Phát triển tiềm năng các làng nghề

Thủ đô Hà Nội là 'vùng đất trăm nghề', hội tụ trên 1.350 làng nghề. Trải qua hơn 1.000 năm văn hiến, các làng nghề xưa vẫn còn in dấu ấn lịch sử văn hoá cho tới ngày nay. Để tận dụng được những tiềm năng này, Hà Nội vẫn luôn có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển và bảo tồn các làng nghề tại Thủ đô.

Từ một làng nghề trồng dâu nuôi tằm có tiếng của thủ đô, ít ai biết được nghề dệt ở Phùng Xá đã từng có thời gian mai một. Song, nhờ nỗ lực của nghệ nhân Phan Thị Thuận, nghề dệt nơi đây đã hồi sinh. Nắm bắt nhu cầu của thị trường, thay vì dệt lụa, các hộ đã chuyển sang dệt khăn mặt, khăn tắm, hoặc các sản phẩm may mặc từ tơ sen, được tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu. Đặc biệt, sau dịch Covid-19, làng nghề tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, tạo việc làm và thu nhập cao cho người dân.

"Sợi tơ sen rất thuần khiết và nếu chúng ta biết phát hiện, khai thác nó thì sẽ tạo việc làm, thu nhập cho nông dân, từ đó tôi nghiên cứu làm tơ sen. Ban đầu thất bại nhiều, khi làm được rồi, tôi làm các sản phẩm khăn quàng cổ, khăn mặt từ tơ sen." - nghệ nhân Phan Thị Thuận, làng dệt Phùng Xá - Mỹ Đức chia sẻ.

Thay đổi, thích ứng để phù hợp với thị hiếu của thị trường cũng là câu chuyện của nhiều làng nghề trên địa bàn thủ đô, trong đó có làng nghề thêu xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín. Các nghệ nhân, thợ thủ công nơi đây cũng đã tích cực thay đổi mẫu mã cho các sản phẩm truyền thống, tạo ra các sản phẩm thêu có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực kế cận cũg được chú trọng, để nghề truyền thống không bị mai một.

"Chúng tôi sáng tạo mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu của khách trong nước và khách nước ngoài, đặc biệt giá thành, tính ứng dụng cao hơn. Chúng tôi đào tạo nghề cho thế hệ măng non…" - một nghệ nhân khác tại làng nghề thêu tay xã Thắng Lợi - huyện Thường Tín chia sẻ.

Tham gia Festival làng nghề truyền thống cũng là cơ hội tốt để các làng nghề giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thủ công tới khách hàng, người tiêu dùng thủ đô. Với quy mô 300 gian hàng, hội chợ trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của các làng nghề, phố nghề truyền thống trong cả nước, như: Gốm sứ Bát Tràng; tơ tằm Mỹ Đức, mây tre đan Phú Vinh, sơn mài Hạ Thái, khảm trai Chuôn Ngọ; gốm Chu Đậu...; các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sản phẩm hữu cơ, đặc sản của các tỉnh, thành trên cả nước.

Hà Nội là địa phương tập trung nguồn tài nguyên du lịch của vùng Bắc Bộ, với 1.205 lễ hội, 1.350 làng nghề và làng có nghề. Đây chính là tiềm năng thúc đẩy du lịch làng nghề, phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố. Để tận dụng được những tiềm năng, thế mạnh này, các làng nghề ở Hà Nội cũng đẩy mạnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xây dựng các sản phẩm OCOP thông qua các hợp tác xã. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, thiết kế mẫu mã sản phẩm cũng như hỗ trợ các làng nghề trong hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, đã thực sự góp phần thúc đẩy hơn tiềm năng, thế mạnh để phát triển và vươn xa, đưa thương hiệu các sản phẩm làng nghề made in Việt Nam đến với bạn bè quốc tế./..

User
Ý KIẾN

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình.

Sinh ra trong một gia đình làm nghề đậu bạc truyền thống tại làng Định Công (Hà Nội), nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh đã được truyền đạt những bí quyết, kỹ thuật nghề đậu từ cha của mình - nghệ nhân Quách Văn Trường. Bằng sự sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo, nghệ nhân Tuấn Anh đã tạo nên những tác phẩm hiện đại và độc đáo, góp phần làm nên danh tiếng cho làng nghề Định Công.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã tìm ra cách dệt lụa mới bằng việc biến con tằm thành… “những người thợ dệt trung thành”, cũng là người tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi.

Ngày 16/4, tại khu phố Đông Khê (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ. Đây được ví như là địa chỉ đỏ trong bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Làng Vạn Phúc thuộc địa phận quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km, nổi tiếng với nghề dệt lụa từ ngàn đời. Những năm gần đây, bên cạnh việc sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng dệt may truyền thống, làng Vạn Phúc còn phát triển du lịch, trở thành một địa điểm được du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Với bề dày truyền thống, Lễ hội làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Đây cũng là dịp để thế hệ sau thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt.

Sở NN&PTNT Hà Nội đã triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024.

Vân Hà là một trong những làng nghề sản xuất gỗ nổi tiếng, sản phẩm được tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm gỗ Vân Hà được Hà Nội lựa chọn làm quà lưu niệm, quà tặng cho các đoàn khách trong và ngoài nước.

Làng nghề Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thường Tín nổi tiếng xa gần với nghề làm Bánh Chưng. Dịp cuối năm, cao điểm nhất là những ngày giáp Tết Nguyên Đán, không khí sản xuất nơi đây càng thêm tất bật.

Sau trào lưu chơi tranh thêu, tranh đá, tranh hiện đại...thời gian gần đây, xu hướng chơi tranh dân gian đang dần quay trở lại, trong đó rất nhiều người quan tâm, hứng thú với các tác phẩm của dòng tranh Đông Hồ. Để hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa của dòng tranh dân gian này nhiều bạn trẻ đã tìm về Đông Hồ, trực tiếp gặp gỡ những nghệ nhân đã dành cả cuộc đời để gìn giữ, hồi sinh, phát triển dòng tranh độc đáo của dân tộc.

Ở Hà Nội có rất nhiều vùng trồng hoa, cây cảnh nổi tiếng được trồng và bán quanh năm. Nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là vào dịp Tết, khi nhu cầu thị trường tăng cao. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân lại háo hức mua sắm, trang hoàng cho gia đình những chậu hoa, cây cảnh... Tết Nguyên đán đang gần kề, hiện nay các làng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã tấp nập người mua, bán.

Như một nếp văn hóa, cứ Tết đến là người Việt lại tất bật sắm sửa, trang hoàng nhà cửa để đón một năm mới thật sung túc. Gốm Bát Tràng dường như là địa chỉ đầu tiên người dân nghĩ đến mỗi khi Tết đến xuân về.

Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng với nghề đục, khắc làm đồ thờ truyền thống cùng với đó là kỹ thuật sơn son, thếp vàng tinh xảo được các khách hàng trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Đến nay, nghề truyền thống của làng được thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước. Để làm nên những kiệt tác đó là những người thợ giỏi, chủ cơ sở sản xuất lớn trong làng và đang tiếp tục truyền nghề cho thế hệ trẻ.

Tết Nguyên đán đã cận kề. Thời điểm này, các làng nghề truyền thống đang chạy đua với thời gian để kịp đưa sản phẩm ra thị trường, phục vụ người tiêu dùng, với kỳ vọng có một mùa Tết bội thu, đủ đầy. Những ngày giáp Tết, không khí sản xuất tại làng nghề miến Minh Khai, huyện Hoài Đức cũng rất tất bật, rộn rã.

Với nhiều làng nghề, thời điểm cuối năm là khung thời gian sản xuất tất bật nhất. Cũng vì thế, với các hộ sản xuất và người lao động, thu nhập thường tăng cao hơn hẳn. Tần suất công việc cao, ngày công lớn, chính điều này đã cuốn các hộ gia đình, người lao động tập trung hơn cho sản xuất. Qua đó, sẵn sàng cho một cái Tết đầy đủ và ấm áp hơn.

Những sản phẩm nổi tiếng của huyện Ứng Hòa đã góp mặt tại Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2023. Đây là hoạt động được Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện tổ chức nhằm hỗ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân trên địa bàn trưng bày giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy kết nối sản xuất kinh doanh.

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước. Toàn thành phố có đến 1.350 làng nghề, chiếm 59% trong tổng số làng nghề của cả nước, với tỷ lệ 47/52 nghề của toàn quốc. Trong đó có 277 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyền thống. Đây thực sự là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa và phát triển du lịch.

“Tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn thiết kế nội thất" là chủ đề của trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Diễn đàn Sinh viên nội thất Việt Nam tổ chức.

Liên minh hợp tác xã Việt Nam vừa tổ chức diễn đàn với chủ đề “Phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững”. Diễn đàn là dịp để các doanh nghiệp, đại biểu đưa ra các ý kiến về phát triển mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã theo hướng bền vững, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Hưởng ứng chuỗi các hoạt động Lễ hội thiết kế sáng tạo của thành phố Hà Nội năm 2023 và Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023. Sáng 25/11, huyện Hoài Đức tổ chức lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023.

Ngày 18/11, tại Trung tâm thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội (số 28 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm giao lưu giới thiệu các tác phẩm gốm nghệ thuật tiêu biểu đại diện hai dòng gốm của Việt Nam.

Để sản phẩm làng nghề phát triển và vươn xa hơn nữa, bên cạnh việc nâng cao chất lượng cần quan tâm đến yếu tố độc bản, sáng tạo trong mẫu mã để tạo dấu ấn riêng biệt trong sản phẩm thủ công.

Cách trung tâm thành phố khoảng 15km, làng nghề dát quỳ vàng Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm) là ngôi làng độc nhất vô nhị của cả nước về nghề dát quỳ vàng, bạc.

Thủ đô Hà Nội là 'vùng đất trăm nghề', hội tụ trên 1.350 làng nghề. Trải qua hơn 1.000 năm văn hiến, các làng nghề xưa vẫn còn in dấu ấn lịch sử văn hoá cho tới ngày nay. Để tận dụng được những tiềm năng này, Hà Nội vẫn luôn có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển và bảo tồn các làng nghề tại Thủ đô.

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phối hợp UBND thành phố Hà Nội vừa tổ chức khai mạc "Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023". Tham dự sự kiện có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 35km. Làng hương Quảng Phú Cầu có lịch sử nghề truyền thống hơn 100 năm. Không chỉ được gìn giữ, làng nghề tăm hương nơi đây đang bắt nhịp quá trình phát triển công nghiệp văn hóa trên mảnh đất Thăng Long.

Tối ngày 27/10, UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023 với chủ đề 'Vạn Phúc - Sắc màu hội nhập'.

Tối ngày 27/10, ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự Lễ hội vinh danh làng nghề huyện Phú Xuyên lần thứ IV, chương trình 'Tinh hoa làng nghề, sản phẩm OCOP và phát triển tiêu dùng bền vững thành phố Hà Nội năm 2023'.

Nằm ở cửa ngõ phía nam Thủ đô, Thường Tín được mệnh danh là “đất trăm nghề” với 126 làng nghề thủ công rải rác khắp huyện, trong đó có 43 làng được công nhận làng nghề cấp thành phố. Tất cả các làng nghề đều có tuổi đời hàng trăm năm và đang được các thế hệ giữ nghề, phát triển nghề.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, từ nay đến cuối năm 2023, thành phố dự kiến tổ chức nhiều tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến thiêu thụ sản phẩm OCOP tại các địa phương như Thạch Thất, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì với các sản phẩm OCOP tham dự tuần hàng được công nhận từ 3 sao trở lên.

Thủ đô Hà Nội hơn nghìn năm tuổi sở hữu khoảng 1350 làng nghề. Trong đó có hơn 300 làng nghề đã được công nhận và bảo tồn như một di tích lịch sử, thu hút đông đảo du khách tới khám khá, tìm hiểu. Tại huyện Thường Tín, làng nghề Đông Cứu được biết đến là cái nôi của những bộ trang phục hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Nơi đây, các nghệ nhân đã và đang gìn giữ, phát triển nghề và phổ biến những tác phẩm thêu cung đình của các thời kỳ phong kiến trước đây.

Đến nay, Hà Nội có 2.167 sản phẩm OCOP, chiếm 22% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. Các sản phẩm OCOP của Hà Nội phong phú, đa dạng về chủng loại, được nhiều người biết đến.

Làng Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên được mệnh danh "thủ phủ" của đồ chơi Trung thu truyền thống. Mỗi năm cứ đến dịp Trung thu, người dân nơi đây lại tất bật sản xuất những món đồ chơi vốn đã gắn liền với tuổi thơ ấu của bao thế hệ trẻ em Việt Nam.

Ứng Hoà là nơi có truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng phong phú. Để khai thác lợi thế du lịch, Sở Du lịch thành phố đã phối hợp cùng huyện Ứng Hòa liên kết sản phẩm, dịch vụ theo vùng, theo tuyến chính, quy hoạch và nâng cấp hạ tầng, cảnh quan ở làng nghề hương và làng nghề áo dài, khai thác tốt du lịch du lịch tâm linh...

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay rất gần với Tết Trung Thu. Những ngày này cũng là thời điểm nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền ở xã Cao Viên (huyện Thanh Oai, Hà Nội) tất bật làm những món đồ chơi truyền thống, đam mê lan tỏa tình yêu trò chơi dân gian cho trẻ em.

Trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, các sản phẩm làng nghề truyền thống vẫn giữ được hồn cốt xưa, song cũng không kém phần hiện đại. Những nghệ nhân, thợ giỏi, người làm nghề tại các làng nghề vẫn lưu giữ được những nét tinh hoa của nghề truyền thống.

Ứng dụng khoa học công nghệ và sử dụng năng lượng thay thế tại các làng nghề là cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời, cắt giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, hoàn thiện quy trình sản xuất… đảm bảo cho làng nghề phát triển bền vững.

Chè Shan tuyết Suối Giàng là loại chè nổi tiếng tại Yên Bái, thương hiệu chè Suối Giàng cũng đã vươn tầm quốc tế, được người tiêu dùng ưa thích bởi hương vị rất riêng thơm, ngon và hấp dẫn, đây cũng là nơi nhiều du khách muốn tìm đến trong dịp nghỉ lễ 2/9.

Thời gian tới, OCOP Hà Nội định hướng phát triển gian hàng đầu tiên tại thị trường quốc tế, cụ thể là châu Âu. Công tác gắn liền phát triển các sản phẩm OCOP với việc phát triển du lịch các làng nghề cũng được Hà Nội đẩy mạnh và phát huy.

Làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm mới được công nhận là điểm du lịch của Thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở để làng nghề tiếp tục phát huy những tiềm năng, thu hút được nhiều du khách ghé thăm và trải nghiệm.

Gắn phát triển làng nghề với du lịch, Phú Xuyên đã xây dựng và giới thiệu tới du khách trong nước và quốc tế 7 nghề truyền thống gồm: May (Vân Từ); Mộc (Tân Dân); Da giầy (Phú Yên); Khảm trai, sơn mài (Chuyên Mỹ); Tò he (Phượng Dực); Đan cỏ tế (Phú Túc). Từ nhiều năm nay, Phú Xuyên đã tổ chức các Lễ hội vinh danh làng nghề vừa để khuyến khích sản xuất tiểu thủ công nghiệp, vinh danh làng nghề vừa để quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề và thu hút khách du lịch tìm đến địa phương.

Hiện nay đông trùng hạ thảo đang là loại dược thảo rất được ưa chuộng trên thị trường bởi giá thành phù hợp, chất lượng tốt trong việc nâng cao sức khỏe, thể trạng của người Việt. Sau nhiều năm trăn trở, tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, chị Nguyễn Thị Hồng đã cho ra được sản phẩm phục vụ đời sống, chăm sóc sức khoẻ cho người dân.

Là địa phương có số sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được công nhận dẫn đầu cả nước với 2.167 sản phẩm (chiếm 22%), song Hà Nội xác định không chạy theo số lượng mà tập trung vào chế biến sâu, sản xuất sản phẩm sạch, xanh, thân thiện môi trường, bảo đảm chất lượng phục vụ thị trường Thủ đô và hướng đến xuất khẩu…

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, để có thể gia tăng được giá trị, các loại nông sản phải có khối lượng lớn, chất lượng đồng đều, được sản xuất theo một quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn thực phẩm và có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay, sau quá trình thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giá trị canh tác tại một số vùng chuyên canh của Hà Nội đã gia tăng mạnh mẽ. Nhiều nơi, nông dân có thu nhập từ vài trăm, thậm chí cả tỷ đồng trên 1 hecta canh tác.

Được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt, xuyên suốt từ thành phố tới cơ sở với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trung sức đồng lòng của người dân. Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình 04 đã hoàn thành và vượt kế hoạch 23/33 chỉ tiêu, 15/18 huyện đạt nông thôn mới. Mục tiêu của chương trình là đến cuối năm 2023, 03 huyện Ứng Hoà, Ba Vì và Mỹ Đức phải về đích huyện nông thôn mới. Kết thúc nhiệm kỳ toàn thành phố sẽ có 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.