Phải dưới cỏ là trái tim thắm đỏ?
Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng. Trên những mảnh đất bom đạn ngày xưa, cỏ đã tô xanh màu máu đỏ. Màu xanh của hòa bình. Cỏ đã đắp da thịt lên vết thương chiến tranh, cỏ đã sống xanh hộ phần người. Nếu có một lần đến thăm nơi đó, xin đừng giẫm chân lên cỏ bởi mỗi một ngọn cỏ là một mặt trời, dưới mỗi ngọn cỏ là một trái tim đỏ thắm.
Đã có bao giờ ta lắng nghe lời cỏ?
Cỏ vì ai xanh đến tận vô cùng.
Đã khi nào ta giẫm chân lên cỏ?
chợt ngập ngừng sợ đau những mầm xanh…
Cỏ hiện hữu khắp nơi, ở đâu có thể len lỏi được là cỏ sống. Có những loài cỏ chỉ cần một mắt còn sót lại là nó đâm rễ, nảy mầm. Vô tình vài ngày đi qua không để ý, bất chợt một ngày ta ngỡ ngàng bắt gặp một vạt cỏ xanh. Bỗng dưng, lòng thấy lâng lâng.
Chỉ cần một chút rễ mong manh như tơ trời còn vương trên vạt đất, sẽ có một ngày cỏ từ đó trồi lên xuyên qua lớp đất dày, rễ bò ngang, bò dọc mà mọc lên một đám cỏ non. Đó là loài cỏ ấu hay còn gọi là cỏ gấu thơm như vị thuốc của ông ba Tàu trọ trong nhà cụ Mấn ở làng tôi. Ông ba Tàu có nghề bán xì dầu và bốc thuốc. Chẳng hiểu ông phiêu dạt từ nơi nào đến làng tôi thuê nhà để bán hàng, rồi cũng một ngày đầu năm 80 của thế kỷ 20, không thấy ông đâu nữa nhưng vị thuốc có mùi như mùi cỏ ấu cứ ám ảnh tôi đến giờ.
Có những hạt cỏ vô tình trú ngụ giữa khe bé xíu của bê tông và đường nhựa, chúng nảy mầm, ra hoa, bay hạt rồi sinh sôi dọc con đường làm thành một hàng cỏ lông chuột màu nâu sẫm, lơ thơ mà mang vẻ đẹp riêng của cỏ. Ngắm những bông hoa đó, tôi nghĩ ngay đến một lọ hoa trên chiếc bàn trà nhưng lại không nỡ ngắt. Chợt nhủ lòng: tôi ơi, hãy để cho cây cỏ bình yên mà trổ hoa dẫu là hoa cỏ. Có loài cây nào kiên cường đến thế, sống hết mình chỉ nhờ giọt bụi mỏng mảnh của thời gian?
Cỏ len lỏi khắp bờ ruộng, ao ngòi, đường làng, ngõ xóm. Đâu đâu có chút chất dinh dưỡng là cỏ bén rễ và sinh sôi nảy nở tầng tầng lớp lớp, đời này qua đời khác. Thế mới biết cỏ có sức sống mãnh liệt đến nhường nào.
Những cây trồng được chăm chút nâng niu mà nào lớn nhanh bằng loài cỏ dại vì chúng biết học cách sinh tồn. Ví như cỏ lồng vực mọc xen vào với mạ, chỉ người nông dân tinh mắt mới nhận biết được chúng. Cho đến một ngày lúa trổ bông thì cỏ cũng trổ bông, lúc này ta mới dễ nhận ra loài cỏ, bông lồng vực bé hơn bông kê, cao vóng lên. Bao nhiêu hạt nhỏ bé rụng ra rồi chìm vào trong đất, chờ đến mùa sau chiếm lĩnh cánh đồng. Cứ như vậy, dù có bị con người ghét bỏ, cỏ lồng vực vẫn ngạo nghễ sinh sôi hết mùa này sang mùa khác, vụ này sang vụ khác mà chẳng cần ai gieo trồng.
Hồi còn bé, nhà tôi có một mảnh vườn trồng cỏ tranh hay còn gọi là cỏ gianh. Mùa hè là mùa cắt cỏ. Trước mấy ngày, bà đã mang hết liềm ra ngoài chợ đánh trấu cho thật sắc. Từ sáng sớm, mọi người đã ra vườn, tay liềm cắt xoèn xoẹt nắm cỏ rồi ngả ra phơi thẳng hàng thẳng lối, cỏ cao quá đầu người, đầy sâu róm, bọ nẹt động đến là lăn tròn, xù lông, nghĩ lại vẫn nổi gai ốc. Nhưng chưa sợ bằng bị ngọn cỏ cứng như mũi kim đâm sột vào chân nhói buốt đến tận óc. Lá cỏ tranh cũng sắc chẳng kém gì dao, lỡ tay vuốt mép lá sẽ bị cứa đứt tay ngay lập tức. Thế nhưng cây cỏ tranh hồi đó được nhiều người dân ở thôn quê trồng để lợp nhà. Những mái nhà được lợp bằng cỏ tranh bền bỉ, đẹp đẽ phơi mình cùng mưa nắng. Trưa hè tháng sáu, trời nắng như lửa nung, đi vào trong nhà lợp mái tranh cảm giác mát rượi. Những ngày trời mưa, tôi và những đứa trẻ thường đón những giọt gianh trong vắt nhỏ vào lòng bàn tay như đón được hạt ngọc long lanh của trời vỡ vụn, mắt cũng long lanh vui sướng. Rễ cỏ tranh mới ăn sâu, xuyên giỏi làm sao, muốn phá bỏ cỏ phải đào, bới thật sâu, nhặt hết từng cái rễ trắng ngà mới mong hết loài cỏ dại này. Ngày nay, hiếm hoi mới thấy một vạt đồi cỏ tranh bởi vì đâu cần lợp nhà như xưa nữa. Khi cần tìm rễ cỏ để làm thuốc cũng khó kiếm ra trò. Những vạt cỏ tranh nở hoa trắng làm nền cho những bức ảnh của các cô gái, những cô dâu chú rể thật tuyệt, có chút gì mềm mại, thơ mộng, lãng mạn hơn trong cái nền xanh hoa trắng ấy. Ngắm ảnh, ta lại khát khao được chìm đắm, bồng bềnh trong cái màu hoa cỏ.
Tuổi thơ tôi đằm mình trong cỏ. Chúng tôi chạy nhảy trên những thảm cỏ gà xanh chơi u, chơi đuổi bắt và thả diều những ngày gió lộng. Chúng tôi ngã vào nhau, ngã vào cỏ, đầu tóc lấm lem đất và vương mùi cỏ dại. Những con gà chọi từ cỏ gà hăng máu chiến với nhau là trò chơi thú vị của tuổi thơ xưa. Lũ chúng tôi thích nằm trên thảm cỏ lá tre xanh biếc ở gồ Bạc mà ngắm bầu trời lúc mặt trời đang trốn dần trong các mỏm núi. Chỉ sợ nhất là vô tình lăn vào đám cỏ may. Đêm về tha hồ mà gỡ những bông hoa tím găm đầy quần áo. Có những lúc, tôi như chú dế vô thức ngắt các cọng cỏ non nhâm nhi mà tìm chút hương vị của đồng quê. Cỏ gừng thân tròn, lá cứng hơi cay cay. Củ ấu cay xè. Cỏ mật mùi thơm quyến rũ, ngọt ngào như mật. Rau sam chua khác vị chua của chua me đất... Cỏ đâu chỉ là cỏ mà còn là vị thuốc nam gắn bó với người nghèo nơi thôn dã. Bà tôi thường dùng lá rau má để giải nhiệt, chữa đau mắt...hay lấy cây cỏ chân vịt về đun nước tắm chữa phỏng rạ cho trẻ...
Tôi nhớ mãi lần được về với biển. Cỏ lông chông như những quả cầu gai nơi quê bạn cuốn hút tôi chơi trò đuổi bắt. Những cơn gió biển làm cỏ quay tròn rồi bon bon lăn trên cát, chạy ào xuống biển. Biết đâu, cỏ chạy trốn tôi rồi muôn nghìn lớp sóng xanh sẽ đưa hạt giống phát tán đến một vùng cát nào đó bên kia đại dương và ở đó lại sinh sôi loài cỏ có hình dạng kỳ lạ này.
Năm tháng qua đi, tôi chẳng thể nào quên mùi của cỏ. Tôi nhớ suối tóc chị mượt mà thơm đầm hương cỏ dại. Cỏ mần trầu với lá hương nhu cứ nồng nã mà thơm ngây dại cả một thời niên thiếu trong tôi. Hồi ấy, anh bạn nhà bên bảo tôi: Ai tình cờ tìm thấy cỏ bốn lá là may mắn sẽ đến. Lá thứ nhất đại diện cho niềm tin, lá thứ hai là sự hy vọng, lá thứ ba là đại điện cho tình yêu và lá thứ tư là sự may mắn. Suốt năm tháng tuổi thơ tôi đi tìm cỏ bốn lá nhưng đâu thấy, chỉ thấy đám cỏ bợ ba lá xanh rờn. Suốt cuộc đời này, mấy ai may mắn tìm thấy được loài cỏ có bốn trái tim xanh nhỏ dịu dàng ấy làm bùa chú cho mình?
Cỏ dại. Đúng là cỏ dại, cứ vô tư, hồn nhiên, chẳng màng gì đến đẹp, xấu mà ký gửi mình vào đất, nở hoa dâng đời dù biết đời chả có khi nào để ý đến loài hoa dại. Hoa xuyến chi cứ trắng vô tư mà nở, rồi kết hạt, bay đi, nảy mầm và lại trổ hoa. Màu hoa cỏ cũng có vẻ đẹp riêng của nó, chỉ là ta mải mê ngắm vẻ đẹp của các loài hoa vương giả mà quên đi vẻ đẹp của hoa cỏ bình dị trên mặt đất này. Tôi rất thích màu xanh lam như màu hoa thạch thảo của cỏ chân vịt, màu vàng của hoa sam. Tôi yêu màu tím hồng của khóm hoa cối xay sau cửa sổ bếp nhà tôi, hoa nhỏ xíu, tôi tự đặt tên cho nó là tiểu bích đào. Tôi nâng niu bông hoa màu cam vàng bé xíu của đám cỏ lúp xúp chân đê, chẳng có ai đặt tên cho chúng nhưng chúng đâu cần loài người để ý vẫn đẹp tươi dưới ánh mặt trời.
Trước một vùng trời xanh màu cỏ dại tháng ba, tim tôi chợt thổn thức, có phải đây là "mùa của cỏ" mà tất thảy cỏ khắp nơi đều rộn lên xanh biếc!
Cỏ non xanh tận chân trời - Câu thơ xưa của cụ Nguyễn Du viết về cỏ trong tiết Thanh minh ấy đã nói hộ lời cỏ. Trải qua mấy trăm năm cỏ vẫn xanh như thuở nào. Từ lúc ta lớn lên đi chân trần trên cỏ đến khi từ giã cõi đời, cỏ ôm ấp chở che, bầu bạn cùng ta. Dẫu có đắng đót, hoang dại, cuộc đời mỗi con người chẳng thể nào thiếu cỏ.
Không ít những lời thơ, những bài hát viết về cỏ, nhưng lời bài hát "Cỏ non Thành Cổ" viết về Thành Cổ Quảng trị cứ vang mãi trong tôi:
Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ
Nào có ai ngờ nơi đâу một thời máu đổ
...Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ
Xin chớ vô tình với người hу sinh
Trên mảnh đất quê mình.
Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng. Trên những mảnh đất bom đạn ngày xưa, cỏ đã tô xanh màu máu đỏ. Màu xanh của hòa bình. Cỏ đã đắp da thịt lên vết thương chiến tranh, cỏ đã sống xanh hộ phần người. Nếu có một lần đến thăm nơi đó, xin đừng giẫm chân lên cỏ bởi mỗi một ngọn cỏ là một mặt trời, dưới mỗi ngọn cỏ là một trái tim đỏ thắm.
Cỏ xanh gửi tới loài người những bài học không lời về sự giản dị, sức sống phi thường, lòng thủy chung và dũng cảm trước mọi bão giông. Cỏ lặng lẽ hi sinh, thầm hát bài ca vĩnh hằng, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, cỏ vẫn kiên cường mà sống, dâng hiến cho mặt đất, cho cuộc đời những đóa vô ưu.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Có một ngày, ta trở về thăm chốn cũ, lặng yên bên thềm giếng xưa, chiếc giếng khơi vẫn một mình đứng đó, cất giữ giùm ta bao kỷ niệm, bao ký ức thân thương, đợi ta trở về.
Đôi ta là nghĩa tào khang/ Xuống khe bắt ốc lên rừng hái rau. Có một người con luôn nhớ mẹ hay nói câu đó trước khi bắt đầu kể chuyện của bố và mẹ. Không hiểu sao mỗi lần mẹ kể là mỗi lần mưa dầm, cũng có thể mẹ chọn ngày mưa dầm để kể, cho nó hợp với câu chuyện, kiểu vậy.
Khi mọi loài hoa khác đã héo tàn hoặc thu mình cho qua mùa giá rét thì hoa dã quỳ lại bừng nở vàng tươi giữa cao nguyên mang đến cảm giác quyến rũ đến lạ thường.
Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.
Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....
Có những ánh mắt ta chẳng thể nào quên, không cần lời nói nhưng lại lưu giữ một điều gì đó sâu thẳm trong tim, tựa như một lời yêu chưa kịp nói. Cuộc đời là những chuyến đi dài, và trong những ngày cũ kỹ, có ai đó đã từng bước qua đời ta, để lại một dấu lặng mang tên ký ức.
Với những người thuộc thế hệ 7X, 8X trở về trước, hình ảnh chiếc xe đạp dường như đều gắn liền với ký ức của mỗi người. Dù thời gian trôi qua nhanh như nước chảy qua cầu, nhưng những điều thân thương nhất gắn liền với chiếc xe đạp, với tuổi trẻ và tình yêu của một thời đã qua vẫn còn mãi trong ta…
Hôm nay, Hà Nội mưa rơi. Có lẽ do ảnh hưởng của không khí lạnh nên nhiệt độ ở Thủ đô giảm sâu. Đi trên những cung đường của Hà Nội, tôi cảm nhận rõ rệt từng cơn gió lạnh ùa về. Nó khiến cho lòng người có cảm giác nao nao, nhớ về một vòng tay ấm... Vậy là, đông đã về với Hà Nội thật rồi.
Có một người theo gia đình về sống ở Hà Nội khi vừa bước vào quảng đời niên thiếu nhiều mộng mơ. Chắc cũng vì đang ở độ tuổi ngây thơ, luôn nhìn mọi thứ bằng đôi mắt sáng trong nên cảm nhận về Hà Nội thân thương trong cô đẹp và dịu dàng vô cùng. Nhiều năm xa Thủ đô, chuyển vào miền Nam sinh sống, nhưng lòng cô vẫn không thôi hoài mong nhớ về...
Cơn gió bấc đầu mùa thổi về khiến cho đêm như sâu thêm, dài thêm. Sáng ra, có người cứ trở mình qua lại, cuộn trong chăn ấm như con tằm nằm trong bọc kén chẳng muốn chui ra ngoài. Chợt nhận ra trời đang chuyển mùa, và rồi lòng lại miên man với những vẻ đẹp ngày đông!
Mỗi người chúng ta, ai cũng có ước mơ và khát vọng của riêng mình. Và ai cũng có quyền lựa chọn cho mình một con đường riêng để thực hiện những ước mơ, những khát vọng, những mong muốn ấy, dẫu điều chúng ta làm có thể là viển vông trong mắt người khác. Bởi, trong cuộc sống này, chỉ có chính chúng ta mới biết điều gì phù hợp với mình, điều gì mới thực sự mang lại cho mình sự tự do và hạnh phúc...
Có khi nào bạn tự hỏi: Có phải thực sự hạnh phúc chỉ đến khi chúng ta rảnh rỗi và có nhiều thời gian cho bản thân? Hay là bận rộn cũng mang lại niềm vui và ý nghĩa riêng, một loại hạnh phúc mang tên bận rộn?
Vậy là mùa thu đã đi qua, mùa đông đã về. Cuối năm, mỗi người chúng ta vẫn còn mải tất bật ngược xuôi trên những ngả đường mưu sinh vất vả, không dễ để có được một chút thảnh thơi, cảm nhận từng khoảnh khắc chuyển mùa. Có lẽ những cơn gió se lạnh của những ngày đầu đông ùa về là để nhắc nhở mỗi người hãy chậm lại phút giây, để không quên chăm sóc bản thân, không quên dành cho nhau một vòng tay ấm, một chốn nương náu cho tâm hồn.
Có những chiều lặng thinh, có người ngồi một mình bên ô cửa, lắng nghe nhịp thời gian chậm rãi trôi qua từng khoảnh khắc. Thời gian đi qua từng ngõ ngách của cuộc đời, vô tình và vội vã như dòng nước chảy chỉ xuôi mà không bao giờ quay lại. Có lẽ, thời gian là con đường một chiều vô tận mà ai rồi cũng phải bước qua, để rồi một ngày nhìn lại, lòng ta chất chứa biết bao xúc cảm chênh vênh, tiếc nuối.
Xin chào người bạn đồng hành thân thiết của tôi. Mỗi khi tan làm, tôi lại háo hức chờ đợi khoảnh khắc được gặp bạn lúc 18h15.
Cuộc đời là một chuỗi dài những sự kiện đan xen giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa tiếng cười và giọt nước mắt. Có đôi khi, niềm vui đến bất ngờ, còn nỗi buồn lại len lỏi trong từng khoảnh khắc không mong đợi. Nhưng dường như, sau mỗi giọt nước mắt là một bài học, sau mỗi lần vấp ngã là một bước chân mạnh mẽ hơn. Vậy thì, vui buồn, cứ thế mà đi nhé.
Có một người vốn thích hơi thở sáng sớm của một thành phố. Chắc cũng vì lý do đó, dù sống tại bất kỳ đâu, người đó vẫn yêu thích cảm giác được thức dậy sớm, hít căng lồng ngực không khí trong lành của mỗi buổi sớm ban mai. Những chuyến công tác, có dịp tình cờ đến Hà Nội, cô không khỏi ngơ ngẩn vì cảm giác tĩnh lặng đến bình yên.
Đầu đông, những cây phượng bắt đầu trút lá. Trên vòm cây lá vẫn xanh đó mà dưới gốc cây xác lá đã trải vàng một đoạn đường. Một cơn gió nhẹ lay. Lòng người cũng say say với những chiếc lá phượng bay bay trong gió, vương vào mái tóc, vương trên vai áo. Vậy là cũng sắp hết một năm!
Chớm đông, ấy là khi những ngày cuối cùng của tháng 10 dần đi qua và tháng 11 bắt đầu kéo về. Ta chẳng còn mấy khi có dịp được ngắm bầu trời trong vắt với ánh nắng vàng ruộm trải dài mênh mang mỗi buổi chiều tà mà thay vào đó là một màu trời xám xịt với những cơn mưa phùn lê thê ướt rượt. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian. Ra đường đã thấy nhiều người khoác lên mình chiếc áo gió mỏng nhẹ hay tấm khăn voan choàng trễ nại hững hờ che chắn gió. Gió lạnh đầu mùa vô thức dễ khiến ta thấy lòng mình cô đơn, trống trải, càng khao khát một bờ vai, một mái ấm đủ đầy để tìm về nương náu, chở che.
Một đôi vợ chồng nhà nọ có một đứa con gái. Họ có cách giáo dục con cái làm không ít người hết hồn khi thả rông con. Nhiều người cho rằng cách giáo dục con của vợ chồng họ là phản tác dụng…
Trong xã hội hiện đại ngày nay, mỗi người chúng ta đều bị cuốn vào một guồng quay đến chóng mặt. Rời cơ quan về nhà, sự bận rộn vẫn chưa dừng lại, với vô vàn những việc không tên đến có tên, tiếp tục đau đầu với những mục tiêu và kỳ vọng đã đặt ra từ lâu mà chưa đạt được. Để có được một giây phút bình yên, một hạnh phúc giản đơn, thực sự khó khăn vô vàn…
Mới hôm nào Hà Nội đón thu, hồi hộp đón mùa cốm mới thơm mùi sữa lúa, hương sen thoang thoảng sót lại phía Tây Hồ. Trên đường phố thỉnh thoảng bắt gặp những quả hồng đỏ mọng như mời gọi, những quả thị trong đôi quang gánh chung chiêng, những quả ổi chín hồng tỏa mùi thơm dân dã, bình dị, xưa xưa cổ tích... Mà nay, những đợt gió lạnh đang tràn về Hà Nội, vậy là mùa đông đã gõ cửa. Mùa thu đi rồi sao…
Bao nhiêu năm xa Hà Nội là chừng ấy năm khắc khoải biết bao nỗi nhớ niềm thương. Mỗi người Hà Nội dẫu đi xa nhưng vẫn lưu giữ cho riêng mình nhiều hoài niệm quý giá cùng những cách nhớ khác nhau về thành phố này. Với một người, nỗi nhớ âm thầm trong tim luôn thoang thoảng hương vị của những bát cháo sườn vỉa hè.
Có một người tạo thói quen đạp xe vào buổi tối, lặng lẽ guồng quay trên từng con phố nhỏ, để lắng đọng và cảm nhận cuộc sống chậm rãi ở Thủ đô khi Hà Nội đã lên đèn.
Có người từng nghĩ rằng tìm kiếm bản thân là một hành trình đầy hào hứng, như những chuyến phiêu lưu đến miền đất mới, nơi sẽ có câu trả lời chờ sẵn cho mọi thắc mắc về ý nghĩa cuộc sống. Thế nhưng, khi từng ngày đi qua, khi đôi chân lặng lẽ đi qua bao nhiêu con đường, nỗi khắc khoải trong lòng lại càng rõ hơn, từng khoảnh khắc chông chênh trên hành trình ấy như một phần không thể thiếu trong việc xây dựng bản ngã của mình.
Trời xanh biêng biếc nơi Thủ đô, cái xanh như tự ngàn năm còn đó. Để rồi một ngày nắng ấy long lanh, để một tôi nhỏ bé nhớ, một Hà Nội nồng nàn gợi mở, Hà Nội sâu thẳm và bao dung.
Có một con đường dài, uốn lượn men theo lũy tre làng, từng lớp đất như hoà quyện với nhịp sống thanh bình, lặng lẽ. Con đường ấy không đòi hỏi sự chú ý, cũng chẳng bao giờ đòi hỏi những lời ca ngợi. Nó chỉ ở đó, im lặng và khiêm nhường, đón nhận từng bước chân qua lại suốt bao mùa gió bão, nắng mưa. Thời gian trôi qua, bụi đường phơi mình dưới ánh nắng gay gắt, lặng lẽ khi đêm về, vương vấn hương lúa nồng đượm của ruộng đồng.
Bác bảo vệ trường xưa nay đã về miền mây trắng. Mỗi lần nghĩ về bác, trong lòng một người dấy lên niềm thương yêu và kính trọng như một người cha, như một người thầy. Trong xôn xao niềm vui của Ngày Nhà giáo Việt Nam, cô nghĩ rằng, bác chính là một dấu lặng, hay một nốt trầm rất đẹp trong bản hòa ca về nghề dạy học.
Gần 30 tuổi, cô – một giáo viên dạy Ngữ văn, trong những câu chuyện đùa vui với đồng nghiệp và bạn bè, luôn tự nhận mình già trước tuổi. Cô chỉ ưa những điều tối giản, cả trong cách ăn mặc và lối sống. Chỉ như vậy, cô mới cảm thấy lòng mình bình yên, dễ chịu. Cô biết, chỉ có một người hiểu vì sao tính cách của cô lại già dặn sớm như thế. Người phụ nữ ấy không phải mẹ cô mà là cô Nguyễn Thị Hoa, cô giáo dạy Ngữ văn của cô suốt 4 năm cấp 2. Cô không gọi cô Hoa là cô giáo cũ, bởi cô Hoa luôn là người dạy dỗ cô suốt đời.
Nghề giáo vẫn được gọi là nghề cao quý. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Và nghề giáo cũng có những câu chuyện cuộc sống đằng sau ánh hào quang cao quý.
Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.
Cô bạn thuở hoa niên vừa gửi qua Zalo khoe rổ hoa dầu sớm nay mới nhặt trên đường tập thể dục về. Ôi những cánh hoa vươn dài, vừa mỏng manh vừa cứng cỏi. Một cái gì đó như bung vỡ. Một cảm giác thật khó định hình. Bồi hồi. Thảng thốt. Trái tim ai đó bỗng lỗi mấy nhịp. Điều gì vừa gần gụi vừa xa xăm. Sài Gòn và anh!
Cuối năm thiệp mời cưới bay tá lả, đó là lúc chị em cố gắng giảm cân để mặc đồ cho đẹp. Hôm nào cũng hỏi thăm nhau giảm được bao kg rồi, để còn tụ tập đi ăn cưới.
Sau những chuyến muộn phiền, có người lại về ngồi với khu vườn, lặng yên nghe tiếng chim hót. Đôi khi ngửa mặt lên trời nhìn mây trôi về muôn nẻo. Mây trôi nhẹ tênh, trong thoáng chốc cô ước gì hồn mình cũng nhẹ như mây. Để tự do bay bổng, để đi về hướng nào mình muốn và để tan ra hay làm mưa xuống. Không như mình vẫn ngồi đây để tự hỏi, rồi cuộc đời mình sẽ đi về đâu?
Trong ký ức của một người con, có một căn nhà xưa sơ sài tới mức không có cổng, nhưng trong căn nhà nhỏ ấy, lại đầy ắp tình yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau…
Dạo gần đây mạng xã hội nổi rần rần về chữa lành. Chỉ cần mở YouTube, 10 podcast thì 9 cái nói về việc chữa lành. Có người nói với tôi, muốn hạnh phúc phải yêu chính mình trước đã, phải chiều chuộng bản thân, làm gì mình thích để chữa lành. Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, nghĩ đến bản thân nhiều hơn, đặt gánh nặng trách nhiệm trên vai xuống để đi chữa lành cho đầu óc thanh thản, nhẹ nhàng hơn...
Đêm ở biển, thanh âm của biển, vị của biển, giữa một màu đen bát ngát bao la. Lòng bình yên lắng dịu. Biển vắng giữa đêm mùa thu thật lạ mà thật quen. Ngỡ như ta đã gặp đâu đó một thời xa lắm. Nhớ về một đêm biển vắng năm nào, ngồi ở một căn chòi nhỏ, lặng nghe tiếng mưa rơi... Biển vẫn vậy, dịu dàng quá đỗi. Ta khác rồi, liệu đã thâm trầm như biển ngày xưa?
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng từng một lần theo đuổi điều gì đó tưởng chừng vĩ đại, tưởng chừng hoàn hảo. Đó có thể là những giấc mơ lớn lao hay chỉ là những điều giản dị, bé nhỏ mà tâm hồn chúng ta đã khắc khoải tìm kiếm. Với tôi, hành trình ấy bắt đầu từ những buổi chiều thơ bé, nơi tôi đắm mình giữa đồng cỏ xanh rì, tìm kiếm chiếc lá cỏ hoàn hảo - một thứ biểu tượng đẹp đẽ mà tôi tin rằng khi tìm thấy, cuộc đời tôi sẽ trọn vẹn theo cách kỳ diệu nhất. Có một người cũng giống như tôi.
Có một người không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng quãng thời gian mà người ta vẫn ưu ái gọi tên "đẹp nhất của đời người" - thời trung học của cô đã gắn với mảnh đất cổ kính, nên thơ này. Từ lâu, Hà Nội đối với cô đã vượt lên cả một miền ký ức, trở thành một phần hiện hữu trong cuộc đời.
Cuộc sống vội vã trôi, cuốn mỗi người chúng ta vào guồng quay không ngừng nghỉ. Để tới một lúc nào đó, ta bỗng phát hiện ra dường như mình đã quên mất những điều bình dị, ấm áp xung quanh, quên mất rằng ta và người ấy vẫn cần lắm những nồng ấm, yêu thương…
Hà Nội - một cái tên vừa nghe đã thấy nôn nao trong lòng, một miền ký ức không chỉ của riêng tôi mà còn của biết bao người đã từng đi qua nơi này, dù chỉ một lần.
Ước mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại Sài Gòn sắp trở thành hiện thực khi Nhà nước quyết định đầu tư đường sắt cao tốc Bắc Nam. Ký ức một thời về những chuyến tàu xưa cũ sẽ dần chìm vào quên lãng...
Có người từng nói với tôi Hà Nội đâu có gì để si mê đến thế! Cũng có người kể rằng sống ở Hà Nội bao năm nhưng họ chẳng vấn vương gì thành phố tắc đường và khói bụi này. Không phải ai cũng đồng điệu trước những điều làm tôi quyến luyến với Thủ đô.
Những ngày thu dịu mát ở Sài Gòn, một người bước vào văn phòng, bất ngờ nhận một bó cúc họa mi được người bạn cất công mang từ Hà Nội vào gửi tặng. Nhìn sắc trắng giản dị của bó hoa, lòng ai đó không khỏi bồi hồi nhớ về khoảng đời niên thiếu nhiều mộng mơ ở Thủ đô.
Có người kể với tôi, cô ấy ra trường năm 2015 và bắt đầu cuộc sống của người trưởng thành với một công việc trái ngành không thể bình thường hơn. Cùng thời điểm ấy, bạn bè cô có người hăm hở học lên cao, có người vào làm tập đoàn lớn, có người thì đã bắt đầu khởi nghiệp.
Trong khuôn viên của một ngôi trường cấp ba, nơi một cô giáo làm việc mỗi ngày, có trồng rất nhiều cây. Mỗi loài cây đều có sức hút riêng với những đặc tính khác nhau. Những gốc sala cuối góc sân trường luôn làm cô chú ý bởi vẻ đẹp thuần khiết nhưng mạnh mẽ; như bao thế hệ học trò vừa hồn nhiên trong trẻo, vừa tự tin. Mỗi khi trong lòng có những chênh vênh bất ổn, cô thường thả hồn mình trôi vào khoảng xanh mênh mông này để tìm lại bình yên.
0