Nội các Trump 2.0 và những điều đặc biệt
Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.
Những lựa chọn khuấy đảo chính trường Mỹ
Trong tuần qua, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã lựa chọn nhiều nhân vật có ít kinh nghiệm hoặc gây tranh cãi vào nội các tương lai của mình. Nhân vật gây bất ngờ nhất là ông Pete Hegseth (44 tuổi), một người dẫn chương trình của kênh truyền hình Fox News, được đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Hegseth không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quân sự cấp cao, điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại về khả năng lãnh đạo của ông trong một vị trí quan trọng như vậy.
"Thách thức của ông Hegseth sẽ là ông ấy chưa từng tham gia chính phủ, do đó không có cảm giác về đòn bẩy quyền lực. Và nếu các báo cáo về một số hội đồng sĩ quan chung hay đánh giá sĩ quan chung là đúng, thì ông ấy sẽ tham gia vào một tổ chức thù địch, một tổ chức rất phòng thủ và thách thức kép này sẽ đặc biệt khó khăn".
Ông Mark Cancian - Cố cấn cấp cao, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, Mỹ
Một người dẫn chương trình khác của Fox News là ông Sean Duffy, cựu Hạ nghị sĩ bang Wisconsin cũng được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Giao thông.
Ông Trump cũng chọn bà Tulsi Gabbard, 42 tuổi, làm Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia. Bà Gabbard từng là thành viên đảng Dân chủ, sau đó trở thành ứng viên độc lập từng được cân nhắc liên danh tranh cử với ông Trump. Bà Gabbard có ít kinh nghiệm trực tiếp về công việc tình báo và nhiều người bất ngờ khi bà được chọn cho vị trí Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia.
Trong khi đó, Thống đốc bang Nam Dakota, bà Kristi Noem, được chọn làm Bộ trưởng An ninh Nội địa, mặc dù bà không có thành tích nổi bật trong lĩnh vực an ninh quốc gia.
Việc ông Trump đề cử cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz (42 tuổi) làm Bộ trưởng Tư pháp cũng trở thành chủ đề gây sốc khi ông này từng dính bê bối tình dục với một học sinh trung học mới 17 tuổi vào năm 2023. Ông Gaetz đã phủ nhận cáo buộc và từ chức khỏi Hạ viện sau đó để tránh cuộc điều tra. Việc ông Trump chọn ông Gaetz đã làm dấy lên sự chỉ trích trên chính trường Mỹ. Thượng nghị sĩ Susan Collins từ bang Maine cho biết bà "sốc" trước đề cử này, trong khi thượng nghị sĩ Lisa Murkowski từ bang Alaska nhận định ông Gaetz không phải là một "đề cử nghiêm túc" cho vị trí Bộ trưởng tư pháp.
Ông Trump cũng tuyên bố lựa chọn ông Robert F. Kennedy Jr, cháu của cố tổng thống John F. Kennedy, cho chức vụ quan trọng nhất của Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ (HHS). Ông Robert F. Kennedy Jr. là một trong những người theo chủ nghĩa chống vaccine nổi tiếng nhất của Mỹ trong nhiều năm. Chính sách phi truyền thống của ông còn được cho là có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chi phí thuốc men của nhiều người dân Mỹ.
“Tôi nghĩ ông Kennedy đã chứng minh trong nhiều thập kỷ rằng ông ấy không hiểu những điều cơ bản của tư duy khoa học và phân tích nghiêm ngặt. Ông ấy nói những điều hoàn toàn sai và ông ấy đưa ra các thuyết âm mưu. Tôi nghĩ rằng việc có một người như vậy đứng đầu toàn bộ cơ sở hạ tầng y tế quốc gia của chúng ta sẽ thực sự gây hại cho sức khỏe của người dân Mỹ”.
Bác sĩ Ashish Jha, Trưởng khoa Y tế công cộng - Đại học Brown, Mỹ
Một trong những quyết định đáng chú ý khác của ông Trump là thành lập "Bộ Hiệu quả Chính phủ" và chỉ định tỷ phú Elon Musk, người sáng lập Tesla và SpaceX, làm người đứng đầu. Doanh nhân tỷ phú công nghệ sinh học Vivek Ramaswamy (39 tuổi) cũng được đề cử đảm nhận nhiệm vụ quan trọng tại Bộ này. Ông Trump kỳ vọng hai tỷ phú này sẽ giúp chính quyền mới của ông giải quyết tình trạng quan liêu của chính phủ bằng cách cắt giảm các quy định không cần thiết, giảm chi tiêu lãng phí lên tới 2.000 tỷ đô la và tái cơ cấu các cơ quan liên bang. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, việc giao cho ông Elon Musk quyền lực lớn trong quản lý ngân sách chính phủ đã dấy lên lo ngại về xung đột lợi ích, khi mà ông cũng sở hữu nhiều hợp đồng liên bang khổng lồ cho doanh nghiệp của mình.
Nhìn vào danh sách các thành viên mà Tổng thống đắc cử Donald Trump lần lượt công bố, một điều dễ thấy là ông Trump đã chọn thành viên nội các cho nhiệm kỳ 2.0 hầu hết là những người trẻ tuổi, người trẻ nhất phải kể đến là Karoline Leavitt, sinh năm 1997, năm nay 27 tuổi, được chọn làm thư ký báo chí Nhà Trắng. Đây còn là những đồng minh trung thành với ông, bất chấp những chỉ trích rằng người được chọn chưa từng có kinh nghiệm đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực phụ trách.
Việc lựa chọn những người cực kỳ trung thành của ông Trump có thể xuất phát từ sự thất vọng của ông trong nhiệm kỳ đầu. Khi đó ông đã chọn những người “nhiều kinh nghiệm” và chưa từng hợp tác với ông, nhưng sau đó đã nhanh chóng thay người khác. Thậm chí, nhiều nhân sự được thay liên tục chỉ qua một thông báo trên Twitter. Và nhiều cấp dưới đã "quay lưng" hoặc chống lại ông khi ông rời Nhà Trắng.
Vì vậy lần này ông Trump đã rút nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn nhân sự. Cùng với Phó Tổng thống, sự ủng hộ và quan điểm tương đồng về ý tưởng “Nước Mỹ trên hết” của các quan chức đứng đầu các bộ sẽ giúp các chính sách của ông Trump trong nhiệm kỳ thứ 2 dễ dàng được thông qua và thực thi.
Nội các Trump 2.0 khiến quốc tế lo ngại
Danh sách nội các mới của ông Trump không chỉ làm khuấy đảo chính trường trong nước, mà những nhân vật có quan điểm cứng rắn từ lĩnh vực an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại đến thương mại quốc tế trong danh sách này còn khiến dư luận quốc tế lo ngại về việc tiếp diễn căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hay căng thẳng địa chính trị kéo dài ở nhiều nơi trên thế giới.
Trong nội các mới của ông Trump có nhiều người được biết đến với lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh. Trong đó, hạ nghị sĩ Mike Waltz, được chọn làm cố vấn an ninh quốc gia, đã từng tuyên bố Mỹ đang ở trong một "cuộc chiến tranh lạnh" với Trung Quốc và là một trong những thành viên đầu tiên của quốc hội kêu gọi Mỹ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022.
Ông Marco Rubio, người được chọn làm Ngoại trưởng, cũng có quan điểm cứng rắn về Trung Quốc và từng bị Bắc Kinh áp đặt lệnh trừng phạt vào năm 2020 sau khi ông thúc đẩy các biện pháp trừng phạt Trung Quốc do cách xử lý người biểu tình ở Hồng Kông (Trung Quốc).
“Ông Waltz và ông Rubio hiểu rằng chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một cuộc chiến tranh lạnh mới và để giành chiến thắng, chúng ta cần khôi phục khả năng răn đe và ưu tiên quyền lực cứng".
Ông Mike Gallagher, Ủy ban chuyên trách của Hạ viện Mỹ về Trung Quốc
Trong khi đó, ông Brendan Carr, người chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc và ủng hộ lập trường cứng rắn của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ đối với các công ty viễn thông Trung Quốc, được ông Trump chọn làm chủ tịch Ủy ban này.
Có thể thấy, những người được ông Trump bổ nhiệm đều hiểu rõ không chỉ về nhu cầu "Nước Mỹ trên hết" mà còn hiểu tầm quan trọng của việc cạnh tranh với Trung Quốc trong các lĩnh vực khác bao gồm kinh tế và công nghệ.
Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Trump cũng đang làm dấy lên sự lo lắng tại châu Âu. Ông Marco Rubio, người được lựa chọn làm ngoại trưởng, lúc đầu vốn ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine, nhưng sau đó ông thay đổi quan điểm để phù hợp với quan điểm của ông Trump. Ông đã bỏ phiếu chống lại dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD vào tháng 4, trong đó có khoảng 60 tỷ USD cho Kiev và tuyên bố rằng cuộc xung đột đã đi đến bế tắc, cần phải đi đến hồi kết.
Trong khi đó, bà Gabbard được chọn làm giám đốc cơ quan tình báo Quốc gia cũng gây ra lo ngại với châu Âu. Bà từng nổi tiếng với việc lan truyền các thuyết âm mưu, gặp gỡ Tổng thống Syria Bashar Assad và ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Những lựa chọn này của ông Trump báo hiệu vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Âu sẽ suy giảm, đặc biệt là sự hỗ trợ của Mỹ đối với liên minh NATO và Ukraine.
Trước tình hình này, châu Âu đang chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất. Khối này sẽ phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị, gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine.
“Thời kỳ kiềm chế của châu Âu và hy vọng rằng Mỹ sẽ bảo vệ chúng ta đã qua rồi”.
Bà Marie-Agnes Strack-Zimmermann, Tiểu ban An ninh và Quốc phòng của Nghị viện châu Âu
Liên quan điểm nóng Trung Đông, Tổng thống đắc cử Trump đã chọn nhân sự cho hai vị trí quan trọng có khả năng định hình vai trò chính quyền của ông tại Trung Đông trong bốn năm tới. Ông Trump đã đề cử cựu thống đốc Arkansas Mike Huckabee vào vị trí Đại sứ Mỹ tại Israel. Là một tín đồ Cơ đốc, ông Huckabee, 69 tuổi, đã ủng hộ mạnh mẽ Israel trong suốt sự nghiệp chính trị. Ông đã thăm Israel hàng chục lần và trong lần thăm dưới thời chính quyền Donald Trump 1.0, ông đã khẳng định sự ủng hộ các khu định cư của Tel Aviv ở Bờ Tây.
Ông Trump cũng đề cử ông trùm bất động sản Steven Witkoff, làm đặc phái viên tại Trung Đông dù được đánh giá là non kinh nghiệm. Điều này cho thấy chính quyền của ông sẽ ủng hộ Israel mạnh mẽ hơn thời Tổng thống Joe Biden vốn từng chỉ trích các khu tái định cư ở Bờ Tây là "bất hợp pháp".
Ngoài ra, ông Rubio, người có thể sẽ trở thành Ngoại trưởng Mỹ, cũng là người có lập trường cứng rắn với cuộc chiến ở Gaza. Ông từng nói vào năm 2023 rằng, ông không ủng hộ lệnh ngừng bắn và Hamas "phải chịu trách nhiệm 100%" về cái chết của người Palestine.
“Tất cả đều là những người theo đường lối cứng rắn trong lập trường của họ về vấn đề này và hầu hết đều nhận được những đóng góp tài chính đáng kể từ các nhóm vận động hành lang ủng hộ Israel. Đây là một nội các ủng hộ Israel cực đoan nhất trong lịch sử nước Mỹ cho đến nay”.
Ông Robert Inlakesh - Nhà phân tích Chính trị tại Anh
Quá trình phê chuẩn nhiều chông gai
Lựa chọn những nhân vật cấp cao này của ông Trump có thể được xem như một phần trong chiến lược của ông nhằm củng cố ảnh hưởng của mình và thực hiện lời hứa trước các cử tri. Theo các nhà phân tích, đội ngũ hoàn toàn mới này cũng phản ánh mong muốn của ông Trump trong việc thể hiện sự khác biệt so với các chính quyền trước đây. Tuy nhiên, đội ngũ nhân sự mới này của ông Trump có được thông qua hay không vẫn còn là một điều chưa chắc chắn.
Những nhân sự mới sẽ phải trải qua một quá trình phê chuẩn đầy chông gai, bao gồm nhiều tuần quan sát của công chúng, các phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ và các cuộc bỏ phiếu quyết định ở Thượng viện.
Hiến pháp Mỹ quy định Thượng viện có quyền phê chuẩn các vị trí trong Chính phủ. Quá trình thẩm định và phê chuẩn thường kéo dài nhằm loại bỏ các ứng viên không đủ tiêu chuẩn hoặc dính líu tham nhũng. Đây là một phần trong các biện pháp "kiểm soát và cân bằng quyền lực" nhằm đảm bảo tổng thống không thể nắm toàn bộ quyền hạn. Tuy nhiên, có một điều khoản trong Hiến pháp cho phép Tổng thống bổ nhiệm nhân sự cho nội các trong thời gian Quốc hội đang nghỉ làm việc.
Ông Trump đã gợi ý sử dụng điều khoản này để bổ nhiệm các thành viên trong nội các mà không cần thông qua bỏ phiếu tại Thượng viện. Điều này nhằm hạn chế quyền lực còn lại của đảng Dân chủ trong việc cản trở chính quyền mới, nhưng có khả năng tước đi vai trò của Thượng viện. Và những người được bổ nhiệm theo cách này chỉ có thể tại vị tối đa 2 năm.
"Nếu Thượng viện chấp thuận, họ sẽ cho thấy vẻ "cực kỳ yếu đuối". Nếu họ cúi đầu trước ông ấy về vấn đề này thì đó sẽ là một quốc hội rất dễ bảo".
Giáo sư Saikrishna Prakash - Trường Luật, Đại học Virginia, Mỹ
Chưa rõ các nhà lập pháp có chấp thuận ý tưởng này hay không. Cũng chưa rõ ông Trump có thử chiến thuật pháp lý mới lạ nào hoặc khai thác một điều khoản khác trong Hiến pháp để buộc Quốc hội ngừng họp hay không, nhưng có một điều chắc chắn rằng, việc phê duyệt danh sách nội các mới này sẽ không hề dễ dàng. Theo Trung tâm Chuyển giao quyền lực tổng thống, trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, quá trình phê chuẩn nội các mới đã kéo dài khoảng 115 ngày.
Nếu được thông qua, đội ngũ nhân sự nội các mà ông Trump vừa đề cử sẽ nhanh chóng hình thành một chính quyền mới, trẻ trung và bắt tay vào công việc, giúp ông viết lại một số quy tắc ở Washington, giành thêm quyền lực cho Tổng thống để vượt qua Quốc hội trong việc thông qua các chính sách, từ đó thực hiện những kế hoạch còn dang dở của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.
Các nhà lập pháp Ukraine ngày 19/11 đã bỏ phiếu phê duyệt ngân sách năm 2025 của chính phủ, trong đó hơn 53 tỷ USD, tương đương 60% tổng chi tiêu được phân bổ cho quốc phòng và an ninh.
Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraine đã phóng nhiều tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất vào tỉnh Bryansk (Nga).
Hãng tin Bloomberg ngày 18/11 cho biết Bộ Tư pháp Mỹ sẽ yêu cầu tòa án buộc Alphabet, công ty mẹ của Google, phải bán trình duyệt Chrome nhằm giảm bớt sự độc quyền trên thị trường tìm kiếm.
“Xuân Quê hương” (Vietnamese Spring Festival) là sự kiện đầu tiên do Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Bắc Úc và Tây Úc, kết hợp với trường Đại Học Tây Úc (UWA) tổ chức tại Tây Úc, với mục tiêu giới thiệu nét đẹp văn hóa và quảng bá giá trị truyền thống Việt Nam tại xứ sở chuột túi.
Cơ quan Du lịch Nhật Bản đang kêu gọi xóa bỏ mức trần mua sắm miễn thuế đối với khách du lịch nước ngoài như một phần của cải cách thuế cho năm tài chính 2025, nhằm tăng cường thu hút du khách.
Vào ngày 18/10 ( theo giờ địa phương), Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) tuyên bố sẽ cắt giảm hơn 2.500 lao động tại các bang Washington, Oregon, South Carolina và Missouri để tiết kiệm tối đa chi phí.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa phê chuẩn học thuyết hạt nhân mới. Sắc lệnh được công bố trong ngày hôm nay, 19/11, cùng với phiên bản sửa đổi của tài liệu quan trọng này.
Giải bóng đá người Việt ở miền Nam nước Đức đã vừa được tổ chức thành công tại thành phố Rosenheim, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình 10 năm phát triển của FC Vietnam Rosenheim (2014-2024).
Ngày 18/11, giải Golf VUAJ Charity Golf Open Tournament 2024 đã diễn ra thành công tại sân golf Windsor Park Golf and Country Club (tỉnh Ibaraki, Nhật Bản), đánh dấu lần đầu tiên Liên hiệp hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VUAJ) tổ chức một sự kiện thể thao vì cộng đồng với sự chung tay tổ chức của các Hội đoàn người Việt Nam tại Nhật Bản.
Ngày 19/11, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tiếp Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Nga Alexander Kozlov đang có chuyến thăm tới nước này.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18/11 cho hay, Nga không chấp nhận “đóng băng” xung đột ở Ukraine theo đề xuất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn người dẫn chương trình của Fox News - Sean Duffy làm Bộ trưởng Giao thông sau khi đề cử người dẫn khác của Fox News vào chính quyền sắp tới.
Phát biểu trước Quốc hội Israel ngày 18/11, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết cuộc tấn công của Israel vào Iran hồi tháng trước đã làm suy yếu khả năng phòng thủ và sản xuất tên lửa của nước này, đồng thời đánh trúng một thành phần trong chương trình hạt nhân của Iran.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 18/11 đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) gia tăng áp lực lên Hamas để buộc nhóm Hồi giáo vũ trang này ngừng bắn với Israel.
Phát biểu sau cuộc họp các ngoại trưởng EU tại Brussels vào ngày 18/11, đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell, xác nhận Mỹ đã cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm thứ Hai xác nhận rằng ông sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, để thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử là tiến hành chiến dịch trục xuất hàng loạt đối với những người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp.
Cảnh sát và Thị trưởng thành phố New York Eric Adams cho biết một người đàn ông đã thực hiện một vụ đâm dao ở thành phố này vào ngày 18/11, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và một người bị thương nặng. Nghi phạm được cho là đã dùng dao bếp để tấn công.
Hôm qua, lực lượng Hezbollah tại Liban đã mở lại các cuộc tập kích dữ dội vào Israel, gây nhiều thương vong và khiến còi báo động vang lên tại hàng trăm khu dân cư, thị trấn.
Trong thông báo đưa ra ngày 18/11, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết sẽ chọn ông Sean Duffy, cựu dân biểu đến từ Wisconsin và hiện là người dẫn chương trình của Fox News, làm Bộ trưởng Giao thông.
Ngày 18/11 (giờ New York), các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho những người dân đang gặp khó khăn ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo rằng tình hình ở khu vực này đang trở nên tồi tệ hơn.
Tổng thống Brazil, ông Lula da Silva ngày 18/11 đã chính thức khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với việc thông báo khởi động Liên minh toàn cầu chống đói nghèo (GAAHP).
Sau thời gian khá dài, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng loại tên lửa ATACMS của Mỹ để không kích vào những mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ của Nga.
Hệ thống y tế công cộng của Argentina đang lâm vào khủng hoảng khi lạm phát kỷ lục và các chính sách thắt chặt chi tiêu khiến bệnh nhân khó tiếp cận các dịch vụ thiết yếu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã đến thăm thị trấn tiền tuyến ở vùng Donetsk. Một video do ông Zelensky đăng tải cho thấy ông đến thăm quân đội đang bảo vệ thị trấn Pokrovsk cách đó khoảng 8 km.
Các nhà lãnh đạo của Nhóm 20 nền kinh tế lớn đã tham dự ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị thượng đỉnh thường niên G20 tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Rio de Janeiro, chuẩn bị cho sự thay đổi trong trật tự toàn cầu với sự trở lại nắm quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Ban Thư ký Quản lý Rủi ro Quốc gia Ecuador ngày 18/11 đã ban hành thông cáo nêu rõ do ảnh hưởng lan rộng của cháy rừng, thiếu nước và tình trạng hạn hán, nước này sẽ bước vào tình trạng khẩn cấp quốc gia trong vòng 60 ngày.
Nông dân đã biểu tình trên khắp nước Pháp để phản đối một thỏa thuận thương mại giữa các nước châu Âu và khối Mercosur, cho rằng thỏa thuận này làm gia tăng sự bất bình và sự cạnh tranh của nước ngoài gây ra cuộc khủng hoảng nông nghiệp.
Chủ tịch COP29 Mukhtar Babayev kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 họp tại Brazil "cam kết giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu".
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.
Gần như mọi sự chú ý đều đang đổ dồn vào nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump, khi các chính sách kinh tế của ông dường như sẽ mang lại những thay đổi cơ bản cho nền kinh tế toàn cầu.
Trưởng đoàn khí hậu Liên hợp quốc Simon Stiell kêu gọi hành động thực chất - lời kêu gọi được đưa ra khi COP29 bước vào tuần làm việc cuối cùng.
Tin tức về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa làm dấy lên lo ngại về khả năng leo thang xung đột. Tờ Le Figaro của Pháp đưa tin, ngay sau khi Mỹ bật đèn xanh cho Ukraine, thì Anh và Pháp cũng có động thái tương tự, tuy nhiên sau đó, tờ Le Figaro đã gỡ bài đăng này.
Tổng thống Sri Lanka Dissanayake vẫn tiếp tục kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Tài chính và tái bổ nhiệm bà Harini Amarasuriya làm Thủ tướng nước này.
Xung đột Ukraine leo thang khi Mỹ “bật đèn xanh” cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga, còn Moscow cảnh báo đáp trả. Một số chuyên gia nhận định, động thái này của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ khiến Tổng thống đắc cử Trump gặp khó khăn trong việc sớm chấm dứt chiến sự.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.
Bộ Quốc phòng Philippines ngày 18/11 thông báo nước này và Mỹ đã ký Thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ an ninh giữa hai đồng minh quốc phòng.
Truyền thông Mỹ và châu Âu đồng loạt đưa tin Mỹ, Pháp và Anh đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do những nước này cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Với niềm đam mê thiên văn, một nhà thiết kế quang học đầy tham vọng của Ai Cập đã thành lập nhà máy đầu tiên sản xuất kính thiên văn mang nhãn hiệu Ai cập. Ông cũng cung cấp các chương trình đào tạo và thực hành cho học viên và thành lập một bảo tàng dành cho những người yêu thích quang học.
Các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc đã phát triển một loại bánh xe biến hình, có thể thay đổi hình dạng, cho phép xe leo cầu thang hay di chuyển trên những con đường đầy đá.
Hội chợ lạc đà Pushkar là một trong những lễ hội lớn nhất và độc đáo nhất ở Ấn Độ. Nơi đây không chỉ diễn ra các hoạt động mua bán lạc đà sôi nổi mà còn là dịp để du khách được trải nghiệm văn hóa đặc sắc của bang Rajasthan.
Lễ hội ánh sáng Giáng sinh đã bắt đầu tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản khi con phố Keyakizaka và tòa tháp Tokyo được thắp sáng rực rỡ với hàng trăm ngàn bóng đèn led.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), ông Kazuo Ueda, cho biết nền kinh tế Nhật Bản đang tiến triển trong việc đạt được lạm phát bền vững do tiền lương thúc đẩy, nhưng không đưa ra nhiều gợi ý về việc liệu BoJ có thể tăng lãi suất trong tháng tới hay không.
Dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Eurozone sẽ tăng nhẹ từ 0,8% trong năm nay lên 1,3% vào năm sau. Trong khi đó, lạm phát sẽ tiếp tục giảm từ 2,4% xuống 2,1%.
Một trong những điểm nóng trong chương trình nghị sự của G20 là vấn đề tài chính khí hậu, đặc biệt là việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
0