Ô nhiễm tiếng ồn và mối nguy hại tới sức khỏe

Tại các đô thị lớn, tiếng ồn được ví như "kẻ sát nhân giấu mặt" bởi ít ai để ý đến tác hại của nó.

Ô nhiễm âm thanh là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người chỉ sau bụi. Trước những tác động tiêu cực đến sức khoẻ và thính lực con người, ô nhiễm tiếng ồn chính là vấn đề cấp bách cần được đặc biệt quan tâm.

Ô nhiễm âm thanh là tình trạng tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, tiếng ồn trung bình không vượt quá 40 decibel tại các khu vực dân cư vào ban đêm để phòng tránh sự tác động đến sức khỏe. Mức độ tiếng ồn có thể chấp nhận được là 65 decibel, với tiếng động inh ỏi là cỡ 80 dB, còn bắt đầu cảm giác nhức tai, khó chịu là khoảng 90dB.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn của Bộ Y tế, với thời gian tiếp xúc với tiếng ồn 8 giờ thì giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương 85 decibel, thời gian tiếp xúc càng giảm thì giới hạn cho phép càng tăng.

Tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người chỉ sau bụi.

Ô nhiễm âm thanh trong cuộc sống

Tiếng ồn có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Một số nguyên nhân điển hình có thể kể đến bao gồm: giao thông, công trình xây dựng, hoạt động giải trí hay các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cư dân.

Nhằm kiểm chứng mức độ tiếng ồn trong cuộc sống xung quanh chúng ta, phóng viên đã dùng thử một ứng dụng trên điện thoại di động để đo âm thanh và tiếng ồn tại một vài địa điểm ở Hà Nội.

Kết quả cho thấy, tiếng ồn giao thông chiếm phần lớn tiếng ồn gây ô nhiễm ở các thành phố, tại ngã tư đường, PV máy đo hiển thị con số khoảng 90dB.

Với các công trình xây dựng, đặc biệt là khi sử dụng máy móc và công cụ nặng, sẽ tạo ra tiếng ồn lớn trong quá trình thi công. Kết quả mức độ âm PV đo được tại một công trường vào khoảng 90- 100 dB.

Đó là câu chuyện ngoài đường phố, còn trong các khu dân cư thì tiếng ồn đến từ đâu. Không phải chịu những tiếng ồn từ con người tạo ra, nhưng gia đình bà Dương Tuyết Nga (phường Giảng Võ, quận Ba Đình) lại đau đầu vì những tiếng chó sủa của nhà hàng xóm sát vách.

Bà Nga cho biết, cả đàn chó 4 con thường sủa cùng một lúc rất ầm ĩ, cả ngày lẫn đêm. Nhắc nhở liên tục hàng xóm cũng giải quyết được vấn đề. Cách duy nhất mà gia đình bà có thể làm là đóng cánh cửa sổ lại.

Còn với gia đình chị Trần Thị Ngọc Kiên (phường Thượng Thanh, quận Long Biên cho biết, gia đình bà cùng các hộ xung quanh mỗi ngày luôn phải chịu đựng đủ loại tiếng ồn: tiếng thi công sửa chữa, hàng xóm hát karaoke đến 11,12h đêm… khiến bà rất khó chịu, đặc biệt là vào những khoảng thời gian cần nghỉ ngơi, thư giãn.

Chị Trần Tú Quyên (phường Thịnh Quang, quận Đống Đa) thì lại gặp phải sự khó chịu khác cũng liên quan đến tiếng ồn. Theo chị chia sẻ, buổi sáng chị thường dậy sớm, ở nhà thấy thư thái, nhưng ra đường thì ồn ào loa phường, đường phố. Từ nhà chị cho đến cơ quan tắc đường có thể 50, 60 phút, tạo cho chị sự khó chịu, không còn hứng thú làm việc nữa. Xe máy, ô tô bấm còi vô tội vạ…

Tiến ồn của các phương tiện giao thông, cộng thêm tình trạng xe máy, ô tô bấm còi vô tội vạ gây khó chịu cho rất nhiều người tham gia giao thông.

Cơ chế hoạt động tác động từ ô nhiễm âm thanh là gì?

Các chuyên gia cho rằng vùng amygdala điều khiển cảm giác sợ hãi và khu vực thính giác trong não hoạt động rất khác nhau khi nghe một âm thanh không hay. Amygdala là một cấu trúc hình quả hạnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên sự sợ hãi và các trạng thái cảm xúc khác.

Khi bạn nghe một âm thanh chát chúa, vùng amygdala sẽ hoạt động mạnh hơn phần thính giác. Đây là một điểm khác biệt rất lớn giúp phân biệt giữa lúc bạn nghe một âm thanh khó chịu với lúc nghe âm thanh dễ chịu như tiếng nước chảy hay tiếng con nít cười.

Các nghiên cứu cho biết các âm thanh với tần số cao từ 2.000 -5.000Hz gây khó chịu nhất. Đây là khoảng tần số tai nhạy cảm nhất. Tuy hiện nay vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng cho việc tai nhạy cảm với những âm thanh nằm trong khoảng 2.000 - 5.000Hz nhưng đúng là những âm thanh khó chịu như tiếng la hét đều thuộc vào tần số này.

Các kết quả này giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn cách não phản ứng với tiếng ồn cũng như chứng rối loạn thính giác, gây ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận âm thanh của con người. Nó cũng giúp ích cho việc tìm hiểu về mối liên kết giữa vùng amygdala và thùy thính giác trong não.

Sống chung với ô nhiễm âm thanh 

Tiếng búa đập chan chát, tiếng máy mài, từ lâu đã là âm thanh quen thuộc của người dân làng Đa Sỹ (quận Hà Đông). Cứ đều đặn từ 8h sáng, là những âm thanh này lại vang lên, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của những người dân nơi đây.

Tuy nhiên, vì các xưởng sản xuất nằm rải rác trong khu dân cư nên cũng phần nào gây ra tình trạng ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Do vậy, làng nghề đang rất nỗ lực trong việc quy hoạch xa khu dân cư để đảm bảo đời sống cho người dân.

Sống chung với những tiếng ồn trong thời gian dài, nhiều người đã quên đi ô nhiễm âm thanh có thể gây hại đến sức khỏe con người. Và trên thực tế, nhiều người vẫn đang và sẽ làm việc trong môi trường ô nhiễm, bất chấp việc bị ảnh hưởng tới quá trình làm việc, nghỉ ngơi và tác động xấu đến sức khỏe.

Người dân làng Đa Sỹ (quận Hà Đông) hàng ngày phải sống chung với ô nhiễm tiếng ồn của làng nghề rèn.

Ô nhiễm âm thanh ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Tiếng ồn đang trở thành một vấn đề lớn tại các đô thị trên thế giới, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Tiếng ồn không chỉ làm phiền người nghe mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe con người. Với cường độ và tần số âm thanh vượt quá ngưỡng cho phép, ô nhiễm tiếng ồn đã làm gia tăng các bệnh lý như huyết áp cao, tim mạch, và rối loạn giấc ngủ, suy giảm thính lực.

Bệnh suy giảm thính lực không chỉ do sự lão hóa của tuổi tác mà đang có xu hướng trẻ hóa, nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn của môi trường lao động với cường độ cao trên mức gây hại.

Tại Việt Nam, điếc nghề nghiệp là một bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ hai trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm sau bệnh bụi phổi-silic. Hàng năm có khoảng từ 250 đến 500 trường hợp được Viện giám định Y khoa kết luận là bị bệnh Điếc nghề nghiệp.

Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Cường - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức cho biết, người lao động làm trong môi trường tiếng ồn có decibel cao, sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần. Decibel cao là trên 85 dB, ngày làm việc trên 6 tiếng, thời gian làm việc trên 4 tháng trở lên. Tùy từng giai đoạn, giai đoạn đầu người bệnh khó chịu. Giai đoạn đầu bệnh nhân thấy khó chịu, nghe hơi khó, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, mất ngủ, suy nhược, cái đó phải tinh tế mới phát hiện được ra. Giai đoạn đầu bệnh nhân sẽ hơi ù tai. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh nhân sẽ sang giai đoạn 3, 4, điếc đặc.

Mỗi người nên có những giải pháp chủ động nhằm ngăn ngừa nguy cơ giảm thính lực

Trước những tác động tiêu cực mà ô nhiễm tiếng ồn đem lại, mỗi người nên có những giải pháp chủ động nhằm ngăn ngừa nguy cơ giảm thính lực, cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn. Trong nhà, quý vị và các bạn có thể cách âm bằng cách:

- Dán kín khe hở ở cửa;

- Sử dụng ốp tường bằng gỗ hoặc bằng vải dày;

- Sử dụng các chất liệu cách âm như kính cách âm, rèm cách âm, thảm trải sàn cách âm;

- Trồng thêm cây xanh trong nhà;

- Đặt những thiết bị trong nhà bạn phát ra tiếng ồn như máy giặt, tủ lạnh ra xa chỗ nghỉ ngơi;

- Không nên sử dụng các máy móc, thiết bị quá cũ vì chúng thường gây tiếng ồn lớn. Ngoài ra, cần xem các thiết bị trong nhà có hư hỏng gì hay không để sửa chữa kịp thời.

- Nếu phải làm việc thường xuyên trong môi trường có độ ồn cao thì các bạn nên trang bị cho mình các thiết bị bảo hộ cá nhân như nút bịt tai, chụp tai để giảm tác hại của tiếng ồn xung quanh.

- Trong trường hợp, bạn phải sinh sống và làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn, bạn có thể tập thiền, yoga, tập thở, hay nghe những bản nhạc yêu thích để giúp tinh thần thoải mái hơn.

Cảnh báo ô nhiễm tiếng ồn gia tăng trên thế giới 

Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống sức khỏe của con người, phá vỡ hệ sinh thái. Trên thế giới, thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày nay đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo, buộc các quốc gia trên thế giới phải chung tay hành động để ngăn chặn những hệ lụy nghiêm trọng mà nó gây ra.

Ô nhiễm tiếng ồn tỷ lệ thuận với sự phát triển của đô thị. Khi đô thị hóa diễn ra ngày càng nhiều với tốc độ nhanh, các thành phố trở nên đông đúc hơn, không gian âm thanh cũng từ đó trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Trên thế giới, thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày nay đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo.

Theo quy định của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), mức độ tiếng ồn có thể chấp nhận được là 65 decibel. Hiện nay tiếng ồn ở các thành phố lớn trên thế giới vượt qua quy định này, đặc biệt tại các thành phố lớn như New York (Mỹ), London (Anh), Bắc Kinh (Trung Quốc), Paris (Pháp),...

Ước tính có  22 triệu người trên thế giới bị khó chịu kinh niên và 6,5 triệu người bị rối loạn giấc ngủ kinh niên do tiếng ồn, gây ra các cơn căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng và cuồng loạn, thậm chí là hỏng thính giác.

Theo Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), tiếng ồn là nguyên nhân gây ra 12.000 ca tử vong sớm và 48.000 ca mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mỗi năm.

Riêng tại Paris (Pháp), gần 9,7 triệu người, tương đương 80% dân số phải chịu mức độ ô nhiễm tiếng ồn vượt xa mức độ khuyến nghị của WHO.

Tại Mỹ, ước tính 90% người sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở thành phố New York phải chịu mức độ tiếng ồn vượt quá giới hạn an toàn và có thể dẫn đến tổn thương thính giác không thể phục hồi.

Trước thực trạng đáng báo động trên, chính phủ các nước trên thế giới đã ban hành các quy định, điều luật để quản lý tiếng ồn hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn.

Mỹ là một trong các quốc gia sớm ban hành luật chống ô nhiễm tiếng ồn từ năm 1972 với các quy định nghiêm ngặt đối với các phương tiện giao thông hay những thiết bị sưởi, hệ thống thông gió.

Kể từ năm 1997, Trung Quốc đã áp dụng luật phòng chống và kiểm soát tiếng ồn. Những điểm vui chơi giải trí, du lịch nằm trong khu đô thị phải tuân thủ luật lệ, quy chuẩn về âm lượng theo quy định. Nếu để âm thanh vượt quá mức cho phép sẽ bị nhắc nhở, thậm chí xử phạt. Tại Singapore, nếu gây tiếng ồn vượt quá mức quy định, cá nhân sẽ phải chịu tiền phạt tối đa 2.000 USD (hơn 50 triệu đồng). Nếu vẫn tái phạm sẽ nộp 100 USD (hơn 2,5 triệu đồng) mỗi ngày kế tiếp.

Trong khi đó ở Nhật Bản, quốc gia này ban hành luật ô nhiễm tiếng ồn từ năm 2000. Theo quy định, tiếng ồn nơi công cộng không được vượt quá 45 decibels tương đương với tiếng chim hót.

User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.

Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.

Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.

HIV trẻ hóa, tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, tổ chức vào chiều 18/11.

Các bác sĩ Khoa Sản, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận sản phụ 27 tuổi, mang thai con đầu lòng ở tuần thai thứ 38. Thời điểm nhập viện, sản phụ được chẩn đoán vỡ ối sớm, sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thanh niên tại châu Âu, Canada và Trung Á đang cảm thấy áp lực từ học đường tăng cao trong khi hỗ trợ từ gia đình lại suy giảm.

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Vừa qua, Bộ Y tế và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã phát động hiến mô tạng “cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư mới quy định về phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73.

Việc khám sàng lọc khiếm thính, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh về chức năng nghe cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh của thành phố đã và đang được triển khai miễn phí tại 10 quận, huyện ở Hà Nội.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Báo cáo của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, người mắc sởi trong thời gian gần đây tiếp tục gia tăng, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi và trên 11 tuổi, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm phòng.

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cấp phép lưu hành cho vắc xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết. Vắc xin này đang được tiêm dịch vụ tại Việt Nam.

Người đàn ông 48 tuổi ở Hà Nội đang lái xe ô tô bất ngờ khởi phát cơn đột quỵ, đã gây ra va chạm giao thông. Tại Bệnh viện E, các bác sĩ xác định nam bệnh nhân bị nhồi máu não.

Sau gần 9 tháng thực hiện Nghị định 24 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu, các bệnh viện đã phần nào khắc phục được tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố CDC Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1/11 đến ngày 8/11), ghi nhận 16 trường hợp mắc sởi trong đó 14 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi, hai trường hợp đã tiêm vắc xin phòng sởi, tăng 6 trường hợp so với tuần trước.

Nghỉ hưu nhưng không nghỉ ngơi, các y, bác sĩ tóc bạc ở TP. Hồ Chí Minh vẫn hằng ngày đến phòng khám từ thiện để khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho những người khó khăn. Phòng khám được thành lập với sự tham gia của nhiều y, bác sĩ bệnh viện Quân y 175 đã nghỉ hưu.

Bộ Y tế vừa đưa ra đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng.

Xác định nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, những năm qua, y tế Thủ đô đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu vào cho các bác sỹ, điều dưỡng tương lai.

Với mục tiêu khám, phát hiện sớm và chữa bệnh cho người dân trên địa bàn Thủ đô, Hội thầy thuốc trẻ Hà Nội cùng các điều dưỡng, bênh viện trung ương và thành phố đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe cho nhân dân.

Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Khoa học tiêu hoá toàn quốc lần thứ 30 với sự tham dự của hơn 1.200 đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ và chuyên gia đầu ngành tiêu hóa trong nước và quốc tế.

Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố về việc triển khai tiêm chủng miễn phí hai loại vaccine phòng uốn ván - bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ.

Theo báo cáo từ GLOBOCAN năm 2022, mỗi năm tại Việt Nam có trên 180 nghìn ca ung thư mới được phát hiện, số trường hợp tử vong vì ung thư lên đến 120 nghìn ca.

Trường Đại học Y Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị CME lần thứ 7 về nam học và y học giới tính với chủ đề “Cập nhật những tiến bộ trong nam học và y học giới tính – và đa dạng hóa toàn cầu”.

Sáng 8/11, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Hội thảo “Khoa học chuyên ngành Hóa Sinh và Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập khoa Hóa Sinh”.

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố về việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng uốn ván - bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nhận định bệnh nhân sốt xuất huyết ở TP.HCM có dấu hiệu gia tăng. Trong tuần 44, TP.HCM ghi nhận 661 ca bệnh, tăng 21% so với trung bình 4 tuần trước.

UBND thành phố Hà Nội ngày 6/11 ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID, nhằm giúp các cơ sở y tế chia sẻ dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân dễ dàng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhận được báo cáo của Viện Pasteur Nha Trang về kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphtalein.

Chiều cao của người Việt Nam đã tăng thêm khoảng 3cm ở nam giới và gần 2cm ở nữ giới so với người cùng lứa tuổi cách đây 20 năm. Tuy nhiên con số này vẫn ở mức thấp trên thế giới.

Bộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ phản ánh về việc thiếu vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Vào khoảng 9 giờ ngày 5/11, có 20 trẻ mầm non của một trường học tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu nghi do ăn nhầm thuốc diệt chuột.

Tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhận được đề nghị từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu hỗ trợ cấp cứu bệnh nhi nghi ngộ độc thuốc diệt chuột, bệnh viện đã cử đoàn bác sĩ lên đường đến Lai Châu.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 25/10 đến 31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong (tăng 110 trường hợp so với tuần trước).

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405 gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.