Nóng bỏng cuộc chạy đua công nghệ chip giữa các nước

Nếu cán cân quyền lực của thế kỷ XX xoay quanh tài nguyên dầu mỏ, thì đến thế kỷ XXI, cuộc chiến giữa các quốc gia chuyển sang cuộc đua về công nghệ chip, bởi đó sẽ là chìa khóa để thống trị thế giới trong kỷ nguyên công nghệ.

Chip AI của Nvidia được ví như vàng, như dầu mỏ

Nhu cầu thị trường đối với những con chip AI đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, từ doanh thu khoảng 20 tỷ USD vào năm 2020, dự kiến sẽ lên tới gần 70 tỷ USD trong năm nay.

Lý do là vì sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo AI - một trong những từ khoá hot nhất của giới công nghệ. Nvidia - công ty sản xuất chip của Mỹ chiếm tới 80% thị trường chip AI vừa qua đã chính thức trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Chip AI được ví như vàng, như dầu mỏ trong thế kỷ XXI.

Nvidia bay cao nhờ thị trường chip AI. Ảnh: Reuters.

Vì sự bùng nổ của AI, rất nhiều các công ty công nghệ đã gấp rút đẩy mạnh phát triển những con chip AI, có thể kể tới như Amazon, Google, Microsoft và Intel. Nhưng Nvidia mới chính là công ty sản xuất chip AI nhiều nhất hiện tại.

Được thành lập vào năm 1991, Nvidia trải qua vài thập kỷ đầu tiên chủ yếu là một công ty phần cứng bán chip cho game thủ chạy các tựa game 3D. Bước ngoặt của Nvidia đến vào cuối năm 2022, khi OpenAI ra mắt ChatGPT, tạo ra cơn sốt trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu. OpenAI phát triển công nghệ AI tạo sinh dựa trên các chip đồ họa của Nvidia.

Chip GPU của Nvidia thực chất là vàng, là dầu mỏ mới trong ngành công nghệ, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng nhanh chóng đi theo con đường này với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV đang diễn ra mạnh mẽ.

Ông Dan Ives - Giám đốc điều hành Wedbush Securities.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/6 vừa qua, cổ phiếu của Nvidia đã tăng đến 3,6%, qua đó nâng giá trị vốn hoá của nhà sản xuất chip lên 3,34 nghìn tỷ USD. Mức tăng này cũng giúp Nvidia vượt qua Microsoft và Apple để trở thành công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới.

Theo thống kê, giá trị cổ phiếu Nvidia đã tăng hơn 170% từ đầu năm đến nay. Còn vốn hoá của hãng này đã tăng đến 9 lần kể từ cuối năm 2022.

CEO Nvidia Jensen Huang giới thiệu chip chip AI mới Blackwell. Ảnh: Tạp chí Công thương.

Với việc giá trị cổ phiếu tăng chóng mặt cũng đã giúp tài sản của Chủ tịch kiêm CEO Nvidia Jensen Huang lên mức 117 tỷ USD, qua đó trở thành người giàu thứ 11 thế giới, theo thống kê của Forbes.

Giá trị thị trường của Nvidia tăng vọt so với Apple đánh dấu một sự thay đổi ở thung lũng Silicon, nơi công ty do Steve Jobs đã thống trị kể từ khi ra mắt iPhone vào năm 2007.

Các nước đầu tư tài chính mạnh cho công nghệ chip

Nvidia thống trị ngành sản xuất chip AI vì cung cấp những con chip tốt nhất, bộ kết nối mạng tốt nhất và phần mềm tốt nhất. Bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào muốn thay thế gã khổng lồ bán dẫn sẽ cần phải đánh bại Nvidia ở cả ba lĩnh vực này.

Tuy nhiên, giá sản phẩm của Nvidia cao và việc phải xếp hàng dài để mua thiết bị tiên tiến nhất của hãng này đã khiến một số khách hàng lớn như Microsoft, Amazon và Meta đang tính đến việc phải kiếm giải pháp thay thế và thậm chí họ sẽ đầu tư công nghệ để tự làm.

Cuộc đua công nghệ chip giờ đây không chỉ nóng giữa các ông lớn công nghệ mà đã thực sự trở thành cuộc chạy đua giữa các quốc gia. Tầm quan trọng của chip ngày nay được ví như huyết mạch của nền kinh tế. Ai kiểm soát được những khâu quan trọng của quá trình sản xuất sẽ nắm được quyền lực và gây ảnh hưởng đến toàn cầu.

Doanh thu của Nvidia tăng trưởng mạnh mẽ. Ảnh: Nvidia.

Phần lớn công nghệ chip hàng đầu thế giới có nguồn gốc từ Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc là thị trường lớn nhất về linh kiện điện tử và có mong muốn ngày càng tăng trong việc tự sản xuất chip cho chính mình.

Điều đó đã khiến ngành công nghiệp này trở thành tâm điểm của Washington khi họ cố gắng hạn chế sự trỗi dậy của đối thủ cạnh tranh châu Á và giải quyết những gì họ cho là các vấn đề an ninh quốc gia. Việc kiểm soát xuất khẩu chip là một ví dụ.

Về phần mình, Trung Quốc cũng vừa công bố thành lập quỹ đầu tư bán dẫn lớn nhất từ trước đến nay, trị giá 47,5 tỷ USD, nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chip trong nước. Đây là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh để đạt được khả năng tự cung tự cấp, không phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào.

Đây là giai đoạn ba của chiến lược phát triển vi mạch mà Trung Quốc đang theo đuổi. Nguồn lực chính cho 344 tỷ nhân dân tệ (tương đương 47,5 tỷ USD) này là từ chính phủ và các ngân hàng cùng doanh nghiệp nhà nước.

Trung Quốc công bố thành lập quỹ đầu tư bán dẫn trị giá 47,5 tỷ USD. Ảnh: Vnreview.

Trước đó, trong giai đoạn đầu tiên, quỹ huy động được 138,7 tỷ nhân dân tệ (tương đương 19,2 tỷ USD) vào năm 2014.

Còn trong giai đoạn thứ hai, tức 5 năm sau đó, quỹ huy động được 204,1 tỷ nhân dân tệ (tương đương 28,2 tỷ USD).

Hàng trăm tỷ nhân dân tệ đầu tư vào lĩnh vực chip thể hiện rõ nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm đạt được mục tiêu tự cung cấp chất bán dẫn cho Trung Quốc.

Đây cũng là một phần trong kế hoạch chi tiết đầy tham vọng “Made in China 2025”. Các quan chức Trung Quốc đã đặt mục tiêu cho ngành bán dẫn đạt sản lượng 305 tỷ USD vào năm 2030 và đáp ứng 80% nhu cầu trong nước.

Không chỉ ngánh bán dẫn, áp lực cạnh tranh cũng diễn ra tương tự trong các lĩnh vực công nghệ nền tảng khác. Và chắc chắn rồi, sau chip, AI tạo sinh được dự báo sớm bị kéo vào cuộc chiến này.

Ông Abishur Prakash - Giám đốc công ty tư vấn Geopolitan Business trụ sở ở Canada.

Cùng với Mỹ và Trung Quốc, nhiều quốc gia khác cũng cùng tham gia vào cuộc đua dẫn đầu ngành công nghệ chip toàn cầu.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã công bố gói hỗ trợ trị giá 26 nghìn tỷ won (tương đương 19 tỷ USD) để củng cố ngành công nghiệp chip trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng.

Hàn Quốc - nền kinh tế lớn thứ tư ở châu Á và là quê hương của Samsung và SK Hynix dẫn đầu thế giới về sản xuất chip nhớ. Tuy nhiên, hai hãng này lại có thị phần gia công chip theo hợp đồng thấp hơn so với Tập đoàn TSMC của Đài Loan (Trung Quốc).

Do đó, người đứng đầu Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi các bộ liên quan đưa ra các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất chip hệ thống và gia công nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của Hàn Quốc trong lĩnh vực chip bán dẫn.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol công bố gói hỗ trợ trị giá 26 nghìn tỷ won (tương đương 19 tỷ USD) để củng cố ngành công nghiệp chip. Ảnh: Vietnamfinance.

Theo Tổng thống Hàn Quốc, gói hỗ trợ 19 tỷ USD này sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ chuỗi cung ứng chất bán dẫn, đặc biệt tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hàn Quốc cũng có kế hoạch gia hạn các khoản giảm thuế dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm nay để tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án cụm bán dẫn quy mô lớn.

Chính phủ Hàn Quốc cũng cam kết đầu tư 5.000 tỷ won để nuôi dưỡng nhân tài cho các dự án R&D của phân khúc chip bắt đầu từ năm 2025 đến 2027, so với khoản đầu tư khoảng 3.000 tỷ won trong giai đoạn 2022 - 2024.

Bộ trưởng Công nghiệp Ahn Duk Geun cho biết chính phủ muốn giúp tăng thị phần toàn cầu của Hàn Quốc về chip không phải bộ nhớ, chẳng hạn như bộ xử lý di động, lên 10% từ mức 2% hiện tại.

Hiện xuất khẩu chip bán dẫn của Hàn Quốc chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.

Nhật Bản cũng đã dành khoảng 26,7 tỷ USD tiền của chính phủ để phục hồi ngành bán dẫn và hy vọng chi tiêu trong lĩnh vực này, bao gồm cả sự hỗ trợ của khu vực tư nhân, có thể lên tới 66,7 tỷ USD. Một trong những mục tiêu của kế hoạch là gấp ba lần doanh số bán chíp bán dẫn do nội địa sản xuất vào năm 2030.

Là một phần trong quá trình chuyển đổi của Ấn Độ thành nền kinh tế hàng đầu toàn cầu, Thủ tướng Narendra Modi đã đặt mục tiêu đưa quốc gia này trở thành một trong 5 nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới vào năm 2029, với một nền tảng gần như bằng 0.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đặt mục tiêu đưa quốc gia này trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới vào năm 2029. Ảnh: AFP/TTXVN.

Một điều có lợi cho Ấn Độ là quốc gia này đang theo đuổi công nghệ cũ hơn để có chỗ đứng trên thị trường, thay vì đặt mục tiêu cạnh tranh với công nghệ tiên tiến nhất của ngành.

Mục tiêu của Ấn Độ là tăng cường sản xuất chip 28 nanomet, một loại chip được sử dụng trong ô tô và thiết bị gia dụng thay vì máy tính hoặc điện thoại thông minh, đồng thời dựa vào kỹ thuật sản xuất đã có từ đầu những năm 2000.

Châu Âu cũng tham gia cuộc đua giảm bớt sự tập trung sản xuất ở Đông Á. Các quốc gia Liên minh châu Âu đã thống nhất vào tháng 11 năm ngoái về kế hoạch trị giá 46 tỷ USD để thúc đẩy sản lượng chất bán dẫn của họ. Mục tiêu là tăng gấp đôi sản lượng trong khối lên 20% thị trường toàn cầu vào năm 2030.

Đầu tư đào tạo nhân lực thiếu hụt

Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều quốc gia trên thế giới đang tập trung nguồn lực tài chính để vươn lên vị trí dẫn đầu toàn cầu về công nghệ chip. Trong kỷ nguyên kinh tế số và trí tuệ nhân tạo như hiện nay, chip được xem là vũ khí chiến lược mới với các cường quốc công nghệ.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, khi tập trung dành một nguồn lực tài chính khổng lồ để phát triển công nghệ chip thì các quốc gia đều đang phải đối mặt với trở ngại lớn, đó là không đủ nhân lực có trình độ để tham gia vào cuộc đua này.

Các tập đoàn bán dẫn đầu tư vào Mỹ ước tính nước này thiếu khoảng 67.000 lao động lành nghề, tương đương 58% tổng số việc làm mới được tạo ra từ nay đến năm 2030.

Các quốc gia đều đang phải đối mặt với trở ngại lớn về vấn đề nhân lực có trình độ tham gia vào cuộc đua công nghệ chip. Ảnh: Vnreview.

Ban đầu vào thời kỳ sơ khai của ngành bán dẫn thập niên 1970, Mỹ là điểm nóng nhân tài toàn cầu của ngành này khi các hãng Texas Instruments và Micron là những công ty tiên phong trên toàn thế giới, thu hút các tài năng hàng đầu.

Thế nhưng trong những thập kỷ tiếp theo, mô hình kinh doanh của ngành chip bán dẫn dần thay đổi khi các tập đoàn lớn như Nvidia, Intel và AMD dù vẫn hoạt động tại Mỹ nhưng lại chuyển nhà máy sản xuất sang châu Á để tiết kiệm chi phí.

Thậm chí nhà sáng lập Steve Jobs cũng tìm đến gã khổng lồ TSMC, nơi hiện sản xuất 82% chip tiên tiến nhất thế giới, để làm việc thay vì tự sản xuất trong nước.

Nhận thức được tình hình, chính phủ Mỹ đang cố gắng thay đổi lại ngành giáo dục nhằm biến mảng bán dẫn trở nên thu hút hơn với sinh viên.

Tuy nhiên quá trình này được cho là sẽ phải mất nhiều năm xây dựng chương trình, tạo kết nối với các trường học và doanh nghiệp, tạo thêm việc làm để thu hút sinh viên hứng thú trở lại với ngành bán dẫn.

Trong thời gian này, Mỹ tìm đến các nước Đông Nam Á để mở nhà máy và hợp tác cùng phát triển nguồn nhân lực bán dẫn.

Thiếu nhân lực là câu chuyện chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ước tính tới năm 2030, Trung Quốc cần tới 400.000 nhân sự.

Hiệp hội ngành chất bán dẫn của Nhật Bản dự đoán trong một thập kỷ tới, mỗi năm sẽ thiếu hụt khoảng 1.000 nhân lực chất lượng cao.

Tại Hàn Quốc, Bộ Giáo dục nước này triển khai "lộ trình 10 năm" cho các cơ sở giáo dục nhằm đào tạo 150.000 cử nhân ngành bán dẫn. Tổng thống Hàn Quốc đã lưu ý về việc giữ chân nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn.

Ấn Độ - quốc gia có tới 25.000 nhân lực làm việc trong lĩnh vực bán dẫn nhưng trớ trêu hơn cả lại không có môi trường tốt để giữ chân. Bởi vậy, nhiều nhân lực bán dẫn của Ấn Độ đang đầu quân cho các quốc gia trên thế giới. Chính phủ Ấn Độ đã phải tuyên bố việc bảo vệ tài nguyên nhân lực sản xuất chip là ưu tiên quốc gia.

Thiếu nhân lực ngành chất bán dẫn là câu chuyện chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Cafef.

Giới phân tích nhận định, nếu như cán cân quyền lực của thế kỷ XX xoay quanh tài nguyên dầu mỏ, thì đến thế kỷ XXI, cuộc chiến này chuyển sang một thứ còn quan trọng và khan hiếm hơn gấp bội: đó là chip bán dẫn.

Ngày nay, chip có mặt trong hầu hết mọi thiết bị dù là nhỏ nhất, từ điện thoại thông minh, máy tính đến ô tô hay máy bay. Nó tạo ra thế giới hiện đại mà chúng ta đang sống và điều đó dễ hiểu vì sao các quốc gia cần tham gia vào cuộc đua về công nghệ chip.

Bởi đó sẽ là chìa khóa để thống trị thế giới trong kỷ nguyên công nghệ. Không chỉ là bài toán về cách để sản xuất hàng loạt nhiều hơn, nhanh hơn và ít chi phí hơn mà còn là bài toán về kích cỡ và tốc độ của các con chip. Và khi công nghệ chip phát triển, kéo theo trí tuệ nhân tạo AI hiện hữu ở khắp nơi, con người lại đang tính đến việc thiết lập khung pháp lý ràng buộc để điều chỉnh sự phát triển AI.

User
Ý KIẾN

Nhiều nước châu Âu cấm học sinh dùng điện thoại di động; Nỗ lực duy trì việc học cho trẻ em Gaza; Dịch bệnh ngăn trẻ đến trường; Anh triển khai AI trong trường học... là 4 vấn đề của học sinh khi năm học mới bắt đầu.

Việc tỷ phú Elon Musk không tuân thủ lệnh Tòa án Tối cao Brazil cho thấy sức mạnh khủng khiếp của ông Musk và đế chế kinh doanh của ông. Chưa nói đến tiền của, chính sức mạnh và thế lực độc lập trên phạm vi toàn cầu mà Elon Musk nắm giữ mới là thứ khiến người ta lo ngại.

Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản hôm 12/9 đã chốt danh sách ứng cử viên tham gia tranh cử chức Chủ tịch đảng này, với số ứng cử viên cao kỷ lục là 9 người. Theo quy định, Chủ tịch mới của LDP, đảng nắm đa số ghế tại Quốc hội, sẽ trở thành Thủ tướng mới của Nhật Bản, sau khi Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida từ chức. Với 9 ứng viên tranh cử, cuộc bầu cử sắp tới của LDP được dự báo sẽ vô cùng gay cấn.

Bão, lũ đang hoành hành nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi tại châu Á, Trung Quốc đang nỗ lực khắc phục hậu quả của bão Yagi thì người dân nước Mỹ lại đang gấp rút gia cố nhà cửa để đón bão Francine và các quốc gia thuộc khu vực Bắc Phi khô cằn lại bị nhấn chìm trong nước lũ.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) diễn ra từ ngày 5 đến 9 tại Bắc Kinh. Đây là sự kiện ngoại giao quy mô lớn do Trung Quốc tổ chức với sự tham gia của các nhà lãnh đạo và đại diện từ hơn 50 quốc gia châu Phi.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nước biển tăng lên gần mức kỷ lục ở Đại Tây Dương và nhiều khu vực khác trên thế giới sẽ khiến mùa bão năm nay hoạt động mạnh hơn bình thường.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, ngày 6/9, quân đội Nga đã đẩy lùi hai cuộc tấn công của Ukraine vào Matveyevka và Olgovka, đồng thời ngăn chặn các nỗ lực tấn công của Ukraine vào ba khu định cư.

Theo WHO, lô vaccine đậu mùa khỉ đầu tiên được gửi tới Cộng hòa Dân chủ Congo là một nỗ lực kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 4/9 đã bắt đầu chuyến công du Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng khu vực tiếp tục gia tăng do cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza.

Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 9 là sự kiện tạo nền tảng quan trọng để Nga thúc đẩy chính sách hướng Đông được Nga đề ra từ hơn một thập kỷ trước, trên cơ sở xác định thế kỷ XXI là “thế kỷ của châu Á”.

Các cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ đầu cuộc xung đột đã bùng phát tại nhiều thành phố ở Israel, nhằm gây sức ép yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu hành động để đạt được thỏa thuận ngừng bắn, giải cứu các con tin còn lại.

Hãng thông tấn Nga TASS trích dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga đưa tin: Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất tới 400 người và 12 xe bọc thép trong ngày qua tại Khu vực Kursk. Tổng số quân Ukraine thiệt mạng kể từ khi giao tranh bắt đầu ở khu vực này là hơn 9.300. Không quân Nga đã tấn công lực lượng dự bị của Ukraine tại 15 địa phương ở Khu vực Sumy trong ngày.

Chiến sự leo thang ở Trung Đông đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng với nền kinh tế của tất cả quốc gia trong khu vực.

Các công ty công nghệ lớn đều không tiếc tiền chi mạnh tay cho hệ thống AI của riêng mình, bên cạnh việc đầu tư chiến lược vào các dự án tiềm năng khác.

Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris có nhiều quan điểm và chính sách khác nhau về những vấn đề nổi cộm mà cử tri Mỹ quan tâm.

Chiến dịch quân sự tàn khốc của Israel vào Gaza đã cướp đi sinh mạng hơn 40.000 người, gây sự phẫn nộ của quốc tế. Đến nay, ngọn lửa bạo lực đã lan sang Bờ Tây.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 29/8 đã đưa ra lời giải thích lý do tại sao bà thay đổi một số lập trường của mình về vấn đề khai thác khí đá phiến và nhập cư. Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN, bà Harris nói rằng các giá trị của bà không thay đổi, nhưng thời gian làm Phó Tổng thống đã mang đến góc nhìn mới về một số vấn đề cấp bách nhất của đất nước.

Trả lời phỏng vấn của Đài CNN, Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết việc giúp giải quyết những khó khăn về kinh tế và củng cố tầng lớp trung lưu sẽ là ưu tiên hàng đầu của bà trong ngày đầu tiên đắc cử Tổng thống.

Tỉ phú Pavel Durov, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) ứng dụng nhắn tin Telegram đã bị bắt giữ tại Pháp để phục vụ một cuộc điều tra sơ bộ của cảnh sát, tập trung vào việc Telegram thiếu các biện pháp kiểm duyệt khiến nền tảng này có thể được sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp.

Pavel Valerievich Durov, một công dân đa quốc tịch, người vừa bị cảnh sát Pháp bắt giam với cáo buộc vi phạm pháp luật nước này hiện đang sở hữu khối tài sản hơn 15,5 tỷ đô la Mỹ và có tới hơn 100 người con ruột tại 12 quốc gia.

Thế giới đang đối mặt với đợt bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ ở mức độ khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu lần thứ hai trong vòng hai năm. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã có 27.000 ca mắc và hơn 1.100 ca tử vong, chủ yếu là trẻ em, kể từ khi đợt bùng phát hiện tại khởi phát vào tháng 1/2023.

Khu vực Trung Đông hiện đang ở giai đoạn nguy hiểm nhất trong nhiều năm qua. Ngày 25/8 đã chứng kiến cuộc giao tranh lớn nhất trong 11 tháng qua giữa Israel và lực lượng vũ trang Hezbollah có trụ sở tại Liban, khi Hezbollah phóng hơn 300 quả tên lửa vào 11 mục tiêu quân sự ở Israel.

Trung Quốc giờ đây là một trong những siêu cường trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và là một trong những quốc gia tiên phong về đổi mới sáng tạo.

Mặc dù du lịch là nguồn thu rất cần thiết cho chính phủ và doanh nghiệp, nhưng đối với người dân địa phương, những tác động tiêu cực của du lịch đang bắt đầu lớn hơn lợi ích.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa tiết lộ tham vọng chiến lược của Kiev tại Kursk, đó là thiết lập vùng đệm an ninh trên lãnh thổ Nga.

Các cuộc điều tra cho thấy số người ủng hộ bà Harris đang vượt trội so với ứng viên Đảng Cộng Hòa Donald Trump.

Hy Lạp đang đối mặt với một số thách thức từ cuộc khủng hoảng nước, cháy rừng cho đến dịch bệnh, đòi hỏi Athen phải nhanh chóng tìm giải pháp ứng phó.

Ngành du lịch Trung Quốc đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thông qua chiến lược "Made in China 2025", Trung Quốc kỳ vọng trở thành một cường quốc chế tạo hàng đầu của thế giới.

Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh toàn diện trên mọi lĩnh vực, hướng tới một nền kinh tế phát triển chất lượng cao và bền vững.

Trong thời đại bùng nổ dân số như ngày nay, tình trạng thiếu lương thực đã trở thành vấn đề nan giải của hầu hết các tổ chức, quốc gia trên toàn thế giới. Việc tìm nguồn thực phẩm bổ sung và thay thế là vấn đề cấp bách. Cơ quan Thực phẩm Singapore vừa phê duyệt 16 loài côn trùng có thể dùng làm thực phẩm cho con người.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa trải qua một tuần rất nóng với những diễn biến mới. Trong đó có việc bà Harris, Phó Tổng thống Mỹ, ứng cử viên của Đảng Dân chủ đã quyết định chọn ông Tim Walz làm liên danh tranh cử.

Indonesia những năm gần đây đang nhanh chóng nổi lên như một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và triển vọng. Vị trí chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng lực lượng lao động trẻ và chất lượng cao được xem là chìa khóa cho sự vươn mình của nước này.

Biến đổi khí hậu đang khiến các đợt nắng nóng xảy ra thường xuyên, dữ dội và kéo dài hơn trên toàn cầu. Theo Liên hợp quốc, tác động của nắng nóng thường ít được nhìn thấy hơn bão hoặc lũ lụt, nhưng lại gây chết người nhiều hơn.

Các nhà lãnh đạo Iran cùng các nhóm được Iran hậu thuẫn, hay còn gọi là “trục kháng chiến” tuyên bố sẽ trả đũa Israel một cách mạnh mẽ, đẩy Trung Đông trên bờ vực chiến tranh toàn diện. Hiện Iran sẽ tấn công khi nào và với kịch bản như thế nào đang trở thành vấn đề được dư luận quốc tế quan tâm.

Tốc độ tiến công gần đây của Nga trái ngược hoàn toàn với những thành quả chậm nhưng ổn định mà Moscow đạt được từ đầu năm đến nay ở mặt trận Donetsk. Điều này đang đặt Ukraine vào tình thế đáng lo ngại.

Bảo tồn và phát huy giá trị toàn cầu của di sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay đối với các quốc gia và cộng đồng quốc tế để phát triển bền vững.

Hiện nay, Israel đang bị quy trách nhiệm thực hiện cả hai vụ ám sát. Những diễn biến mới đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện ở khu vực vốn đã bất ổn, khi căng thẳng giữa Israel với Hamas, Hezbollah và Iran bị đẩy lên một nấc thang mới, đồng thời đặt câu hỏi rằng liệu Israel có phải một nhà nước hiếu chiến?

Kết quả khảo sát mới đây cho thấy, những lợi thế mà cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa có được trước Tổng thống Biden hầu như đã thay đổi trong cuộc đua mới với bà Harris, sau khi bà Harris nhận được một loạt sự ủng hộ của các đảng viên đảng Dân chủ và nhận được số tiền ủng hộ cao kỷ lục.

Ukraine đang đối mặt với thách thức kép khi phải đối mặt đồng thời với tình thế bất lợi ở tiền tuyến và sự bất ổn về mức độ hỗ trợ trong tương lai của các đồng minh thân cận nhất.

Sau khi trải qua tháng 6 nóng kỷ lục từ trước đến nay, nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, lại tiếp tục trải qua những ngày tháng 7 nóng nhất từng được ghi nhận.

Ấn Độ đang trên đà trở thành một cường quốc kinh tế của thế kỷ XXI, có thể vượt qua Nhật Bản và Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2027.

Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học và giấc mơ chinh phục không gian, con người đã có thể bước đi trên Mặt Trăng và giờ đây những mẫu vật ở phần xa nhất của hành tinh này cũng đã được tàu vũ trụ mang trở về Trái Đất để nghiên cứu.

Olympic Paris 2024 đánh dấu sự trở lại của Thế vận hội mùa hè tại nước Pháp sau 100 năm tính từ lần đăng cai tổ chức trước đó.

Thông báo rút lui của ông Joe Biden là bước ngoặt mới nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, diễn ra chỉ vài ngày sau vụ ám sát hụt ông Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania. Đây được xem là một diễn biến cực kỳ bất ngờ vào những tháng gần kề cuộc bầu cử tổng thống, không giống với bất kỳ cuộc đua nào trong lịch sử nước Mỹ.

Nhìn chung, giới trẻ ngày nay đang gặp nhiều thách thức phức tạp hơn. Áp lực học tập, công việc, căng thẳng từ các mối quan hệ và gia đình khiến giới trẻ thường xuyên phải đối mặt với trạng thái mệt mỏi, lo âu, thậm chí là trầm cảm.