Nơi nào, cá nhân nào trì trệ sẽ bị kỷ luật

Chiều 05/12, tiếp xúc với cử tri đơn vị bầu cử số bốn gồm quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã thông tin về kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với các điểm cầu hai quận, huyện.

Tham gia tiếp xúc cử tri có các đại biểu Quốc hội: Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội; Bà Vũ Thị Lưu Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội.

Dự hội nghị có: Trung tướng - Giám đốc Công an thành phố Nguyễn Hải Trung; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cùng lãnh đạo một số sở, ngành và hai địa phương.

Đáng chú ý, lần đầu tiên Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô sửa đổi với sự đồng thuận nhất trí cao. Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giao quyền mạnh hơn cho Hà Nội để xứng với tầm vóc của một đô thị đặc biệt, Thủ đô của cả nước.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô sửa đổi

Bí thư Thành ủy cho biết, Luật Thủ đô sửa đổi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học, cụ thể hóa những chính sách mà hiện nay Quốc hội đang thực hiện thí điểm tại các địa phương trên cả nước. Nổi bật trong đó là vấn đề phân cấp, giao quyền, tạo cơ chế vượt trội, đặc thù để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng

“Trên cơ sở ý kiến tại kỳ họp, thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, tiếp thu tối đa; từ nay đến tháng 5/2024, tập trung hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ bảy”- Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, đồng thời cho biết đã chỉ đạo UBND, HĐND thành phố bắt tay ngay vào chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nếu Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua là có thể triển khai thực hiện ngay.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) thông qua sẽ tạo điều kiện rất lớn để Hà Nội phát triển, nhất là có điều kiện về cơ chế, chính sách để đầu tư xây dựng, hiện thực hóa các quy hoạch chiến lược như hình thành hai thành phố ở phía Bắc và phía Tây vừa giảm tải cho nội đô vừa tạo động lực phát triển mới cho Thủ đô; xây dựng các cầu lớn qua sông Hồng, chuẩn bị dự án đường sắt đô thị.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7-8-2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố; người đứng đầu phải gương mẫu, sâu sát, quyết liệt.

“Trong năm 2024, chúng tôi đã yêu cầu HĐND thành phố giám sát việc này. Thành ủy cũng sẽ kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nơi nào, cá nhân nào để xảy ra tình trạng trì trệ, né tránh trách nhiệm sẽ bị xử lý kỷ luật”- Bí thư Thành ủy nói.

Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với các bộ ngành, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo Luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp giữa năm 2024. Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, cùng với việc khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây sẽ là ba công cụ pháp lý, ba chiến lược chính sách rất quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô.

Sự đồng thuận nhất trí cao đối với Luật Thủ đô sửa đổi

Thông tin thêm về kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV,  Bí thư Thành ủy cho biết, với sự cân nhắc, thận trọng, Quốc hội đã quyết định chưa thông qua dự án Luật đất đai sửa đổi và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi để tiếp tục hoàn thiện, xem xét thấu đáo, đảm bảo chặt chẽ, khả thi, khắc phục những vấn đề còn tồn tại mà thực tiễn đang đặt ra. Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng vui mừng thông tin về những kết quả trong phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô đã góp phần rất quan trọng cùng cả nước hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong năm 2023. Đáng chú ý, huyện Mỹ Đức vừa được Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, đến nay, Hà Nội đã có cả 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

Hình ảnh khác tại buổi tiếp xúc với cử tri

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, thời gian tới, thành phố sẽ tập trung hoàn thiện các tuyến đường vành đai, đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt đô thị, từng bước giải quyết các vấn đề bức xúc như: cải tạo chung cư cũ; khắc phục tình trạng thiếu trường học ở nội đô và xử lý kiên quyết đối với các dự án treo, chậm tiến độ; xử lý ô nhiễm môi trường, cung cấp đủ nước sạch cho người dân và đảm bảo an toàn phòng cháy chữa, chữa cháy.

Tại cuộc tiếp xúc, cử tri quận Hoàng Mai và Gia Lâm đã nêu 7 kiến nghị liên quan đến hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, công tác quản lý nhà chung cư.

Cử tri hai quận nêu kiến nghị

Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai đã báo cáo nhanh kết quả Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV; tổng hợp trả lời của các bộ, ngành và thành phố Hà Nội về ý kiến, kiến nghị của cử tri hai địa phương; báo cáo kết quả hoạt động năm 2023 của Tổ đại biểu Quốc hội số bốn thành phố Hà Nội.

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai

Nêu ý kiến với các đại biểu Quốc hội, cử tri đơn vị bầu cử số bốn đánh giá cao kết quả, sự đổi mới của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6; cũng như kết quả hoạt động của Tổ đại biểu Quốc hội số bốn, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội trong năm 2023 và tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV vừa qua.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri; trong đó khẳng định sau hội nghị sẽ giao cho các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ xem xét cụ thể để giải quyết các vấn đề cử tri nêu. Đoàn đại biểu Quốc hội cũng đã tiếp thu đẩy đủ các ý kiến để chuyển đến cơ quan chức năng xem xét, trả lời.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.

Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò là lực lượng quân đội anh hùng của dân tộc, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Cách đây 10 năm, Bộ Quốc phòng đã thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, tiền thân của Cục Gìn giữ hòa bình hiện nay, đánh dấu sự ra đời của lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam. Trong đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã góp phần không nhỏ lan tỏa nét đẹp của người lính Cụ Hồ đến với bạn bè quốc tế.

Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Sau 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định là quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý trên toàn thế giới.

Suốt 80 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam thực sự là đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; luôn luôn là lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy và đáng tự hào của Đảng, nhà nước và nhân dân.

Dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của ngành nội vụ trong sáng nay 21/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chúng ta phải lựa chọn được tinh hoa vào trong bộ máy hành chính công, những người thực tâm huyết, có đóng góp, có kinh nghiệm, có bản lĩnh.

Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, năm 2024 (đến ngày 15/11/2024), Bộ đã tiếp nhận và xử lý 1.516 đơn, trong đó có 502 đơn tố cáo, 238 đơn khiếu nại và 776 đơn kiến nghị phản ánh. Tất cả các đơn thư đều được tiếp nhận, xem xét, giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn theo luật định.

Bầu trời xanh rộng lớn mà chúng ta vẫn nhìn lên mỗi ngày không chỉ là không gian tự do, bình yên, mà còn là một mặt trận thiêng liêng, nơi những người lính Không quân Việt Nam ngày đêm bảo vệ chủ quyền, gìn giữ sự bình an cho đất nước.

Tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm và sự phát triển của công nghiệp quốc phòng của Việt Nam; đồng thời bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ được hợp tác sâu rộng với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Tham gia lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc, các chiến sĩ Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu sắc tại những vùng đất xung đột như: Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Họ mang theo tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ", không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà còn hỗ trợ cộng đồng địa phương, lan tỏa hình ảnh một Việt Nam nhân ái và trách nhiệm. Những hy sinh thầm lặng của họ đã góp phần khẳng định vị thế của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành nội vụ, diễn ra sáng 21/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định sẽ có chính sách vượt trội hỗ trợ người chịu tác động của đợt tinh gọn, song lưu ý cần có giải pháp giữ được tinh hoa trong bộ máy hành chính công.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết sẽ có chính sách vượt trội dành cho khoảng 100.000 người chịu tác động của đợt tinh gọn này, song lưu ý khi sắp xếp bộ máy cần tránh “người tài xin nghỉ, người dở ở lại” và có giải pháp giữ được tinh hoa trong bộ máy hành chính công.

Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự, chỉ đạo Hội nghị.

Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ báo cáo, đề án liên quan tinh gọn bộ máy. Đây là thông tin được Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành nội vụ, diễn ra sáng 21/12. Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình dự hội nghị.

Theo thông báo mới nhất từ Ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, người dân có thể vào tham quan triển lãm tại sân bay Gia Lâm, Long Biên, Hà Nội, từ 9h sáng nay 21/12, sớm hơn lịch ban đầu là 13h30.

Dự án tái hiện trọn vẹn hành trình "80 Năm hình thành và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam - Những mốc son lịch sử!" bằng công nghệ VR360 tiên tiến đã được giới thiệu tới công chúng trên không gian số, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sáng 20/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng đã trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trong 80 năm hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta cùng toàn dân đã anh dũng chiến đấu giành chiến thắng trước những cường quốc. Thắng lợi vang dội trong các cuộc kháng chiến đã để lại nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học tự chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh bại quân xâm lược, từ đó phát triển nền công nghiệp quân sự Việt Nam với nhiều đặc trưng độc đáo.

Sáng nay, 20/12, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và tướng lĩnh quân đội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội), Bộ Quốc phòng đã khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Nhiều chuyên gia và đối tác nước ngoài đánh giá cao công tác tổ chức và bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ được hợp tác sâu rộng với Việt Nam trên lĩnh vực này.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 19/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã thông tin thêm về việc Việt Nam vừa tiếp tục ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028.

Chiều 19/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc - Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc sang dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Trường hợp có yêu cầu đặc thù, Hà Nội và TP.HCM có thể xem xét, quyết định duy trì Sở Giao thông vận tải. Nếu Hà Nội và TP. HCM duy trì Sở Giao thông Vận tải thì có thể sáp nhập Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng.

Sáng nay, 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 - một trong những hoạt động chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân - hoạt động trọng điểm, điểm nhấn mang ý nghĩa và tầm vóc quốc tế.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024, đã xuất hiện nhiều loại vũ khí Việt Nam hiện làm chủ công nghệ sản xuất, trong đó có các vũ khí thế hệ mới.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 là sự tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam vào những phát triển chung của cộng đồng quốc tế.

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã trưng bày, giới thiệu thiết bị giàn phóng chữa cháy từ xa do nhà máy Z113, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng sản xuất có thể phóng đồng thời 20 nòng với khoảng cách lên tới 200m.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "Người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại.

Tại gian hàng của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Nhà máy Z131, các sản phẩm quốc phòng đa dạng từ đạn sát thương, phương tiện bay không người lái đến vũ khí bộ binh đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn khách tham quan. Đặc biệt, các dòng UAV cảm tử và UAV tình báo, giám sát, thu thập mục tiêu, trinh sát cả ban ngày lẫn ban đêm đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khả năng tấn công và giám sát hiệu quả.

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 khai mạc sáng 19/12, các chiến sĩ tinh nhuệ của Binh chủng Đặc công, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phô diễn sức mạnh bằng những màn trình diễn kỹ năng đặc biệt.

Đại sứ quán CHDCND Lào tại Việt Nam phối hợp với Ban liên lạc toàn quốc cựu quân tình nguyện viên và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào đã tổ chức lễ trao tặng huân, huy chương của Nhà nước và Bộ quốc phòng nước CHDCND Lào cho các tập thể và cá nhân Ban liên lạc toàn quốc cựu quân tình nguyện viên và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào.

Trong số các sản phẩm trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, thiết bị trinh sát phóng xạ đường không do Viện Điện tử (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng) phối hợp cùng Viện Hóa học Môi trường quân sự (Binh chủng Hóa học) nghiên cứu và chế tạo, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của khách tham quan trong và ngoài nước.