Phân cấp, phân quyền gỡ điểm nghẽn trong giáo dục Thủ đô

Hà Nội đang phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế. Trong thời gian qua, việc phân cấp phân quyền đã được đẩy mạnh, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Phát biểu tại phiên họp tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội ngày 9/11 về dự thảo Luật Nhà giáo, nhắc đến vai trò chiến lược của giáo dục đào tạo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh muốn giáo dục phát triển đầu tiên thì phải có thầy, có trường, không để tình trạng quy hoạch mà không có trường cho học sinh.

Phát biểu về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng phổ cập giáo dục đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc đảm bảo đủ giáo viên cho tất cả học sinh. Khi có thầy – có trò rồi thì phải có trường học, bởi không thể có giáo dục chất lượng nếu thiếu trường lớp, không để tình trạng quy hoạch mà không có trường cho học sinh.

Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với gần 2,3 triệu học sinh, nên trong nhiều năm phải đối mặt cả hai vấn đề lớn là thiếu trường, thiếu giáo viên. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh và đồng bộ các quy trình phân cấp, phân quyền trong giáo dục và đào tạo, thành phố đã từng bước tháo gỡ được những khó khăn này, hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế.

Với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần cho sự phát triển bền vững của Thủ đô, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã đẩy mạnh chủ trương phân cấp, phân quyền, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất giáo dục và xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng.

Trước đây, các quận huyện đề xuất xây dựng trường học bằng tiền của mình, có khi mất 2 - 3 năm mới xong thủ tục. Tuy nhiên, nhờ sự đồng bộ các quy trình phân cấp, ủy quyền, việc đầu tư xây dựng trường phân cấp cho quận huyện nên số trường học mới trong những năm qua được xây dựng rất nhanh.

Được khánh thành từ năm 2023, Trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình) quy mô gồm khu lớp học là 3 tòa nhà cao 7 tầng, có phòng chức năng, nhà thể chất, với tổng giá trị đầu tư gần 105 tỷ đồng.

Không chỉ đối với các cấp học trực thuộc huyện quản lý mà ngay từ khi chưa có việc phân cấp đầu tư cơ sở vật chất các trường trung học phổ thông cho cấp huyện, thì UBND huyện Gia Lâm đã chủ động đề xuất UBND thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo để UBND huyện được đầu tư xây dựng các trường trung học phổ thông từ nguồn ngân sách của huyện. Đến nay, 4/4 trường trung học phổ thông ở huyện đều đạt chuẩn quốc gia, 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Với áp lực học sinh tăng nhanh hàng năm, thành phố luôn ưu tiên các nguồn lực cho đầu tư và phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong giai đoạn 2021 - 2025, hơn 30 nghìn tỷ đồng đã được bố trí để triển khai thực hiện 653 dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa các trường học. Riêng năm 2024, đã có thêm 39 trường học được xây dựng và đi vào hoạt động. Hiện nay, toàn thành phố có 80% trường công lập đạt chuẩn quốc gia.

Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho biết: "Với góc độ là đơn vị thụ hưởng, ngành giáo dục và đào tạo đã cùng các sở, ngành có liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch và Kiến trúc đã đề xuất với thành phố dành những quỹ đất để xây dựng trường học. Thành phố đã đầu tư một nguồn lực rất lớn để đầu tư xây dựng lại các trường chuẩn quốc gia và xây dựng các trường mới đạt chuẩn quốc gia".

Từ cuối năm 2023 đầu 2024, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Hà Nội đã ban hành hệ thống đơn giá, định mức của ngành giáo dục thí điểm ở cả ba cấp, tạo điều kiện để các trường tự chủ về biên chế, trả lương cho giáo viên. Cách làm này đang được ngành giáo dục cả nước xem xét để nhân rộng.

User
Ý KIẾN

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố vừa khảo sát công tác triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 tại huyện Phú Xuyên và cho biết, có gần 85% trường học công lập trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn Quốc gia.

Năm học 2023 - 2024 và học kỳ I của năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước với nhiều thành tích nổi bật trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là trong công tác đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, đưa học sinh trở thành công dân toàn cầu.

Ngày 21/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổng kết và trao giải kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) các môn văn hóa lớp 9 cấp quận năm học 2024 - 2025.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có phương án chuyển 174 học sinh lớp 10 mà Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển trái phép sang Trường THPT Văn Lang.

Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.

Học viện Phụ nữ Việt Nam vừa tổ chức vòng chung kết toàn quốc cuộc thi “Genesis - Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên 2024” vào sáng 19/11.

Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2003, phương pháp giáo dục Montessori đã trở thành từ khóa “hot” được đông đảo các bậc phụ huynh quan tâm, lựa chọn.

Trải qua 70 năm phát triển, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước với nhiều thành tích nổi bật trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và số lượng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.

Sáng 19/11, chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, trường Tiểu học Dịch Vọng A (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường và đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.

"Có một nghề bụi phấn bám đầy tay, ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất, có một nghề không trồng cây vào đất, mà cho đời những đóa hoa thơm". Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, người cô.

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ Australia. Các sinh viên này sẽ học được thêm các kỹ năng và tạo dựng được những kết nối giá trị, góp phần vào sự phát triển bao trùm và bền vững của Việt Nam.

Sáng 19/11, quận Thanh Xuân đã tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong năm học 2023 - 2024.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã về việc không tổ chức đón, tiếp khách và nhận hoa chúc mừng nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

UBND quận Hai Bà Trưng đã tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam; tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo quận năm 2024.

Sáng 18/11, huyện Thạch Thất đã tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024 và kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Ngày 17/11, huyện Phúc Thọ tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.

Sáng 17/11, Trường THPT Lưu Hoàng, huyện Ứng Hòa tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và đón nhận Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội.

Ngày 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tham dự và phát biểu tại buổi lễ.

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã phối hợp với Công an thành phố tổ chức Chương trình tập huấn, tuyên truyền sử dụng điện an toàn, hiệu quả; phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai nạn điện và kỹ năng thoát hiểm khi có xảy ra các đám cháy cho các em học sinh huyện Gia Lâm.

Sáng 17/11, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường (1994 - 2024) và chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Giáo dục quận Hà Đông đã từng bước đổi mới toàn diện; từ việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đến xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, yêu nghề và tâm huyết với học sinh. Đây là nền tảng quan trọng để ngành Giáo dục quận chăm lo, phát triển sự nghiệp “trồng người”.

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình tuyên dương các Hiệu trưởng và giáo viên làm Tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.

Trong không khí kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.

Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu 2024.

Trong không khí ấm áp, Trường THPT Lam Hồng - Sóc Sơn tổ chức lễ kỷ niệm đánh dấu 25 năm thành lập và phát triển.

Sáng 16/11, Trường Cao đẳng công nghệ cao Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2024 - 2025. Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tới dự.

Sáng nay, 16/11, trường THPT Kim Liên tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tham dự có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng lãnh đạo sở, ngành của thành phố và quận Đống Đa.

Bộ GD&ĐT mới ban hành Thông tư số 13/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Ngày 15/11, quận Tây Hồ tổ chức lễ Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành GD&ĐT quận năm 2024.

Quận Hoàng Mai vừa tổ chức lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu chào mừng kỉ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục đào tạo Hà Nội và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Sáng nay, 16/11, trường THPT Kim Liên tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương lao động hạng nhất. Tham dự có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng lãnh đạo sở, ngành của thành phố và quận Đống Đa.

Sáng qua, 15/11, trường phổ thông Hermann Gmeiner, Hà Nội - ngôi trường mang tên người sáng lập ra Làng trẻ em SOS đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập.

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), huyện Đan Phượng tổ chức biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, những nhà giáo tiêu biểu của ngành giáo dục huyện năm 2024.

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chiều 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt các nhà giáo, đại diện cho 251 nhà giáo tiêu biểu năm 2024.

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.