Nơi chắt chiu từng cơ hội để hồi sinh những mầm sống
Áp dụng kỹ thuật đỉnh cao sản khoa, sửa chữa những tổn thương cho thai nhi còn trong bụng mẹ, mạnh dạn đi ngược tạo hóa, gạn từng cơ hội nhỏ nhoi để cho hàng trăm sinh linh bé bỏng được chào đời, đó là hành trình của TS.BS Nguyễn Thị Sim và những người đồng nghiệp tại Trung tâm Can thiệp bào thai - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sự sống trỗi dậy từ những bào thai mang lại niềm hạnh phúc không kể xiết cho người bác sĩ theo đuổi con đường y học can thiệp bào thai.
Hơn 15 năm công tác trong ngành sản khoa, lại là một người mẹ đã từng trải qua những biến cố, gian truân của thai kỳ, hơn ai hết TS.BS Nguyễn Thị Sim hiểu được nỗi lòng của các sản phụ mất con. Vì thế chị luôn ấp ủ có thể can thiệp sớm trong bào thai, để có thể cứu những sinh linh bé bỏng.

Tháng 5/2017, Bác sĩ Sim đến Pháp mang theo tinh thần học tập nghiêm túc, cầu thị cùng trái tim của một người mẹ khao khát mang lại sự sống cho những bào thai. Sau ba tháng học tập nỗ lực, thực hành dưới sự cầm tay chỉ việc của đội ngũ chuyên gia can thiệp bào thai hàng đầu thế giới, TS. BS Nguyễn Thị Sim đã tự tin áp dụng kỹ thuật, càng tìm hiểu chị càng say mê lĩnh vực này hơn. Ngay khi trở về nước chị đã bắt tay ngay vào công tác triển khai ứng dụng kỹ thuật can thiệp bào thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Trong suốt hành trình triển khai kỹ thuật can thiệp bào thai, Bác sĩ Sim luôn cảm thấy may mắn và hạnh phúc vì nhận được sự đồng hành PGS.TS Nguyễn Duy Ánh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (hiện là Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư). Chính sự quyết đoán, bản lĩnh của người thuyền trưởng trong những ngày đầu đã giúp BS Sim vững tin vào sự lựa chọn và con đường của mình.
“Có những sản phụ đã mất con liên tiếp 10 lần, có những người lặn lội từ vùng biên giới hải đảo, có người vượt chặng đường hàng chục nghìn km đến đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tìm tôi với mong mỏi để giữ con bên mình. Đó là điều khiến tôi không cho phép mình bỏ cuộc dù chỉ còn vài % cơ hội”. Bác sĩ Sim đã không nén được nước mắt khi kể về những câu chuyện như thế.

Năm 2023, một sản phụ người Việt hiện đang sinh sống tại Ireland mang song thai có hội chứng truyền máu, không những thế sản phụ có một bánh rau nhưng có hai kiểu gen khác nhau. Nơi sản phụ sinh sống hiện chưa thực hiện can thiệp bào thai và được tư vấn chuyển sang Thụy Điển, thế nhưng sản phụ đã tìm về Trung tâm can thiệp bào thai và trao trọn niềm tin vào Bác sĩ Sim. Lúc này, cả ekip đã phải hội chẩn với các chuyên gia về nhi khoa, giải phẫu bệnh và lên hướng điều trị chi tiết để xin ý kiến Ban Giám đốc. Thật may mắn, sau 60 phút cân não trong phòng mổ mọi chuyện diễn ra theo kế hoạch. Người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, một em bé vẫn tiếp tục phát triển tim thai bình thường không có cơn co, không có chảy máu, không có nhiễm trùng. Sau một tuần, sản phụ an tâm và quay trở về Irenland. Đến tuần 38, một em bé khỏe mạnh trào đời. Trong khoảnh khắc vui mừng đó, gia đình sản phụ đã không quên chúng tôi. Họ chụp lại những bức ảnh gửi ngay lập tức cho chúng tôi. Họ cảm thấy rằng quyết định về Việt Nam và đến Trung tâm can thiệp bào thai là hoàn toàn đúng đắn. Sản phụ còn nhắn tin nói vui rằng “ Em bé của Bác sĩ Sim đây ạ!”.
Những hình ảnh thai nhi bị hết ối đang bị bó chặt nằm bất động như trong túi hút chân không bỗng cử động được, tung tăng co duỗi như cá gặp nước khi được truyền ối. Nhiều bào thai tưởng chừng suy tim không thể qua khỏi vì hội chứng truyền máu song thai bất ngờ trái tim được hồi sinh, đập trở lại rộn ràng luôn hiển hiện trong người nữ bác sĩ, khiến chị yêu và gắn bó với công việc của mình. “Hiệu quả đạt được của chúng tôi ngang tầm thế giới với khoảng 90% em bé được cứu sống. Mỗi sản phụ sau can thiệp được theo dõi rất sát tới khi sinh con”, bác sĩ Sim hạnh phúc nói.

Với BS Sim, mỗi ca can thiệp bào thai đều mang lại một cảm xúc rất khác nhau. Bởi mỗi sản phụ là cả một câu chuyện, là biết bao nỗi niềm trăn trở của cả gia đình thậm chí cả dòng họ. Bác sĩ Sim kể, cách đây không lâu có cả một đại gia đình 24 người ở tỉnh Hải Dương đã lặn lội đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để chào đón thiên thần nhỏ chào đời sau hơn 10 năm trông ngóng. Nhìn nụ cười và cả những giọt mắt hạnh phúc của họ khiến bác sĩ Sim và cả ekip cảm thấy công việc của mình ý nghĩa vô cùng. Từng ngày, chị chắt chiu từng cơ hội dù là nhỏ nhoi nhất, chị đọc sách, nghiên cứu tài tiệu, tham vấn ý kiến… Tất cả những gì có thể làm được cho bệnh nhân bác sĩ Sim đều quyết không từ bỏ.
Sau 4 lần liên tiếp không giữ được con không rõ nguyên nhân, sản phụ Nguyễn Thị Sự (33 tuổi, Hà Nội) đã tìm đến bác sĩ Sim. Cảm xúc của người phụ nữ như vỡ òa như nghe được nhịp tim của con mình. “Vừa khám Bác sĩ Sim vừa động viên em. Bác còn kiêm luôn ‘vai’ bác sĩ dinh dưỡng để tư vấn cho về thực đơn dinh dưỡng, tư vấn lúc em thấy có điều gì đó bất ổn về sức khỏe. Nhất là đợt Hà Nội lạnh 8-9 độ C vừa rồi, em đau họng, rát cổ cũng hỏi đến Bác. Bác sĩ lúc cũng ân cần giải thích, tư vấn”, chị Sự giãi bày.
Lần đón bé thứ 3 chào đời vợ chồng anh Nguyễn Việt Hưng (43 tuổi, Hà Nội) có quá nhiều cảm xúc với vô vàn thử thách. Anh Hưng kể, do vợ anh tuổi đã gần 40, lại bị tăng huyết áp, thiểu ối nên khi vào bệnh viện rất bất an. “Vợ chồng tôi quá may mắn khi được các y bác sĩ tại Trung tâm Can thiệp bào thai hỗ trợ tận tình. Mọi người ở đây đều thuộc tên nhớ mặt vợ chồng tôi, lúc nào cũng quan tâm hỏi han như người trong gia đình. Đặc biệt là bác sĩ Sim - người luôn để bệnh nhân là ưu tiên số một”.
Thế nhưng, trái tim người bác sĩ tài năng tâm huyết ấy cũng đã có không ít lần nghẹn lại khi chứng kiến những sản phụ đến viện quá muộn và không thể cứu được con. Vì thế bác sĩ Sim luôn mong mỏi các bác sĩ sản khoa tại các tuyến có những kiến thức chẩn đoán ban đầu về những bệnh lý này để tư vấn cho sản phụ kịp thời.

Theo bác sĩ Sim, thế giới đã đi trước chúng ta 15 năm và họ làm được nhiều kỹ thuật mà Việt Nam còn cần phải học thêm nữa. Vì thế, chị mong muốn tiếp tục chinh phục các kỹ thuật đỉnh cao mới như “sửa chữa” các bệnh về não, tim, thận, tủy sống cho bào thai nhằm giúp thai nhi không may mắc các bệnh lý vẫn có thể phát triển tốt trong tử cung của người mẹ và chờ đến ngày chào đời. Và sẽ càng tuyệt vời hơn khi can thiệp bào thai là danh mục kỹ thuật, được đưa vào thanh toán bảo hiểm y tế, các sản phụ sẽ không phải mất nhiều chi phí cho một ca can thiệp, nhiều bệnh viện trên toàn quốc có thể thực hiện được sẽ tăng cơ hội cứu sống nhiều thai nhi hơn. Bác sĩ Sim cũng kỳ vọng tới đây, bất kỳ bào thai nào có vấn đề cần can thiệp được cứu sống sẽ chào đời khỏe mạnh, loại bỏ nguy cơ tật nguyền để Việt Nam có được chất lượng dân số tốt hơn.
Với bác sĩ Sim, mỗi em bé đến với thế giới chính là món quà vô giá. Nhiều em bé đã gọi chị là “Mẹ Sim” một cách thân thương. Bác sĩ Sim kể, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, hay Ngày Thầy thuốc Việt Nam căn phòng nhỏ tại Trung tâm Can thiệp bào thai lại rộn vang tiếng nói cười của những em bé và gia đình các em. Niềm hạnh phúc ngập tràn được lan tỏa nhờ đôi bàn tay vàng và trái tim yêu thương con trẻ của những người thầy thuốc./.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Sở Y tế Hà Nội quán triệt toàn ngành làm tốt công tác tiêm phòng sởi, khám và điều trị bệnh sởi kịp thời tại các cơ sở y tế.
Sở Y tế TP.HCM đề nghị UBND thành phố công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi.
Người bệnh có bảo hiểm y tế được hưởng 100% chi phí khi đi khám chữa bệnh ban đầu và khám chữa bệnh nội trú tại cấp cơ bản ở tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc.
Các bác sỹ Khoa Phẫu thuật Tim mạch trẻ em, Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 14 ngày tuổi mắc dị tật đảo gốc động mạch - một khuyết tật tim hiếm gặp.
Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) gần đây tiếp nhận nhiều bệnh nhân có bệnh lý ký sinh trùng lây nhiễm từ thú cưng.
Thịt nướng, xiên que, đồ ăn nhanh tại các cơ sở thức ăn đường phố, xung quanh trường học, chợ đêm cần được lưu ý trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Việt Nam ghi nhận khoảng 24.000 ca mắc ung thư phổi mỗi năm, trong đó 75% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn, khiến tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt khoảng 14,8%.
Nguy cơ lây nhiễm chéo sở hiện rất cao nếu không có các biện pháp phân tuyến, phân luồng phù hợp tại các cơ sở y tế.
Một nam bệnh nhân 24 tuổi đến từ Hà Giang đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cứu chữa, khôi phục lá phổi trái xẹp hoàn toàn.
Cơ quan Phòng chống AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) cảnh báo số ca nhiễm HIV toàn cầu có thể tăng 2.000 ca mỗi ngày và số ca tử vong có thể tăng gấp mười lần, do ảnh hưởng từ việc Mỹ chấm dứt nguồn viện trợ nước ngoài.
Một bệnh nhân do nghe người nhà mách bảo đã đắp kiến ba khoang lên người để chữa ngứa. Sau đó, các tổn thương da lan rộng, hình thành các mảng trợt loét, rỉ dịch...
Công tác xã hội là nghề của lòng nhân ái, được coi là một mắt xích quan trọng trong điều trị, góp phần chăm sóc sức khỏe tinh thần bệnh nhân.
Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng hôn mê do sử dụng loại nước được giới thiệu là "nước kiềm" để chữa bệnh.
Một cụ ông đã vượt cửa tử kịp thời nhờ can thiệp ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo), sau khi bị tổn thương phổi cấp, suy hô hấp nặng dẫn tới ngừng tuần hoàn.
Virus hợp bào hô hấp thường gây nên bệnh đường hô hấp dưới, dẫn đến biến chứng viêm phổi, suy hô hấp ở trẻ nhỏ.
Tình trạng bệnh nhân kháng thuốc khiến công tác điều trị bệnh lao trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi phác đồ mới lâu dài và tốn kém.
Đảm bảo không bỏ sót những trẻ gần đủ 6 tháng tuổi để kịp thời tiêm phòng sởi là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà, trong buổi kiểm tra đột xuất tại quận Đống Đa và Hoàn Kiếm chiều 24/3.
Nam thanh niên 25 tuổi nhập viện Quân y 175 (TP.HCM) trong tình trạng sụp mi mắt, mắt không cử động được, đồng tử giãn, liệt tứ chi sau khi ăn pate đóng hộp đã mở nắp hai ngày.
Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Mắt Hà Nội đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch hoạt động phòng, chống mù loà năm 2025 và hội thảo khoa học nhãn khoa.
Một nam bệnh nhân suy tim người Australia đã trở thành người đầu tiên trên thế giới có thể sống độc lập nhờ trái tim nhân tạo trong hơn 100 ngày trước khi được ghép tim.
Ngày càng nhiều người trẻ tìm đến những cách tiêu cực để giải tỏa stress, trong đó có hành vi tự hành hạ bản thân.
Các bà mẹ có con từ 6 đến 9 tháng tuổi, từ 1 đến 10 tuổi hãy đưa trẻ đến tiêm phòng sởi càng sớm càng tốt để phòng chống dịch sởi đạt hiệu quả cao nhất.
Một nam thanh niên 22 tuổi đã bị đột quỵ xuất huyết não nguy kịch, do thói quen hút shisha (thuốc lá nung nóng) liên tục trong một năm.
Tình trạng trẻ nhập viện do mắc tay chân miệng đang có dấu hiệu tăng nhanh, đặc biệt là tại Hà Nội với hơn 300 ca tại 29/30 quận, huyện.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc bệnh sởi là một bệnh nhi 4 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm. Đây là trường hợp mắc sởi tử vong đầu tiên tại Hà Nội trong năm 2025.
Phát hiện sớm, quản lý, điều trị tại cộng đồng có vai trò quan trọng để khống chế bệnh lao, giảm tỷ lệ bệnh nhân lao trong cộng đồng.
Bị đẻ rơi bên đường khi mới được 26 tuần, nặng vỏn vẹn 900g, bé trai vượt qua hàng loạt nguy cơ tử vong để hồi phục ngoạn mục sau ba tháng điều trị tại Bệnh viện Nhi Hà Nội.
Dịch sởi bùng phát trở lại bắt nguồn từ tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt, dịch vào chu kỳ và biến đổi khí hậu.
Chương trình Chống lao thành phố Hà Nội đang duy trì mạng lưới phòng chống lao từ tuyến thành phố đến 100% xã/phường/thị trấn.
Các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã trải qua 70 ngày giành lại sự sống cho mẹ con sản phụ bị tai nạn giao thông.
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em do các biến chứng và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Các nhà khoa học tại London, Anh đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện những bất thường trong não bộ - nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh.
Bệnh sởi tại tỉnh Cao Bằng đang diễn biến phức tạp, với 2.797 trường hợp nghi mắc, trong đó có 15 ca dương tính và một trường hợp tử vong.
Bệnh viện Quân y 175, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công ca phẫu thuật vi phẫu tái tạo lưỡi bằng vạt đùi trước ngoài cho thanh niên 24 tuổi, ngụ tại Đồng Nai, bị ung thư lưỡi cách đây 4 tháng.
Bộ Y tế vừa triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi năm 2025 đợt thứ hai, nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh sởi, không để lây lan rộng và bùng phát thành dịch.
Số ca mắc sởi đang có chiều hướng gia tăng, hầu hết số ca mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng vaccine hoặc chưa tiêm đủ mũi.
Nụ cười không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của hạnh phúc. Đôi khi, đó là lời kêu cứu thầm lặng. Hạnh phúc không phải là che giấu cảm xúc thật mà là biết cách đối diện và vượt qua khó khăn.
Thành phố Hà Nội đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi từ giữa tháng 2/2025, với mục tiêu không để Hà Nội bùng phát dịch sởi.
Số ca mắc bệnh sởi trong năm 2025 gia tăng trong nhóm tuổi từ 6-8 tháng tuổi. Số ca mắc sởi trên địa bàn Hà Nội không quá cao song người dân không được chủ quan, vì sởi có tốc độ lây lan rất mạnh.
Một người phụ nữ tại Hà Nội đã bị chấn thương nghiêm trọng bàn tay do vô tình kẹt tay vào máy xay thịt.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba đã phối hợp với Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm tổ chức khám, dự phòng các bệnh răng miệng cho học sinh miễn phí, nhân dịp hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới.
Trước diễn biến phức tạp của dịch sở, hôm nay, Bộ Y tế đã thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch sởi và có công văn hỏa tốc đề nghị các tỉnh đảm bảo kinh phí triển khai tiêm chủng vaccine.
Một bệnh nhân mắc bệnh “xương hóa đá” - bệnh lý di truyền hiếm gặp đã được phẫu thuật thay khớp háng thành công tại Bệnh viện E.
Bệnh Viện Hữu nghị Việt Đức đã triển khai kỹ thuật ít xâm lấn mới nhất giúp bệnh nhân mắc bệnh cột sống có thể đứng dậy, đi lại ngay sau phẫu thuật.
Chủ động phòng chống dịch bệnh xuân hè, chiều nay, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà, trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người thành phố đã chủ trì họp Ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương không để phát sinh dịch bệnh sởi và sốt xuất huyết.
Bệnh nhân sinh năm 2023 ở huyện Bảo Lạc đã tử vong ngày 10/3 nghi liên quan đến bệnh sởi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng thông tin.
0