Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng | Nông nghiệp đô thị | 26/05/2024

Vài năm trở lại đây, ở những vạt đất men theo tán rừng tự nhiên ở xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, người dân địa phương đã đưa cây dược liệu về trồng. Rừng và cây dược liệu cùng nhau phát triển, người dân giữ rừng để phát triển dược liệu. Đây là hướng đi mới, vừa không ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, vừa tạo nguồn sinh kế bền vững cho người nông dân.

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cho các loại nông sản, ngành nông nghiệp Thủ đô đã xây dựng những vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, đổi mới phương thức canh tác.

Vài năm trở lại đây, ở những vạt đất men theo tán rừng tự nhiên ở xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, người dân địa phương đã đưa cây dược liệu về trồng. Rừng và cây dược liệu cùng nhau phát triển, người dân giữ rừng để phát triển dược liệu. Đây là hướng đi mới, vừa không ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, vừa tạo nguồn sinh kế bền vững cho người nông dân.

Trước đòi hỏi của quá trình đô thị hóa, người nông dân ở nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đã chủ động đầu tư, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, nhằm tăng năng suất chất lượng nông sản trong điều kiện diện tích đất canh tác không ngừng bị thu hẹp.

Trước đây, cây dược liệu đã được trồng rải rác ở Sóc Sơn (Hà Nội), tuy nhiên chưa mấy hiệu quả. Phải từ năm 2015, các vùng chuyên canh cây dược liệu mới được hình thành và phát triển theo mô hình chuỗi liên kết, từ đó, đời sống của người dân ở vùng đồi gò bán sơn địa của huyện Sóc Sơn mới từng bước ổn định và không ngừng nâng cao.

Xã Đa Tốn của huyện Gia Lâm (Hà Nội) hiện chỉ còn hơn 231 ha diện tích đất nông nghiệp. Trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp không ngừng bị thu hẹp, do đó người dân Đa Tốn đã phải tính đến bài toán đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để vừa tăng năng xuất vừa đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Và mô hình trồng rau bằng phương pháp thủy canh tại Đa Tốn, đang cho thấy những hiệu quả rõ rệt.

Cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, phát triển nông nghiệp đô thị đã và đang được nhiều thành phố lớn quan tâm trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại Hà Nội, nông nghiệp đô thị được định hình và đã có được những kết quả nhất định.