Những việc cần làm ngay để tăng cường các biện pháp ứng phó Biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai

(HanoiTV) - Một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhân loại trong tương lai là hạn chế nguy cơ biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu thảm họa do thiên tai gây ra như bão lụt, sóng thần, trượt đất, băng tan, lốc xoáy... Hàng chục triệu người đã bị tác động bởi thời tiết khắc nghiệt, bất thường trong hai thập kỷ qua. Lượng khí thải CO2 hàng năm cao hơn 3 lần so với thập niên 1990 và tỷ lệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng vọt.

Ứng phó với biến đổi khí hậu để giảm nhẹ rủi ro thiên tai thảm họa không chỉ là trách nhiệm của một quốc gia hay một địa phương, mà phải là sự chung tay, góp sức của tất cả mọi người. Ảnh minh họa

Các nhà khoa học dự báo ngay cả khi loài người có thể ngừng hoàn toàn và ngay lập tức việc thải khí CO2 thì nhiệt độ trung bình của trái đất vẫn sẽ tiếp tục tăng từ mức cao hơn bình thường 0,8 độ C như hiện nay lên mức 1,6 - 1,8 độ C. Nhiệt độ mới cao hơn mức bình thường của trái đất sẽ kéo dài trong 500 năm nữa vì các đại dương, vốn đã bị ấm lên, cần có thời gian để hạ nhiệt. Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm 2 độ C nữa, tới ngưỡng gây thảm họa, thế giới cần ngay lập tức loại bỏ hoàn toàn việc thải khí CO2.

Dưới đây là 10 giải pháp khả thi đã được Tạp chí Sciencetific America của Mỹ đưa ra:

1. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Một trong những giải pháp khả thi nhất là hạn chế đốt than, dầu và khí thiên nhiên. Hiện nay, dầu là nhiên liệu phổ biến và cũng từ dầu người ta sản xuất ra nhiều sản phẩm khác, còn than lại được sử dụng rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia, chủ yếu là để sản xuất điện. Theo các chuyên gia Năng lượng Mỹ, cho tới thời điểm hiện nay chưa có một giải pháp hoàn hảo nào để thay thế nhiên liệu hóa thạch mặc dù đây là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Bởi vậy, sớm hay muộn con người cũng sẽ phải tìm ra nguồn nhiên liệu khác thay thế như nhiên liệu sinh học, điện nguyên tử hay các nguồn năng lượng khác.

2. Cải tạo, nâng cấp hạ tầng

Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà "môi trường"... sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức phát tán khí thải. Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng. Đường tốt không chỉ giảm nhiên liệu cho xe cộ mà còn giảm cả lượng khí phát tán độc hại hoặc sử dụng các loại lò đốt trong công nghiệp (như lò khí hóa than, lò dùng trong sản xuất xi măng) cũng sẽ giảm được rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Nhà ở được thiết kế theo xu hướng thân thiện với môi trường – Ảnh minh họa

3. Làm việc gần nhà

Theo các nhà khoa học, cứ khoảng 1 galon nhiên liệu (tương đương 4,5lít) cho xe chạy sẽ tạo ra khoảng 9 kg CO2 phát tán, vì vậy phương án làm việc gần nhà không dùng xe mà đi bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe lại có lợi về mặt kinh tế môi trường.

4. Giảm tiêu thụ

Một trong những phương án kinh tế nhất là tiết kiệm giảm chi tiêu, điều này không chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn có tác dụng làm giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ví dụ như giảm dùng các loại bao gói sẽ giảm được đáng kể chi phí sản xuất lẫn phí tái chế. Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là sử dụng quá nhiều các loại bao gói có nguồn gốc từ nhựa plastic đã gây nên hiệu ứng "ô nhiễm trắng"...

5. Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả

Đây là phương án được giới y học khuyến cáo rất nhiều, nhưng đứng về mặt môi trường lại có ý nghĩa khác. Theo đó, người ta đã khuyến khích việc canh tác hữu cơ, gieo trồng các loại rau, hoa quả không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu. Việc lựa chọn thực phẩm để cân bằng dưỡng chất, ngon miệng lại mang tính môi trường quả là không đơn giản, trong khi đó các hãng sản xuất lại thi nhau quảng cáo nên đã làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Ngoài ra việc ăn quá nhiều thịt cũng không tốt cho cơ thể, trong khi đó riêng ngành chăn nuôi cũng là nơi sản xuất ra các loại gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất.

6. Chặn đứng nạn phá rừng

Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá, riêng nạn khai thác gỗ đã tạo ra trên 1,5 tỷ tấn CO2 thải vào môi trường, chiếm 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, chặn đứng nạn phá rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu.

Rừng bị chặt phá là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu

7. Tiết kiệm điện

Một trong những giải pháp kinh tế khả thi nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường là tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm điện như bóng đèn compact, các loại pin nạp. Theo các Bộ Môi trường Mỹ, ở quốc gia này mỗi gia đình chỉ cần thay một bóng đèn dây tóc chiếu sáng bằng bóng compact thì cả nước sẽ tiết kiệm được lượng điện dùng cho 3 triệu gia đình khác.

8. Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh 1 con

Hiện nay trên thế giới đã có trên 6 tỷ người và theo dự báo của LHQ thì đến giữa thế kỷ 21 sẽ tăng lên 9 tỷ và như vậy nhu cầu về thực phẩm, quần áo, các nhu yếu phẩm khác sẽ tăng lên gấp rưỡi so với hiện nay. Với mức tiêu thụ lớn như vậy sẽ tạo ra nguồn phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính rất lớn, nhất là ở các nước đang phát triển. Áp dụng phương án mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 con sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, được coi là phương án phát triển bền vững và khả thi nhất trong tương lai.

9. Khai phá những nguồn năng lượng mới

Việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thay thế nhiên liệu hóa thạch là thách thức lớn nhất của con người trong thế kỷ 21. Một số nguồn năng lượng ứng viên sáng giá là ethanol từ cây trồng, hydro từ quá trình thủy phân nước, năng lượng nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học...

Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là quốc gia có tiềm năng điện gió lớn nhất Đông Nam Á

10. Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ trái đất

Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời... nhằm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngoài các giải pháp này, các nhà khoa học còn tính đến kỹ thuật phát tán các hạt sulfate vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu khí quyển như quá trình phun nhan thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chệch ánh sáng mặt trời cho tới việc bao phủ vỏ trái đất bằng các màng phản chiếu để khúc xạ trở lại ánh sáng mặt trời, tạo ra các đại dương có chứa sắt và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng hấp thụ nhiều CO2 hơn...

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Một ứng dụng quản lý phạt nguội do Bộ Công an quản lý vận hành đã được ra đời. Thông qua ứng dụng này, chủ phương tiện sẽ dễ dàng kiểm tra xem phương tiện của mình có bị phạt nguội hay không thay vì được nhận văn bản về địa chỉ đăng ký của chủ xe như hiện nay.

Để đảm bảo tiến độ thời gian cấp đổi GPLX theo hạng cũ và cấp, đổi GPLX theo phân hạng mới, Sở GTVT Hà Nội ra thông báo dừng tiếp nhận thủ tục hành chính cấp đổi GPLX từ 31/12/2024.

Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM dài hơn 47km qua địa bàn TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi, với tổng mức đầu tư hơn 41.000 tỉ đồng, là trục kết nối giao thông liên vùng quan trọng của TP. HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hiện đang được đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2025.

TP. HCM là điểm đến được săn đón nhất dịp Tết Dương lịch. Với những kết quả tích cực của năm 2024, ngành du lịch thành phố đang tiếp tục làm mới các sản phẩm, tăng trải nghiệm để thu hút khách trong năm 2025.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Người đi bộ nếu vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt theo quy định.

Sau khi hoàn thành thi công tuyến đường nhánh nhằm giảm tải ùn tắc cho nút giao Láng - Yên Lãng, quận Đống Đa, từ sáng ngày 30/12, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã thực hiện phương án phân luồng, tổ chức lại giao thông tại khu vực này.

Theo Thông tư 47 Bộ Giao thông Vận tải mới ban hành quy định trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy, từ ngày 1/1/2025, các loại xe cơ giới có kết quả kiểm định đạt yêu cầu sẽ được cấp tem kiểm định mới với ba màu sắc khác nhau.

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ có 8 trạm dừng nghỉ tạm được đưa vào khai thác, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tham gia giao thông.

Từ 1/1/2025, nhiều lỗi vi phạm giao thông sẽ bị tăng mức phạt gấp nhiều lần so với trước, như ô tô vượt đèn đỏ bị phạt tới 20 triệu, hay không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thực thi công vụ bị phạt 35 - 37 triệu đồng.

Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Ba Vì tổ chức tặng quà cho trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Ba Vì.

Công an quận Hoàn Kiếm và Công an thành phố Hà Nội sẽ triển khai hơn 30 chốt, trong đó có những chốt đặc biệt chống giẫm đạp, chen lấn, xô đẩy và sự cố bất ngờ trong sự kiện Countdown (đếm ngược) chào đón năm mới 2025 tại hồ Gươm.

Để phục vụ cho các chương trình văn hóa - nghệ thuật trong đêm Countdown chào đón năm mới 2025 tại khu vực hồ Gươm và phụ cận, dự kiến từ 17 giờ ngày 31/12/2024, Công an thành phố sẽ bắt đầu cấm đường tại một số tuyến giao thông xung quanh hồ Gươm.

Để hoạt động kinh doanh pháo hoa bảo đảm đúng quy định của pháp luật và an toàn, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an thành phố Hà Nội đã làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, chủ cửa hàng yêu cầu cửa hàng, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố chấp hành nghiêm túc các quy định trong hoạt động kinh doanh pháo hoa, nhất là việc bán các sản phẩm pháo hoa theo Nghị định 137 của Chính Phủ.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 86, quy định mới về đăng ký thuế, thay thế Thông tư 105, chính thức có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.

Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phải thường xuyên trau dồi, tu dưỡng, rèn luyện cả về tư tưởng đạo đức và sức khỏe, thường xuyên đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn.

Tối 29/12, Lễ hội Chào đón năm mới “City Tết Fest - Thủ Đức 2025” được khai mạc rộn ràng tại Công viên bờ sông Sài Gòn.

Trong cuộc chiến khốc liệt với giặc lửa, những chiến sĩ PCCC&CNCH bản lĩnh vững vàng, ý chí sắt đá đối mặt với hiểm nguy để giành giật sự sống, bảo vệ an toàn tính mạng và bình yên cho nhân dân.

Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), năm 2024, có 143.160 lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, đạt chỉ tiêu kế hoạch cả năm.

UBND thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 379 về việc hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.

Ngày 30/12 và ngày 31/12, thời tiết Hà Nội mưa nhỏ vài nơi, rét về đêm và sáng. Tết Dương lịch 2025, Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc không mưa, nắng ấm về trưa và chiều.

Thời gian vừa qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn Hà Nội diễn ra hết sức phức tạp, nhất là tại các khu vực có dân cư đông đúc. Nhận thức rõ điều đó, Công an phường Yên Phụ, quận Tây Hồ đã thực hiện việc rà soát, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tất cả hộ dân trong phường đều trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy để bảo vệ gia đình và những người xung quanh.

Việc không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu trên đường là hành vi không những phạm luật giao thông đường bộ mà còn gây ảnh hưởng đến nhiều phương tiện khác.

Hiện nay, tình trạng xe máy bất chấp nguy hiểm, không tuân thủ quy tắc an toàn khi lưu thông trên các tuyến đường lớn đang diễn ra ngày càng nhiều.

Chỉ còn 90 ngày nữa, Dự án “Xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất” có công suất 20 triệu hành khách/năm, sẽ chính thức vận hành thương mại.

Khi từ ngày 1/1/2025 Nghị định 168 có hiệu lực sẽ tăng nặng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm như không chấp hành tín hiệu đèn, đi ngược chiều.

Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu tạo việc làm mới cho 169.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 3% và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 75%.

Sau hơn 1 tháng triển khai mô hình "Ngã tư an toàn" ở 20 nút giao thông trọng điểm cùng với việc quyết liệt xử lý nghiêm các hành vi vi phạm thường thấy trong giờ cao điểm như: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đi sai làn đường… ý thức của người dân đã từng bước được nâng cao.

Năm nay, Tết dương lịch 2025 rơi vào ngày thứ 4 giữa tuần, nên các bến xe dự kiến lượng khách di chuyển sẽ không gia tăng đột biến mà tập trung chủ yếu vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài trong 9 ngày. Tuy nhiên để không bị động, các bến xe đã có kế hoạch cụ thể với các doanh nghiệp, luôn chủ động bố trí đầy đủ số lượng xe để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến đường Láng, nút giao Láng - Yên Lãng, Cầu Mới, quận Đống Đa từ ngày 30/12/2024.

Thông tin từ Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, năm 2024 tình hình tai nạn giao thông trên mạng lưới đường sắt quốc gia giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, người chết và người bị thương. Trong năm, ngành đường sắt cũng đã xóa bỏ gần 300 lối đi tự mở.

Nghị định 158/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định rõ các trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi giấy phép cũng như xe vận tải hành khách bị thu hồi phù hiệu.

Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Là một trong những địa phương đi đầu trong công tác tuổi trẻ, Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội mới đây đã phát động đợt thi đua cao điểm trong thanh niên Việt Nam, nhằm thiết thực chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, đồng thời hướng tới Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Trong năm 2024, "sinh trắc học" đã trở thành một trong những từ khóa chủ chốt trong ngành ngân hàng, xu hướng này dự báo tiếp tục “nóng” trong năm mới khi từ ngày 1/1/2025, các chủ tài khoản chưa hoàn tất việc cập nhật thông tin sinh trắc học sẽ không thể thực hiện giao dịch trực tuyến.

Những ngày gần đây, không chỉ Hà Nội mà tình trạng ô nhiễm không khí cũng ghi nhận ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng Bắc bộ như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam.

Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025. Tuy nhiên, đến thời điểm này, công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều vướng mắc. Trên địa bàn quận Ba Đình hiện có gần 1340 mảnh đất phải giải phóng mặt bằng.

Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ như trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe hay mức phạt mới cho hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông ... sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã báo cáo Chính phủ về tình trạng thiếu vật liệu cát cho 6 dự án giao thông trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long và Vành đai 3 TP.HCM.

Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành, bố trí lại cụm 12 công trình sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay tại khu vực Đông Bắc, với diện tích mỗi công trình 3,8 - 4,5 ha.

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành nghị quyết Nghị quyết số 1338/NQ-UBTVQH15, theo đó sẽ bổ sung 5.834,437 tỉ đồng từ ngân sách trung ương để hỗ trợ các địa phương thực hiện các chương trình an sinh xã hội trong năm 2024.

"Chủ nhật Đỏ" là chương trình hiến máu cứu người do báo Tiền Phong khởi xướng từ năm 2009 tại Hà Nội và được phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương tổ chức vào cuối năm hàng năm.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với Bộ Tham mưu - Bộ Tư lệnh Thủ đô, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Phòng Quân Lực - Bộ tham mưu trực thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho bộ đội xuất ngũ.

Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên TP.HCM vừa triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên - học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Cục Hàng không Việt Nam báo cáo, đến ngày 20/12, tổng số máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam là 249 chiếc, giảm 12 chiếc so với năm 2023. Đáng chú ý, 33 máy bay phải dừng bay trên 12 tháng do lỗi động cơ.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 5672/BVHTTDL-VP về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.

Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội dự kiến lượng khách qua bến xe trong thời gian cao điểm Tết Ất tỵ sẽ tăng khoảng 250-350% so với ngày thường. Một số tuyến có thể xảy ra tình trạng ùn cục bộ vào từng thời điểm.