Những người góp phần làm nên huyền thoại

50 năm đã trôi qua nhưng giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại và không khí hào hùng của chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" vẫn vẹn nguyên trong ký ức của đồng bào, chiến sĩ cả nước; và đặc biệt nhất là với những người góp phần làm nên huyền thoại năm đó.

User
Ý KIẾN

Môn Croquet (hay còn gọi là Bóng cửa) vốn là môn thể thao dành cho giới quý tộc châu Âu nhưng những năm gần đây bỗng nhiên "bình dân hóa" thành phong trào ở các huyện ngoại thành Hà Nội.

Những ngày này, khi không khí lạnh giá tràn về, người Hà Nội phải thay đổi thói quen để thích nghi với những cơn rét đầu mùa.

Hà Nội - mảnh đất nghìn năm văn hiến, tụ hội tinh hoa của cả nước, là mạch nguồn vô tận cho những tác phẩm văn chương, là nơi khơi nguồn cảm hứng cho những xúc cảm mãnh liệt của những người đã nặng lòng với Hà Nội. Lịch sử Hà Nội, cảnh sắc Hà Nội, con người Hà Nội, văn hóa Hà Nội ... tất cả đều là đề tài ưa thích của những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu.

Được coi là "những người thầy đặc biệt" khi vừa tham gia vào sự nghiệp “trồng người” lại vừa tích cực cống hiến trong công tác cứu người, những người thầy thuốc kiêm thầy giáo luôn gánh trên vai những trách nhiệm vô cùng lớn lao và đầy ý nghĩa. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Đài Hà Nội xin giới thiệu về một số "người thầy áo trắng" nổi tiếng, đã có rất nhiều cống hiến, đóng góp cho xã hội.

Chật chội, nhỏ hẹp là vậy nhưng phố cổ có lực hút gì mà vẫn “níu chân” nhiều người đến vậy? Thử bước chậm lại, rẽ vào những con ngõ, con hẻm ấy để tận mắt nhìn và cảm nhận cuộc sống của người dân phố cổ.

Tiếng nói người Hà Nội tựa như cánh chim bay dập dìu giữa trời, không bất ngờ lên bổng rồi hạ trầm đột ngột mà chỉ đơn giản nhẹ nhàng, chững chạc, vừa đủ gây thiện cảm cho người đối thoại để rồi lưu niềm yêu mến ngay lần gặp đầu và giữ kỉ niệm đậm sâu tâm trí.

Có một âm thanh chắc chắn đã in đậm trong kí ức của nhiều người Hà Nội thế kỷ trước – tiếng leng keng của tàu điện. Ngày nay, bóng hình những đoàn tàu điện chạy quanh Thủ đô đã nhường chỗ cho những phương tiện khác. Nhưng cách đây cả thế kỷ, tàu điện từng là loại phương tiện công cộng hiện đại bậc nhất. Dường như, tàu điện đã góp phần làm nên phong vị riêng có của mảnh đất kinh kỳ.

Không ai trong làng Chuông biết chiếc nón xuất hiện trong nét sống của họ từ khi nào. Nhưng xa xưa, trong ca dao đã có câu “Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ” thể hiện sự lâu đời của chiếc nón làng Chuông. Chiếc nón lá giờ đây không chỉ có tác dụng che nắng, che mưa, mà được nâng tầm thành một kỷ vật khi đến với Việt Nam. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làng Chuông, nón lá được cải tiến đa dạng, bắt mắt du khách. Và, một trong những người đã đem hình ảnh nón lá đi muôn nơi và được gọi bằng cái tên thân thương 'Đại sứ nón', chính là nghệ nhân Tạ Thu Hương.

Trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Việt, đồ chơi và trò chơi dân gian ít được chú ý hơn cả. Phải chăng vì mải hòa nhập với thế giới hiện đại mà chúng ta quên mất một dạng di sản gắn liền ký ức tuổi thơ của các thế hệ trước đây? Và, đã đến lúc chúng ta cảm nhận được sự mất mát rất cơ bản do đồ chơi và trò chơi tuổi thơ đem lại. Đó là khoảng lặng tâm hồn từ vết nứt văn hóa của sự lãng quên, dù vô tình.

Chúng ta đang sống trong thời đại “kỷ nguyên số”. Ở bất kì nơi đâu chỉ cần một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại hay máy tính bảng có kết nối internet là mọi người có thể thỏa sức tìm kiếm các thông tin trên báo mạng với tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Nhưng, đâu đó trong sự hối hả, vội vã của cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh yên bình, những con người trầm tĩnh, thong thả nhâm nhi ly trà nóng mỗi buổi sáng với tờ báo giấy còn thơm mùi mực in trên tay.

Trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật sân khấu, NSND Doãn Châu là một tên tuổi nổi tiếng. Ở tuổi nghỉ hưu, ông tìm đến hội họa như một chốn an vui của mình. Ông vẽ để tri ân cuộc đời, đúng như tên cuộc triển lãm vừa khai mạc vào chiều ngày 16/9 tại Hà Nội.

Hiện nay với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh các phương tiện lạc hậu xa xưa đã nhường chỗ cho những chiếc xe động cơ đời mới, nhưng đâu đó quanh đây những chiếc xe đạp vẫn giữ được bản sắc của mình và đang dần phát triển để hòa nhập với cuộc sống hiện đại.

Phù phép những trái đu đủ xanh thành những đóa hoa rực rỡ sắc màu. Đó là một trong những bộ môn nữ công tinh hoa của người Hà Nội xưa. Bộ môn này dần được ít người biết đến, nhưng trong nhiều năm qua có một người phụ nữ vẫn luôn theo đuổi, gìn giữ và nâng tầm bộ môn nghệ thuật này.

Niềm tự hào về ngày Quốc khánh của dân tộc, từ thế hệ này sang thế hệ khác, là dòng cảm xúc bất tận. Đối với thế hệ trẻ, có nhiều cách để thể hiện tình yêu đất nước, nhưng dù bằng cách nào thì tình yêu Tổ quốc cũng luôn là mạch nguồn, ngày càng thấm sâu, cháy mãi trong trái tim.

Hà Nội xưa gắn với các phố hàng. Trên mỗi con phố đó luôn có các cửa hiệu ghi dấu ấn thời gian: từ may vá, đến sửa đồng hồ, sửa máy ảnh, khắc dấu, hay truyền thần... Nghề cũ có còn và nghệ nhân làng nghề giờ ra sao?

Đã 78 năm trôi qua, nhưng năm nào cứ đến ngày Quốc khánh 2/9, người dân đất Việt ở bất cứ nơi đâu cũng nhân lên gấp bội niềm tự hào về tổ quốc. Để hiểu rõ hơn về truyền thống yêu nước qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những ngày này, rất nhiều các bạn trẻ và du khách từ mọi miền đã chọn các di tích, bảo tàng lịch sử là điểm đến thăm quan trong dịp nghỉ lễ.

Trong không khí hân hoan của người dân cả nước vào dịp kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2023) cũng là lúc những người thợ may cờ của làng nghề Từ Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội đang tất bật hoàn thiện đơn hàng để kịp gửi những lá cờ Tổ quốc tới mọi miền đất nước. Những lá cờ dù là cờ in hay thêu, cờ to hay nhỏ, đều được những người thợ gửi gắm tình yêu quê hương đất nước của mình vào đó.

Ai cũng xứng đáng để có một mái ấm, sự sẻ chia nơi thành phố này. Nhưng vì một lý do nào đó, mà vẫn có những người rời vào hoàn cảnh vô gia cư, hay đi xin từng bữa ăn. Những điều thiện lành trong phố chẳng ở đâu xa, mà nó nằm ngay trong những món quà, một mái ấm khiến Hà Nội trở nên nhân văn hơn.

Ngày này cách đây tròn 60 năm, 1.000 thanh niên Thủ đô đã lên đường, hưởng ứng phong trào vận động thanh niên Thủ đô xung phong tình nguyện đi xây dựng kinh tế và phát triển văn hoá miền núi. Họ đã viết nên những câu chuyện đẹp trong giai đoạn này, đồng thời khơi dậy truyền thống tốt đẹp cho các thế hệ mai sau tiếp bước.

Làng Đông Cứu nằm bên bờ sông Nhuệ là một tụ cư có từ rất lâu đời, được hình thành sau những cuộc khai hoang lấn biển và bồi đắp tự nhiên của dòng sông Hồng. Tuy không phải đất của nghề thêu, nhưng Đông Cứu lại nổi tiếng với tài khéo léo thêu may các trang phục cho Hoàng cung.

Thú chơi sách của người Hà Nội đã tồn tại từ lâu. Cái đặc trưng sĩ phu Bắc Hà ấy đã nhiễm vào những người chơi sách, tạo nên chất chơi riêng biệt của người Hà Nội. Trải qua thời gian dài, những người đã trót vướng phải thú chơi sách ở Hà thành cũng đã có không ít đổi thay, nhưng ở họ có một điểm chung không hề thay đổi, đó là niềm đam mê tột cùng với sách.

Cứ vào ngày cuối cùng của tháng, các bà, các mẹ, các chị của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Quỳnh Lôi quận Hai Bà Trưng, lại xắn tay tổ chức Bếp ăn không đồng dành cho bệnh nhân tại viện K Tân Triều. Đây là việc làm tốt đẹp và có ý nghĩa của rất nhiều cá nhân, tổ chức đã và đang lan tỏa tình cảm ám áp của người Hà Nội đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn các tỉnh thành khác đến chữa trị tại các bệnh viện ở Thủ đô.

Danh họa Nguyễn Sáng, một con người có sự nghiệp lẫy lừng trong nền hội họa Việt Nam, một trong hai bộ tứ huyền thoại của mỹ thuật Đông Dương “Nhất Sáng, nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái”, yêu Hà Nội đến hơi thở cuối cùng, và cũng là người cô đơn đến hơi thở cuối cùng.

Nghỉ hè mang lại niềm vui cho con trẻ, nhưng lại mang lại nhiều suy nghĩ cho cha mẹ. Giúp con làm điều gì có ích trong dịp hè, sắp xếp lại nhịp sống trong gia đình ra sao để phù hợp khi con trẻ không đi học. Tất cả là những câu hỏi mà nhiều bậc phu huynh đau đầu tìm lời giải. Những chia sẻ của các nhân vật trong phóng sự sau có thể sẽ giúp ích ai đó có thêm kinh nghiệm khi con trẻ được nghỉ hè.

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến đầy ắp di sản văn hóa đã tạo ra một sức hút mãnh liệt dành cho những người yêu, say mê tìm hiểu về Hà Nội. Sưu tầm, lưu giữ những gì viết về Hà Nội, nói về Hà Nội là niềm đam mê của không ít người và họ trở thành những người lưu giữ kỷ vật vô giá về Hà Nội.

Gắn bó với người dân Hà Nội suốt gần 70 năm qua, Thư viện Hà Nội giờ đây như 'lột xác' hoàn toàn để trở thành một không gian văn hóa đọc hiện đại, hấp dẫn giữa lòng Thủ đô.

Gắn bó với Thủ đô gần như cả cuộc đời, PGS.TS Bùi Thị An được biết đến không chỉ bởi trí tuệ khoa học, mà còn cả những đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước. Danh hiệu 'Công dân ưu tú Thủ đô' năm 2022 như là một phần thưởng cao quý của Hà Nội ghi nhận những đóng góp của PGS.TS Bùi Thị An trong suốt hàng chục năm qua. Với bà, Hà Nội không chỉ là một mảnh đất linh thiêng, hào hoa, mà còn là tình yêu của cả cuộc đời bà.

Len lỏi giữa những phố phường náo nhiệt, những gành hàng rong mang hồn quê ra phố, mang theo cả những trông đợi của gia đình. Những người bán hàng rong, dù là người Hà Nội hay cư dân tỉnh lẻ vẫn miệt mài kiếm tìm ước mơ và hy vọng giữa một thành phố lớn.

Đây là ý tưởng của anh Lê Việt Cường, một người khuyết tật thông qua dự án Hợp tác xã Vụn (Vụn Art) tại Hà Đông, Hà Nội.

Có tuổi đời hơn 700 năm, làng gốm Bát Tràng không chỉ nổi bật với sự đa dạng, phong phú của sản phẩm gốm, sứ, phong cảnh làng quê giàu bản sắc truyền thống, mà nơi đây là điểm đến đầy thú vị đối với khách du lịch.

Với đam mê làm tranh chỉ đinh nghệ thuật, một chàng trai 9X ở Hà Nội đã tự mày mò, thực hành với những bức tranh từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp tạo nên những bức tranh có hồn.

Để có được những cổ vật đẹp, giữ được nguyên bản cho công chúng xem hiện nay trong các bảo tàng, có sự đóng góp không nhỏ của những con người thầm lặng làm việc sau cánh cửa bảo tàng. Họ là những người ngày đêm chăm sóc, gìn giữ những cổ vật, nhưng trang sách cổ....không bị hao mòn theo thời gian.

Từ những chiếc bút chì màu nhỏ nhắn, đôi bàn tay khéo léo của người nghệ sĩ đã biến những chiếc bút chì trở thành những tác phẩm nghệ thuật xinh xắn, được công chúng đón nhận.

Những năm gần đây, ở Hà Nội xuất hiện phong trào sưu tầm radio cassette cổ. Đó không chỉ đơn thuần là một thú chơi đòi hỏi sự đam mê, mà trên hết nó là cách để người Hà Nội hôm nay lưu giữ những kỷ niệm về một Hà Nội đã qua với một tình yêu đặc biệt.

Thanh bình và cổ kính là ấn tượng của nhiều du khách khi đặt chân đến với Hà Nội. Nhưng với những người đem lòng yêu Hà Nội, thì những nét cổ kính xen lẫn nhịp sống hối hả hiện đại, vẫn luôn là nguồn cảm xúc và từ lúc nào, họ trở thành những người ghi lại những đổi thay của Hà Nội.

Hà Nội đang thay đổi từng ngày. Bên cạnh những khu đô thị sầm uất, hiện đại mọc lên, vẫn còn đó những góc cổ kính của một Hà Nội xưa vẫn được gìn giữ và trở thành điểm đến thú vị.

Từ một con ngõ vắng vẻ, thì nay, nhờ có một sân chơi sạch, đẹp, con ngõ trở nên tấp nập, tràn ngập tiếng cười của trẻ nhỏ.

Các không gian thư viện công cộng đang được TP. Hà Nội chú trọng gây dựng. Thông qua đây, nhiều mô hình thư viện sáng tạo, hiện đại đang đóng vai trò quan trọng như một trung tâm tri thức, thông tin và văn hóa, thúc đẩy giới trẻ đến gần hơn với văn hóa đọc, tạo cho người dân Thủ đô được thụ hưởng các dịch vụ hiện đại, tiện ích.

Nhắc đến giếng nước, tưởng như chỉ có ở các làng quê, mà chẳng mấy ai biết rằng, ngay giữa khu phố cổ Hà Nội vẫn còn tồn tại những cái giếng có tuổi đời 50 năm, 100 năm và thậm chí lâu hơn thế. Dù ngày nay nước máy sinh hoạt đã phổ biến, nhưng người dân nơi đây vẫn cứ muốn giữ mãi dòng nước trong mát của giếng như một nếp sống yên bình được lưu truyền từ bao đời.

Chàng Sơn là một xã người đông ruộng ít nên kinh tế chính của xã không từ nghề nông mà từ các nghề phụ, trong đó nghề mộc là chủ yếu. Từ xưa, Chàng Sơn nổi tiếng khắp Xứ Đoài. Có những nghề rất độc đáo, nổi tiếng như nghề mộc, nghề làm quạt, nghề tạc tượng, làm nhà cổ nhà gỗ, nghề nề, nghề sơn... Nghề mộc truyền thống ở Chàng Sơn đã trở thành nghề chính của người dân trong xã. Bàn tay tài hoa của người thợ Chàng Sơn còn lưu dấu trên một số công trình nổi tiếng của Việt Nam như kiến trúc gỗ và 18 pho tượng La hán của Chùa Tây Phương hay Văn Miếu - Quốc Tử Giám...

Khi nhắc tới Hà Nội 36 phố phường, người ta thường nghĩ tới các phố "hàng" như Hàng Đào, Hàng Lược, Hàng Thiếc, Hàng Bồ....song có một con phố không mang tên 'hàng' nhưng lại có bề dày lịch sử lâu đời, gắn liền với sự phát triển của mảnh đất Thăng Long. Đây cũng là con phố nằm trong 5 cửa ô của kinh thành Thăng Long, đó là phố Lò Đúc. Con phố này bắt nguồn từ đâu và có những dấu tích lịch sử nào trên con phố này?

Tre là một loại cây phổ biến, gắn liền với cuộc sống và văn hóa dân gian Việt Nam. Chất liệu tre được ứng dụng khá phổ biến trong đồ thủ công mỹ nghệ. Một sản phẩm được làm từ tre được thiếu nhi yêu thích, đó là chuồn chuồn tre. Chuồn chuồn tre Thạch Xá không chỉ là món đồ chơi sáng tạo, mà còn là món đồ lưu niệm độc đáo và là vật trang trí ấn tượng được nhiều người ưa chuộng.

Trên mảnh đất kinh kỳ, còn đâu đó những ngôi nhà được truyền từ đời này qua đời khác. Những ngôi nhà không chỉ mang sứ mệnh là nơi ở của một gia đình, mà còn như một minh chứng lịch sử cho sự phát triển của mảnh đất Hà Thành. Gìn giữ những ngôi nhà cổ, đó cũng chính là gìn giữ giá trị lịch sử của Hà Nội.

Áo dài gắn liền với cuộc sống, trở thành một phần không thể thiếu trong phong tục, tập quán trang phục của người Việt, truyền tải những vẻ đẹp riêng của người Việt. Với người Hà Nội, áo dài còn gắn liền với vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch mà quý phái của người con gái Hà thành.

Trong thời kỳ Mỹ đánh phá miền Bắc, Hà Nội có tới 9 vạn hầm trú bom tập thể và khoảng 40 vạn hầm cá nhân nằm rải rác khắp nơi. Sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, những hầm cá nhân dần được lấp đi. Thế hệ hôm nay chỉ có thể thấy chúng qua những hình ảnh tư liệu hoặc mô hình minh họa trong bảo tàng. Nhưng với nhiều thế hệ người Hà Nội, những căn hầm này dường như đã trở thành một phần trong ký ức cuộc đời.

Chán nản, mất niềm tin vào học tập, bỏ bê học hành, tư duy tiêu cực....và rất nhiều biểu hiện khác có trong những học sinh thi trượt cấp 3, phải học lại....Nhưng tất cả những thứ tiêu cực đó đều tan biến khi đến với NGƯT, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, người đặt viên gạch đầu tiên cho trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội. Bằng phương pháp giáo dục độc đáo của mình, nhà giáo Tùng Lâm không chỉ giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực của học sinh, mang lại niềm tin vào một tương lai sáng lạn cho các em, mà còn trở thành nơi gửi gắm niềm tin yêu của các bậc phu huynh.