Những bước tiến trong vũ trụ đưa Mỹ trở thành siêu cường không gian. Hiện quốc gia này đang sở hữu số lượng vệ tinh quay nhiều nhất với 2.804 vệ tinh quanh Trái Đất, chiếm hơn một nửa tổng số vệ tinh không gian đang ở trên quỹ đạo.

Trung Quốc: tàu Hằng Nga 6 thu thập mẫu vật Mặt Trăng

Kể từ khi các phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong, Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, nhân loại tiếp tục thực hiện nhiều chuyến thám hiểm đến đó để tiến hành nghiên cứu, thu thập mẫu vật.

Các cường quốc về không gian đều xem Mặt Trăng như một mục tiêu chinh phục để thể hiện sức mạnh về công nghệ và khả năng khám phá không gian của mình. Ấn Độ, Nhật Bản cũng đã thành công khi ghi lên trong danh sách các quốc gia chinh phục Mặt Trăng.

Trong khi đó, Trung Quốc đánh dấu thành công vượt bậc trong sứ mệnh này khi tàu Hằng Nga 6 hoàn thành nhiệm vụ thu thập mẫu vật từ mặt tối của Mặt Trăng thuộc phần địa hình khó khăn, chưa từng được khám phá.

Tàu Hằng Nga 6 của Trung Quốc hạ cánh xuống vùng tối của Mặt trăng ngày 2/6/2024. Ảnh: Xinhua.

Năm 2003, Trung Quốc trở thành nước thứ ba, sau Liên Xô và Mỹ, thực hiện sứ mệnh không gian có người lái đầu tiên. Nước này tiếp tục đặt mục tiêu vào một cuộc phiêu lưu lớn hơn là sứ mệnh khám phá Mặt Trăng.

Vào ngày 25/6 vừa qua, tàu thăm dò Hằng Nga 6 đã làm nên kỳ tích với việc mang trở về hơn 1.935 gram mẫu vật có giá trị từ vùng tối của Mặt Trăng. Việc thu thập mẫu vật từ Mặt Trăng đã khó, nhưng thu thập mẫu vật từ vùng tối của Mặt Trăng còn khó hơn gấp bội vì khu vực này luôn hướng ra xa Trái Đất, khiến việc liên lạc trở nên khó khăn.

Trước đó, chưa có một cơ quan nào thực hiện thành công nhiệm vụ này trước đây. Các mẫu vật đã được đưa đến Bắc Kinh và được Cục Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc bàn giao cho Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc trong một buổi lễ đặc biệt. Chúng sẽ được cất giữ cẩn thận trước khi trải qua quá trình phân tích và nghiên cứu sâu rộng.

Tàu Hằng Nga 6 mang mẫu vật ở vùng tối Mặt trăng về Trái đất ngày 25/6/2024. Ảnh: Xinhua.

Cuộc kiểm tra ban đầu về mẫu vật trong thùng chứa kín này cho thấy có sự khác biệt đáng kể so với các mẫu đất ở vùng sáng của Mặt Trăng do tàu Hằng Nga 5 mang về vào tháng 12 năm 2020. Đất ở phần sáng của Mặt Trăng được mô tả là mịn và xốp, trong khi các mẫu ở mặt tối nhỏ hơn. Thông tin này tạo ra sự phấn khích đáng kể cho các nhà khoa học và làm dấy lên hy vọng về những khám phá mới tiềm năng trong giai đoạn phân tích sắp tới.

Tàu thăm dò Hằng Nga 6, bao gồm một tàu quỹ đạo, một tàu đổ bộ, một tàu bay lên và một tàu quay trở lại, đã được phóng vào ngày 3 tháng 5. Nó bắt đầu công việc lấy mẫu quan trọng sau khi chạm xuống khu vực hạ cánh Mặt Trăng được chỉ định ở Lưu vực Nam Cực - Aitken (SPA) vào ngày 2 tháng 6.

Sứ mệnh tàu thăm dò mặt trăng Hằng Nga 6 của Trung Quốc không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hoạt động thám hiểm không gian mà còn nêu bật tinh thần hợp tác quốc tế.

Đây là một thành tích đáng chú ý. Và cũng là một minh chứng tuyệt vời về sự hợp tác quốc tế trong các vấn đề không gian. Tôi được biết sứ mệnh tàu Hằng Nga 6 có sự tham gia của các nhà khoa học của Italia, Pháp, Pakistan và Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Các mẫu vật Mặt Trăng có giá trị cũng sẽ được chia sẻ với các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới.

Ông Stephane Dujarric - Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Các chuyên gia tin rằng việc nghiên cứu các mẫu sẽ nâng cao hiểu biết về sự hình thành của Trái Đất, Mặt Trăng và Hệ Mặt Trời, đồng thời có thể thúc đẩy nỗ lực tìm hiểu cách sử dụng tài nguyên trên Mặt Trăng để khám phá không gian trong tương lai.

Không chỉ khám phá Mặt Trăng, Trung Quốc còn thực hiện nhiều dự án không gian khác.

Ngày 19/7, nước này đã phóng thành công một vệ tinh Gaofen-1105 quan sát Trái Đất vào vũ trụ từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, phía Bắc Trung Quốc.

Vệ tinh này sẽ phục vụ nhiều chức năng quan trọng bao gồm khảo sát đất đai quốc gia, quy hoạch đô thị, xác minh quyền sử dụng đất, quy hoạch mạng lưới đường bộ, ước tính năng suất cây trồng và nỗ lực ứng phó với thiên tai.

Trung Quốc phóng thành công một vệ tinh Gaofen-1105 quan sát Trái Đất vào vũ trụ từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, phía Bắc Trung Quốc ngày 19/7//2024. Ảnh: Space news.

Khát vọng chinh phục vũ trụ đã thúc đẩy Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới chinh phục Mặt Trăng và là quốc gia đầu tiên đặt chân tới cực Nam của hành tinh này. Theo đánh giá của các chuyên gia, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của nước này ngoài lợi ích về khoa học còn có chi phí rẻ hơn bất kỳ sứ mệnh Mặt Trăng nào, chỉ khoảng 74 triệu USD.

Gần đây nhất, vào ngày 20/1 vừa qua, với việc phóng thành công tàu SLIM xuống bề mặt Mặt Trăng, Nhật Bản cũng chính thức ghi tên mình vào danh sách quốc gia thứ năm trong lịch sử đặt chân được tới hành tinh này.

Vào ngày 4 tháng 10 năm 1957, vệ tinh Sputnik 1 trở thành vật thể đầu tiên được con người đưa vào vũ trụ. Sự kiện khám phá không gian mang tính lịch sử đầu tiên này đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chạy đua về mặt khoa học.

Rác vũ trụ - bài toán cần giải quyết  

Việc chạy đua khám phá không gian giúp con người mở mang kiến thức về vũ trụ bao la, nhưng quá trình này cũng gây ra một hiện tượng đáng lo ngại là ô nhiễm không gian.

Các mảnh rác vụ vũ trụ trôi nổi trên quỹ đạo có thể gây ra những vụ va chạm lớn làm hỏng các vệ tinh, tàu vũ trụ, ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống liên lạc trên Trái Đất. Hiện nay nhiều công ty trên thế giới đang tìm cách dọn rác vũ trụ bằng những công nghệ hiện đại, trong đó có công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Hàng ngàn vụ phóng đã diễn ra kể từ sau vụ phóng vệ tinh Sputnik 1. Rất nhiều sứ mệnh, mỗi sứ mệnh ở quy mô riêng đã tạo ra vô số rác thải trên vũ trụ.

Nếu chỉ tính riêng số lượng vệ tinh Starlink của Space X hiện đang hoạt động trong không gian thì đã có tới hơn 6.000 vệ tinh được đưa vào quỹ đạo trong 5 năm qua. Space X đã lên kế hoạch để đưa hơn 40.000 vệ tinh vào quỹ đạo. Chỉ con số đó thôi đã cho thấy lượng rác khổng lồ.

Ông Declan Lynch - Giám đốc doanh thu của Privateer.

Các mảnh vụn không gian, bao gồm chủ yếu là các vệ tinh không còn tồn tại, các tầng tên lửa đã qua sử dụng và các mảnh vỡ từ các sự kiện va chạm và tan rã, quay quanh Trái Đất với tốc độ hơn 27.000 km/giờ.

Các mảnh vụn không gian dù nhỏ nhất cũng có thể gây ra mối đe dọa đáng kể đối với Trạm Vũ trụ Quốc tế và các vệ tinh đang hoạt động, nhiều vệ tinh trong số đó rất quan trọng đối với các hệ thống hiện đại trên Trái Đất, như thông tin liên lạc.

Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia của Pháp giải thích cho điều này bằng một ví dụ. Một quả bóng kim loại có đường kính chỉ 1 mm được phóng vào vũ trụ với tốc độ 10 km/h thì tương đương với một quả bóng bi sắt được ném với tốc độ 100 km/h dưới mặt đất.

Các mảnh vụn không gian, bao gồm chủ yếu là các vệ tinh không còn tồn tại, các tầng tên lửa đã qua sử dụng và các mảnh vỡ từ các sự kiện va chạm và tan rã, quay quanh Trái Đất với tốc độ hơn 27.000 km/giờ. Ảnh: AFP.

Những mảnh vụn lớn hơn lại có thể gây rắc rối nếu chúng quay trở lại bầu khí quyển. Mặc dù xác suất một vật thể từ không gian đâm vào khu vực đông dân cư là thấp nhưng nó vẫn tồn tại.

Ngày 8/3/2021, một mảnh vỡ không gian rơi vào một nhà dân ở Naples, bang Florida (Mỹ), xé toạc ngôi nhà hai tầng và suýt rơi trúng con trai của chủ nhà Alejandro Otero. Và sau ba năm nghiên cứu và phân tích vụ việc, ngày 17/4/2024, NASA chính thức xác nhận mảnh rác vũ trụ này rơi từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Các nước đã đưa ra nhiều dự án làm sạch không gian như lắp đặt một robot bắt giữ các vật thể không gian gây ô nhiễm hay tạo ra một hệ thống lưới, giống như lưới đánh cá, có thể được triển khai từ xa xung quanh các mảnh vụn đang di chuyển để kiểm soát hành trình của chúng.

Và ý tưởng thậm chí còn khéo léo hơn nhằm hạn chế nguy cơ mảnh vụn rơi xuống Trái Đất như thiết kế các vệ tinh phải đủ mạnh để đảm bảo thời gian hoạt động và đủ mỏng manh để tự bị phá hủy khi quay trở lại Trái Đất.

Mảnh vỡ không gian rơi xuống ngôi nhà ở bang Florida (Mỹ). Ảnh: X.

Mới đây, Privateer, một công ty khởi nghiệp của Mỹ lại tìm cách giải quyết vấn đề rác vũ trụ bằng hệ thống theo dõi công nghệ trí tuệ nhân tạo. Hệ thống này nhằm cảnh báo những người vận hành vệ tinh trước một vụ va chạm có thể tạo ra nhiều mảnh vỡ hơn nữa.

Privateer sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, như Bộ chỉ huy Không gian Mỹ và các nhà khai thác vệ tinh khác. Nền tảng của Privateer, được gọi là Wayfinder có thể theo dõi hơn 35.000 vật thể trên quỹ đạo. Số lượng này chỉ bao gồm các vật thể lớn hơn 10 cm, còn những vật thể nhỏ hơn không thể quan sát được từ Trái Đất.

Hệ thống của Privateer được ví như kiểm soát không lưu trên Trái Đất. Và nó ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà khai thác vệ tinh do chưa có tiêu chuẩn quốc tế nào về kiểm soát lưu lượng giao thông ngày càng tăng trên quỹ đạo.

Privateer đầu tư vào dữ liệu quan sát Trái Đất, được thu thập thông qua công nghệ viễn thám dành cho những khách hàng quan tâm đến mô hình môi trường, biến đổi khí hậu hoặc thậm chí cả chuỗi cung ứng.

Công ty khởi nghiệp muốn cung cấp dữ liệu theo dõi của mình cho các nhà khai thác vệ tinh, các cơ quan vũ trụ quốc tế và cộng đồng khoa học trên toàn thế giới. Động thái này là minh chứng cho niềm tin của Privateer vào việc hợp tác và chia sẻ dữ liệu như những thành phần chính trong việc chống lại thách thức rác vũ trụ.

Dù mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại song cuộc đua không gian cũng làm nảy sinh những bất cập và cả những sự không công bằng. Điều này đòi hỏi quốc tế sớm đưa ra những quy định chung có tính ràng buộc pháp lý về kiểm soát không gian.

User
Ý KIẾN

Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.

Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.

Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.

Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ được dư luận quốc tế nhìn nhận như một thách thức mới cho quan hệ Mỹ - Trung, vốn đã trải qua nhiều sóng gió trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.

Trong bối cảnh các thảm họa thiên nhiên gia tăng nhanh chóng và lượng khí nhà kính đang ở mức cao nhất mọi thời đại, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu lần thứ 29 của Liên hợp quốc (COP29) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các hành động bảo vệ môi trường mạnh mẽ hơn trên toàn cầu.

Ngày 14/11, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghzi đã gặp Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tại Tehran để thảo luận chi tiết về chương trình hạt nhân của Iran trong bối cảnh diễn biến quốc tế bị chi phối bởi việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng.

Việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống được dự đoán sẽ tác động đến chính trị toàn cầu, đặc biệt là đối với Trung Đông. Câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền sắp tới của ông Donald Trump có thể tháo ngòi nổ Trung Đông và lập lại hòa bình trong khu vực?

Theo nhận định của giới chuyên gia, nguyên nhân khiến giá đồng Bitcoin tăng chóng mặt là do các nhà đầu tư mong đợi về một môi trường tài chính cởi mở hơn với tiền kỹ thuật số dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Chiến thắng áp đảo của Tổng thống đắc cử Donald Trump đánh dấu một chiến thắng lớn cho tỷ phú Elon Musk, người đã chi ít nhất 119 triệu đô la cho một nhóm ủng hộ ứng viên của Đảng Cộng hòa.

Liên minh cầm quyền tại Đức đã sụp đổ, kinh tế trì trệ, cùng với căng thẳng địa chính trị và áp lực bên ngoài có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Âu vào giai đoạn bất ổn. Nước Đức đang ở thời điểm bước ngoặt cho những cải cách và đổi mới để mạnh mẽ vươn lên.

Trong gần ba năm diễn ra xung đột Nga - Ukraine, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã cung cấp hàng chục tỷ USD viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine và luôn khẳng định rằng sẽ sát cánh cùng Kiev cho đến chừng nào có thể. Tuy nhiên, sự trở lại của cựu Tổng thống Donald Trump khiến nhiều người đặt câu hỏi ông sẽ giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine như thế nào?

Trung Quốc là điểm dừng chân đầu tiên ở nước ngoài của Tổng thống Indonesia kể từ khi nhậm chức cách đây ba tuần. Trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào thứ Bảy, ông cam kết duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.

Du lịch được xác định là ngành mũi nhọn, đóng góp lớn cho nhiều nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển du lịch mà không làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và cuộc sống của người dân địa phương là điều cần được chú trọng. Nhiều quốc gia đã nhận thấy rằng, gắn phát triển du lịch với bảo tồn và hài hòa lợi ích của người dân là yêu cầu cấp thiết hiện nay để có thể phát triển một nền du lịch bền vững.

Thủ tướng Israel Netanyahu mới đây đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, cho thấy mức độ chia rẽ nghiêm trọng trong nội các Israel. Động thái này cũng khiến cho những hy vọng về việc đạt được một lệnh ngừng bắn với Hamas và đưa các con tin trở về nhà ngày càng xa vời.

Chỉ một ngày sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hôm 5/11, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhóm họp tại Budapest, Hungary, để bàn về đối sách với nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump.

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua đã đưa ông trở lại Nhà Trắng, nhưng cả đồng minh và những người chỉ trích ông đều nói rằng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông sẽ rất khác biệt so với lần đầu tiên.

Cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 của Mỹ đã kết thúc nhanh chóng và ít kịch tính hơn nhiều so với diễn biến chiến dịch tranh cử suốt mấy tháng qua. Donald Trump đã giành chiến thắng áp đảo với 312 phiếu đại cử tri. Đâu là lý do làm nên chiến thắng vang dội của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng lần này?

Israel tuyên bố chấm dứt hợp tác với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA). Động thái được cho là sẽ làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo vốn đã rất tồi tệ ở Dải Gaza nói riêng và nhiều khu vực khác ở Trung Đông nói chung.

Tổng thống Hàn Quốc ông Yoon Suk-yeol cho biết Hàn Quốc không loại trừ khả năng trực tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, sau khi Triều Tiên triển khai quân đội hỗ trợ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.

Ông Trump là Tổng thống thứ hai trong lịch sử nước Mỹ phục vụ các nhiệm kỳ không liên tiếp. Người đầu tiên từng làm được điều này là ông Grover Cleveland, với hai nhiệm kỳ tại Nhà Trắng từ năm 1885 - 1889 và 1893 - 1897. Trong hơn hai thế kỷ qua, Mỹ đã trải qua 46 đời Tổng thống với những điều đặc biệt, kỳ lạ và thú vị.

Donald Trump bắt đầu trở lại sự nghiệp chính trị của mình khi nhiều người trong chính đảng của ông muốn ông ra đi.

Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ, với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant sau nhiều tháng xung đột về chính trị trong nước và các cuộc chiến tranh của Israel.

Kamala Harris được dự đoán trở thành người kế nhiệm của đảng Dân chủ sau tuyên bố rút lui của ông Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Bà là người phụ nữ da màu gốc Á đầu tiên lên làm Phó Tổng thống. Với sự ủng hộ của ông Biden hiện tại, bất chấp những rào cản vô hình, Harris có tiềm năng trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.

Các mối đe dọa can thiệp vào chính trường Mỹ trước cuộc bầu cử đang gia tăng cả về cường độ và mức độ, đúng như dự báo của các quan chức tình báo và các nhà phân tích an ninh. Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các mối đe dọa này tiềm ẩn nguy cơ kích động các cuộc biểu tình bạo lực sau ngày bầu cử 5/11.

Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, người nhập cư tại Mỹ và những người di cư đang muốn vào Mỹ đều có những lo lắng riêng về kịch bản có thể xảy ra nếu ông Trump hay bà Harris đắc cử.

Tập đoàn McDonald's sở hữu chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh đa quốc gia lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với vụ bê bối tồi tệ sau vụ viêc một món ăn phổ biến nhất trong thực đơn của McDonald's nhiễm vi khuẩn E.coli khiến 1 người thiệt mạng, 90 người nhiễm khuẩn.

Một trong những điểm yếu lớn nhất của Tổng thống thứ 46 của Mỹ là "không có khả năng quảng bá những thành tựu của mình". Nhưng các nhà sử học "có thể vẫn công tâm và đánh giá cao ông về sự phục hồi kinh tế hậu Covid".

Báo chí Mỹ mới đây đưa tin Iran đang chuẩn bị tấn công Israel, có thể là trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11, nhằm trả đũa vụ Israel tiến hành chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào hàng loạt mục tiêu quân sự của Iran hôm 26/10.

Vài ngày trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ, cuộc so găng giữa ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris vẫn hết sức gay cấn. Hầu hết, các chuyên gia nhận định đây là cuộc bầu cử khó dự đoán nhất lịch sử nước Mỹ, mọi kịch bản sẽ không loại trừ trong cuộc bỏ phiếu ngày 5/11 tới.

Gần 200 người đã thiệt mạng trong trận lũ quét ở vùng Valencia, miền Đông Tây Ban Nha. Trận lũ lụt chết người nhất ở Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ là một lời nhắc nhở đau thương rằng châu Âu chưa chuẩn bị đối phó với hậu quả của bầu khí quyển quá nóng.

Cuộc bầu cử Quốc hội Gruzia đã kết thúc với chiến thắng thuyết phục thuộc về đảng Giấc mơ Gruzia cầm quyền. Phe đối lập dựa vào sự ủng hộ của bên ngoài, không công nhận kết quả bầu cử và cố gắng tìm cách lật ngược kết quả thông qua các cuộc biểu tình và khiêu khích sử dụng vũ lực. Những diễn biến này giống với những cuộc cách mạng màu của những năm trước.

Ngày 31/10, Triều Tiên xác nhận đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Đây là vụ phóng thử ICBM đầu tiên sau gần một năm, cho thấy khả năng tấn công hạt nhân tầm xa tiềm tàng của nước này.

Từ một tỉ phú, ngôi sao truyền hình, ngày 20/1/2017, ông Donald Trump đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Trong nhiệm kỳ 4 năm của mình, ông trở thành vị Tổng thống gây nhiều tranh cãi. Dù sẽ còn mất nhiều năm lẫn nhiều giấy mực để các nhà sử học và báo chí nhận định về nhiệm kỳ của ông, nhưng những dấu ấn mà ông tạo ra có lẽ sẽ còn lưu lại rất lâu.

Trong bối cảnh rủi ro địa chính trị gia tăng mạnh tại khu vực Trung Đông, các nhà phân tích cảnh báo hậu quả kinh tế của kịch bản xung đột lan rộng là rất nghiêm trọng.

Trong chặng đua nước rút vào Nhà Trắng, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump tích cực tiến hành các cuộc vận động ở các bang quan trọng, hay còn gọi là bang chiến địa. Đặc biệt, một nhóm đối tượng cử tri mà cả hai ứng cử viên đều muốn hướng tới là cử tri da màu.

Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump cam kết thúc đẩy một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng với trọng tâm là áp dụng mức thuế quan toàn diện đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Tờ Wall Street Journal nhận định, nhiệm kỳ thứ hai của chính trị gia 78 tuổi này ở Nhà Trắng sẽ khiến mức thuế quan của Mỹ lên cao nhất lịch sử và thương mại toàn cầu sẽ thay đổi một cách căn bản.

Có thể có nhiều lời giải thích cho thất bại của ông Trump, nhưng có một số nguyên nhân đã trở nên rõ ràng.

Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng 2024, hai ứng viên Tổng thống Mỹ là cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đang nỗ lực không ngừng để giành được lá phiếu tại các bang chiến địa. Đây được xem là mùa bầu cử kịch tính nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ với kết quả được dự báo sẽ rất sít sao giữa hai ứng cử viên.

Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Shigeru Ishiba và đối tác liên minh Komeito đã mất đa số ngế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử hôm 27/10. Điều này sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh kéo dài, đồng thời cũng dẫn đến sự chia sẻ quyền lực gây bất ổn trong Chính phủ Nhật Bản.

Trong lịch trình bầu cử sơ bộ ở Mỹ, Siêu thứ ba hay Thứ ba trọng đại (Super Tuesday) thông thường được dùng để chỉ ngày thứ ba đầu tiên của tháng hai hay tháng ba của năm Bầu cử tổng thống, khi mà nhiều tiểu bang tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn ra đại biểu đến dự đại hội đảng toàn quốc chọn ứng cử viên tranh cử tổng thống.

Khoa học đã chứng minh, để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo vệ hành tinh Trái đất, nhiệt độ toàn cầu cần được giới hạn ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Để đạt được các mục tiêu khí hậu quốc tế, các chính phủ không chỉ cần đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo mà còn phải thúc đẩy việc áp dụng nhiên liệu sinh học bền vững, khí sinh học, hydro và nhiên liệu điện tử.

Ukraine đang phải đối diện với tình thế ảm đạm khi Nga đang đạt những bước tiến lớn trên chiến trường miền Đông. Tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn khi mùa đông đến. Cả giới chức Ukraine và Cơ quan Năng lượng Quốc tế đều cảnh báo Kiev sắp phải trải qua một mùa đông khắc nghiệt nhất trong lịch sử hiện đại, khi có tới 80% cơ sở năng lượng, bao gồm các nhà máy điện chạy bằng than và thủy điện, đã bị hư hại hoặc bị phá hủy.

Đa dạng sinh học có ý nghĩa sống còn đối với các hệ sinh thái trên Trái đất, cũng như với đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, cộng đồng. Tuy nhiên, tình trạng suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra ở tốc độ chóng mặt.