Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại hội nghị.

Kính thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng!

Thưa các đồng chí tham dự hội nghị.

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Trung ương đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và thống nhất về nhiều vấn đề quan trọng. Trung ương đánh giá cao cách làm đổi mới, cầu thị của hội nghị lần này. Trung ương cơ bản thống nhất với các đánh giá, bài học kinh nghiệm, bối cảnh tình hình, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá đã nêu trong các dự thảo các báo cáo.

Thay mặt Bộ Chính trị, tôi ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương tinh thần làm việc khoa học, thẳng thắn, trách nhiệm, hiệu quả, đổi mới của Trung ương; công tác chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, chất lượng của các Tiểu ban, của Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan có liên quan. Hội nghị Trung ương rút ngắn thời gian nhưng rất bảo đảm chất lượng. Sau đây, tôi xin khái quát, nhấn mạnh và gợi mở một số vấn đề để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện:

1. Hội nghị đã thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Thống nhất xác định thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong năm 2025. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm với các giải pháp thực hiện hiệu quả nhất, tập trung mọi nguồn lực, biện pháp, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu đề ra.

Trung ương thống nhất cao với phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, về bối cảnh tình hình, quan điểm phát triển, mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Với những kết quả đạt được từ năm 2021 đến nay và dự kiến phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, chúng ta sẽ phấn đấu đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2021-2025 do Đại hội XIII đề ra; Thực tế đến nay vẫn còn khó khăn, thách thức nhất là việc thực hiện chỉ tiêu GDP - chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tăng trưởng và việc bảo đảm thực hiện các mục tiêu chiến lược.

Trung ương yêu cầu cả hệ thống chính trị, trước hết là Chính phủ, người đứng đầu các ban, bộ, ngành, địa phương phải thực sự quyết tâm, quyết làm, có các giải pháp quyết liệt, dứt điểm, tăng tốc để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 được Trung ương thông qua; đạt cho được các chỉ tiêu, nhất là chỉ tiêu GDP và tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong những năm tiếp theo. Cần chú trọng tập trung cao nhất các giải pháp ưu tiên để bảo đảm tăng trưởng cao của nền kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, chăm lo tốt nhất cho đời sống người dân, đặc biệt là đối với các địa phương chịu hậu quả nặng nề của cơn bão số 3; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và không ngừng nâng cao vị thế và đóng góp của Việt Nam vào hoà bình, ổn định phát triển của khu vực và thế giới.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị.

2. Ban Chấp hành Trung ương cơ bản thống nhất với những nội dung chủ yếu về các dự thảo văn kiện, công tác nhân sự và một số vấn đề cụ thể:

2.1. Về văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng:

Trung ương thống nhất đánh giá: Với thế và lực đã tích luỹ được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết và văn kiện Đại hội XIV phải đề ra được định hướng chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để giải phóng toàn bộ sức sản xuất, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, lấy nguồn lực nội sinh, nguồn lực con người là nền tảng, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Dự thảo báo cáo chính trị trình Trung ương cơ bản đã đáp ứng yêu cầu là báo cáo trung tâm, rõ và mới ở tầm quan điểm, đường lối, chủ trương lớn; các báo cáo về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng thực sự là các báo cáo chuyên đề, bổ sung quan trọng và cụ thể hoá báo cáo chính trị; báo cáo tổng kết 40 năm đổi mới đã đúc rút khá toàn diện các căn cứ phục vụ xây dựng báo cáo chính trị. Trên cơ sở kiên định hệ quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc của Đảng; các báo cáo đã làm rõ những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, con người, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, cơ bản đã hoàn thiện chỉnh thể chủ trương, biện pháp,“đúng”, “trúng”, có tính đột phá để đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới. Tổng kết 40 năm đổi mới đã thể hiện được những vấn đề mới về lý luận rút ra từ thực tiễn, là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng.

Tuy nhiên, Trung ương cũng yêu cầu cần phải tiếp tục tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện các báo cáo. Đối với báo cáo chính trị, cần phải đạt tầm mức công trình khoa học kết tinh trình độ lý luận, tầm cao trí tuệ của toàn Đảng, niềm tin và khát vọng của cả dân tộc, phản ánh những quy luật khách quan, xu thế vận động mới của thời đại và thực tiễn đất nước; kết tinh toàn bộ tinh hoa, giá trị của quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai; không quá dài, chỉ rõ những định hướng lớn để các cấp ủy, mọi đảng viên thấm nhuần và thực hiện; thật sự là “ngọn đuốc soi đường” dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào kỷ nguyên mới, sớm đạt các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước. Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng phải thể hiện rõ những luận điểm khái quát trong báo cáo chính trị; tổng kết 40 năm đổi mới phải phản ánh đầy đủ thực tiễn đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, củng cố luận cứ vững chắc để định ra phương pháp cho Cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.

Trung ương thống nhất xác định nhóm vấn đề lớn để tiếp tục hoàn thiện văn kiện đó là:

(1) Về đột phá chiến lược, thống nhất cao xác định đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là ưu tiên cao nhất.

(2) Về phương hướng, giải pháp chiến lược, có 08 vấn đề đó là:

(i) Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo).

(ii) Kiên định phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường là trung tâm, đẩy mạnh ba đột phá chiến lược, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng, tăng cường quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế là trọng yếu, thường xuyên. Tập trung phát triển lực lượng sản xuất mới (kết hợp giữa nguồn nhân lực chất lượng cao với tư liệu sản xuất mới, hạ tầng chiến lược về giao thông, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh) gắn với hoàn thiện quan hệ sản xuất.

(iii) Giữ vững độc lập, tự chủ; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa từ sớm, từ xa; kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc. Tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang tinh - gọn - mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo tinh thần tự lực, tự cường.

(iv) Kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; kiên định lập trường, quan điểm và thực hành nghệ thuật ngoại giao thời đại mới thể hiện cốt cách con người Việt Nam “Dĩ bất biến, ứng vạn biến,” “hòa hiếu,” “lấy chí nhân thay cường bạo”; tăng cường đóng góp thiết thực của Việt Nam trong duy trì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

(v) Phát triển văn hoá, con người; kiên định lập trường, quan điểm và thực hành “dân là gốc”, “nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới”; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự tin, tự chủ, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng cống hiến của mọi người dân và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với phương châm dân biết, dân bàn, dân giám sát, dân kiểm tra, dân thụ hưởng.

(vi) Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Trung ương, Chính phủ, Quốc hội tăng cường, sáng tạo hoàn thiện thể chế, giữ vai trò kiến tạo, phục vụ và tăng cường kiểm tra, giám sát; đồng thời, cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp. Khuyến khích tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của các địa phương.

(vii) Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, khuyến khích bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, đồng thời phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không làm ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội.

(viii) Đẩy mạnh công nghệ chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển.

(3) Về một số vấn đề mới từ thực tiễn cần tiếp tục khẩn trương tổng kết, làm rõ để xác định trong văn kiện, như: Quản trị quốc gia và quản trị địa phương; Sự đồng bộ giữa cơ chế điều hành, quản lý, quản trị phát triển trong nền kinh tế thị trường; Mối quan hệ giữa tư duy quản lý và tư duy phát triển; Nội hàm, cách thức, con đường để thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nội hàm, mục tiêu, giải pháp thực hiện thành công đổi mới sáng tạo, công nghệ số trong kỷ nguyên mới; Cách thức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để bảo đảm hiệu quả, chống lãng phí; Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật, cơ quan làm luật; Vấn đề đúng vai, thuộc bài trong thực hiện “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; Chính sách xã hội đi đôi với phát triển xã hội; Nội hàm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp.

(4) Khắc phục các hạn chế đã nêu trong các báo cáo chính trị, kinh tế - xã hội (về thể chế và pháp luật; vận hành bộ máy; huy động, sử dụng, phân bổ nguồn lực; công nghiệp hoá, hiện đại hoá, liên kết vùng, công nghiệp văn hoá, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo, ô nhiễm môi trường; về hiệu quả sản xuất).

Toàn cảnh ngày làm việc thứ 3 và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII.

2.2. Về công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng: Trung ương nhất trí cao trong trong giai đoạn mới, tiếp tục tập trung vào các nhóm giải pháp xây dựng Đảng, đó là:

(1) Tiếp tục tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của Đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới.

(2) Tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng; đổi mới mạnh mẽ việc ban hành, quán triệt, thực hiện nghị quyết của Đảng; làm cho mỗi nghị quyết mới ban hành phải giải quyết được những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, mang tính dẫn dắt, mở đường và được thực hiện hiệu quả trên thực tế cho nhân tố mới phát triển.

(3) Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trong Đảng; đổi mới phong cách lãnh đạo, phương thức, nguyên tắc, đường lối công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của Đảng.

Trung ương thống nhất đánh giá việc bổ sung, sửa đổi điều lệ Đảng là vấn đề rất lớn, hệ trọng, cần được chuẩn bị hết sức thận trọng, khoa học, nghiên cứu bài bản, kỹ lưỡng và tiến hành đồng thời với việc nghiên cứu, bổ sung, phát triển cương lĩnh của Đảng khi Đảng ta tròn 100 năm thành lập. Cơ bản các nội dung của điều lệ Đảng hiện hành phù hợp với thực tiễn; các quy định, hướng dẫn của Trung ương cụ thể, thuận lợi trong thi hành, bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong tình hình mới. Các vướng mắc, bất cập trong thi hành điều lệ Đảng có thể được giải quyết, khắc phục thông qua việc bổ sung, sửa đổi các văn bản, quy định hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Trung ương thống nhất chủ trương chưa bổ sung, sửa đổi điều lệ Đảng tại Đại hội XIV; trên cơ sở tổng kết công tác thi hành điều lệ Đảng, đề nghị Đại hội XIV giao Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai nghiên cứu, tổng kết thực tiễn thi hành điều lệ Đảng ngay từ đầu nhiệm kỳ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đề xuất bổ sung, sửa đổi điều lệ Đảng vào thời điểm phù hợp.

2.3. Trung ương tán thành các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung quy chế bầu cử trong Đảng; thống nhất giao Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn chỉnh để kịp thời ban hành.

2.4. Về phương hướng công tác nhân sự: Trung ương thống nhất với tờ trình, báo cáo tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và xây dựng phương hướng nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV, giao Tiểu ban Nhân sự nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn chỉnh phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV để ban hành theo quy định.

2.5. Trung ương thống nhất cao, cơ bản đồng tình với báo cáo kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách Nhà nước năm 2024 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội 2025.

2.6. Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm; thống nhất chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và một số vấn đề quan trọng khác.

Như vậy, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã hoàn thành chương trình đề ra và thành công rất tốt đẹp, Tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Chúc các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc, thành công, lãnh đạo cấp uỷ, đơn vị mình thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, tập trung cao nhất các công việc “về đích” để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các công việc chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng; các Tiểu ban tập trung hoàn thiện, bảo đảm cao nhất chất lượng văn kiện phục vụ thảo luận tại Đại hội Đảng các cấp, lấy ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Xin trân trọng cảm ơn!

User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp.

Các huyện ngoại thành Hà Nội đang nỗ lực khắc phục hậu quả mưa bão, trồng lại và thu dọn cây xanh bị gãy đổ. Công tác vệ sinh cũng được thực hiện nhằm trả lại cảnh quan sạch đẹp.

Tối 20/9, chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ nhân đạo giúp Việt Nam vượt qua hậu quả của cơn bão số 3 (YAGI) đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.

Cơn bão số 3 vừa qua đã khiến gần 12.000 cây đô thị bị gãy đổ, thành phố đã nỗ lực phục hồi khoảng 3.400 cây, trong đó có nhiều cây cổ thụ lâu năm, quý hiếm. Nhiều cây đã hồi sinh, mầu xanh đã bật nhú trên các hàng cây sau bão.

Sáng 20/9, thông tin từ Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho biết, sau khi đổ bộ, bão số 4 đã gây mưa hoàn lưu tại một số địa bàn thuộc hai tuyến biên giới.

Tối 20/9, chuyên cơ của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Nga chở 35 tấn hàng viện trợ nhân đạo giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của bão Yagi (cơn bão số 3) đã đáp xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội.

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.

Sau hơn một tuần xảy ra trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, Trường Tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh đã đón học sinh quay trở lại trường học tập, trong đó có 107 em ở Làng Nủ.

Chiều 20/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã phối hợp tổ chức lễ xuất quân thực hiện công trình của các cơ quan thông tin đại chúng hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Chiều 20/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn tiếp đoàn Hội sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Paris, do Vụ trưởng Vụ châu Á, Trung Đông và châu Âu Cyrille Bellier dẫn đầu.

Sáng 20/9, UBND huyện Thanh Oai đã khởi công dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 429A đoạn từ ngã tư Vác đến Nhà lưu niệm Bác Hồ và Cụm công nghiệp Kim Bài.

Sáng 20/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã chủ trì buổi họp chuẩn bị hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Xe bồn chở xăng đi vào vào đường hỗn hợp dành cho xe mô tô, xe thô sơ trên quốc lộ 5 (Hải Dương) gây tai nạn khiến người đi xe máy chết thương tâm.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các hãng hàng không khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam về kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1008 ban hành Kế hoạch triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.

Bắt đầu từ hôm nay, 20/9/2024, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho hành khách đi xe buýt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn trong những ngày tới.

Cục Hàng không Việt Nam vừa đưa ra con số chuyến bay khai thác và tỷ lệ cất cánh đúng giờ của các hãng hàng không nước ta trong 8 tháng của năm nay.

Trung ương đã ghi phiếu giới thiệu nhân sự quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bổ sung quy hoạch Trung ương khóa XIV, nhiệm kỳ 2026 - 2031 trong ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị Trung ương 10, ngày 20/9.

Một đợt không khí lạnh đang di chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam, sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong những ngày tới. Đây là đợt không khí lạnh đầu mùa của năm nay.

Chiều 20/9, một cây me cổ thụ trên đường Nguyễn Du (Q.1, TP HCM) bị bật gốc trong cơn mưa lớn, đè nhiều xe máy, may mắn không thiệt hại về người

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại hội nghị.

Triển lãm trực tuyến "Hỡi đồng bào Thủ đô!” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã khai mạc vào chiều 20/9, do UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức.

Do ảnh hưởng của mưa bão, từ đêm 19 đến rạng sáng 20/9, tại Hà Tĩnh đã xảy ra mưa to và gió mạnh khiến nước biển dâng cao và gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại nhiều vị trí dọc theo bờ biển huyện Nghi Xuân.

Lại thêm một địa phương xuất hiện vết nứt và sụt lún nghiêm trọng. Vết nứt này tại Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đối với 19 hộ dân sinh sống bên dưới triền đồi.

UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về việc đảm bảo an toàn hệ thống thủy lợi sông Nhuệ.

Hiện nay, những trung tâm du lịch lớn của cả nước như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Sa Pa (Lào Cai)… đang nỗ lực khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra nhằm đưa hoạt động du lịch trở lại bình thường.

Ngày 20/9, Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố Hà Nội tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tổng kết phong trào thi đua đặc biệt năm 2024.

Một vết nứt lớn xuất hiện trên ngọn đồi phía sau khu dân cư tại xã Đắc Pre, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam do mưa lớn kéo dài và ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 4. Chính quyền đã tổ chức sơ tán khẩn cấp toàn bộ người dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại rất lớn về nông nghiệp, nhất là đối với người nông dân có nghề nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sau khi thời tiết nắng lên, nước đã rút, bà con chịu ảnh hưởng đang chạy đua để khôi phục lại sản xuất, dù vẫn còn rất nhiều nỗi lo sau bão, lũ.

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu. Cùng ngày, công tác trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập cũng đang được triển khai nhanh chóng.

UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, quận, huyện xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.

Phật thủ là loại quả được nhiều gia đình lựa chọn để trưng bày trên bàn thờ vào các dịp thờ cúng, lễ tết. Tại xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội, nơi được coi là thủ phủ của loại quả này năm nay sẽ là một năm thiệt hại kinh tế nặng nề bởi lũ lụt.

Tại thành phố Đà Nẵng, ngày 19/9, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Theo Báo cáo Khởi nghiệp GenAI ASEAN vừa được công bố chiều ngày 19/9, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành trung tâm phát triển trí tuệ nhân tạo tạo sinh của khu vực.

Xây dựng Dự thảo Luật Dữ liệu, Bộ Công an đã đề xuất 8 nhóm dữ liệu không được phép công khai.

Nối tiếp chuỗi hoạt động thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, sáng nay 20/9, quận Cầu Giấy đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đình Hậu.

Sáng ngày 20/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã chủ trì buổi họp chuẩn bị Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải.

Ngày 20/9, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, ngày 21/9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm.

Tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại diễn ra ngày 19/9, Cục Trẻ em - Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Việt Nam đã có nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

Bộ Nội vụ thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra về việc sẽ nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tiếp.

Sau khi cơn bão lịch sử Yagi đi qua, nhiều ngư dân ven biển tỉnh Thái Bình đã quay trở với biển, dù sản lượng khai thác chưa nhiều, nhưng ngư dân vẫn kiên trì bám biển.

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão gây mưa, lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tiếp tục dâng cao và đạt đỉnh ở mức báo động 1 đến báo động 2; riêng sông Thạch Hãn có khả năng lên trên báo động 2.

Đến chiều 19/9, bão số 4 sau khi đổ bộ vào đất liền đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng trực tiếp của bão, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã xảy ra mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, gây sạt lở, ngập lụt và chia cắt cục bộ một số địa bàn, tuyến đường giao thông.

Nhật Bản mới đây đã phát triển thành công một robot khổng lồ, có khả năng hỗ trợ việc sửa chữa trong lĩnh vực đường sắt, giúp giảm thiểu tai nạn xảy ra trong quá trình bảo trì đường sắt.

Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển thị trường - Bộ NN&PTNT đã phối hợp với UBND quận Long Biên tổ chức mô hình Chợ an toàn thực phẩm.