OpenAI ngừng dùng giọng nói ChatGPT giống giọng Scarlett Johansson

OpenAI đã ngừng sử dụng giọng nói ChatGPT có tên Sky sau khi diễn viên Scarlett Johansson lên tiếng cho rằng Sky bắt chước giọng nói của cô.

Đại diện công ty OpenAI khẳng định đó là giọng nói tự nhiên của một nữ diễn viên chuyên nghiệp khác, nhưng OpenAI không thể chia sẻ tên của chủ nhân giọng nói đó vì lý do riêng tư.

Mặc dù vậy, đại diện của OpenAI cũng thừa nhận sự giống nhau giữa giọng nói của trợ lý ảo Sky và giọng lồng tiếng của Scarlet Johansson trong phim “Her".

Nữ diễn viên Scarlett Johansson.

Scarlet Johansson cho biết vào tháng 9 năm ngoái, ông Sam Altman, Giám đốc điều hành của công ty OpenAI, đã liên hệ với cô và đề nghị cho phép họ sử dụng giọng nói của cô cho một trợ lý ảo.

Đây là lần thứ hai ông Sam Altman đưa ra đề nghị này, nhưng cô đều từ chối. Tuy nhiên, OpenAI vẫn sử dụng giọng nói giống hệt của cô. Vì vậy, Scarlett Johansson đã thuê luật sư và yêu cầu OpenAI ngừng sử dụng giọng nói giống của cô cho nhân vật Sky.

Sam Altman, Giám đốc điều hành của công ty OpenAI.

OpenAI đang ở thời điểm quan trọng khi chuẩn bị cung cấp trợ lý giọng nói cho khách hàng với sự hỗ trợ từ công nghệ mới nhất của mình, được gọi là GPT-4o.

Ông Sam Altman khẳng định: "Chúng tôi chọn diễn viên lồng tiếng cho Sky trước khi tiếp cận cô Johansson. Tuy nhiên, để tôn trọng cô Johansson, chúng tôi đã tạm dừng sử dụng giọng nói của Sky trong các sản phẩm của mình. Chúng tôi xin lỗi cô Johansson vì đã không thông báo rõ hơn".

Scarlett Johansson là người nổi tiếng mới nhất cáo buộc OpenAI sử dụng tác phẩm sáng tạo mà không được phép. Trong năm qua, OpenAI đã bị các tác giả, diễn viên và báo chí kiện vì vi phạm bản quyền, bao gồm cả Hiệp hội Tác giả Mỹ và The New York Times.

User
Ý KIẾN

Nhà máy sản xuất robot của Công ty EX-Robots, tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, tạo ra những robot hình người với gương mặt có thể thể hiện cảm xúc giống hệt như người thật.

Thiết bị IF Water sử dụng công nghệ nén hơi cơ học để chưng cất nước, tạo ra nước sạch tinh khiết, an toàn để uống và loại bỏ mọi chất gây ô nhiễm.

Thiết bị này giúp các nhà khoa học theo dõi độ tan chảy của sông băng chính xác hơn và nhanh hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống.

Tại TP. Hồ Chí Minh mới đây khai mạc Triển lãm Quốc tế Phim và Công nghệ Truyền hình Việt Nam lần thứ 12 (Telefilm Vietnam 2024) với nhiều hoạt động kết nối sôi nổi.

Một thiết bị làm mát giúp các vận động viên giải nhiệt cơ thể, làm cho máu lưu thông tốt hơn đến tim và cơ bắp vừa được giáo sư sinh học Craig Heller tại đại học Stanford phát minh.

Năm thứ 3 liên tiếp, tốc độ tăng năng suất lao động của nước ta không đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Theo các đại biểu, chúng ta cần tập trung vào vấn đề công nghệ trong việc nâng cao năng suất lao động.

Từ robot đá bóng đến robot hình người đã xuất hiện tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) ở Geneva, Thụy Sĩ, cho thấy cách mà công nghệ có thể cải thiện, thậm chí biến đổi cuộc sống của chúng ta.

Công ty phân phối ADNOC thuộc Công ty dầu mỏ quốc gia Abu Dhabi đã khởi động một dự án thí điểm giới thiệu cánh tay robot tiếp nhiên liệu.

Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố thành lập “Văn phòng Trí tuệ nhân tạo (AI)" gồm các chuyên gia công nghệ, luật sư và nhà kinh tế để quản lý công nghệ này.

Cậu bé 5 tuổi Jordan Marotta người Mỹ đã trở thành người trẻ nhất thế giới nhận được cánh tay giả được chế tạo bằng công nghệ in 3D mô phỏng cánh tay của siêu nhân người Sắt Iron Man.

Buổi trình diễn máy bay không người lái này là màn dạo đầu cho cuộc trình diễn lớn nhất từ trước đến nay về nhân vật Doraemon sẽ diễn ra từ ngày 13/7 đến ngày 4/8.

76% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam nói sẽ không tuyển dụng người không có kỹ năng trí tuệ nhân tạo AI, trong khi đó, con số này ở toàn cầu chỉ là 66%.

Các “gã khổng lồ” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Apple… đua nhau ra mắt các tính năng và công cụ mới tích hợp AI, đầu tư hàng tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo ở nhiều quốc gia.

Ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok của công ty Bytedance (Trung Quốc) cho biết, họ đang đưa ra các hạn chế đối với các hãng truyền thông liên quan nhà nước nhằm ngăn chặn các hành động gây ảnh hưởng của nước ngoài qua nền tảng này trong năm bầu cử quan trọng ở nhiều quốc gia.

Một kỷ lục với bộ đồ bay phản lực mới đây đã được lập tại Romania, khi một nhân viên y tế trong bộ đồ bay phản lực đã rút ngắn thời gian hành trình tiếp cận bệnh nhân từ hơn 2 giờ xuống chỉ còn 2 phút.

Một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mang tên Cổng thông tin đã giúp người dân thủ đô Ireland và New York, cách nhau hơn 5.000km, có thể nhìn thấy nhau như những người sống cùng một khu phố.

OpenAI đã ngừng sử dụng giọng nói ChatGPT có tên Sky sau khi diễn viên Scarlett Johansson lên tiếng cho rằng Sky bắt chước giọng nói của cô.

Ngày 21/5, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) do Hàn Quốc và Anh đồng tổ chức đã thông qua tuyên bố về việc thúc đẩy AI an toàn, sáng tạo và toàn diện để giải quyết các thách thức và cơ hội liên quan đến công nghệ đang phát triển nhanh chóng này.

Công ty Kirin Holdings của Nhật Bản sẽ bắt đầu bán những chiếc thìa “muối điện” giúp tăng vị đậm đà của đồ ăn mà không cần thêm muối, từ đó có thể thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

Nhà sản xuất ChatGPT OpenAI mới đây đã công bố việc phát hành một mô hình AI mới có tên GPT-4o, có khả năng trò chuyện bằng giọng nói thực tế và có thể tương tác qua văn bản và hình ảnh.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thành công hệ thống chạy hydro lỏng trên xe tải hạng nặng, thay thế hệ thống chạy bằng xăng. Công nghệ mới đã đánh dấu một bước đột phá trong lĩnh vực vận tải của nước này.

Tập đoàn công nghệ Microsoft đã công bố khoản đầu tư 4 tỷ euro để phát triển các trung tâm dữ liệu tại Pháp. Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon cũng cam kết đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ của đất nước hình lục lăng.

Các nhà khoa học của Đại học Maine đã tạo ra một chiếc máy in 3D khổng lồ có khả năng in hoàn thiện một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ vật liệu sinh học.

Là nơi nghệ thuật giao thoa với công nghệ, Bảo tàng Mercer Labs ở thành phố New York (Mỹ) hứa hẹn mang đến cho du khách trải nghiệm tham quan độc đáo và đầy kích thích qua không gian thực tế ảo.

Bộ Thông tin và truyền thông vừa ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát.

Chiều 24/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Blockchain và AI: cuộc cách mạng tương lai.

Sử dụng công nghệ in 3D kết hợp đồ họa, một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội đã tạo ra tiểu cảnh có độ phức tạp, tinh xảo vượt xa kiểu dáng chế tác bằng đá thông thường. Công nghệ này giúp phá vỡ rào cản về thiết kế. Các tiểu cảnh thường cần tới vài tháng để hoàn thành thì nay chỉ mất 2 - 3 ngày.

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) có công văn gửi đến Công ty Netflix, yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

“Hà Nội là điểm đến lý tưởng để trao đổi các vấn đề về công nghệ thông tin, nguồn mở, bán dẫn, điện toán đám mây” - đó là nhận định được đưa ra sau 3 ngày Hội nghị Thượng đỉnh về Công nghệ thông tin và Nguồn mở châu Á FOSSASIA Summit 2024. Tiềm năng, thách thức cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước cũng như các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam cũng đã được bàn luận sôi nổi trong suốt 72h qua.

Trở lại Việt Nam sau 15 năm, FOSSASIA Summit 2024 đã xác lập kỷ lục về số lượng người tham gia, khoảng 6.000 người đến từ 60 quốc gia, gấp đôi dự kiến của ban tổ chức. Sự kiện thành công ngoài mong đợi, tạo tiếng vang với cộng đồng đam mê công nghệ trên toàn thế giới.

Các doanh nghiệp Việt nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu điện toán đám mây trong nước, thay vì các nhà cung cấp nước ngoài như hiện nay. Đây là thông tin được đưa ra trong ngày thảo luận thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh về CNTT và nguồn mở châu Á FOSSASIA Summit 2024.

Những phần chia sẻ mang chuyên môn cao của các diễn giả Việt Nam tại FOSSASIA Summit 2024 đã gây ấn tượng mạnh với các chuyên gia công nghệ quốc tế, qua đó thúc đẩy động lực cho các bạn trẻ đam mê công nghệ.

Hôm nay (8/4), Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin & Nguồn mở châu Á đã khai mạc và thu hút hơn 2.000 người tham dự, bao gồm sinh viên, lập trình viên, các công ty công nghệ toàn cầu và nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Với sự xuất hiện của hơn 150 chuyên gia công nghệ cùng các sản phẩm, giải pháp công nghệ, FOSSASIA Summit 2024 trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều sinh viên trong nước và quốc tế mong muốn tìm hiểu về những nền tảng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.

Sáng 8/4, FOSSASIA Summit 2024 - Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin (CNTT) & Nguồn mở Châu Á diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam và kết nối doanh nghiệp trong nước với các tập đoàn, đối tác quốc tế.

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Hơn 200 diễn giả là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mã nguồn mở đã có mặt tại Hà Nội để chuẩn bị tham dự Hội nghị FOSSASIA Summit 2024 sẽ được tổ chức tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông từ ngày 8 - 10/4 tới.

FOSSASIA Summit 2024 - Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin (CNTT) & Nguồn mở Châu Á sẽ giới thiệu những giải pháp công nghệ hiện đại nhất trên thế giới, dự kiến thu hút khoảng 3.000 người tham gia.

Với mục tiêu tìm kiếm đối tác, thúc đẩy giao thương, góp phần phục hồi và phát triển ngành quảng cáo, triển lãm quốc tế thiết bị và công nghệ quảng cáo Việt Nam VietAd 2024 - Hà Nội vừa được khai mạc tại Cung Triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia. Đây là sự kiện thường niên của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam.

Từ ngày 3-6/4, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội diễn ra Hội chợ Vietnam Expo 2024. Điểm chú ý tại Vietnam Expo năm nay là các hoạt động xúc tiến và triển lãm hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng tưởng xanh. Bên cạnh đó là hoạt động kết nối giao thương B2B được thực hiện trên nền tảng trực tuyến để thu hút tổ chức thương mại, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia từ xa.

Sáng nay (24/3), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024 và vòng loại trực tiếp cấp quốc gia.

Trong Hội nghị Nhà phát triển hàng năm của Nvidia (GTC), Giám đốc điều hành Nvidia, ông Jensen Huang đã giới thiệu B200 - chip mới nhất của công ty, có tốc độ xử lý một số tác vụ nhanh hơn 30 lần so với phiên bản trước.

Vấn đề cắt giảm khí thải nhà kính đang được nhiều nước trên thế giới đồng lòng đưa ra các cam kết, hướng đến mục tiêu Net Zero - đưa mức phát thải ròng về 0. Trong lộ trình đó, nhiều quốc gia đã ban hành những chính sách khuyến khích các loại phương tiện giao thông không phát thải và đưa ra lộ trình chấm dứt sử dụng động cơ đốt trong. Ô tô hybrid được xem là giải pháp trung gian trước khi chuyển từ động cơ đốt trong sang xe điện.

Tại Hội Báo toàn quốc 2024, đông đảo phóng viên, nhà báo và công chúng đã rất ấn tượng với một màn trình diễn đặc biêt được thực hiện bởi một robot AI do Đài Truyền hình TP.HCM - HTV đem đến Hội báo. Con robot thông minh này có khả năng di chuyển, tương tác với con người và nhảy theo nhạc.

Nhiều hãng sản xuất phương tiện đưa ra các sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường nhưng người tiêu dùng chưa thực sự mặn mà, dám chuyển đổi từ các xe truyền thống sang xe điện hay xe sử dụng động cơ hybrid. Đây là rào cản lớn khó hiện thực hóa cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra.

Đến thời điểm này, các nhà mạng đã sẵn sàng cho cuộc chạy đua đấu giá tần số 5G vào ngày mai (8/3). Các nhà mạng mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông sớm cấp phép tần số 5G để cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm đem đến trải nghiệm mới cho người dùng dịch vụ viễn thông.