Những lĩnh vực 'hút' tài trợ khổng lồ của các đại học Mỹ

Không phải từ học phí, kinh phí nghiên cứu của các trường đại học trên thế giới phần lớn đến từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân hay cựu sinh viên. Có thể nói, những khoản đóng góp này là xương sống cho việc hoạt động của mọi trường đại học.

Những số tiền tài trợ khổng lồ

Hồi tháng 5, tỉ phú John Doerr – một trong những nhà đầu tư mạo hiểm thành công nhất tại Thung lũng Sillicon đã làm tất cả phải choáng váng khi tài trợ cho Đại học Stanford khoản tiền 1,1 tỷ USD để phục vụ cho các nghiên cứu về chống biến đổi khí hậu năng lượng tái tạo. Món quà của tỉ phú John Doerr và vợ là khoản đóng góp lớn thứ hai trong lịch sử mà bất kì cơ sở giáo dục nào nhận được, chỉ sau số tiền 1,8 tỷ USD mà tỉ phú Michael R. Bloomberg tài trợ cho Đại học Johns Hopkins vào năm 2018.

Tỷ phú John Doerr tài trợ 1,1 tỷ USD cho Đại học Stanford.

Theo thống kê của Hội đồng Tiến bộ và Hỗ trợ Giáo dục (CASE), số tiền tài trợ và đóng góp tự nguyện cho các trường đại học và cao đẳng tại nước Mỹ trong năm tài khóa 2021 là 52,9 tỷ USD, tăng 6,9 % so với năm 2020. Trong số những nhà tài trợ, các tổ chức đâu tư chiếm 33,1%; cựu sinh viên chiếm 23,2%; phần còn lại thuộc về các tâp đoàn và cá nhân khác.

Những con số tài trợ đang tăng dần theo từng năm đã khẳng định một sự thật rằng, các trường đại học đã dần dần không còn phụ thuộc vào học phí để làm nguồn cung cho các hoạt động nghiên cứu của mình nữa. Không chỉ diễn ra tại Mỹ, xu thế này cũng đang diễn ra trên toàn thế giới.

Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc nhận khoản tài trợ 30 tỷ Won.

Ngay tại châu Á, mới đây một cựu học sinh giấu tên đã quyên góp toàn bộ gia sản trị giá 30 tỷ Won của mình cho Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc. Theo chia sẻ của vị tỷ phú này, ông chỉ muốn giúp đỡ cho những “đàn em” gặp khó khăn trong quá trình học của mình, hi vọng họ sẽ tạo ra những thành tựu không chỉ đóng góp cho sự phát triển của quốc gia mà còn cho toàn nhân loại.

Sự đổi thay của các trường đại học 

Ở nhiều nơi trên toàn thế giới, những khoản hỗ trợ tài chính của Chính phủ dành cho giáo dục đại học đã giảm dần theo năm tháng, điều đó khiến cho các trường đại học đang ngày càng cố gắng để nhận được nhiều khoản tài trợ tư nhân nhất có thể.

Đơn cử là tại Mỹ, vào những năm 1970, ngân sách hoạt động của các trường đại học công có tới 75% là do Chính phủ tài trợ, ngày nay, con số này chỉ còn từ 10-15%. Dữ liệu của Hội đồng Hỗ trợ Giáo dục Mỹ cho thấy, ngay cả trong cuộc suy thoái kinh tế năm 2008, số tiền đóng góp mà các trường đại học nhận được vẫn tăng theo từng thập kỉ.

Đại học Harvard nhận được những khoản tài trợ khổng lồ.

Khi mà các trường đại học nhận ra rằng việc hoạt động và cung cấp kinh phí cho nghiên cứu ngày càng tốn kém hơn và doanh thu từ học phí không thể đáp ứng được nhu cầu thì họ bắt đầu có những thay đổi trong việc thu hút các khoản tài trợ. Một trong những xu hướng đáng chú ý nhất là việc thu hút những nhà tài trợ không phải là cựu học sinh, như những tổ chức đầu tư hay tập đoàn có nhu cầu nghiên cứu trong một lĩnh vực cụ thể.

Như một lẽ tất yếu, những ngôi trường danh giá sẽ nhận được những khoản tiền tài trợ lớn nhất. Theo thống kê của USNews, 9 trong số 10 cái tên trong danh sách những trường đại học nhận được nhiều tài trợ nhất nằm trong Top 25 đại học trên toàn quốc. 

Những trường đại học tham gia giải bóng rổ NCAA nhận được hơn 600 triệu USD.

Đứng đầu trong số này là Đại học Harvard danh giá, hạng 2 thuộc về Đại học Yale, Stanford xếp thứ 3. Một sự thật đáng ngạc nhiên là những khoản tài trợ, đầu tư hay tài sản mà Harvard nhận được trong năm 2020 là 42 tỷ USD; lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội của nhiều nước trên thế giới.

Ngoài danh tiếng từ các lĩnh vực nghiên cứu và công nghệ, một trường hợp khác cũng thu hút được rất nhiều tài trợ cho các trường đại học là thể thao. Vào năm 2019, Liên đoàn bóng rổ Đại học Mỹ NCAA trả cho mỗi trường vào được vòng chung kết quốc gia số tiền 611 triệu USD, chưa kể đến tài trợ từ các nhãn hàng thể thao khác. Con số này thực tế còn lớn hơn rất nhiều ở những ngôi trường có thành tích cao trong nhiều năm như Duke hay Kentucky.

User
Ý KIẾN

Sáng 3/12, theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có chuyến thăm trường Đại học Swinburne tại thành phố Melbourne, bang Victoria (Australia) và trò chuyện với sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại đây.

Ngày 30/11, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hóa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam trao 200 suất học bổng của Hội Khuyến học Việt Nam cho học sinh, sinh viên Lào đang học tập tại Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển 200 ứng viên cho chương trình học bổng toàn phần diện hiệp định do Chính phủ Hungary cấp, trình độ đào tạo từ cử nhân đến tiến sỹ ở nhiều lĩnh vực.

Thiếu trải nghiệm cuộc sống ở xứ người, nhiều tân du học sinh sập bẫy các chiêu trò lừa đảo khi mua, bán đồ, thuê nhà hay tìm việc làm thêm.

Một làn sóng tẩy chay bảng xếp hạng được cho là uy tín nhất thế giới đang diễn ra chưa có hồi kết bởi các trường đại học cáo buộc nó không đáng tin cậy và làm sai lệch các ưu tiên giáo dục.

Tỷ lệ học sinh trường bán công tại New York trúng tuyển Trường Đại học New York, trường tốp đầu trong nước, cao hơn bạn bè học trường công.

Từ 24/11, hàng chục nghìn giáo viên tại Scotland đình công sau khi kiến nghị tăng lương bị từ chối, khiến hầu hết các trường phổ thông phải đóng cửa.

Có những gia đình sẵn sàng chi hàng triệu USD cho các công ty tư vấn nhằm giúp con mình được nhận vào những trường đại học danh giá nhất nước Mỹ. Nhưng không phải trường hợp nào cũng trót lọt và tránh khỏi tai tiếng.

Hơn cả một bữa ăn, giờ ăn trưa tại các trường học ở Nhật Bản được coi là một phương pháp giáo dục lối sống, cũng là nỗ lực của chính phủ Nhật Bản nhằm giúp tất cả học sinh, giàu hay nghèo, có một bữa ăn đầy đủ và tử tế mỗi ngày.

Không phải từ học phí, kinh phí nghiên cứu của các trường đại học trên thế giới phần lớn đến từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân hay cựu sinh viên. Có thể nói, những khoản đóng góp này là xương sống cho việc hoạt động của mọi trường đại học.

Lạm phát cùng giá USD tăng mạnh so với đồng tiền các nước gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, học tập của du học sinh Việt.

Đại học Oxford tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng đại học đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất thế giới năm 2023, trong khi lần đầu tiên có một trường của Đức vào top 10.

Nằm trong chuỗi hoạt động thường niên thúc tiến trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, triển lãm Giáo dục Hoa Kỳ 2022 được tái khởi động trực tiếp sau một năm gián đoạn do đại dịch Covid-19.

Điểm số trong bài kiểm tra xét tuyển đại học ACT của học sinh tốt nghiệp trung học Mỹ năm nay thấp nhất trong hơn 30 năm qua.

Phần Lan có nền giáo dục phát triển, sử dụng tiếng Anh rộng rãi và có nhiều chính sách học bổng, thu hút du học sinh từ khắp nơi trên thế giới.

Đại diện các trường trung học ở New Zealand cho biết du học sinh ở bậc phổ thông thường nhớ nhà, gặp khó khăn về ngôn ngữ và hòa nhập khi đến môi trường mới.

Anh, Úc, Mỹ, Canada - những điểm đến học tập lớn trên thế giới - đều có một số quy định du học mới đáng chú ý, từ học tập đến định cư, trong năm 2022 và 2023.

Chính sách gỡ bỏ quy định giới hạn số giờ làm việc tại Canada sẽ kéo dài đến ngày 31/12/2023.

Trường Đại học Oxford, Anh, tiếp tục đứng đầu danh sách trường đại học thế giới năm 2023 của THE trong 7 năm liên tiếp.

Nghị định số 88/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng việc đi học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật để thực hiện mục đích đi lao động hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật.

Ngày 19/9, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn đại biểu Bộ GD-ĐT đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục tại New York, Hoa Kỳ. Hội nghị do Tổng Thư ký Liên hợp quốc chủ trì với sự tham dự của 200 quốc gia, vùng lãnh thổ.