Những gia đình vỡ mộng khi sang xứ người định cư

Từng hét lên vì vui sướng khi được sang Pháp định cư cùng chồng, chị Thuận (Hà Nội) sầu não tới mức phải về nước chỉ sau một năm.

Ba năm trước, khi sang thăm chồng lúc anh học tiến sĩ ở châu Âu, chị Thuận (Hoàn Kiếm, Hà Nội) từng ao ước có ngày cả nhà được sống ở đất nước đó. Vì thế, lúc chồng xin được việc làm và nói sẽ đón vợ con sang Pháp định cư, chị gật đầu ngay. 

 

"Thành thật mà nói thì khi ấy tôi hơi tiếc vì đang có việc tốt lương cao. Nhưng nghĩ sang bên kia lối sống văn minh, vợ chồng đoàn tụ, con cái được hưởng nền giáo dục tiên tiến nên quyết đi rất nhanh", người phụ nữ 38 tuổi nhớ lại. 

 

Nhưng cuộc sống xứ người không màu hồng như chị tưởng. Chồng ngày ngày đi làm, con cũng đi học, chị lủi thủi ở nhà một mình. Vào mùa đông, xung quanh tuyết trắng xóa thì chị càng thấy cô quạnh. Dù có tiếng Anh khá, nhưng sau vài khóa học tiếng Pháp, chị vẫn không thể hiểu người bản địa nói chuyện nên chẳng dám giao tiếp với ai. Bằng cấp trong nước vô giá trị, ngôn ngữ kém, chị muốn tìm việc để đi làm cho đỡ buồn và chia bớt gánh nặng kinh tế cho chồng nhưng không được.

 

Càng ngày, chị càng cảm thấy mình lạc lõng. Chồng chị đang thời điểm phải nỗ lực hết sức để khẳng định bản thân ở môi trường mới nên cũng không có nhiều thời gian cho vợ. Đến khi thấy chị thường xuyên đến bữa đếm từng hạt cơm, giữa đêm ngồi dậy khóc tu tu, anh mới giật mình. Chị Thuận được chồng đưa về nước điều trị trầm cảm và đến bây giờ hai vợ chồng vẫn mỗi người một nơi. "Tôi không muốn xa chồng nhưng cũng chẳng muốn sang đó nữa", chị Thuận bày tỏ. 

Thạc sĩ Lã Linh Nga, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý - giáo dục (Hà Nội) cho biết, nhiều người lớn khi ra nước ngoài, dù là những nơi được cho là văn minh, đáng sống, để làm việc hoặc định cư, đã bị sốc, thậm chí trầm cảm, nhất là giai đoạn đầu. Có thể do họ chưa chuẩn bị kỹ hoặc vốn có khả năng thích ứng không tốt - như có người dễ cảm, sốt khi thời tiết thay đổi trong khi những người khác vẫn khỏe mạnh.  

 

Tuy nhiên, hầu như số đông khi mới xa xứ đều gặp ít nhiều khó khăn. Khi đến xã hội giàu có và văn minh, nhiều người lại cảm thấy lạc lõng bởi họ thiếu các mối liên kết với những người xung quanh. Ngoài ra, rào cản về ngôn ngữ, văn hóa cũng dễ khiến họ cảm thấy lo lắng, bất an. 

 

Một vấn đề khác là nhiều người khi qua các nước phát triển hơn mặc nhiên coi đó là mảnh đất hứa mà không lường trước rất nhiều thách thức đang đợi, nên họ dễ thất vọng, nản lòng. Hơn nữa, với nhiều người Việt, tình yêu quê hương, sự gắn bó ruột thịt rất sâu đậm, khiến việc ra nước ngoài sống có thể trở thành một thử thách lớn. Hơn nữa, khi định cư ở một nơi mà mọi sở thích, thú vui thường ngày bị cắt hết, người ta càng dễ cảm thấy bí bách, cô lập. 

 

Trường hợp một bác sĩ từng tư vấn tại trung tâm của bà Linh Nga 4 năm trước là một điển hình. 

 

Anh tên Thành, 43 tuổi, công tác tại một tổ chức y tế quốc tế. Do xuất sắc khi làm việc trong nước, anh được cử sang làm đại diện tại Singapore. Ở đây, anh có nhà ngay, con cái được đi học trường tốt ngay gần đó. Thấy tương lai rộng mở, vợ anh Thành quyết định bỏ việc giảng viên trong nước để sang sinh sống hẳn cùng chồng. Tuy nhiên, chưa đầy năm sau, cả nhà ai cũng chỉ muốn quay về.

 

"Bình thường gia đình tôi vốn thích giao lưu, rất hay tụ tập với bạn bè, họ hàng. Nhưng sang đó, chúng tôi cả ngày chỉ quanh quẩn đi từ 'chiếc hộp' nọ sang 'chiếc hộp' kia vì nhà, cơ quan, trường học là các khối san sát... Lúc nào cũng chỉ có vợ chồng con cái lủi thủi với nhau", anh Thành kể. 

 

Bản thân anh, khi đến cơ quan mới luôn cảm giác căng thẳng, lo âu, thậm chí cứ nhìn thấy sếp tổng là xây xẩm, buồn nôn, không thể làm nổi việc gì. Anh đã nghĩ tới việc xin nghỉ, quay về nước nhưng lại tiếc và biết vị trí của mình rất quan trọng, phải mất 6 tháng mới có thể tìm được người thay thế. Càng nghĩ, anh càng cảm thấy bí bách, mệt mỏi tới mức mất ngủ triền miên. 

 

Sau một lần về nước đến tư vấn chuyên gia tâm lý và bàn bạc cùng vợ, anh quyết định nghỉ việc. Anh thông báo tin này với sếp và đề xuất được giảm bớt lượng công việc trong thời gian đợi người thay thế. "Tôi cảm giác thoải mái hẳn và thấy thật ra mọi lối đều có đường lui, chỉ là bản thân đôi khi quá tham lam, không muốn mất thứ gì", anh Thành chia sẻ. 

 

Theo bà Lã Linh Nga, thực tế hiện nay, rất nhiều người, nhất là những người trẻ, sau thời gian bỡ ngỡ ban đầu, thường nhanh chóng thích nghi và thích thú với lối sống rạch ròi, văn minh, có nhiều cơ hội phát triển cho bản thân ở nước ngoài. Dù vậy, khi có ý định thay đổi môi trường sống, bạn cũng cần có sự chuẩn bị về những kỹ năng sinh tồn, tâm lý lẫn tìm hiểu về văn hóa, cuộc sống nơi mới. Những điều này sẽ giúp bạn vững vàng và tin vào bản thân khi gặp những điều không như ý. 

 

Rời Hà Nội sang sống tại thành phố Winnipeg (Canada) từ năm 2016, anh Bùi Kiên chia sẻ, trước khi đi, anh xác định sẽ phải làm lại từ đầu và sẵn sàng đi lên từ mức thấp nhất trong xã hội nên dù gặp khó khăn giai đoạn đầu, anh cùng gia đình cũng nhanh chóng thích nghi.

 

"Ban đầu cũng rất buồn khi chưa quen nhịp sống mới. Ở Việt Nam nhiều người thân, bạn bè, thích thì gặp nhau. Bên này mọi người thường tập trung vào công việc và gia đình, ít trò chuyện thân tình. Nơi tôi ở mùa đông còn rất lạnh, 4h chiều đã tối mịt nên suốt vài tháng ngoài việc đi học, đi chợ thì cả nhà chẳng ghé đâu khác, cũng ít gặp ai", anh Kiên kể. 

 

Anh Kiên chia sẻ, anh ra đi vì bản thân thích thay đổi, muốn có những trải nghiệm mới, đồng thời mong con cái có môi trường sống và giáo dục tốt hơn. Từ vài năm trước khi lên đường, anh đã tìm hiểu thông tin trên internet về nơi mình định tới sống, kết bạn được với cộng đồng người Việt ở đó. Chính những người này đã tới tận sân bay đón anh lúc nửa đêm, tìm thuê nhà, thuê xe và sau này giúp anh trong quá trình mua nhà, ôtô... 

 

"Đến giờ gia đình mình đã quen với cuộc sống mới rồi nhiều khi cũng vẫn buồn và nhớ quê, nhớ người thân. Điều kiện sống càng tốt thì càng thương mọi người ở nhà. Dù vậy, vợ chồng mình đều đã có việc làm, có cộng đồng sinh hoạt chung (theo đạo Thiên Chúa), con cái rất thích thú với môi trường mới... nên nhìn thấy nhiều điều tích cực và tin vào lối đã chọn", anh Kiên nói.

User
Ý KIẾN

Trước khi khởi nghiệp quán bánh mỳ đặc trưng Việt Nam, Thanh Duy và Thanh Tâm đã có khoảng thời gian sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Trong suốt quá trình đó, họ nhận thấy, nhiều món ăn đường phố đền từ châu Âu được người Nhật ưu chuộng, vậy tại sao bánh mỳ Việt Nam lại không thể xuất hiện tại xứ sở hoa anh đào? Đó là khởi nguồn của quán 'Bánh mỳ Việt Nam xin chào'.

Hội sinh viên, thanh niên Việt Nam tại Nhật Bản đã tạo dựng một ngôi nhà chung đầm ấm, trở thành điểm tựa vững chắc cho các bạn trẻ Việt Nam đang sống và học tập tại xứ sở hoa anh đào.

Có những khu vực mà hình ảnh người Việt ít được nhắc tới, cho dù chỉ là đi qua. Nhưng, vì tương lai của những vùng đất khó khăn chồng chất như Angola, thì những người Việt trẻ đã và đang thực hiện những công việc cụ thể mang lại hạnh phúc, nụ cười và cả niềm tin cho người dân bản xứ, sẽ giúp họ thấy rõ hơn hình ảnh và con người Việt Nam.

Trần Phương Ly đam mê hội họa từ nhỏ, nhưng phải đến khi theo học tại Moscow, hội hoạt mới thực sự sống trong chị và cùng từ đó hình ảnh quê hương Việt Nam lan tỏa theo từng nét vẽ. Những tác phẩm của Phương Ly mang đến cho bạn bè năm châu những góc nhìn đa dạng về quê hương, đất nước và con người Việt Nam.

Chelsea Flower Show, triển lãm hoa thường niên danh giá nhất thế giới, được ví như world cup cho những người làm vườn và yêu thích cắm hoa. Rose Cao, một cô gái Việt đầu tiên đã được nhận giải thưởng cao quý nhất của triển lãm này.

Nguyễn Tuấn Nghĩa, chàng trai trẻ 18 tuổi quyết định đu du học tại Vương quốc Bỉ đã có sự sáng tạo đầy ý nghĩa, khi lấy chính quá trình du họhocjuar mình là một sự trải nghiệm chia sẻ với cộng đồng các bạn trẻ Việt Nam đang có mong muốn sang Bỉ du học. Từ phương pháp học tập, khám phá đất nước Bỉ đến ẩm thực, cách sinh hoạt hằng ngày, phong tục, tập quán của nơi xứ người... tất cả đều được Nguyễn Tuấn Nghĩa chia sẻ trên kênh MXH cá nhân của mình.

Đối với người Việt Nam, món ăn Nhật Bản giống như một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, được chú trọng tới từng chi tiết, không chỉ trong chế biến, mà còn cả trong khâu trình bày và thưởng thức. Không phải ai cũng có thể dễ dàng trở thành đầu bếp truyền thống Nhật Bản, kể cả người Nhật. Vậy mà với niềm đam mê âm thực và chế biến, một chàng trai Việt đã chinh phục các kỹ năng làm đầu bếp Nhật Bản.

Nguyễn Thị Mỹ Nhân, cô gái Việt Nam bé nhỏ sinh ra ở miền đất lửa Quảng Trị, không chỉ là một sinh viên xuất sắc người Việt đạt học bổng cao quý của Nhật Bản, mà còn là đại sứ văn hóa, đưa những nét đẹp Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Chương trình 'tìm kiếm tài năng sinh viên Việt Nam' đã trở lại sau 6 năm tại Anh, thu hút hàng trăm sinh viên đang học tập tại Vương quốc Anh đăng ký tham gia. Đây là một sân chơi không chỉ để thế hệ trẻ Việt Nam thể hiện bản lĩnh, tài năng của mình, mà còn lan tỏa những giá trị văn hóa Việt.

Song hành cùng đội tuyển nữ Việt Nam khi tham gia VCK bóng đá thế giới World Cup 2023 tại New Zealand, không chỉ có những cổ động viên tại Việt Nam, mà còn có những người bạn trẻ đang sống, lao động và học tập tại New Zealand và Australia. Tiếng trống, màu cờ đỏ sao vàng vang lên trên sân cỏ không chỉ mang đến tinh thần Việt Nam, mà còn cho thấy hình ảnh Việt Nam luôn có mặt ở 5 châu, bốn biển.

Đam mê các hoạt động cộng đồng, Lê Minh Anh - cô học trò của trường Amsterdam (Hà Nội), không ngừng nỗ lực cố gắng để theo đuổi giấc mơ của mình, đó là giành các suất học bổng đi du học Mỹ. Với sự năng động và ham học hỏi, Lê Minh Anh không chỉ phát triển bản thân mỗi ngày, mà còn trở thành sinh viên xuất sắc của trường đại học.

Năm 2019, trong số các công dân nước ngoài được chọn, lần đầu tiên có một người Việt Nam được chính quyền thành phố Seoul, Hàn Quốc, bầu làm 'Công dân danh dự'. Thuộc thế hệ 8x, sinh trưởng tại Đà Nẵng, chị được báo chí Hàn Quốc đặt cho biệt danh 'Super Woman', đó là Lê Nguyễn Minh Phương.

Đi khắp 5 châu, bốn bể, mỗi người con đất Việt đều tự hào về tinh hoa văn hóa của dân tộc. Tại mỗi quốc gia, bản sắc ấy vẫn luôn được bảo tồn, gìn giữ và lan tỏa tới bạn bè quốc tế, những giá trị văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc Việt.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong Lực lượng gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc đang ngày càng được lan tỏa thông qua những hành động thiết thực. Phụ nữ Việt Nam đã và đang để lại những dấu án tốt đẹp đối với người dân quốc gia sở tại nói riêng và trên thế giới nói chung.

Tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, sau hơn 12 năm phấn đấu học tập và nghiên cứu khoa học, trở thành nhà khoa học được vinh danh tại Vương quốc Anh, Tiến sĩ Ngô Quốc Hiển được biết tới là một nhà khoa học tiên phong nghiên cứu công nghệ 6 G, được chính phủ Anh tài trợ tới 1,6 triệu USD trong suốt 4 năm qua.

Từ bao đời nay, chùa là nơi con người tìm đến để có được sự bình an, thanh thản trong cuộc sống, để mầm thiện được nảy nở và đơm hoa. Dù ở quê hương hay nơi đất khách quê người, chùa vẫn luôn giữ nguyên giá trị với cộng đồng và là nơi lan tỏa giá trị văn hóa, tinh thần Việt.

Tiến sĩ trẻ Đinh Hùng Cường là tấm gương tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam, dám nghĩ, dám làm. Đam mê khoa học từ khi ngồi trên ghế trường phổ thông, Đinh Hùng Cường đã giành được học bổng tại Hàn Quốc và anh đã có nhiều công trình nghiên cứu đi vào thực tiễn cuộc sống, được mời làm việc tại một công ty đa quốc gia của Nhật Bản. Không dừng lại ở việc nghiên cứu, Đinh Hùng Cường còn tiến thêm một bước mới là đưa ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, và anh mong muốn những nghiên cứu của mình sẽ làm thay đổi một phần nào đó nền kinh tế Việt Nam.

Nằm ở khu vực Bắc Âu, Na Uy có nguồn hải sản dồi dào, là một trong những điều kiện tốt để người Việt sinh sống tại quốc gia này làm ra những giọt nước mắm đậm chất Việt Nam tại xứ sở lạnh giá này.

Xa quê hương từ khi còn nhỏ và tiếp tục gây dựng sự nghiệp tại Cộng hòa Séc, chị Nguyễn Thị Diệu Linh được giới trẻ Việt Nam tại Séc mến mộ không chỉ bởi tinh thần tự lập, mà còn nhiệt huyết hoạt động trong Hội Liên hiệp thanh niên sinh viên Việt Nam tại Séc do chị làm Chủ tịch. Không chỉ xây dựng khối đoàn kết trong thanh niên Việt Nam tại Séc, mà còn trên toàn châu Âu, cùng nhau lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

Cái nóng tới 40 độ C, thỉnh thoảng kèm theo những cơn lốc cát bụi mù và khi mùa mưa tới, cuộc sống mưu sinh diễn ra trên những vũng bùn nước...đó là những gì đang diễn ra tại mảnh đất châu Phi Abyei (Sudan). Dưới cái nóng thiêu đốt, những đứa trẻ mầm non học dưới tán cây hay trong những túp lều rách nát. Cần phải làm gì đó để góp phần cải thiện điều kiện sống, cũng như những đứa trẻ kia có được một lớp học theo đúng nghĩa của nó và đội Công binh số 1 Việt Nam tại Abyei đã làm những điều thật ý nghĩa.

Sự tham gia của Việt Nam vào nhiều sứ mệnh quốc tế, không chỉ thể hiện đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam, mà còn khẳng định Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Lời nói đi đôi với hành động, sự hiện diện của lực lượng cứu hộ cứu nạn Việt Nam tại hiện trường vụ động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 2/2023, đã thể hiện điều đó.

Từ cuộc gặp gỡ vô tình rồi trở thành đôi bạn tri kỷ, với chung niềm đam mê ngôn ngữ Việt - Séc, kỹ sư Nguyễn Quyết Tiến và nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Cộng hòa Séc Ivo Vasiljev đã cùng nhau xây dựng một "đại công trình" văn hóa, đó là biên soạn bộ "Đại từ điển Séc - Việt", mang ý nghĩa văn hóa và nhân văn sâu sắc, làm thắm đượm thêm mối quan hệ hữu nghị Séc - Việt Nam, cũng như góp phần lan tỏa giá trị văn hóa của hai dân tộc.

Trụ sở của Hội sinh viên, thanh niên Việt Nam tại New York, Hoa Kỳ, đã và đang trở thành mái nhà chung của những người muốn trở thành NewYorker, với tâm huyết kết bạn, giao lưu, chia sẻ với nhau về mọi mặt của cuộc sống, trong đó nét văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam luôn được thể hiện rõ nét.

Đối mặt với đại dịch Covid-19, thế giới cũng phải đối mặt với lượng rác thải y tế nguy hại khổng lồ. Trước thực trạng này, một nhóm các nhà khoa học trẻ tại trường đại học Connecticut, Hoa Kỳ, do một thanh niên người Việt Nam dẫn đầu, đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu, sáng chế ra loại khẩu trang sinh học tự phân hủy, giải quyết bài toán môi trường.

Tại Australia, các gia đình người Việt thường nói tiếng Việt với các con. Bên cạnh đó, Chính phủ Australia có nhiều chính sách giúp cộng đồng người Việt gìn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ, trong đó có việc xây dựng hệ thống dạy tiếng Việt trong cộng đồng, với thời gian mỗi tuần một buổi. Việc gìn giữ và phát huy giá trị của tiếng Việt trong cộng đồng góp phần to lớn trong việc tạo dựng sự gắn bó tình cảm gia đình và nuôi dưỡng tình yêu với quê hương Việt Nam.

Với truyền thống thắm tình hữu nghị, quan hệ Việt - Lào được vun đắp mỗi ngày bằng hành động thiết thực, cụ thể của mỗi chiến sĩ bộ đội Biên phòng Việt Nam với nhân dân vùng biên giới Lào - Việt. Không chỉ tạo sinh kế, không chỉ là món quà tình nghĩa, mà cán bộ chiến sĩ biên phòng Việt Nam còn cùng nhau hỗ trợ, mở ra tương lai cho hàng trăm em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội tiếp tục học tập.

Thủ đô Paris, nước Pháp đang là điểm đến của khoảng 500 chiếc áo dài từ Việt Nam, Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan, Australia... trong khuôn khổ dự án "2life Áo Dài".

Dù sống giữa nước Áo hàng chục năm, viết nhiều bài báo về quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế xã hội và văn hóa giữa hai đất nước Áo và Việt Nam, song trong mỗi bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Yến luôn chứa đựng hai tiếng 'Quê hương'.

Làm sao để những thế hệ trẻ gốc Việt sống nơi xứ người vẫn luôn hiểu và giữ gìn về văn hóa cội nguồn là trăn trở của nhiều người Việt xa xứ. Ít ai biết, giữa đất nước Mỹ xa xôi, 1 lớp học tiếng Việt vẫn luôn được duy trì trong nhiều năm qua tại đại học Massachusetts (Mỹ) để kết nối và giữ gìn văn hóa Việt với sinh viên quốc tế gốc Việt.

Sau 10 ngày xuất quân tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Đoàn công tác của Bộ Công an Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và trở về nước trong ngày 19/2.

Trước thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, Việt Nam đã cử 24 cán bộ chiến sĩ của Bộ Công an và 76 cán bộ chiến sĩ QĐND Việt Nam tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả. Ngay sau khi đặt chân đến Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn công tác cứu nạn quốc tế của Bộ Công an đã tích cực triển khai nhiệm vụ cứu người tại thành phố Adiyaman.

Thế hệ người Việt Nam thứ 2, thứ 3 sinh ra và lớn lên tại nước ngoài thì khái niệm về quê hương chưa được định hình rõ nét. Nhưng những chuyến trở về cội nguồn đã níu chân họ. Để rồi rất nhiều bạn trẻ đã quyết định ở lại Việt Nam lập nghiệp hoặc nỗ lực kết nối Việt Nam với nước sở tại, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước. Việt Nam đang trở thành nơi những kiều bào trẻ khát khao cống hiến, khát khao vươn lên.

Chương trình "Xuân Quê hương" năm nay dự kiến được tổ chức vào ngày 14/1/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với sự tham gia của khoảng 3.000 đại biểu, trong đó có 1.000 đại biểu là người Việt Nam ở nước ngoài. Thông tin được đưa ra tại buổi Họp báo được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức sáng 28/12.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức New Zealand, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp và nói chuyện với bà con cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống tại New Zealand.

Đoàn công tác của Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài đã khảo sát tiến độ xây dựng Khu phố Việt Nam (Vietnam Town) đầu tiên của người Việt tại Thái Lan.

Nhà văn Kiều Bích Hương cùng các cộng sự đặt tên cho dự án của Kênh Việt Happiness Station, có nghĩa là “Trạm hạnh phúc”. 2 năm qua, kênh phát thanh tiếng Việt có trụ sở tại Bỉ đã truyền đi những niềm vui, thông điệp về giá trị của sự tử tế, cảm hứng sống đẹp cũng như tinh thần cống hiến của người Việt Nam ở nước ngoài.

Chính quyền thành phố Seoul, Hàn Quốc đã trao giải thưởng Daesang danh giá cho chị Nguyễn Thị Tâm Tình để ghi nhận sự cống hiến trong các hoạt động thiện nguyện năm 2022.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia, chiều 1/12, tại thủ đô Canberra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp mặt cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và hơn 70 đại diện cộng đồng người Việt tại thủ đô Canberra, bang New South Wales, bang South Australia và đại diện trí thức, lưu học sinh tại Australia.

Hội giao lưu Kochi-Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Kochi (Nhật Bản) sẽ là cầu nối thúc đẩy giao lưu tăng cường hiểu biết lẫn nhau, góp phần thúc đẩy hợp quan hệ tác giữa tỉnh Kochi và Việt Nam.

Đại sứ quán Việt Nam vừa phối hợp với Đảng ủy tại Cộng hòa Séc tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với kiều bào, nhân sỹ, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài."

Đại đoàn kết đối với người Việt ở nước ngoài là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức.

Sổ tay cung cấp cho lao động đi làm việc ở Nhật Bản, Hàn Quốc hướng dẫn các thông tin về sử dụng bảo hiểm y tế, xử lý khi ốm đau, chi phí khám sức khỏe... và các số điện thoại tư vấn, khẩn cấp.

Trung tâm hỗ trợ người nước ngoài thành phố Gwangju cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ kịp thời cho người lao động Việt Nam gặp khó khăn, vướng mắc trong thời gian sinh sống làm việc tại Hàn Quốc.

Hội thảo “Việt Nam – Điểm đến tráng lệ" do Viettravel tổ chức đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khách mời và cơ quan báo chí tại Ấn Độ, kỳ vọng thúc đẩy hợp tác du lịch song phương giữa hai nước.

Mới đây, tại thành phố Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam (Tây Nam Trung Quốc), Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Côn Minh Nguyễn Trung Hiếu đã thay mặt Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh và Hội Việt kiều tại Vân Nam trao tặng tượng Bác Hồ và 41 hiện vật cho đồng chí Lưu Gia Chấn, Phó Bí thư Thành ủy, Thị trưởng thành phố Côn Minh, dưới sự chứng kiến của Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai và Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh.

Ngày 24/11 tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Paris, Đại sứ Đinh Toàn Thắng đã thân mật tiếp đoàn Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Pháp - Việt Nam (AAFV) khóa 17 gồm 12/13 ủy viên đến từ nhiều Chi hội AAFV địa phương.