Nơi lưu giữ những làn điệu chèo

Ngôi làng Tri Trung vốn là nơi nổi tiếng với những buổi biểu diễn chèo, đặc biệt hơn, các diễn viên chính đều là những người dân trong làng. Dù bận rộn với công việc hàng ngày, người dân trong làng vẫn đam mê những làn điệu chèo, coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống yên bình của họ.

Hai anh em nhà anh Thái, chị Thơm là thành viên tích cực của đội chèo thôn Trung Lập, xã Tri Trung huyện Phú Xuyên. Dù bận thế nào thì anh chị cũng dành thời gian để tập hát cùng nhau mỗi ngày.

Ở Tri Trung có không ít gia đình có tới ba thế hệ đều tham gia đội chèo của thôn như gia đình bà Lê Thị Tuyết. Ngay từ trẻ bà đã yêu thích hát chèo. Và đến bây giờ khi nghỉ hưu đã nhiều năm, bà vẫn tranh thủ tập hát bất kể nơi đâu. Bà Tuyết chia sẻ: “Ngày xưa tôi vào đội văn nghệ hát chèo từ năm 1966, đến năm 1968 tôi đi dạy học. Trong khi đi dạy, tôi vẫn đam mê hát chèo. Ngày chiến tranh chống Mỹ, tất cả các gia đình cũng như bà con trong xã Tri Trung đều hăng say sản xuất để lấy nguồn lương thực gửi ra chiến trường và lo cuộc sống hàng ngày. Ngày sản xuất nhưng tối về vẫn phải học hát. Hiện tại, tôi đã về hưu hơn 30 năm rồi nhưng tôi vẫn tham gia tập luyện với đội hát chèo mỗi khi có hội nghị. Môn nghệ thuật hát chèo đã ăn sâu vào trong tôi từ khi còn nhỏ”.

Ông Lê Hữu Lá - một quân nhân đã đến tuổi nghỉ hưu, cũng là thành viên Câu lạc bộ chèo thôn Tri Trung đến nhà bà Tuyết để tập lại những bài hát chèo, chuẩn bị cho liên hoan các chiếu chèo sắp tới. Ông Lá cho biết: “Ngày xưa tôi đi bộ đội cũng trong đội văn nghệ, sau khi về thì tôi tham gia vào đội văn nghệ làng. Ngày trước tôi đi làm thợ xây, đi làm về, tối đến lại rủ bạn bè, anh em đến tập các bài chèo. Cứ rảnh lúc nào là chúng tôi lại tập lúc đấy, hát để cho đời tươi trẻ lại”.

Cô cháu gái bà Tuyết cũng bắt đầu biết đến các làn điệu chèo từ bà của mình. Những hôm câu lạc bộ tập luyện, cô bé thường theo bà ra sân đình để nghe hát và học thêm những làn điệu chèo của quê hương.

Ở thôn Trung Lập dường như ai cũng thích hát chèo. Thế nên những buổi sinh hoạt luôn thu hút rất đông người tham gia. Bà Lê Thị Nhuệ Phái (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) cho hay: “Hiện nay tôi đang sống ở nội đô và tôi vẫn gắn bó với câu lạc bộ hát chèo. Tôi thường xuyên về sinh hoạt với câu lạc bộ vào thứ Bảy hàng tuần để cùng với anh chị em hát làn điệu chèo cổ. Anh chị em ở đây đều đủ hết các lứa tuổi, già có, trẻ có và có cả các cháu nhỏ tuổi. Tại câu lạc bộ còn có người đã đi bộ đội hoàn thành nhiệm vụ trở về, có những người là giáo viên, người là nông dân trồng rau cấy lúa… nhưng lại rất đam mê hát chèo. Đặc biệt, người dân Trung Lập ai cũng đều rất yêu hát chèo, kể cả người diễn cho đến người xem và tiếng hát chèo ở quê hương chúng tôi được ví như hơi thở, nhịp đập của trái tim”.

Ngày nào cũng vậy, cứ sau khi xong hết mọi việc, những người dân của thôn Trung Lập, xã Tri Trung lại gặp nhau tụ tập tại sân đình để thỏa mãn niềm say mê với hát chèo. Đó là cách để họ cùng nhau tận hưởng cuộc sống một cách giản dị như chính con người ở nơi đây.

User
Ý KIẾN

Thời bao cấp đi đã qua hơn 40 năm nhưng với nhiều người, những hình ảnh về dòng người chen chúc xếp hàng chờ mua thực phẩm với tờ tem phiếu trên tay thật khó quên. Trong những năm tháng ấy, cơm độn - một món ăn giản dị nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc và kỷ niệm của người Hà Nội xưa - luôn khiến ta bồi hồi nhớ về những năm tháng khó khăn nhưng cũng đầy tình thương yêu.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.

Jack Soloman, một người Anh mang trong mình nửa dòng máu Việt Nam, đã kể lại câu chuyện của mình như một minh chứng cho xu hướng ngày càng nhiều người ngoại quốc đến Hà Nội và chọn nơi đây làm nơi gắn bó lâu dài.

Ngôi làng Tri Trung vốn là nơi nổi tiếng với những buổi biểu diễn chèo, đặc biệt hơn, các diễn viên chính đều là những người dân trong làng. Dù bận rộn với công việc hàng ngày, người dân trong làng vẫn đam mê những làn điệu chèo, coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống yên bình của họ.

Mặt trời đã ngủ, nhưng thành phố thì vẫn thức. Khi ánh đèn thay thế ánh mặt trời, cũng là lúc cuộc sống ở Hà Nội bước vào một nhịp điệu khác, với đa dạng lựa chọn sống của những người dân đô thị. Tất cả đều góp phần tạo nên nhịp điệu không ngừng nghỉ của một thủ đô đầy sức sống.

Trao đổi hàng hiệu đã trở nên khá phổ biến ở Việt Nam. Theo nhiều người trẻ ở Hà Nội thì đây chính là cơ hội để họ có thể thỏa mãn niềm đam mê đồ hiệu trong điều kiện thu nhập không quá cao.

Không chỉ là nơi trưng bày hiện vật, bảo tàng còn là một không gian đặc biệt để nhìn lại những mốc son trong lịch sử dân tộc. Được xây dựng để bảo tồn những giá trị văn hóa, bảo tàng là nơi người ta có thể thấy được sự sống động của lịch sử qua các hiện vật, là ngôi trường lớn cho các tiết học về lịch sử dân tộc.

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024 và và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã khai mạc vào tối 29/11, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Năm nay, cúc họa mi - sứ giả của mùa đông xuống phố muộn và cũng thưa vắng hơn, nhưng hình ảnh những gánh hàng hoa cũng tạo ấn tượng đẹp đối với nhiều người.

Lễ hội ẩm thực Hà Nội 2024 đang diễn ra đã khéo léo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Bên cạnh việc tôn vinh những món ăn truyền thống, giá trị tiếp nối của những làng nghề ẩm thực, Lễ hội còn giới thiệu những xu hướng ẩm thực mới, ứng dụng công nghệ vào chế biến, qua đó khẳng định vị thế của Hà Nội như một điểm đến ẩm thực hấp dẫn và năng động.

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu" và công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã khai mạc vào tối 29/11, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng.

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tại Công viên Thống Nhất. Với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu", lễ hội quy tụ hàng loạt hoạt động đặc sắc, tạo nên không gian giao lưu văn hóa và ẩm thực quốc tế.

Tối 29/11, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 đã khai mạc tại Công viên Thống Nhất, quận Hai Bà Trưng.

Với những người chơi xe phân khối lớn, hành trình cùng với những chiếc xe phân khối lớn luôn là những hành trình của đam mê. Và với họ, mỗi chuyến đi, mỗi tiếng động cơ xe rung lên đều là một phần không thể thiếu trong nhịp sống của mình.

Theo quy hoạch, một nhà hát có quy mô lớn, hiện đại, tiêu biểu cho Thủ đô sẽ được xây dựng trong thời gian tới đây tại khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, quận Tây Hồ.

Những cơn gió mùa đang đổ về thôi thúc nhiều người Hà Nội tìm đến những hàng xôi sáng, nơi có món xôi vừa tiện lợi lại cung cấp đủ năng lượng cho một ngày mới.

Những ngày cuối năm tiết trời se lạnh, những vườn bưởi tại phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, lại thu hút rất đông du khách ghé thăm và tìm hiểu về một trong những giống cây ăn quả nổi tiếng của Thủ đô.

Lần đầu tiên Ban Tổ chức giới thiệu tới người dân chương trình "Phở số Hà Thành", với cái nhìn hoàn toàn khác biệt về ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong ngành ẩm thực Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Xa Mạc (xã Liên Mạc, huyên Mê Linh) đứng trước nguy cơ biến mất. Trong bối cảnh đó, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã dành rất nhiều công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông được người dân nơi đây yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.

Đồng hành cùng các em học sinh trên cung đường đến trường chính là những người tài xế xe buýt học đường. Nhờ có họ, cha mẹ các em luôn yên tâm khi các con được "đi đến nơi, về đến chốn".

Nổi bật giữa khung cảnh chớm đông của phố phường Hà Nội là sắc hồng thắm của hoa phượng, loài hoa được gọi là "hoa mỹ nhân" bởi vẻ đẹp mềm mại, yêu kiều.

Hồ Đầm Hồng mỗi buổi chiều buông. Trong tiết trời se lạnh, ánh hoàng hôn phủ lên mặt hồ một sắc vàng cam rực rỡ. Một khung cảnh yên bình như bức tranh đẹp giữa lòng đô thị.

"Trạm âm thanh - Chạm ký ức" là sự góp ý tưởng và công sức của phần lớn các bạn trẻ, những người luôn dành tình yêu đặc biệt với văn hóa dân gian truyền thống.

Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ ở Vườn quốc gia Ba Vì đang trở nên rực rỡ bởi sắc hoa dã quỳ vào mùa nở rộ.

Những ngày này, Hà Nội bắt đầu có cúc họa mi. Trên những con đường Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Thụy Khuê, Thanh Niên hay giữa lòng phố cổ, cúc họa mi e ấp trong những giỏ, những thúng con con làm ngây ngất những người Hà Nội.

Làm việc ở những công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện và sử dụng giàn giáo, chổi quét sơn, con lăn, đó là công việc hết sức thú vị và đầy sắc màu của những người hoạ sĩ vẽ tranh tường.

Bún Mạch Tràng, từ lâu đã trở thành một phần ký ức ấm áp của vùng ngoại thành Hà Nội, là món ăn giản dị nhưng lại mang trong mình một câu chuyện lịch sử đầy huyền bí. Nhắc đến bún Mạch Tràng, người ta không chỉ nhớ về những sợi bún trắng ngà, dai mềm mà còn là một món ăn truyền thống được gìn giữ qua bao thế hệ ở làng Mạch Tràng, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh.

Ở Hà Nội có những con phố cổ đông đúc cả ngày. Phố Hàng Chiếu cũng không phải ngoại lệ. Đây là một trong số những con phố hiếm hoi buôn bán đúng mặt hàng gắn với tên gọi "Hàng Chiếu".

Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong đời sống ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở của the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít gian nan.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.

Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và những phố phường rộn rã nhịp sống, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong không gian tĩnh lặng của những bức tranh, Thủ đô hiện lên dịu dàng và thơ mộng.

Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.

Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Hồ Gươm vào cuối thu mang một vẻ đẹp dịu dàng và lãng mạn, tiết trời se lạnh, làn gió nhẹ thoảng qua mặt hồ phẳng lặng, lác đác những chiếc lá vàng rơi.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Cùng với áo dài và nón lá, guốc mộc từ thời xa xưa đã tạo nên một vẻ đẹp rất Việt. Theo thời gian, guốc mốc dần bị lãng quên. Thế nhưng nhà thiết kế Hoàng Huệ đã đưa guốc mộc từ ký ức trở về cuộc sống ngày nay, với những họa tiết hiện đại, có tính ứng dụng cao.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.

Bãi sông Hồng dưới chân cầu Long Biên gần đây đã đổi thay. Rác thải ô nhiễm tồn đọng lâu ngày được thu dọn để cải tạo, trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách.