Những trận bão lũ kinh hoàng năm Giáp Thìn
Năm Giáp Thìn 1904 đã xảy ra cơn bão kinh hoàng ở vùng Nam Bộ, trung tâm là tỉnh Gò Công xưa, sau này dân gian thường gọi là Năm Thìn bão lụt. Năm 1964 lũ trận lụt lịch sử xảy ra ở miền Trung. Năm 2024 này chúng ta đang chứng kiến trận lũ lụt lịch sử xảy ra ở nhiều tỉnh, thành miền Bắc.
Những trận bão năm Giáp Thìn
Vào những ngày này của năm Giáp Thìn 2024 - những người dân miền Bắc đã phải căng mình chống chọi với bão số 3 (siêu bão Yagi) tiếp đó là trận lũ kinh hoàng sau bão.
Dân ta chiêm nghiệm, đúc kết: những năm Giáp Thìn thường có bão tố dữ dội và lũ lụt kèm theo. Và trong lịch sử hơn 100 năm lại đây là hai trận bão, lũ lụt kinh hoàng xảy ra vào năm 1904 và 1964.
Theo như sử sách ghi chép: Nam Bộ vốn là vùng đất lành, hiếm khi có bão lụt, nhưng năm Giáp Thìn 1904 đã xảy ra cơn bão kinh hoàng ở vùng Gò Công xưa, dân gian thường gọi là Năm Thìn bão lụt. Đó là ngày 1/5/1904, tức ngày 16/3 năm Giáp Thìn, tâm bão vào ven biển Gò Công nhưng khu vực tàn phá rất rộng, từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến tận Rạch Giá, Cà Mau. "Thình lình một trận bão thinh không/ Nước lụt năm rồng gặp tháng rồng/ Giông thổi trốc cây chim khiếp vía/ Đất bằng nổi sóng chúng kinh hồn", đó là mấy câu thơ (trích) đăng trên tờ Nông Cổ Mín Đàm, số ra ngày 9/6/1904.
Đúng 60 năm sau, năm Giáp Thìn - 1964, đồng bào miền Trung phải hứng chịu trận lũ lịch sử, trận lũ năm Thìn - gây thiệt hại thảm khốc cho các tỉnh, thành từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định. Nặng nề, thảm khốc nhất là Quảng Nam. Tài liệu lịch sử còn lưu: "Xác người thiệt mạng và gia súc, gia cầm bị cuốn theo dòng nước về tận vùng biển, chất ứ thành một bờ đê thi thể người!".
Trong ba năm Giáp Thìn 1904, 1964, 2024, Việt Nam phải hứng chịu những cơn siêu bão lũ cuồng nộ, lần lượt ở ba miền: Nam, Trung, Bắc, thực sự là tang thương, thảm họa, thiệt hại vô cùng lớn về người và tài sản.
Năm Giáp Thìn 1904, theo thống kê của chính quyền tỉnh Định Tường và Gò Công thời đó, có hơn 5.000 người chết, nhiều vật nuôi bị nhấn chìm, nhà cửa sập đổ la liệt. Nam Kỳ tuần báo số 85, ra ngày 8/6/1944, có bài "Trận bão năm Thìn" của Mỹ Xuân tường thuật khá chi tiết về cơn bão này trên đất Sài Gòn: "Có đến 900 cây lớn trốc gốc nằm ngổn ngang trên các con đường, lá cây rụng lấp cả đường đi. Nhà lá thì trốc lá bay tứ tung khắp nơi, phủ dày mặt đường có chỗ lên đến 2m. Trong chợ, các thớt thịt ngã đổ chất đống lên nhau".
Từ tư liệu còn lưu, nhà văn Sơn Nam và nhà báo Tô Nguyệt Đình có viết: "Ngày 16 tháng 3 Âm lịch năm Giáp Thìn, nhằm ngày 1/5 Dương lịch năm 1904, một trận lụt nổi lên phá hoại toàn cõi Nam kỳ. Riêng hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công là thiệt hại nặng nhất."
60 năm sau, kể từ năm 1904, thì vào năm 1964 - cũng là năm Giáp Thìn, đồng bào miền Trung phải hứng chịu trận lũ lịch sử, gây thiệt hại thảm khốc cho các tỉnh thành từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định.
Làng Đông An, xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam là nơi hứng chịu tang thương nhiều nhất khi lũ đã cuốn trôi toàn bộ nhà cửa, san bằng làng mạc và đớn đau nhất là nhấn chìm, cuốn đi gần hết người dân trong làng, tổng cộng 1.481 người chết, trong đó 888 người trong độ tuổi từ 1 đến 16 tuổi; trong làng chỉ còn 19 người sống sót.
Thảm họa này được lưu truyền trong dân gian với tên gọi "Đại họa năm Thìn". Bà Đỗ Thị Liễu, sinh năm 1933, làng Đông An, Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, là một trong những người may mắn sống sót, nhưng bà đã mất tất cả 6 người con trong cơn đại hồng thủy năm Thìn.
Ký ức kinh hoàng về đại hồng thủy năm 1964 vẫn còn in đâu trong tâm trí bà: "Cái ghe bắt đầu chìm. 4 đứa nhỏ ngồi trong ghe cầu cứu, nó đưa tay kêu cứu, tôi cũng kêu cứu cùng. Lúc đó nước ngập hết vào mặt, tôi đã nghĩ mình không sống được. Nghĩ đến mà ám ảnh, tôi không thể nào quên được"
Và cũng sau 60 năm kể từ năm 1964, miền Bắc vừa phải đối mặt với trận siêu bão và đang phải đối mặt với trận cuồng lũ sau bão. Mức độ tàn phá của bão đã ghê gớm; mức độ càn quét của lũ cực kỳ nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cả về người và của cải. Hiện người dân các tỉnh miền Bắc đang phải từng giờ từng phút căng mình chống chọi với lũ quét và ngập úng xảy ra trên diện rộng.
Trong quá trình tìm hiểu về những cơn bão lịch sử năm Giáp Thìn, Đài Hà Nội đã tìm thấy những tư liệu về trận bão lụt 1904 trong cuốn "Chuyện xưa tích cũ" do nhà văn Sơn Nam và nhà báo Tô Nguyệt Đình thực hiện. Trong chuyện Bão lụt năm Thìn hai tác giả dẫn mấy câu ca truyền lại:
Vừa đi vừa ngó các đồng
Trâu heo bò ngựa tràn đồng sình trương
Tử thi xem thấy thảm thương
Thây trôi như củi đào mương tấp vào…
Hơn một thế kỷ trôi qua, năm Thìn bão lụt vẫn còn là nỗi kinh hoàng với người dân Nam Bộ.
Theo các chuyên gia, sở dĩ các trận lũ kinh hoàng gây thiệt hại quá lớn về người và tài sản cũng do xuất phát từ một phần tâm lý chủ quan của người dân, thường cứ nghĩ bão qua là thở phào nhẹ nhõm. Nhưng kỳ thực thì sau bão luôn kèm theo hoàn lưu mưa lớn, sinh lũ lớn, khiến một vùng rộng lớn đối mặt với nguy cơ ngập lụt, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.
Kinh nghiệm chống lũ của người xưa
Từ kinh nghiệm thực tiễn và óc sáng tạo, người dân có phương cách để sống chung với lũ. Như nhà rường của người dân Thừa Thiên Huế. Nhà rường không chôn cột xuống đất mà kê trên những tấm đá tảng để chống ẩm mốc làm hư hại cột gỗ. Cột kèo được tính toán để có sự liên kết bền vững trước cơn bão lớn. Phần gác của mỗi ngôi nhà rường là nơi chứa tài sản và chỗ người dân tá túc khi lũ dâng.
Ngôi nhà rường vùng Thừa Thiên Huế ra đời từ sự khắc nghiệt của vùng đất thường xuyên bị bão lụt hoành hành. Ngôi nhà rường cũng là phương cách thích nghi, là kiểu sống chung với bão lũ của người dân xứ Huế.
Thời xưa, do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của thiên tai gió bão bằng cách quan sát tự nhiên: "Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm…"
Từ xưa, ông bà có câu tục ngữ nằm lòng: "Chớp bể, mưa nguồn: nơi phía bể có chớp lạ, tức có bão tố, thì tất yếu nơi thượng nguồn rừng núi sẽ có mưa lớn; mưa lớn sinh ra lũ lụt". Như sau cơn siêu bão Yagi, lập tức, ngay sau đó từ Việt Bắc, Tây Bắc và cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên xảy ra những trận mưa lớn, thành trận lũ diện rộng kinh hoàng.
Ngoài ra, các cụ còn tổng kết hiện tượng thiên văn thành câu ca. Những kinh nghiệm ấy đã được khoa học hiện đại ngày nay kiểm chứng. Chỉ có điều, hiện nay, môi trường đang bị hủy hoại, sự đa dạng muôn loài bị đe dọa, văn hóa truyền khẩu bị thất truyền, con người cũng dần mất đi năng lực thích ứng với thay đổi của tự nhiên.
Dân gian có câu: "Mống bên Đông, cầu vồng bên Tây, không mưa dây cũng bão giật." Mống là đám mây đùn lên từ phía Đông, quan sát lúc sáng sớm khi mặt trời sắp mọc.
Và ngày nay khi khoa học công nghệ bùng nổ, ngày một tiến bộ, hiện đại thì chúng ta có nhiều cách thức dự báo thời tiết, kịp thời và chuẩn xác hơn nhưng những bài học từ dân gian vẫn còn giá trị.
Cách đây hàng ngàn năm, Đồng bằng Bắc bộ hiện nay còn là một vùng đất thấp được bồi đắp bởi phù sa con sông Hồng. Hàng năm, khi nước sông dâng cao, nhiều khu vực sinh sống của cư dân bị ngập lụt, gây thiệt hại lớn. Vì thế, hệ thống đê điều là hình thức bảo vệ đầu tiên mà tổ tiên ta nghĩ đến để phòng chống thiên tai bão lụt.
Theo sách Đại Việt Sử ký Tiền Biên của Ngô Thì Sĩ, thì việc đắp đê chỉ mới diễn ra vào thời Lý với đê ở phường Cơ Xá, đắp xong năm 1108, để bảo vệ kinh thành Thăng Long.
Đến tháng 3 năm Mậu Thân (1248), nhà Trần cho đắp đê có nhiều chỗ vòng ra, giống hình cái quai vạc, nên gọi là đê Đỉnh nhĩ. Lần đầu tiên đê này được đắp suốt từ đầu nguồn đến bờ biển để ngăn nước lụt khỏi tràn ngập. Con đê giúp dân có thể gieo cấy vào tháng 5 hàng năm và khi vụ mùa chấm dứt, người ta để cho nước tràn vào ruộng.
Đến thời Lê, triều đình nỗ lực tôn tạo và đắp mới hệ thống đê điều dọc theo sông Hồng, đặc biệt là vùng Sơn Tây và Hà Nam, đặt ra những điều luật nghiêm ngặt quanh việc quản lý đê.
Năm 1809, triều đình định kiểu mẫu các đê ở Bắc thành, theo đó:
- Với sông lớn: Ở thượng lưu và trung lưu, mặt đê rộng 8m (2 trượng), chân đê 28m, cao 4,8m; ở hạ lưu, mặt đê rộng 4,8m, chân đê 20m, cao 4m.
- Với sông nhỏ: Mặt đê rộng 3,6 m, chân đê 12m, cao 3,6m.
Năm 1830, chiều dài tổng cộng của hệ thống đê tại miền Bắc đã đo được 333.616 trượng (khoảng 1.300km), bằng chiều dài đường bộ từ Hà Nội vào đến Nha Trang.
Hội An nằm gần cửa biển lớn nhất tỉnh Quảng Nam - Cửa Đại. Do nằm trong vùng bão lũ và tình trạng này đã diễn ra từ lâu đời, ông cha ta khi dựng nhà đã tính đến chuyện sống chung với lũ lụt một cách khéo léo, đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp để giảm tác động của gió bão, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể gây ra.
Dãy nhà được xây thành cụm tựa sát vào nhau vững chắc và các nhà bố trí so le nhau một cách ngẫu nhiên góp phần hạn chế tác động của gió bão và dòng chảy nước lũ. Nền nhà ở khu vực thấp lụt thường được xây cao từ 2 đến 3 bậc cấp so với vỉa hè, hoặc nhiều hơn, từ 0,30m trở lên. Hầu hết, những ngôi nhà trên các tuyến đường này thường được làm thêm gác lửng hoặc kiểu nhà hai tầng để đảm bảo sinh hoạt của gia đình trong thời gian lũ lụt.
Với các ngôi nhà hai tầng, sàn tầng 2 thường chừa sẵn một ô thông tầng để khi lũ lụt, hàng hóa, vật dụng được chuyển lên trên một cách nhanh chóng thông qua một ròng rọc đặt chính giữa ô thông tầng này.
Tuy nhiên, sức mạnh từ thiên nhiên, hiểm họa từ thiên tai bão lũ là hết sức khó lường dù chúng ta vẫn luôn có những cảnh giác, những đối phó trước những tình huống xảy ra. Hoàn lưu sau bão Yagi đã gây mưa to, lũ quét, ngập lụt ở hàng loạt tỉnh thành miền Bắc, trong đó có Hà Nội.
Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa con số thống kê thiệt hại về người ở các tỉnh tính đến 13h00 hôm nay ngày 10/9.
Thiệt hại thống kê đến 13h00 ngày 10/9/2024 như sau:
- Về người: 146 người chết, mất tích (82 người chết, 64 người mất tích), cụ thể:
+ Cao Bằng: 55 người tại huyện Bảo Lạc (19 người chết, 36 người mất tích).
+ Lào Cai: 30 người (19 người chết, 11 người mất tích), gồm: Sa Pa 08, Bát Xát 10, Si Ma Cai 04, Bắc Hà 06, Văn Bàn 02.
+ Yên Bái: 28 người do sạt lở đất (22 người chết, 06 người mất tích), gồm: Lục Yên: 13, TP Yên Bái 14, Văn Chấn 01.
+ Quảng Ninh: 09 người chết (do bão 08 người; lũ cuốn 01 người).
+ Hải Phòng: 02 người chết do bão.
+ Hải Dương: 01 người chết do bão.
+ Hà Nội: 01 người chết do bão.
+ Hòa Bình: 04 người chết do sạt lở đất.
+ Lạng Sơn: 02 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất.
+ Bắc Giang: 01 người chết do lũ cuốn.
+ Tuyên Quang: 02 người mất tích do lũ cuốn.
+ Hà Giang: 02 người (01 người chết; 01 người mất tích).
+ Lai Châu: 01 người chết do sạt lở đất.
+ Phú Thọ: 08 người mất tích (sự cố sập cầu Phong Châu).
Tình người trong bão lũ năm Thìn - 2024
Và trong cảnh khó khăn, mất mát từ cơn bão số 3, có những hình ảnh đẹp, đầy xúc động, nhiều hành động giúp đỡ, sẻ chia với nhau của của lực lượng chức năng và người dân làm tình người thêm ấm áp. Những hình ảnh, nghĩa cử cao đẹp đó đã được người dân ghi nhận, chia sẻ và trân trọng. Mưa lũ càn quyết nhưng đã để lại những tình cảm quân dân thắm thiết, nhân dân đoàn kết một lòng sẻ chia khó khăn cùng nhau vượt gian khó.
Những hình ảnh đẹp liên tục được lan tỏa. Những người nhận được sự giúp đỡ đăng tải lời cảm ơn trên trang cá nhân mong người giúp mình đọc được, bởi họ chẳng kịp hỏi tên, chẳng biết ai là người giúp mình...
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Santo Dominigo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) ngày 21/11 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã vào cuộc xác minh và tìm ra những học sinh liên quan đến clip được đăng tải trên mạng xã hội vào sáng 20/11 về nhóm thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, mặc đồng phục học sinh, cầm theo cờ điều khiển xe máy trên phố.
Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024) vào tối 21/11, tại Hà Nội.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến với chủ đề “Mỗi tấm gương một khát vọng cống hiến”.
Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo, thủ đoạn cài đặt phần mềm dịch vụ công “giả mạo" tuy không mới, nhưng vẫn còn nhiều người dân ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí, mất cảnh giác nên đã "sập bẫy" thủ đoạn này.
Sáng nay, 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả” tại địa chỉ số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Sáng 22/11, Công an thành phố Hà Nội thông tin, khoảng 22 giờ 15 phút ngày 21/11, Tổng đài 114 - Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an thành phố nhận được tin báo xảy ra cháy nhà dân tại tổ 12 phường Thạch Bàn (quận Long Biên).
Chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Thanh Trì phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố cùng công an các quận giáp ranh Hoàng Mai, Hà Đông đã triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự.
Chiều 21/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khai trương Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng và khai mạc triển lãm thành tựu và giải pháp công nghệ năm 2024.
Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22/12, tuyến tàu điện này sẽ bắt đầu chạy thương mại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hoà Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu chính sách tại Học viện Giáo dục cấp cao về Đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominicana với chủ đề: “Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".
Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đang nỗ lực huy động nhân lực và xuồng máy tìm kiếm trên đoạn sông ở xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, nơi xảy ra vụ tai nạn xe chở rác va vào lan can cầu treo và rơi xuống sông, làm 2 người trên xe mất tích vào sáng 21/11.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết, Đồn Biên phòng đảo Cồn Cỏ đã tiếp nhận, đưa 5 thuyền viên gặp nạn trên biển vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe của các thuyền viên đều ổn định.
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam vừa phối hợp với Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.
Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.
Chiều 21/11, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine.
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20/11, theo giờ địa phương, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Phòng trào Cánh tả Thống Nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực của Chính phủ Cộng hòa Dominicana.
Ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 21/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Philippines ký ban hành đạo luật các vùng biển, đạo luật về luồng Hàng hải vùng nước quần đảo của Philippines và việc Trung Quốc công bố thông báo tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, bãi của Trung Quốc ở Nam Hải gồm 64 thực thể tại biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngày 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình leo thang xung đột nguy hiểm hiện nay tại Ukraine khiến đại sứ quán một số nước tại Ukraine có thể sẽ đóng cửa.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
Ngày 20/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.
Sáng 21/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Còn nhiều ý kiến băn khoăn về tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm.
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, ngày 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.
Chiều 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đến thủ đô Phnom Penh, bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11.
Sáng nay, 21/11, tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.
Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Đi vào đường cấm như đường cao tốc, vành đai trên cao, đường một chiều,… là hành vi nguy hiểm và vi phạm luật giao thông đường bộ. Thực tế cũng đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên vẫn có một số người dân ý thức chấp hành luật chưa tốt.
Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.
Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.
Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.
0