Phân loại rác, khó mấy cũng phải làm

Thành phố Hà Nội đang phân loại rác tại nguồn theo 4 nhóm: nhóm chất thải tái chế, tái sử dụng; nhóm chất thải nguy hại; chất thải cồng kềnh và các chất thải khác. Tuy nhiên, người dân còn khá mơ hồ về các khái niệm rác thải.

Khó phân loại rác tại nguồn 

Dọc tuyến đường Cầu Giấy thuộc quận Cầu Giấy, nhiều điểm đã được thành phố đặt các thùng phân loại rác. Tuy vậy các thùng rác này gần như bị bỏ không vì bất tiện trong quá trình sử dụng.

Phường Phúc Tân là một trong 18 phường thuộc quận Hoàn Kiếm thực hiện thí điểm thu gom, phân loại rác tại nguồn. Nhưng trên địa bàn vẫn tồn tại những điểm tập kết rác.

Nhiều nơi khác, người dân tỏ ra thờ ơ với việc phân loại rác tại nguồn. Đi một vòng qua vài con phố, không khó để bắt gặp hiện tượng người dân vứt rác tùy tiện,  bừa bãi.

Đến bây giờ nhiều người dân Thủ đô vẫn chưa hiểu rõ thế nào là phân loại rác, thế nào là rác hữu cơ, rác vô cơ, chất thải rắn… vẫn điềm nhiên bỏ mọi thứ rác vào chung một thùng.

Sinh viên Đặng Ngọc Anh - Học viện báo chí và tuyên truyền, chia sẻ: “Rác thải mình nghĩ là có thể tái chế được thì mình sẽ để sang bên tái sử dụng, có những thứ mình thấy không thể tái chế được nữa thì mình sẽ dồn sang bên khó có thể tái sử dụng. Đối với mình, đây là một trong những hành động thiết thực để giảm nhẹ gánh nặng cho cô bác lao công. Nhưng thực tế mình thấy cũng không nhiều bạn có thói quen này và mọi người vứt rác khá tùy tiện”.

Phân loại rác từ đầu nguồn theo đúng 3 loại đã khó, việc thu gom rác đã phân loại lại càng khó hơn. Mỗi công nhân sẽ được phân công một khu vực để thu gom và tập kết rác. Nếu áp dụng thu gom, phân loại theo đúng quy định đòi hỏi phải có các loại xe rác chuyên dụng.

Phân loại rác cần xã hội chung sức, đồng lòng

Phòng giám sát trật tự đô thị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đặt tại trụ sở UBND quận. Những màn hình lớn có chức năng ghi hình, giám sát việc đổ rác và phân loại rác. 32 mắt camera tại 32 đường phố, tuy chưa phủ được diện rộng nhưng cũng có tác dụng kiểm soát những điểm tập trung đông cư dân, khu vực buôn bán hàng quán sầm uất, nhất là khu phố cổ - nơi thường xuyên có sự hiện diện của khách du lịch.

Nhưng, nhà mặt phố cổ tấc đất tấc vàng, nhà nhà buôn bán nên không có chỗ để đặt thùng rác. Những gia đình sống trong ngõ để rác ra hè phố thường bị chủ cửa hàng tỏ ra khó chịu. Người bán hàng thì cứ tiện tay là vứt rác xuống đường.

Không phải đây là lần đầu tiên quận Hoàn Kiếm thiết lập quy trình phân loại rác. Vào những năm 2000, quận đã có sáng kiến phát túi ni lông và hai thùng rác khác nhau để người dân tự phân loại trước khi đem ra nơi tổng kết, thế nhưng sau một vài năm, đâu lại vào đó, phần lớn người dân có thói quen cũ, không muốn chấp hành theo cái mới.

Một thực tế là chính quyền phường chỉ có thể giám sát và lập biên bản xử lý với những hộ kinh doanh, cá nhân trên địa bàn nếu có vi phạm, nhưng với trường hợp khách vãng lai, người không có giấy tờ tùy thân thì khó mà xử phạt.

Về công tác thu gom rác, Công ty môi trường đô thị Hà Nội đã xóa bỏ hoàn toàn điểm tập kết rác ban ngày trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và chỉ thu gom rác một lần trong ngày, người dân phải tuân thủ quy định về thời gian và địa điểm đổ rác để đảm bảo không phát sinh rác ban ngày. Để thực hiện được điều này, mỗi người dân phải chủ động tuân thủ quy định phân loại rác tại nhà và bỏ rác đúng nơi quy định.

Ai xử phạt những người có hành vi không phân loại rác tại nguồn?

Hoàn Kiếm là quận duy nhất ở Hà Nội thực hiện phân loại rác tại nguồn đồng bộ trên cả 18 phường. Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường và nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đã quy định rõ ràng về việc xử phạt đối với hành vi vứt rác bừa bãi với các mức phạt khác nhau, nhưng trên thực tế, Hoàn Kiếm đang khó xử phạt được các đối tượng vi phạm.

Bà Nguyễn Thị Hải (số 28 phố Hàng Đồng, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm ) hiểu rõ việc bỏ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định có thể sẽ bị xử phạt bằng tiền, nhưng vì lý do rác là chất bẩn, nhà có cháu nhỏ, nên bà bỏ tạm ra ngoài đường. Bà Hải cho biết: “Bất đắc dĩ tôi mới phải để ra thôi, vì có thông báo hết rồi. Tôi biết sẽ bị xử phạt nhẹ nhất là 500 nghìn đồng, mức hai là 1 triệu, rồi 1,5 triệu”.

Nghị định số 45 có hiệu lực từ ngày 25/8/2022 đã quy định rõ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm cả hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính và thầm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Mọi tổ chức, cá nhân nếu vi phạm sẽ chịu mức phạt theo quy định. Tuy vậy, việc xử lý các hành vi đổ rác không đúng quy định vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Theo Luật Bảo vệ môi trường, từ 1/1/2025 bắt buộc thực hiện quy định phân loại rác tại nguồn. Nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp, đơn vị thu gom, xử lý rác thải. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương có thể xem xét trang bị hệ thống camera nhận diện và sử dụng công nghệ mới để giám sát, xử lý triệt để những hành vi vi phạm, tăng tính răn đe.

Song, điều quan trọng là mỗi người dân, gia đình, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức cần nêu cao ý thức thực hiện phân loại rác tại nguồn để xây dựng môi trường của Thủ đô xanh, sạch, đẹp.

Người Nhật phân loại rác thải như thế nào?

Nhật Bản là một trong những quốc gia sạch nhất thế giới. Đó là nhờ công tác xử lý rác thải hiệu quả nhất cùng với việc phân loại rác chi tiết và tỉ mỉ từ các hộ gia đình.

Người dân Nhật Bản phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc phân loại và lịch đổ rác. Việc thu gom rác thải là do chính quyền thành phố quản lý chứ không phải chính quyền trung ương nên quy định phân loại có thể khác theo từng địa phương.

Thông thường vào đầu năm, các trạm thu gom rác sẽ phát cho mỗi gia đình mà họ phụ trách vệ sinh một tờ lịch treo tường. Trong tờ lịch ghi rõ các ngày gom loại rác nào để giúp người dân nắm chắc thông tin. Rác phải được phân đúng loại, bỏ vào túi theo màu quy định. Nếu vi phạm, nhân viên thu gom có quyền từ chối tiếp nhận, đồng thời dán phiếu nhắc nhở các hộ dân thực hiện đúng cách.

Hầu hết các địa phương ở Nhật phân loại rác thải thành 4 loại chính: rác cháy được, rác không cháy được, rác tái chế và rác cồng kềnh.

Rác cháy được bao gồm các loại rác nhà bếp như rau, củ, thịt cá, các loại giấy, gỗ, vải, da. Một số nơi còn quy định rác cao su, nhựa không có ký hiệu tái chế vào loại rác cháy được. Rác thải từ nhà bếp phải được vắt hết nước, bọc bằng giấy báo và cho vào túi, buộc chặt trước khi mang ra thùng rác.

Rác không cháy gồm kim loại, thủy tinh, đồ gốm, nhựa cứng. Một số địa phương cũng xếp các thiết bị điện tử, bật lửa, pin khô, các loại bình xịt vào danh mục này. Những loại vật dụng sắc nhọn dễ gây thương tích như dao kéo, cốc vỡ, kim tiêm cần được đóng trong túi có kí hiệu nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho nhân viên thu gom.

Rác tái chế hay còn được gọi là rác tài nguyên bao gồm những loại như chai lọ, lon nhôm, lon thiếc, tạp chí, sách báo, bìa cứng, giấy vụn, vỏ hộp sữa... sẽ được thu gom để chuyển tới các nhà máy tái chế.

Rác cồng kềnh như các thiết bị gia dụng, đồ nội thất, nệm có kích cỡ khoảng trên 1m². Người dân liên lạc với công ty xử lí rác thải để nhận thông tin về ngày thu gom hoặc kiểm tra trên website địa phương để biết thông tin. Đây là dịch vụ có trả phí. Người dân sẽ mua các nhãn dán tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi và dán vào vật dụng cần vứt bỏ, sau đó mang ra điểm thu gom vào ngày đã đăng ký trước đó.

Ngoài 4 loại rác chính, các địa phương cũng có thể thiết lập nhiều hạng mục khác để quản lý phân loại rác độc hại như pin, nhiệt kế hay rác thu gom được chuyển đến cửa hàng đồ cũ. Việc đổ rác cũng có thể tùy thuộc vào nơi ở. Các chung cư thường có khu đổ rác riêng. Nếu ở nhà đất, người dân cần gom và đổ từng loại rác vào những ngày được phép.

Việc phân loại rác có thể khó khăn lúc ban đầu, thế nhưng nếu ai cũng làm đúng thì lâu dần sẽ trở thành thói quen, giúp bảo vệ môi trường và giảm ô nhiễm. Các nước tiến bộ đã áp dụng các biện pháp xử phạt rất hiệu quả và giờ đây việc phân loại rác đã trở thành thói quen của người dân. Đó là điều mà chúng ta cần học hỏi.

User
Ý KIẾN

Thực hiện Nghị định 168/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ, chỉ trong tuần đầu tiên của năm mới, nhiều tài xế đã bị phạt tiền và trừ điểm giấy phép lái xe. Tuy nhiên, làm thế nào để phục hồi điểm giấy phép lái xe vẫn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn.

Năm 2024, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 226.000 lao động, tăng 11.600 việc làm mới so với năm 2023.

Tròn 75 năm ghi dấu phong trào sinh viên và kỷ niệm ngày thành lập Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), những câu chuyện của các sinh viên xếp bút nghiên, thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh vì chủ quyền dân tộc luôn được trao truyền, tiếp nối tới thế hệ trẻ hôm nay.

Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội cho biết, trong năm 2024, việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng sớm 9/1, đã có 5 trận động đất liên tiếp, trong đó trận lớn nhất có độ lớn 4.2 xảy ra tại Kon Tum gây rung lắc mạnh

Chiều 8/1, tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato Katsunobu đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản hỗ trợ tài chính, thúc đẩy ODA thế hệ mới dành cho Việt Nam để thực hiện các dự án hạ tầng chiến lược mang tính thay đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế.

Chiều 8/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hòa Togo Robert Dusse đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ là mùa pháo hoa dài nhất trong lịch sử lễ hội này và sẽ có những sáng tạo đột phá về công nghệ kết hợp với những màn trình diễn ấn tượng.

"Tất cả hội viên đều có Tết" là nhiệm vụ các cấp hội phụ nữ quận Tây Hồ, Hà Nội, sẽ triển khai ngay trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ này.

Một bộ phận không khí lạnh đang tràn xuống khu vực Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội khiến chúng ta cảm nhận cái lạnh rõ nét hơn. Từ đêm 10/1, nhiệt độ tại Hà Nội phổ biến từ 9-12 độ C.

Thực hiện Phương án 04 của Công an thành phố Hà Nội về việc huy động, bố trí lực lượng chỉ huy, hướng dẫn, phân luồng và phòng ngừa ùn tắc giao thông, thời gian qua, tình hình giao thông tại Hà Nội đã có nhiều cải thiện đáng kể.

Sáng nay 8/1, Hội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội và Cụm Thi đua số 4 khu vực đồng bằng sông Hồng tổ chức tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2025.

Sáng 8/1, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội cùng Trường Lê Duẩn đã chỉ đạo tổ chức mô hình điểm Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” khối THCS tại Liên đội Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ), năm học 2024 - 2025.

Thời gian tổ chức từ ngày 8/1/2025 đến 20h ngày 28/1/2025. Sản phẩm trưng bày gồm các loại cây, hoa, quả cảnh; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP và các sản phẩm phục vụ tết Nguyên đán.

Chiều 8/1, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã thông tin thêm về tình hình lương thưởng Tết và công tác đảm bảo an sinh xã hội dịp Tết Nguyên Đán 2025. Theo đó có nhiều tăng trưởng nổi bật cùng những kết quả tích cực trên tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Thực hiện hiệu quả và thực chất công cuộc cơ cấu lại nền kinh tế, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đây là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra sáng nay 8/1.

Chiều 8/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương thăm và làm việc tại Quân khu 7.

Sau một ngày xét hỏi, chiều 8/1, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã công bố mức án đề nghị với 5 bị cáo trong sai phạm liên quan ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân.

Sáng 8/1, Công an quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác công an năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Công an quận Thanh Xuân đang điều tra vụ án trộm cắp tài sản xảy ra ngày 20/10/2024 tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Công an quận Thanh Xuân đã tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Sỹ Cường (Sinh năm 2003; HKTT: Đồng Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ An) để điều tra hành vi cướp giật tài sản.

Đội 3 – Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội phối hợp cùng Thanh tra Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện một xưởng chế biến thịt bò, nội tạng động vật, chân gà “bẩn”, thậm chí hết hạn sử dụng tại hộ kinh doanh Minh Quý thuộc xã Kim Quan, huyện Thạch Thất. Qua đó, thu giữ 3,2 tấn thực phẩm vi phạm.

Sau một thời gian dài theo dõi, ngày 8/1, Đội 7 - Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 17 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện và thu giữ hơn hai tấn thực phẩm đông lạnh không hóa đơn chứng từ khi kiểm tra bất ngờ một kho xưởng nằm sâu trong ngõ 21 đường Tựu Liệt, huyện Thanh Trì.

Theo thông báo mới của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, từ 8/1, hai bên đường gom đại lộ Thăng Long hướng Vành đai 3 - Hòa Lạc và hướng Hòa Lạc - Vành đai 3 tổ chức giao thông một chiều.

Theo Nghị quyết HĐND thành phố, cuối năm 2025, 100% dân số khu vực ngoại thành Thủ đô được tiếp cận với nguồn cung cấp nước sạch tập trung. Đến nay, tỷ lệ này đang đạt 95%.

Kể từ ngày 2/1/2025, Hà Nội chính thức áp dụng bản sao chứng thực điện tử trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Việc này giúp người dân và cả cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc.

Những ngày gần đây, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội, đã phối hợp với cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện, thu giữ hàng chục tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Khi kết thúc mô hình tổng cục, Bộ Công Thương sẽ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, đồng thời kiến nghị thành lập các Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.

Chiều 8/1, tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Binh chủng Hóa học phối hợp với Quân khu 1, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Binh chủng Thông tin liên lạc, tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia năm 2024.

Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch, tổng đầu tư khoảng 550 tỷ đồng bằng ngân sách của thành phố.

Chuyển đổi xe buýt xanh và nâng cao chất lượng dịch vụ là hai nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty vận tải Hà Nội được UBND thành phố giao tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025.

Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.

Sáng 8/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tổ chức tổng kết công tác Mặt trận năm 2024, triển khai chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025.

Năm 2024, bất chấp nhiều khó khăn của bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, Thủ đô Hà Nội đã tăng trưởng GRDP đạt 6,52%, đạt nhiều kỷ lục như thu hút FDI, thu ngân sách.

Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thành phố đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng.

Kết luận Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tập thể Chính phủ cam kết nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng và trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025 với phương châm "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".

Điều thu hút sự chú ý của thế giới đối với nông nghiệp Việt Nam năm qua chính là thành tựu trong nghiên cứu, sản xuất và thương mại thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi.

Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Theo phương án tổ chức lại giao thông trên đường gom Đại lộ Thăng Long, từ hôm nay, 8/1, xe máy chỉ được phép đi một chiều thay vì đi cả hai chiều bên mỗi nhánh đường gom.

Thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy, trong năm 2024, hơn 852.000 lượt phương tiện không đạt kiểm định lần đầu phải bảo dưỡng, sửa chữa, điều chỉnh rồi tiến hành đăng kiểm lại.

Theo Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội, 66 nút đèn tín hiệu giao được lắp đặt mới này có tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng. Nguồn tiền trích từ ngân sách TP Hà Nội.

Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Theo xếp hạng các hãng hàng không có tỷ lệ các chuyến bay đúng giờ cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines xếp vị trí thứ 6 trong 10 đơn vị bay đúng giờ nhất.

Để đảm bảo chất lượng và an toàn đối với hoạt động dạy thực hành lái trong học và thi lấy giấy phép lái xe ô tô, Nghị định 160/2024 đã nâng cao yêu cầu về số lượng sân tập lái.

Chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, với việc tăng nặng mức xử phạt hành chính đối với các vi phạm trật tự an toàn giao thông, Nghị định 168 đang góp phần tích cực thay đổi ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông, trong đó, các lái xe buýt không phải là ngoại lệ.