Nỗ lực tạo sự đồng thuận của nhân dân trong GPMB

Giải phóng mặt bằng được xác định là khâu khó khăn nhất trong quá trình thực hiện dự án. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận giải phóng mặt bằng đã và đang được thị xã Sơn Tây quan tâm, chỉ đạo để gỡ nút thắt trong quá trình triển khai GPMB tuyến tỉnh lộ 418 đoạn Km 0 - Km 3, thị xã Sơn Tây.

Hiện nay, hầu như toàn bộ các công trình, dự án trên địa bàn thị xã Sơn Tây phải thực hiện giải phóng mặt bằng và đều có những khó khăn, vướng mắc về nguồn gốc đất đai, đơn giá để tính bồi thường. Bên cạnh đó, nhận thức và ý thức của một bộ phận người dân trong việc thực hiện chủ trương thu hồi đất và chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng chưa cao... Để tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng, Sơn Tây đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo từ thị xã tới cơ sở, trong đó công tác tuyên truyền được coi là then chốt nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các hộ dân, cá nhân có đất bị thu hồi.

Hộ gia đình ông Hoà  nằm trong diện bị thu hồi.

Điển hình như đối với Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến tỉnh lộ 418 đoạn Km 0 - Km 3, thị xã Sơn Tây, đến nay đã đạt trên 80% khối lượng công việc giải phóng mặt bằng. Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã đã phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, các xã Sơn Đông, Cổ Đông tăng cường tuyên truyền phố biến chính sách pháp luật về đất đai cho nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ và chủ trương thu hồi đất của nhà nước.

Tuyên truyền phố biến chính sách pháp luật về đất đai cho nhân dân.

Hộ gia đình ông Nguyễn Duy Hoan - Thôn Đại Sơn - xã Sơn Đông nằm trong diện bị thu hồi 11,5m2 đất của hai thửa để phục vụ Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến tỉnh lộ 418. Với sự vận động, thuyết phục của chính quyền cơ sở, gia đình ông Hoan đã đồng thuận, nhất trí cao với chủ trương của nhà nước. Ông chia sẻ: “Bản thân tôi là một đảng viên, hơn ai hết tôi phải gương mẫu đi đầu, vận động con cháu chấp hành, mặc dù việc di dời gặp không ít khó khăn, song với sự đồng hành, chung sức của chính quyền các cấp gia đình tôi đã nhanh chóng di chuyển toàn bộ tường bao để bàn giao mặt bằng cho nhà nước thực hiện dự án. Còn trước đó gia đình đã chủ động lùi 1,5m tính từ mép đường vào để tạo hành lang thông thoáng cho tỉnh lộ 418”. 

Khu vực nhà ông Hoan thuộc dự án bị thu hồi đất.

 Không chỉ riêng gia đình ông Hoan, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, khéo vận động, không ít hộ dân có cơ ngơi khang trang vẫn đồng thuận, khắc phục khó khăn sẵn sàng di dời để bàn giao đất cho dự án. Ông Phùng Văn Hòa - thôn Trung tâm - xã Sơn Đông cho biết: “Được chính quyền địa phương tuyên truyền về chủ trương của dự án, gia đình tôi rất phấn khởi bởi tuyến đường này đi qua địa bàn sẽ giúp cho nhân dân chúng tôi đi lại thuận tiện, có cơ hội phát triển kinh tế. Mặc dù phải bị thu hồi đất nhưng gia đình tôi vẫn thống nhất nhanh chóng bàn giao mặt bằng để dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, sớm đưa vào sử dụng”. 

Nhà thầu đang thi công cải tạo tuyến tỉnh lộ 418 đoạn Km 0 – Km 3, thị xã Sơn Tây.

Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến tỉnh lộ 418 đoạn Km 0 - Km 3, thị xã Sơn Tây có tổng mức đầu tư trên 76 tỷ đồng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, tránh ùn tắc giao thông, kết nối đồng bộ tuyến đường của huyện Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây. Dự án có tổng số 456 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức thuộc hai xã Sơn Đông và Cổ Đông bị thu hồi đất với diện tích thu hồi là 0,6ha . Hiện nay, UBND thị xã đã phê duyệt phương án chi tiết bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho gần 400 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. 

Nhà thầu đang huy động nhân lực, máy móc thi công Dự án nâng.

Ông Nguyễn Văn Thiện, cán bộ địa chính xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây cho biết: Dự kiến từ nay đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành công tác GPMB đối với các trường hợp bị vướng mắc chưa thực hiện được như: tranh chấp đất đai, chờ kết luận thanh tra, điều chỉnh diện tích đất…Chúng tôi tiếp tục tăng cường tuyên truyền phố biến chính sách pháp luật về đất đai cho nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ và chủ trương thu hồi đất của nhà nước.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch UBND xã Sơn Đông cho biết: Xác định, giải phóng mặt bằng là công việc khó khăn, thường nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp, khó lường, do đó công tác dân vận trong  GPMB cần phải đi trước để tháo gỡ những “nút thắt” trong quá trình triển khai.  Xã Sơn Đông đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt; tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giải phóng mặt bằng, cũng như ý nghĩa của dự án, thông qua nhiều hình thức.

Bên cạnh đó, chính quyền phối hợp với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực bám sát, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, từ đó tuyên truyền, giải thích đồng thời có cách làm linh hoạt, phù hợp, đúng pháp luật. Ông Nguyễn Duy Đông- Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây cho biết: Với phương châm “Đến từng ngõ, gõ từng nhà”, căn cứ vào đặc điểm tình hình địa phương, hoàn cảnh từng hộ để phân loại nhằm tuyên truyền, vận động phù hợp, hiệu quả. Hiện nay, đối với những phần mặt bằng sạch địa phương đã bàn giao, nhà thầu đang huy động nhân lực, máy móc thi công đào, đắp nền đường, xây dựng hệ thống thoát nước và các hạng mục liên quan”. 

Có thể khẳng định công tác tuyên truyền, vận động đã và đang là giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng ở xã Sơn Đông nói riêng, thị xã Sơn Tây nói chung. Nhờ đó, không chỉ những dự án mới mà nhiều dự án trước đây đã được giải phóng mặt bằng thực hiện đảm bảo đúng tiến độ. Qua đó góp phần hình thành kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, khang trang, thông thoáng tạo sự đồng thuận trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 

User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Genève và Sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc (1954 - 2024), Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Học sinh miền Nam trên đất Bắc (1954 - 1975)".

Chùa Trầm là một trong bốn ngôi chùa thiêng liêng thuộc “tứ đại danh thắng xứ Đoài xưa tọa lạc tại xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ. Không chỉ linh thiêng với vẻ đẹp cổ kính mà nơi đây ngày 19/12/1946, Bác Hồ đã đọc lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến - mở đầu cho thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với quyết tâm “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Khi đi vào cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước và cho dân tộc một di sản vô giá. Đó là nơi ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch, nơi gắn bó với Người trong suốt 15 năm (1954-1969), nơi đã diễn ra nhiều hoạt động quan trọng, nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một triển lãm ý nghĩa đã ra mắt công chúng yêu nghệ thuật thủ đô tại 29 Hàng Bài, Hà Nội. Đó là triển lãm “Tình Sen” của Nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân.

Hôm nay, ngày 19/5/2023, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 134 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ nhiều ngày qua nhân dân khắp mọi miền tổ quốc đã xếp hàng vào Lăng viếng Bác.

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều nay, Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội tổ chức khai mạc Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), UBND TP Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Thành phố treo cờ Tổ quốc từ ngày 18/5/2024 đến hết ngày 20/5/2024.

Lần đầu tiên một công trình kiến trúc Việt Nam được ghi nhận tại Hội nghị kiến trúc quốc tế "The World Around 2024", đó là công trình "Bảo tàng đạo Mẫu" (xã Hiền Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) do kiến trúc sư Nguyễn Hà thiết kế.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai định danh số các cổ vật triều Nguyễn và tổ chức triển lãm trên không gian số.

Làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, TP. Hà Nội) nổi tiếng là cái nôi múa rối nước truyền thống của Hà Nội. Thế nhưng hiện nay làng chỉ còn duy nhất nghệ nhân Nguyễn Văn Phi là người theo đuổi kỹ thuật tạo tác những con rối.

Do giá vé máy bay tăng cao, nhiều công ty lữ hành chọn giải pháp phát triển sản phẩm đường bộ, đường thủy, đường sắt trong dịp hè 2024.

Ngày 17/5 tới đây, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.

Trải qua hàng trăm năm phát triển, làng Cự Đà thuộc xã Cự Kê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, vẫn giữ cho mình vẻ đẹp yên bình, cổ kính. Đây là điểm đến thú vị với những ai muốn tìm hiểu về nét văn hoá đặc trưng của vùng Bắc Bộ xưa.

Đàm Vĩnh Hưng – một ca sỹ nổi tiếng và nhiều tai tiếng đang gây tranh cãi sau khi mắc thêm lỗi đeo huân chương rất phản cảm, gợi nhớ hình ảnh tôn vinh quân đội chế độ cũ trong một thời điểm nhạy cảm: dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không ít ý kiến cho rằng cần có hành động xử lý cứng rắn hơn, trước khi ca sỹ này có thể tiếp nối những trò lố gây hại khác không chỉ về văn hóa

Sáng 14/5, trong phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành cho ý kiến và thông qua Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Qua thảo luận, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao cần thiết, cấp bách phải trình Quốc hội thông qua.

Bộ trang phục của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow “Ngày em thắp sao trời” tối 4/5 tại TP HCM đã gây tranh cãi trong dư luận. Tới đây, liveshow này sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 18/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã yêu cầu đơn vị tổ chức và phía Đàm Vĩnh Hưng cam kết các vấn đề liên quan đến trang phục đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Những ngày này, đến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, người dân và du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn những giá trị của danh thắng nổi tiếng này dưới góc nhìn của các Nghệ sĩ nhiếp ảnh qua triển lãm “Còn mãi với thời gian”.

Tại thành phố Hải Phòng, Lễ hội Hoa phượng đỏ 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa và đặc sắc.

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.

Xẩm tàu điện giờ chỉ còn lại trong các câu chuyện của ký ức mà những thế hệ trước kể lại. Thế nhưng, thời gian gần đây, người dân và du khách Thủ đô lại đâu đó bắt gặp được hình ảnh này trong một tour du lịch đêm độc đáo với tên gọi “xẩm on the bus”.

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.

Hồ Hoàn Kiếm mùa nào cũng đẹp. Tháng 5 khi hè về, không gian được tô điểm thêm màu hồng hoa phượng và sắc tím bằng lăng.

Chỉ còn 3 tuần nữa học sinh bắt đầu nghỉ hè nên nhu cầu du lịch sẽ tăng cao. Để kích cầu cho “mùa vàng” này, các doanh nghiệp lữ hành đã tung nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá cho khách hàng.

Festval Huế năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 7/6 đến ngày 12/6 tới. Điểm nhấn của Festival Huế năm nay là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 với chủ đề "Di sản văn hoá hội nhập và phát triển”.

Hà Nội sẽ lần đầu tổ chức Lễ hội Sen năm 2024 trong 5 ngày của tháng 7 tới tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ. Sự kiện gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.

Với lịch sử hơn 1000 năm, làng lụa Vạn Phúc là nơi chứa đựng những bí quyết dệt lụa của những người nghệ nhân tài ba. Kiên trì và tâm huyết, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm đã khôi phục được một loại sản phẩm tơ lụa tưởng chừng như đã thất truyền - lụa Vân, một loại lụa quý hiếm, đặc trưng của làng Vạn Phúc.

Chiều 8/5, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, hồ sơ “Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế” đã được ghi danh vào Danh mục ký ức thế giới với số phiếu 23/23 nước tham gia. Đây là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng.

Quận Ba Đình đã hoàn thành tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa. Ngôi đền trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách khi đến thăm Công viên Bách thảo ở phường Ngọc Hà.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.

Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, đã được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân yêu nghệ thuật chính thức giới thiệu với công chúng.

Nằm trên đường Phạm Hùng, Bảo tàng Hà Nội đang trở thành một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn.

Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội.

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô cho thấy tính ưu việt và hiệu quả ngoài mong đợi. Với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, công nghệ số sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững, đồng thời là "cây cầu" kết nối các thế hệ trong bảo tồn, lưu giữ di sản của cha ông.

Lễ hội tại đình làng Thượng Cát thường được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Nhiều nét đẹp văn hoá dân gian vẫn được lưu truyền đến ngày nay.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình.

Nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian để truyền bá văn hoá trà của người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung tới bạn bè thế giới.