Phân cấp, ủy quyền mạnh hơn cho các địa phương

Chiều 12/11, sau phiên đăng đàn của ba thành viên Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ trân trọng cảm ơn Quốc hội đã cơ bản đồng tình với các báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội và nhiều văn bản khác. Thủ tướng báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội quan tâm; đồng thời cập nhật một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, từ nay đến cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo với quyết tâm cao, nỗ  lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả để giữ đà, giữ nhịp, phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt trên 7,5% để cả năm đạt trên 7%. Qua đó đảm bảo đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2024 do Quốc hội đề ra, tạo đà thực hiện kế hoạch năm 2025 và cả giai đoạn 2021 - 2025, làm tiền đề, cơ sở để đất nước ta bước vào kỷ nguyên vươn mình để trở thành quốc gia giàu mạnh và thịnh vượng, như định hướng của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Có 8 đại biểu Quốc hội chất vấn trực tiếp Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào các nhóm vấn đề: phân cấp ủy quyền; lĩnh vực chuyển đổi số; giải pháp chỉ đạo, điều hành của chính phủ đẩy nhanh các dự án trọng điểm của quốc gia.

Bà Mi Thị Phương Hoa – Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, cho rằng, hiện còn một số hạn chế trong phân cấp, phân quyền; đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương thời gian tới.

Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền là vấn đề lớn, đã được đề cập nhiều và trên thực tế đã làm. Riêng nhiệm kỳ này, đến giờ này, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành 14 luật liên quan, 9 nghị quyết; bổ sung, thay thế 27 nghị định có liên quan. Tuy nhiên, vẫn thấy vướng mắc và vướng mắc chủ yếu tập trung ở cấp trung ương, còn là nút thắt lớn.

Thủ tướng đề nghị một số giải pháp lớn: rà soát lại quy định của pháp luật, thể chế; rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan theo Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương; hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn và tăng cường giám sát, kiểm tra. Việc phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp.

Ông Dương Khắc Mai - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắc Nông, đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ cơ chế xin cho thời gian qua. Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết thêm về những giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, chịu trách như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thủ tướng cho biết đã nhiều lần phát biểu về yêu cầu phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá. Hiện, Chính phủ đang đề xuất một luật sửa nhiều luật, tập trung tháo gỡ một số vướng mắc và sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện phân bổ nguồn lực đi đôi với phân cấp phân quyền theo hướng "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Bà Nguyễn Thị Yến - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đặt hai câu hỏi: Thứ nhất, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã xác định cải cách thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã đạt những kết quả quan trọng để tháo gỡ các rào cản, tạo môi trường, động lực phát triển kinh tế - xã hội. Xin Thủ tướng cho biết, trong những điểm nhấn quan trọng nhất thời gian tới, Thủ tướng sẽ chọn vấn đề gì? Thứ hai, nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát là hết sức cấp bách, xin Thủ tướng cho biết giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này trong năm 2025?

Trả lời câu hỏi thứ nhất, Thủ tướng cho biết, nếu được chọn điểm nhấn trong cải cách thể chế thì sẽ chọn hai điểm, thứ nhất là phân cấp, phân quyền. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói, thể chế đang là điểm nghẽn của điểm nghẽn. Thủ tướng cho biết trong phát triển đất nước thì ưu tiên hiện nay là tăng trưởng, nếu tăng trưởng khoảng 6 - 7% mỗi năm như hiện nay thì rất khó đạt hai mục tiêu 100 năm đã đề ra. Muốn ưu tiên tăng trưởng thì phải có nguồn lực, do đó, phải tháo gỡ thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, nhân dân, xã hội, nguồn lực hợp tác công tư, nguồn lực từ đầu tư nươc ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Về câu hỏi thứ hai, Thủ tướng cho biết xóa nhà tạm, nhà dột nát là chủ trương lớn, vừa qua Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chỉ đạo. Vừa qua rà soát lại, cả nước còn hơn 300.000 nhà tạm, nhà dột nát, gồm các hộ người có công với cách mạng, các hộ dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia, các hộ nghèo, cận nghèo. Chúng ta có quyết tâm cao trong năm 2025 phải xóa hết nhà tạm, nhà dột nát. Theo Thủ tướng, muốn thực hiện, phải thành lập Ban Chỉ đạo từ Trung ương tới cơ sở. Ban Chỉ đạo Trung ương đã được thành lập do Thủ tướng đứng đầu, đề nghị tiếp tục lập các ban chỉ đạo từ cấp tỉnh tới cơ sở do bí thư cấp ủy đứng đầu để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo.

Cùng với đó, phải giải quyết các vướng mắc. Trong đó, thứ nhất là vướng mắc về đất đai, thì giải quyết theo nguyên tắc không có tranh chấp và thẩm quyền giao cho UBND cấp huyện, cấp xã.

Thứ hai, vướng mắc liên quan huy động nguồn lực, phải huy động đa dạng hóa các nguồn lực và nguồn lực này mang tính hỗ trợ. Thủ tướng cho biết vừa quyết định nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/căn nhà sửa chữa.

Thứ ba, về nhân công, các hộ được thụ hưởng chính sách cũng phải cố gắng, đồng thời huy động sự hỗ trợ của anh em, họ hàng, làng xóm, người thân theo tinh thần "ai có gì giúp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít". Lực lượng quân đội, công an cũng sẵn sàng hỗ trợ. Đồng thời, huy động nguồn lực xã hội hóa.

Thủ tướng cho biết vừa qua đã kêu gọi được gần 6.000 tỷ đồng sau chương trình phát động ủng hộ xoá nhà tạm, nhà dột nát và đang đề nghị sử dụng hơn 5.000 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm 5% chi ngân sách Nhà nước năm 2024, cùng với các chương trình đang bố trí; đồng thời tiếp tục huy động nguồn lực xã hội, cộng với nguồn lực của năm nay, trong đó có nguồn lực tăng thu để bổ sung cho chương trình.

Như vậy, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã có các giải pháp rất cụ thể, Thủ tướng cho biết.

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: Sau hai ngày làm việc, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn với ba nhóm vấn đề. Đã có 36 đại biểu chất vấn, 18 đại biểu tranh luận. Các đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ các báo cáo, nội dung câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề. Các thành viên Chính phủ, trưởng ngành cơ bản đã trả lời rõ, thẳng thắn về kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân, nhận trách nhiệm và có giải pháp cụ thể để khắc phục.

User
Ý KIẾN

Trong tổng số các chuyến bay chậm, nguyên nhân chính là "tàu bay về muộn" (chiếm 55,5%), tiếp đến là lý do từ "hãng hàng không" với 32,5%, còn lại là các nguyên nhân khác.

Nguyễn Đỗ Trúc Phương - người thường được gọi là "cô tiên từ thiện" vì có nhiều hoạt động nhân ái vừa bị Công an TP.HCM bắt giữ do liên quan đến ma túy.

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài khoảng 380 km được đặt mục tiêu khởi công trước năm 2030. Tuyến đường được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội liên vùng khi xây dựng xong và đi vào hoạt động.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ nút giao thông đường Tam Trinh đến điểm giao cắt với tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên (quận Hoàng Mai). Tuyến đường này có quy mô mặt cắt ngang đường điển hình 30m.

Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội vừa điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú, quận Hà Đông, phục vụ thi công gói thầu số 4 dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá cao ý kiến tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, tập trung vào những nội dung quan trọng, nội dung khó, đóng góp cho thành phố những giải pháp, cách thức triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Sáng 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chiều 14/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội và UBND thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”.

Chiều 14/11, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết của HĐND thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo khoản 2, khoản 3, Điều 33, Luật Thủ đô.

Sáng 14/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã chủ trì tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền.

Sáng 14/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11 để xem xét các nội dung, nghị quyết thi hành Luật Thủ đô.

Khi những nhà vệ sinh công cộng ở Việt Nam bị nhét vào những góc khuất và hạn chế chỉ dẫn thì ở nhiều quốc gia, nhà vệ sinh lại là điểm nhấn thú vị trong không gian công cộng của thành phố.

Ngay khi UBND thành phố Hà Nội phê duyệt gói kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng, Sở GTVT đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm đưa các dự án vào triển khai trong thực tế.

Ngày 13/11 (theo giờ địa phương), Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Lương Cường cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hoà Peru tại Phủ Tổng thống, Thủ đô Lima.

Sáng 14/11, Thường trực Ban Chỉ đạo Thành ủy Thành phố Hà Nội về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực họp để thảo luận kết quả công tác chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

Lực lượng CSGT Công an thành phố Hà Nội đã triển khai mở đợt cao điểm tập trung tăng cường tuần tra, kiểm soát quanh khu vực trường học, cũng như kiên quyết xử lý học sinh và phụ huynh vi phạm.

Sáng 14/11, phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có thành phố Hà Nội. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn tham dự phiên họp.

Chiều nay (14/11), Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã về thăm và làm việc với Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng.

Sáng 14/11, trong chương trình công tác tại Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã ra thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Tập trung quan sát, một lái xe đã thoát nạn khi tránh được một chướng ngại vật không biết vì đâu mà xuất hiện trên đường.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Bộ GTVT chính thức trình Chính phủ xem xét chủ trương đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa miễn phí vào đầu tháng 11/2024, thu hút đông đảo khách tham quan. Tuy nhiên, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã thể hiện nhiều hành vi xấu xí, phản cảm ở nơi là không gian văn hóa.

Cầu Cồn Cùng nằm trên địa bàn xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, đang khiến hàng nghìn người dân thường xuyên lưu thông qua lại bất an vì 2 mố cầu bị sạt lở sau đợt mưa lũ vừa qua.

Sau thời gian đưa ra thảo luận và lấy ý kiến từ nhiều đơn vị, Bộ GTVT đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe. Trong đó giữ nguyên tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy thực hành phải có bằng trung cấp.

Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Hà Nam cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy xe tải, khiến một chiếc xe bị thiêu rụi hoàn toàn, chỉ còn lại phần khung thép.

Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại thành phố Hải Phòng, chiều 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng.

Chiều 14/11, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

Sáng 14/11, ủy ban MTTQ Việt Nam quận Đống Đa tổ chức kỉ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cấp quận và tổng kết công tác mặt trận năm 2024.

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025, trong đó quy định rõ về công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn giao thông.

Sáng 14/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Mỏ - Địa chất phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức Hội nghị toàn quốc “Khoa học trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu trong nước và quốc tế.

Sáng 14/11, Bộ Tư Pháp phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation (Dự án FNF Việt Nam) tổ chức hội nghị "Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ". Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Khánh Ngọc tham dự hội nghị.

Tiếp tục phiên họp thứ 39, sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát đi thông tin cảnh báo về tình trạng mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo, thu tiền của người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài.

Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức khai mạc Hội thi tiếng nước láng giềng trong Bộ đội Biên phòng năm 2024.

Ngày 14/11, tại trụ sở Thành ủy, Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tổ chức cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo, phiên họp Ban Chỉ đạo.

Sáng 14/11, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố (trong đó có thành phố Hà Nội). Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn tham dự phiên họp.

Liên quan đến hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, Công an TP.HCM cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây (Andrea Aybar).

Sáng 14/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông.

Sáng nay, 14/11, Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức Phiên họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Thành phố Phạm Thị Thanh Mai đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng.

Sáng 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Liên quan đến nhóm "quái xế" gây tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội), làm một cô gái tử vong, cơ quan công an đã khởi tố 20 bị can, bắt tạm giam 19 đối tượng để điều tra, xử lý.

Sáng 14/11, trong chương trình công tác tại Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã ra thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Với 100% thành viên có mặt biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 12 dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố.

Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua ngày 13/11 nêu rõ chủ trương: "Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp năm 2025".

Cơ quan An ninh điều tra (Công an TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với Huỳnh Nhật Phương (sinh năm 1982, ngụ tại quận Bình Thạnh) về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 109, Bộ Luật Hình sự năm 2015.